1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự tương đồng và dị biệt giữa gánh hàng hoa và đời mưa gió của nhất linh và khái hưng

62 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 883,9 KB

Nội dung

Còn về Nhất Linh, trong quyển Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét về ông như sau: “Ông không phải là một nhà tiểu thuyết xã hội như người ta nhận lầm; ông là một tiểu thuyết g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRÌ THỊ YẾN NHI MSSV: 6106417

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

GIỮA GÁNH HÀNG HOA VÀ ĐỜI MƯA GIÓ

CỦA NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

Cần Thơ, năm 2013

Trang 2

1.2.2.1 Giới thiệu về Gánh hàng hoa

1.2.2.1 Giới thiệu về Đời mưa gió

CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA GÁNH HÀNG HOA VÀ ĐỜI

MƯA GIÓ

2.1 Cảm quan về tình yêu

2.1.1 Tình yêu đậm chất thơ lãng mạn

2.1.2 Mô típ tình yêu đổ vỡ

2.1.3 Mô típ sám hối tội lỗi

2.1.4 Ca ngợi sự thủy chung và bao dung trong tình yêu

2.2 Phê phán tư tưởng gia đình phong kiến

2.3 Xây dựng nhân vật nữ phong trần

2.4 Nhân vật với tư tưởng xã hội bình dân

Trang 3

CHƯƠNG 3: SỰ DỊ BIỆT TRONG GÁNH HÀNG HOA VÀ ĐỜI MƯA

GIÓ

3.1 Về đề tài

3.1.1 Gánh hàng hoa – Đề cao hạnh phúc gia đình

3.1.2 Đời mưa gió – Đề cao hạnh phúc cá nhân tuyệt đối

3.2 Về tư tưởng

3.2.1 Gánh hàng hoa – Sự dung hòa giữa cái cũ với cái mới

3.2.2 Đời mưa gió – Sự đấu tranh mang tính bế tắc

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, các nhà nghiên cứu dựa trên sự khác biệt về khuynh hướng nghệ thuật đã phân chia văn học Việt Nam giai đoạn này thành ba xu hướng, chúng tồn tại và phát triển song song với nhau Trong đó, dòng văn học lãng mạn là một trong những dòng chủ lưu và phát triển rực rỡ nhất Tiêu biểu cho dòng văn học này là những sáng tác của phong trào Thơ mới và những sáng tác văn xuôi của Tự lực văn đoàn

Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn phái tuy ít người, nhưng các thành viên của

tổ chức đều là những người có tài, họ có cùng chí hướng và say mê sự nghiệp văn chương Trong số đó, Nhất Linh và Khái Hưng là hai gương mặt tiêu biểu, cũng là hai cây bút trụ cột của nhóm Hơn nữa, Nhất Linh và Khái Hưng còn là đôi bạn tri âm tri

kỉ, những sáng tác của hai ông đã gây được sự chú ý và yêu mến của độc giả Đặc biệt

là hai tác phẩm Gánh hàng hoa và Đời mưa gió mà Nhất Linh và Khái Hưng cùng

sáng tác, đã gây được tiếng vang và được các thế hệ độc giả đón nhận

Là độc giả của thế hệ sau, say mê tìm hiểu về văn học lãng mạn, người viết vô cùng mến mộ về con người, cá tính và đặc biệt là tài năng của hai nhà văn Thế nên, người viết muốn tìm hiểu về một phương diện trong những sáng tác của hai ông, đó là

sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa gió Theo nghiên cứu của

người viết, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn và tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng, nhưng chưa có công trình nào lấy vấn đề về sự tương đồng

và dị biệt của hai tiểu thuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió để làm xuất phát điểm

và nghiên cứu một cách có hệ thống Vì thế, để phần nào cảm nhận được tư tưởng cũng như tài năng của hai nhà văn không gì tốt hơn ngoài việc thông qua tìm hiểu sự

tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa gió, để có thể thấy được sự

kết hợp thành công giữa hai phong cách sáng tác khác nhau Đặc biệt, Nhất Linh và Khái Hưng vốn là hai cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn, đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về những sáng tác của hai ông Nên việc nghiên cứu góp phần vào quá trình đánh giá lại những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng

