1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm CÁCH đặt ĐÚNG các NGÓN TAY TRÊN bàn PHÍM và QUY tắc gõ các PHÍM TRÊN các HÀNG PHÍM

10 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 336 KB

Nội dung

Đảng và Nhà nước xác định được tầm quan trọng đó nên đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường giúp học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông ti

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI:

CÁCH ĐẶT ĐÚNG CÁC NGÓN TAY TRÊN BÀN PHÍM

VÀ QUY TẮC GÕ CÁC PHÍM TRÊN CÁC HÀNG PHÍM.

II ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Tầm quan trọng của việc làm quen với bàn phím:

Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước đã xác định

rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung Đảng và Nhà nước xác định được tầm quan trọng đó nên đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường giúp học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin Bên cạnh đó để tạo nền móng cơ

sở ban đầu cho học sinh có thể học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo, ta phải giúp các em làm quen với bàn phím một cách khoa học nhất Nhất là trong năm học 2008 - 2009 này, năm học của ứng dụng công nghệ thông tin

2 Thực trạng:

Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát cách sử dụng bàn phím

của khối 6 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài

cũ Khi tổng hợp kết quả thu được:

- 100% các em gõ và đặt tay lên bàn phím không đúng quy cách

- Tính trung bình trong thời gian 2 phút tôi đã cho các em sử dụng phần mềm Mario, khi đó kết quả thu được là:

Số ký tự đã gõ Số lần gõ không chính xác Tỉ lệ gõ đúng

3 Lý do chọn đề tài:

Chúng ta biết rằng môn Tin học là một môn học mới đối với học sinh ở

Trang 2

trường THCS nên học sinh còn bỡ ngỡ và lúng túng Vì trong cuộc sống của dân ta còn nghèo nên đa số các học sinh ít tiếp xúc với máy tính, nếu có thì cũng chỉ là một phần ít và những em này khi gõ bàn phím cũng không đúng cách

Vì thế trong quá trình dạy học, chúng ta cần phải trang bị cho học sinh nắm được phương pháp gõ bàn phím cho đúng Để từ đó mỗi học sinh tự mình rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh và chính xác nhất

Đứng trước thực trạng trên, với tinh thần yêu thích bộ môn, muốn đóng góp phần nào để giúp học sinh làm quen với bàn phím Tôi xin đưa ra phương pháp để học sinh có thể gõ được bàn phím đúng quy cách

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài:

Đề tài không đi sâu vào quá trình rèn luyện của các em vì để các em có thể thành thạo được bàn phím phải trải qua một thời gian dài Đề tài chỉ nghiên cứu cách đặt tay lên bàn phím và những quy tắc gõ các phím trên hàng phím, để các em có thể dựa trên cơ sở đó rèn luyện cách sử dụng bàn phím cho đúng quy cách

III CƠ SỞ LÝ LUẬN:

+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000

về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học

+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông

+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường

+ Trong nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguần nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 - 20010 của ngành

Trang 3

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:

* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường THCS Nguyễn Du- Điện Bàn

1 Thuận lợi:

* Nhà trường:

- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học

- Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường

* Giáo viên:

Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS

* Học sinh:

Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành

Đời sống kinh tế gia đình của một số em học sinh ở nhà đã có máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với việc luyện tập

2 Khó khăn:

* Nhà trường:

Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có 2 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh

* Giáo viên:

Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên

Trang 4

chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh Hơn nữa khi thực hành, các máy móc cũ thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được

* Học sinh:

Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1 Giới thiệu bàn phím:

- Khu vực chính của bàn phím gồm có 5 hàng:

Trong đó chú trọng giới thiệu cho học sinh biết hàng phím cơ sở:

- Các phím điều khiển và phím đặc biệt:

Hàng phím số

Hàng phím cơ sở

Hàng phím trên

Hàng phím dưới

dưới

Hàng phím chứa phím cách

ccáchcphím cách

J F

Hai phím có gai

Trang 5

2 Cách đặt tay lên bàn phím:

- Khi đặt tay lên bàn phím ta đặt hai tay thả lỏng trên bàn phím

- Khi ta đặt tay lên bàn phím ta sẽ thấy có hai phím có gai F và J, đó chính

là nơi đặt hai ngón tay trỏ: Phím F là nơi đặt ngón trỏ tay trái và phím J là nơi đặt ngón trỏ tay phải

- Sau khi đặt hai ngón trỏ lên hai phím F và J, ta tiếp tục:

+ Bên tay trái các ngón còn lại lần lược trải ra các phím tương ứng về phía trái: Phím D đặt ngón giữa, phím S đặt ngón áp út, phím A đặt ngón út

và ngón cái ta đặt trên phím cách

+ Bên tay phải các ngón còn lại lần lược trải ra các phím tương ứng về phía phải: Phím K đặt ngón giữa, phím L đặt ngón áp út, phím chấm phẩy (;) đặt ngón út và ngón cái ta đặt trên phím cách

* Hình vẽ minh họa:

3 Cách gõ các phím trên khu vực chính của bàn phím:

- Trên hàng phím Cơ Sở: Ta đặt tay phím nào thì gõ tay đó gõ phím, nhưng vẫn còn vài phím: Như vậy để gõ phím G ta dùng ngón trỏ tay trái, phím H ta dùng ngón trỏ tay phải, phím nhấy đơn (‘) ta dùng ngón út tay phải

- Trên hàng phím Trên:

+ Bàn tay trái: Ngón út gõ phím Q, ngón áp út gõ phím W, ngón giữa gõ phím E, ngón trỏ gõ phím R và phím T

Trang 6

+ Bàn tay Phải: Ngón út gõ phím P, phím mở ngoặc vuông ([) và phím đóng ngoặc vuông (]), ngón áp út gõ phím O, ngón giữa gõ phím I, ngón trỏ

gõ phím U và phím Y

- Trên hàng phím Dưới:

+ Bàn tay trái: Ngón út gõ phím Z, ngón áp út gõ phím X, ngón giữa gõ phím C, ngón trỏ gõ phím V và phím B

+ Bàn tay Phải: Ngón út gõ phím / và ngón áp út gõ phím chấm câu (.)

và ngón giữa gõ phím phẩy (,) và ngón trỏ gõ phím M và phím N

- Trên hàng phím Số:

+ Bàn tay trái: Ngón út gõ phím số 1, ngón áp út gõ phím số 2, ngón giữa gõ phím số 3, ngón trỏ gõ phím số 4 và phím số 5

+ Bàn tay Phải: Ngón út gõ phím số 0, phím -, phím = và phím \, ngón

áp út gõ phím số 9, ngón giữa gõ phím số 8, ngón trỏ gõ phím số 7 và phím số 6

- Phím cách có thể dùng một trong hai ngón cái để gõ

4 Một vài trường hợp kết hợp các phím điều khiển, phím đặc biệt với các phím trong các hàng phím.

- Đối với những phím chứa hai ký tự nếu ta muốn sử dụng ký tự dưới thì

ta gõ bình thường như các phím chứa một ký tự, còn nếu ta muốn sử dụng ký

tự ở trên thì ta phải kết hợp đồng thời phím Shift và phím đó

Ví dụ : Ta có phím : Nó có hai ký tự hoặc là gõ số 5 nằm

ở dưới hoặc là gõ dấu % Đối với trường hợp này muốn gõ số 5 thì ta gõ một cách bình thường nghĩa là ta chỉ cần nhấn phím , còn nếu muốn gõ dấu % thì ta phải kết hợp hai phím đó là phím Shift và phím %

- Muốn ghi chữ in hoa ta có thể dùng hai cách:

+ Cách 1: Nhấn phím Caps Lock để bật chế độ ghi in hoa, muốn tắt thì ta nhấn phím Caps Lock một lần nửa

+ Cách 2: Ta nhấn kết hợp phím Shift với phím chứa ký tự cần ghi in hoa

5 %

5 %

Trang 7

5 Sử dụng phần mền Mario để hướng dẫn các em rèn luyện sử dụng bàn phím:

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nên trên, giáo viên làm mẫu trước khi cho học sinh thực hành