Trang 5

Sau cùng, người viết hy vọng khi hoàn thành, luận văn có thể góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt trong những tác phẩm đồng sáng tác Đồng thời, người viết có thể rèn luyện, trau dồi khả năng nghiên cứu một vấn đề văn học và bước đầu thực hiện việc nghiên cứu khoa học dù chỉ ở phạm vi nhỏ

Từ những lý do trên người viết đi đến quyết định chọn đề tài Sự tương đồng và

dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng

2 Lịch sử vấn đề

Nhất Linh và Khái Hưng là hai trong số những cây bút mà mỗi sáng tác ra đời không chỉ được bạn đọc và các nhà phê bình cùng thời quan tâm, mà còn nhận được

sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình nhiều thế hệ Số bài viết về Nhất Linh –

Khái Hưng và các sáng tác của hai ông được đăng trên các báo: Sông Hương, Thời

thế, Ngày nay, Phụ nữ tân văn… Và các công trình nghiên cứu như: Dưới mắt tôi

(1939) của Trương Chính, Nhà văn hiện đại, tập II (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt

Nam văn học sử yếu (1945) của Dương Quảng Hàm

Trong quyển Văn học sử yếu Việt Nam, Dương Quảng Hàm đã có nhận xét về nghệ thuật tả người và tả cảnh của Khái Hưng như sau: “Ông Khái Hưng có một cách

tả người, tả cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng thanh tú, khiến cho người đọc thấy cảm” [9; tr.57] Cùng nhận xét về Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan có viết: “Đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, người ta nhận thấy lúc đầu ông là một tiểu thuyết về lý tưởng,

dần dần ngã về phong tục là loại ông có nhiều đặc sắc nhất, rồi khi viết đến Hạnh, ông bắt đầu khuynh hướng về tâm lý, cũng như Nhất Linh khi viết đến tập Bướm trắng vậy” [16; tr.168]

Đó là những nhận xét về Khái Hưng Còn về Nhất Linh, trong quyển Nhà văn

hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét về ông như sau: “Ông không phải là một nhà tiểu thuyết xã hội như người ta nhận lầm; ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, và bất kỳ giai cấp nào, chứ không phải chỉ hạng thợ thuyền và dân quê, ông là một nhà văn viết về những tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi” [16; tr.233]

Trong quyển Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Phan Cự Đệ đã nhận xét về Nhất

Linh – Khái Hưng và cuốn tiểu thuyết Đời mưa gió như sau: “Khái Hưng và Nhất

Linh đặt người ta vào một cái thế đối lập giữa hai cực đoan Hoặc là người ta chịu

Trang 6

sống như những kẻ nô lệ, như những “con lợn không có tư tưởng”, sống mà không có hạnh phúc cá nhân Hoặc là người ta sẽ biến thành một kẻ phóng đãng và trác táng, sống hoàn toàn theo tự do cá nhân, theo tiếng gọi quyến rũ của “đời mưa gió” Đó là một sự đối lập giả tạo vì thực tế cả hai loại người (Bìm và Lạch) đều là nạn nhân của cái xã hội coi khinh đàn bà, xem sắc đẹp là một hàng hóa Cuộc đời của một gái điếm,

dù là điếm thượng lưu như Tuyết trong Đời mưa gió thì cũng đầy ô nhục chứ có thi vị

gì!” [5; tr.536] Theo ý kiến của người viết, tác giả đã có một định kiến nặng nề trong

quá trình đánh giá tác phẩm Đời mưa gió và nhân vật Tuyết

Bởi mỗi tác phẩm thì có những thành công và hạn chế riêng Chẳng hạn, tiểu

thuyết Gánh hàng hoa, đã được độc giả và giới phê bình đương thời đón nhận vì hai

tác giả đã thành công khi viết về mối tình lãng mạn của Minh và Liên Còn tiểu thuyết

Đời mưa gió đương thời đã bị nhiều nhà phê bình chỉ trích, Trường Chinh đã nói đến

vấn đề này trong một bài viết: “Khi cuốn Đời mưa gió xuất bản, hai tác giả đã bị dư

luận chỉ trích, cho rằng cuốn tiểu lãng mạn đó có một ảnh hưởng xấu, hai ông thi vị hóa cuộc sống giang hồ, “thi vị hóa người làm đĩ” Thật ra không phải như thế Hai ông chỉ tả một cô gái giang hồ thi vị mà thôi, bởi vì có nhiều đoạn tác giả tả Tuyết ăn

năn, hối hận” [12; tr.423] Mặc dù tác phẩm Đời mưa gió đã bị dư luận chỉ trích mạnh

mẽ, nhưng tác giả Trường Chinh đã lên tiếng bênh vực cho nhân vật Tuyết

Trong công trình nghiên cứu Dưới mắt tôi, Trường Chinh cũng đã bàn đến vấn

đề trên: “Đời mưa gió là một kiệt tác, dẫu nhiều người đã dựa vào luân lý, dựa vào

đạo đức, tìm cớ để kết án nó, và bảo rằng Nhất Linh và Khái Hưng “thi vị hóa” nghề làm đĩ Không, Nhất Linh, Khái Hưng không thi vị hóa nghề làm đĩ Hai ông chỉ tả một gái đĩ thông minh và thi vị” [12; tr.508]

Cũng trong bài viết trên, tác giả đã nhận xét về tiểu thuyết Gánh hàng hoa như sau: “Gánh hàng hoa là cuốn tiểu thuyết ca ngợi một cô gái bán hoa ở ngoại thành

trẻ đẹp, ngây thơ, yêu chồng, đã đem hết lòng hy sinh và nhẫn nại để gây lại hạnh phúc, đầm ấm của một gia đình suýt nữa tan vỡ bởi một tai nạn bất ngờ” [12; tr.405]

Cùng vấn đề trên, Vũ Ngọc Phan cũng viết: “Trong Gánh hàng hoa, tác giả cũng tả

một mối tình trong sáng và êm đềm của một cô gái quê, nhưng cái khuynh hướng bình dân của tác giả đã bắt đầu rõ rệt” [16; tr.237] Hai tác giả đã ca ngợi tiểu thuyết

Gánh hàng hoa, với nhân vật Liên một cô gái quê hiền lành chất phác, cô đã làm cảm

động được lòng người đọc, bởi những hy sinh mà cô đã chịu đựng Khái Hưng và

Trang 7

Nhất Linh đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Liên và đó cũng là sự thành

công của tiểu thuyết Gánh hàng hoa

Trong khoảng trên dưới mười năm hoạt động, Tự lực văn đoàn nói chung cũng như Nhất Linh và Khái Hưng nói riêng, họ đã có công lớn trong việc đổi mới nền văn học, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại Nhìn chung, chúng ta có thể đồng tình với ý kiến đánh giá của nhà thơ Huy Cận trong cuộc hội thảo về Tự lực văn đoàn ngày 27 – 5 – 1989 tại Khoa Ngữ Văn, trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội: “Ta đã có đủ thời gian để đánh giá sự đóng góp của Tự lực

văn đoàn Có thể nói Tự lực văn đoàn đã đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam Họ

có hoài bão về văn hóa dân tộc Họ có điều kiện nhưng không thích con đường làm quan, làm giàu mà đi vào chuyện văn chương Đáng phê phán nhất ở Tự lực văn đoàn cũng như ở Khái Hưng, Nhất Linh là ở chặng cuối đời Nhưng cũng đừng vì lăng kính

đó mà đánh giá sai họ Lúc đầu họ có lòng yêu nước thực sự nhưng chọn nhầm đường

và cuối cùng là phản động… Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam” [5; tr.556]

Nhìn chung, tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng được đánh giá, khảo sát ở

từng tác phẩm cụ thể, nhưng vấn đề Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và

Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng vẫn chưa được một công trình nào nghiên

cứu hoàn chỉnh Cho nên, việc nghiên cứu về sự tương đồng và dị biệt giữa hai tiểu

thuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, vì nó

đề cập đến một trong những phương diện quan trọng trong việc đánh giá những đóng góp của hai nhà văn

3 Mục đích nghiên cứu

Khi tìm hiểu vấn đề Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời

mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng, người viết mong muốn đạt được những mục

đích như sau:

Đầu tiên, người viết mong muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn bao quát về cuộc đời sự nghiệp, cũng như con người của hai nhà văn