Sử dụng phương pháp quan sát học sinh trong các giờ thực hành, luyện tập trên máy Đặc biệt, để tận dụng ưu thế tự động đánh giá, cho điểm của phần mềm Mario, giáo viên cần sử dụng phương pháp học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau nhờ sự trợ giúp của phần mềm Mario

VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy trong chương trình khối 6 kết quả thu được là:

- 100% các em trong khối 6 đặt tay lên bàn phím đúng quy cách

- Tính trung bình trong thời gian 2 phút tôi đã cho các em sử dụng phần mềm Mario, khi đó kết quả thu được là:

Số ký tự đã gõ Số lần gõ không chính xác Tỉ lệ gõ đúng

Từ bảng kết quả trên cho thấy, các biện pháp áp dụng vào việc hướng dẫn

sử dụng bàn phím đã trình bày ở trên vào quá trình giảng dạy, các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự

VII KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và quá trình vận dụng tại trường THCS Nguyễn Du, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Người giáo viên cần chú ý là không phải cứ sử dụng phương tiện dạy học là có tác dụng dạy học- giáo dục mà nó còn phụ thuộc vào người sử dụng nó như thế nào và cách chế biến nghiên cứu tài liệu dạy học với việc sử dụng phương tiện đó mà họ sẽ tiến hành

Trang 8

- Vì vậy, khi dạy bài “Học gõ mười ngón” nếu đi sâu vào cách đặt tay lên bàn phím và quy tắc gõ các phím trên các hàng phím thì các em có thể tiếp thu một cách chủ động và dể hiểu hơn Đồng thời các em có thể vận dụng nó một cách hiệu quả nhất trong quá trình rèn luyện bàn phím, mà cụ thể là các

em rèn luyện thông qua phần mềm Mario

Trên đây là một vài nhận xét và kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình tại trường THCS Nguyễn Du trong năm học

2007-2008 Dù còn mới mẽ song nó đem lại hiệu quả là rất lớn

Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót nhất định Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

VIII ĐỀ NGHỊ:

Để đề tài “Cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím và quy tắc gõ các phím trên các hàng phím” được năng cao chất lượng hơn nửa tôi mong được Hội đồng khoa học và các thầy cô góp ý kiển để đề tài này có thể được vận dụng giảng dạy cho học sinh khối 6 trong các trường THCS

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tác giả: Phạm Thế Long (chủ biên)-Bùi Việt Hà- Quách Tất Kiên- Bùi Văn Thanh Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo khoa lớp

6 Bộ giáo dục và đào tạo Xuất bản năm 2006

2 Tác giả: Phạm Thế Long (chủ biên)-Bùi Việt Hà- Quách Tất Kiên- Bùi Văn Thanh Tin học dành cho trung học cơ sở, quyển 1 Nhà xuất bản giáo dục Tái bản năm 2007

3 Phần mềm Mario

Trang 10

MỤC LỤC

I Tên đề tài 1

II Đặt vấn đề 1

1 Tầm quan trọng của việc làm quen với bàn phím: 1

2 Thực trạng 1

3 Lý do chọn đề tài: 1

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài: 2

III Cơ sở lý luận 2

IV Cơ sở thực tiễn 3

1 Thuận lợi 3

2 Khó khăn 3

V Nội dung nghiên cứu 4

1 Giới thiệu bàn phím 4

2 Cách đặt tay lên bàn phím 5

3 Cách gõ các phím trên khu vực chính của bàn phím 5

4 Một vài trường hợp kết hợp các phím điều khiển, phím đặc biệt với các phím trong các hàng phím 6

5 Sử dụng phần mền Mario để hướng dẫn các em rèn luyện sử dụng bàn phím 7

VI Kết quả nghiên cứu 7

VII Kết luận 7

VIII Đề nghị 8

Tài liệi tham khảo 9

Ngày đăng: 24/09/2015, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w