Tiếp theo, nghiên cứu và chỉ ra được sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng

hoa và Đời mưa gió Đặc biệt, thông qua sự nghiên cứu về những điểm tương đồng

Trang 8

trong hai tác phẩm, người viết mong muốn đem đến cho người đọc những khám phá ý nghĩa về tư tưởng, tình cảm cũng như tài năng nghệ thuật độc đáo của hai nhà văn được phản ánh trong hai tác phẩm

4 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa gió của

Nhất Linh và Khái Hưng, đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai tác phẩm Gánh hàng hoa và Đời mưa gió, kết hợp với những tài liệu nghiên cứu về hai nhà văn Nhất Linh

và Khái hưng

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách tuần tự, từ sự tương đồng đến dị biệt trong hai tác phẩm Đó là những nội dung chính cũng là hai

phương diện nổi bật trong đề tài Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và

Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng

Tóm lại, phạm vi nghiên cứu chính là sự tương đồng và dị biệt trong hai tác

phẩm Gánh hàng hoa và Đời mưa gió Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài,

người viết cũng có liên hệ so sánh với các tác phẩm văn chương của các nhà văn khác

để vấn đề được làm sáng rõ và có sức thuyết phục hơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa

gió của Nhất Linh – Khái Hưng người viết đã thực hiện một số phương pháp sau:

Phương pháp tiểu sử là phương pháp tiếp cận văn học thông qua tiểu sử của hai tác giả Để kiến giải nguồn gốc cũng như sự tác động từ xuất thân và cuộc đời của hai

tác giả đến việc sáng tác Gánh hàng hoa và Đời mưa gió, để từ đó làm sáng tỏ vấn

đề

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng, nhằm chỉ

ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề

Phương pháp tổng hợp: là để tổng hợp những nhận định, đánh giá của nhằm đưa ra nhận định của riêng mình

Phương pháp hệ thống: Chúng tôi đặt tiểu thuyết Gánh hàng hoa và tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của

hai ông Để từ đó có thêm căn cứ cho việc tìm hiểu một cách toàn diện về hai tác

Trang 9

phẩm từ đề tài Sự tương đồng và dị biệt giữa Gánh hàng hoa và Đời mưa gió của

Nhất Linh – Khái Hưng

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp trên với các thao tác như: phân tích, chứng minh… để làm sáng tỏ vấn đề

Trang 10

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tình hình văn học Việt Nam 1930 – 1945

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có thể tạm chia thành ba thời kỳ: Thời kỳ 1930 – 1935, thời kỳ 1936 – 1939, thời kỳ 1940 – 1945 Nhưng các thời kỳ văn học này không phải lúc nào cũng gắn liền với các thời kỳ chính trị Tuy nhiên, trong 15 năm trước cách mạng tháng Tám, các thời kỳ văn học và các thời kỳ chính trị lại rất ăn khớp với nhau Năm 1930 là năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Đó cũng là năm xuất hiện phong trào thơ văn Xô viết Nghệ – Tĩnh, mở đầu dòng văn học

vô sản Và các khuynh hướng lãng mạn, hiện thực phê phán, được chuẩn bị từ trước, sau năm 1930 cũng phát triển thành dòng văn học độc lập Từ năm 1929 – 1931, Nguyễn Công Hoan đã khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trong thể loại

truyện ngắn: Răng con chó nhà tư sản, Oẳn tà rằn, Thật là phúc, Ngựa người và

người ngựa

Trong hai năm 1930 – 1931, Ngô Tất Tố đã viết ra những tác phẩm văn học nổi

tiếng đăng trên các tờ báo Phổ thông, Đông Phương với bút danh Thiết khẩu Nhi,

Thục Điểu… Năm 1931 cũng là năm tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng Phụng ra đời,

tác phẩm Không một tiếng vang

Năm 1932 là năm đánh dấu bước phát triển đột biến của dòng văn học lãng

mạn với hàng loạt các sự kiện như: báo Phong hóa ra đời, văn xuôi Tự lực văn đoàn,

phong trào Thơ mới… Từ năm 1930 đến 1935 cũng nổ ra hàng loạt các cuộc tranh luận lớn nhỏ như: cuộc tranh luận về Nho giáo giữa Phan Khôi, Trần Trọng Kim và Tản Đà, cuộc tranh luận về Thơ mới, cuộc tranh luận về vấn đề mới cũ, hôn nhân và

gia đình trên báo Phong hóa và Phụ nữ tân văn Trên báo Phụ nữ tân văn, Nguyễn Thị

Kiêm đã viết hàng loạt bài chống tam tòng, đề xướng tự do kết hôn, nêu gương tiến bộ của phụ nữ Nhật Bản Tất cả những cuộc tranh luận đó đã phản ánh cuộc đấu tranh của lễ giáo phong kiến, đại gia đình phong kiến với chủ nghĩa cá nhân tư sản, cuộc đấu tranh của tình cảm cá nhân, ý thức cá nhân chống những khuôn khổ gò bó, lối suy nghĩ và ngôn ngữ khuôn sáo trong thơ ca của một lớp nhà Nho đã lỗi thời, đã suy tàn

Tự lực văn đoàn đã đề xướng phong trào Âu hóa và “vui khỏe trẻ trung” Tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn cũng đề cập đến cuộc xung đột giữa mới và cũ, lên án đại gia đình

Trang 11

phong kiến, bênh vực tình yêu lứa đôi, bênh vực chủ nghĩa cá nhân tư sản như: Nửa

chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió Phong trào Thơ mới trong một giới hạn nào đó

đã nói lên được nhu cầu lớn về tự do và phát triển bản ngã Văn học lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 gần như chiếm được địa vị độc tôn trên diễn đàn văn học công khai Tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng cũng như thơ của Thế Lữ, Huy Thông, Vũ Đình Liên… có những mặt tiến bộ, tích cực Nhưng do tách khỏi phong trào đấu tranh

của quần chúng cách mạng và do đề cao quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” và chủ

nghĩa cá nhân tư sản nên văn học lãng mạn đã không tránh khỏi con đường bế tắc

Năm 1935 là năm chuyển sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936 – 1939 Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Ma Cao (tháng 3 – 1936), con đường liên lạc của Đảng từng bước được khôi phục Một số đảng viên ở Pháp trở về nước cùng với các đảng viên vừa ra tù đã khôn khéo lợi dụng những sơ hở trong chế độ chính trị mà thực dân Pháp đã thiết lập ở Nam Kỳ để tranh thủ hoạt động hợp pháp như: ra báo tiếng Pháp, vận động tranh cử vào Hội đồng thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ năm 1935 Từ ngày 1 – 1 – 1935, trước sự đấu tranh của dư luận trong nước và ở Pháp, thực dân Pháp phải bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí tiếng Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Cho nên trên mặt trận báo chí cũng có sự chuyển hướng rõ rệt, một số đảng viên cộng sản đã viết bài và gửi đăng trên các tờ báo có khuynh hướng tiến bộ như:

Đời mới, Hồn trẻ, Kiến văn

Những hoạt động công khai và bán công khai của Đảng trong phong trào Đông Dương đại hội và Mặt trận Dân chủ, sự xuất hiện của hàng chục tờ báo, nhà xuất bản, hiệu sách chuyên giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lênin, giới thiệu văn học cách mạng, nhằm giác ngộ và giáo dục tinh thần đấu tranh cho quần chúng… đã mở ra một thời

kỳ mới cho văn học Đây là thời kỳ văn học cách mạng và văn học hiện thực phê phán phát triển tới đỉnh cao của nó Văn học cách mạng đã có sự chuyển biến về chất và có những tác giả tiêu biểu như: Tố Hữu, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu… Văn học cách mạng không chỉ có thơ mà còn có tiểu thuyết, truyện ký và lý luận phê bình

Thời kỳ Mặt trận Dân chủ cũng được đánh dấu bằng những tác phẩm hiện thực

xã hội chủ nghĩa đầu tiên của dòng thơ ca cách mạng Hàng loạt cuốn tiểu thuyết có giá trị ra đời và lần đầu tiên văn học hiện thực phê phán xây dựng được những tính

cách điển hình và hoàn cảnh điển hình trong tiểu thuyết (chị Dậu trong Tắt đèn, Nghị

Trang 12

Hách trong Giông tố, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ…) Văn học lãng mạn trực tiếp hay

gián tiếp cũng đã chịu sự tác động của phong trào và có những phân hóa theo hướng tiến bộ Năm 1937, Tự lực văn đoàn đã trao giải thưởng văn học cho những tác phẩm

hiện thực như: Bỉ vỏ của Nguyên hồng, Kim Tiền của Vi Huyền Đắc và sau đó cho đăng trên báo Ngày nay những tiểu thuyết như: Con trâu, Sau lũy tre, Những ngày thơ

ấu Một số nhà văn có khuynh hướng thiên về hiện thực và mang đậm màu sắc dân tộc

(Gió đầu mùa của Thạch Lam, Con trâu của Trần Tiêu, Lầm Than của Lan Khai)

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp bắt đầu thi hành chính sách phát xít ở Đông Dương Từ tháng 8 năm 1939, báo chí bị kiểm duyệt trở lại, nhiều tờ báo bị đóng cửa, hàng loạt nhà văn cộng sản có tư tưởng tiến bộ đều bị bắt Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật Văn học công khai với nhiều xu hướng phức tạp ra đời, phản ánh tình trạng bế tắc của các khuynh hướng nghiên cứu

đi sâu vào con đường phục cổ, vào những triết học duy tâm, siêu hình, là bi kịch của

những tầng lớp thanh niên tư sản và tiểu tư sản trí thức trong các tác phẩm như: Ngã

ba của Đoàn Phú Tứ, Chiếc lư đồng mắc cua của Nguyễn Tuân, là sự cùng quẫn, bế

tắc như Lão Hạc, lao vào những bức tường dựng đứng như: Sống mòn, Chí Phèo của

Nam Cao, cuối cùng là hành động tự sát bằng cách đắm mình vào trong cảnh trụy lạc,

trác táng như: Thơ say, Mây của Vũ Hoàng Chương

Việc phân chia văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ra thành ba dòng: Văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, văn học cách mạng vẫn chưa hợp lý lắm Bởi vì trong văn học cách mạng có những tác phẩm tiến bộ, đặc biệt là thơ, truyện ngắn, phóng sự được viết theo phương pháp hiện thực phê phán và có những tập thơ

mang khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa như: Từ Ấy, Nhật ký trong tù Mặt

khác, không nhất thiết mỗi nhà văn chỉ sử dụng một phương pháp sáng tác Hơn thế nữa, các khuynh hướng văn học lại không thuần nhất và xuất hiện gần như đồng thời nên có những tác động qua lại rất phức tạp

Sự phức tạp trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945 cũng phản ánh

sự phân hóa trong hàng ngũ các nhà văn tiểu tư sản trí thức đứng trước những ảnh hưởng trái ngược và mâu thuẫn của tình hình chính trị đương thời Tầng lớp tiểu tư sản lúc bấy giờ bị phân hóa theo nhiều hướng khác nhau Vũ Trọng Phụng, Đặng Xuân Thiều, Ký Con Đoàn Trần Nghiệp có lúc đã thành một bộ ba thân thiết Riêng

Vũ Trọng Phụng và Ký Con cùng làm thư ký cho hiệu Godart Ba người bạn đã đi

Trang 13

theo ba con đường khác nhau, Ký Con Đoàn Trần Nghiệp đã trở thành lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã anh dũng bước lên đoạn đầu đài Đặng Xuân Thiều là một trong những thành ủy viên cộng sản đầu tiên của Hải Phòng năm 1930, là nhà thơ cộng sản đã liên tục chiến đấu trong các nhà nhà tù và trại tập trung của đế quốc Còn

Vũ Trọng Phụng vừa bênh vực thơ Tố Hữu, vừa lấy tài liệu của Trần Huy Liệu để viết

Người tù được tha, vừa đi lại với nhóm các nhà báo cộng sản ở tòa soạn Tin tức vừa

chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng trốtkít

Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đức Cảnh, Khái Hưng một thời kỳ đã là bạn bè quen biết Khái Hưng là bạn của Nguyễn Công Hoan từ thuở nhỏ Ngày bác của Nguyễn Công Hoan làm Tri phủ Thái Ninh có nuôi Nguyễn Đức Cảnh – con một ông bạn nghèo là Nguyễn Đức Tiết Sau ông bác của Nguyễn Công Hoan đổi lên Đoan Hùng, mới gửi Nguyễn Đức Cảnh lại nhà cha của Khái Hưng, người bạn đồng khoa, lúc ấy là Tuần phủ Thái Bình Sau này ba người bạn mỗi người một hướng Nguyễn Đức Cảnh trở thành Ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, người lãnh đạo phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh, bị thực dân kết án tử hình Khái Hưng ra Ninh Giang làm đại lý dầu hỏa, sau trở thành nhà văn lãng mạn, trụ cột của Tự lực văn đoàn Còn Nguyễn Công Hoan trở thành một ông giáo viết văn, một người bạn đường của giai cấp công nhân thời kỳ Mặt trận Dân chủ Nhưng trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan người ta cũng nhận thấy những ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng

mạn như tác phẩm Tắt lửa lòng và những quan điểm cải lương phong kiến như: Cô

giáo Minh, Thanh đạm

Thị trường văn học chịu sự chi phối của các ông chủ xuất bản, thị hiếu thẩm

mỹ của công chúng cũng ảnh hưởng đến tính chất phức tạp và mâu thuẫn trong thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí thức

Trong xã hội thực dân phong kiến thì trên thị trường, văn học được xem là một thứ hàng hóa Có những nhà văn, nhà báo chân chính nhưng cũng có những con buôn văn học Có người mở báo vì hám lợi, hiếu danh, có người mở báo rồi cho thuê hoặc đem giấy báo bán chợ đen kiếm lời Lại có những thi quán, thư điếm quái gở: Ông chủ vừa làm đại lý sách, vừa viết sách xuất bản và khi thua lỗ thì kiêm thêm nghề chữa

bệnh lậu, bệnh tiêm la Cho nên có những cái tên như: Nhật Nam thư quán dược

phòng, Hương Hát thư điếm dược phòng Quảng cáo thuốc lậu Hồng Khê, thuốc lậu

Lê Huy Phách đăng rất trang trọng trên báo Ngày nay và có khi được đăng chen vào

Trang 14

giữa những bài báo bị kiểm duyệt cắt bỏ từng đoạn Số người viết văn bán rẻ ngòi bút của mình như Trương Tửu không phải hiếm hoi

Mặc dù nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác với lý tưởng sáng tạo nghệ thuật cao đẹp, nhưng sống và viết dưới chế độ xã hội cầm quyền trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến, phần lớn các nhà văn, nhà thơ ấy phải sống trong cảnh thiếu thốn, cơ cực Những nhà văn, nhà thơ này đã phải chịu chung số phận với quần chúng lao động sống “dưới đáy” xã hội thuộc địa nửa phong kiến Ngay như Xuân Diệu – nhà thơ

“mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) luôn thả hồn theo gió theo mây “Là

thi sĩ nghĩa là ru với gió – Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây” cũng phải thốt lên

trước thực trạng nhà văn, nhà thơ sống trong cảnh bi đát thời ấy:

“Cuộc đời cơ cực đang dơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ”

Viết văn, làm thơ lúc này đã thực sự trở thành một nghề nghiệp Song các nhà văn, nhà thơ lại phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại chứ không phải được sống bằng nghề văn với ý nghĩa thanh cao nhất Tự do sáng tác của các nhà văn, nhà thơ thời ấy

là tự do lệ thuộc vào túi tiền của các nhà xuất bản và chủ báo Viết văn, làm thơ đã trở thành một hình thức kinh doanh, nhưng đối với các nhà văn, nhà thơ trong sáng, có bản lĩnh thì đây không phải là kinh doanh làm giàu mà là kinh doanh để được sống ở mức sống tối thiểu mà tồn tại, mà viết như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao…

Nhiều nhà văn, nhà thơ thời ấy tỏ ra xót xa và bực tức trước cuộc sống cay cực của thân phận người cầm bút dưới chế độ thực dân nửa phong kiến Nguyễn Vỹ – một

trong những nhà thơ ở buổi đầu của phong trào Thơ mới với tập Tập thơ đầu (1934) hừng hực nhiệt huyết đổi mới “Ta hãy truyền một thi hứng mới cho thế kỷ hai mươi –

Ta hãy ký thác trong vần thơ những tình ý sâu hiếm” đã phải chua chát thốt lên trong

bài Gửi Trương Tửu:

“…Thời thế bây giờ vẫn thấy khó,

Nhà văn An Nam khổ như chó!

Mỗi lần cầm bút nói văn chương, Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,

Và nhìn chúng mình hì hục viết, Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết,

Trang 15

Mà thương cho tôi, thương cho anh,

Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh!”

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bị chi phối bởi hệ tư tưởng thống trị, tức là hệ tư tưởng tư sản (nó bao gồm cả hệ tư tưởng thực dân) và hệ tư tưởng phong kiến Tất nhiên chính sách văn hóa chỉ huy của thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng không kiểm soát được đến mức tuyệt đối thị trường văn hóa “tự do” Mặt khác, văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất là thời kỳ Mặt trận Dân chủ Tác động của văn học nước ngoài đến các khuynh hướng văn học thời kỳ này cũng rất đa dạng và phức tạp Thế giới quan của các nhà văn tiểu tư sản trí thức lại đầy mâu thuẫn

và quá trình sáng tác của họ không phải lúc nào cũng thuần nhất Chính những điều kiện nói trên đã làm xuất hiện trên đàn văn học công khai nhiều khuynh hướng, nhiều phong cách đa dạng, phức tạp và luôn luôn dao động, chuyển hóa Không thấy hết tính chất phức tạp, mâu thuẫn và luôn luôn biến động của nó, chúng ta sẽ dễ đi vào những lối phê bình, nghiên cứu đơn giản, cứng nhắc hoặc chủ quan Mặt khác, trong cái hỗn độn và phức tạp đó, chúng ta phải khẳng định được những dòng chủ lưu của nền văn học, khuynh hướng chủ lưu của mỗi tác giả, những phong cách và tác phẩm có giá trị, vừa đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc, vừa chuẩn bị những điều kiện cho sự hình thành nền văn học cách mạng sau cách mạng tháng Tám

Thuở nhỏ Nhất Linh học ở Hải Dương rồi ở Hà Nội, sau làm ở Sở tài chính và bắt đầu sáng tác Năm 1925, học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội Năm 1927, ông sang Pháp học Năm 1930, về nước với tấm bằng Cử nhân khoa học, ông dạy học ở

trường Tư thục Thăng Long Năm 1932, Nhất Linh chủ trương ra báo Phong hóa đổi

mới, dùng tiếng cười trào phúng đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào “Âu hóa” và lối

Trang 16

sống cá nhân chủ nghĩa Trong những năm 1932 – 1935 báo Phong hóa trở thành

ngọn cờ trung tâm tập hợp các phong trào văn nghệ lãng mạn tư sản lúc bấy giờ Năm

1933, ông đứng ra thành lập và trở thành người lãnh đạo Tự lực văn đoàn, một tổ chức văn học theo khuynh hướng tư sản khá có ưu thế trong đời sống văn học những năm

1933 – 1939 Từ năm 1940, Nhất Linh ít sáng tác và chuyển sang hoạt động chính trị Năm 1951, sau khi trở về vùng Pháp tạm chiến, Nhất Linh tuyên bố không làm chính

trị nữa Ông vào Sài Gòn lập Nhà xuất bản Phượng Giang, ra tạp chí Văn hóa ngày

nay Do dính líu đến vụ đảo chính hụt lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, Nhất Linh

bị gọi ra tòa nhưng đã tự tử chết vào ngày hôm trước (7 – 7 – 1963)

Những sáng tác đầu tay của Nhất Linh trước năm 1930 như: Nho phong (1925),

Người quay tơ (1927) Nhưng ông thật sự nổi tiếng từ khi chủ trương Tự lực văn đoàn

với nhiều tác phẩm phê phán lễ giáo phong kiến, nhiệt tình cổ vũ cho lối sống tự do cá

nhân như: Anh phải sống (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng, 1934), Gánh hàng

hoa (tiểu thuyết, viết chung vói Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió (tiểu thuyết, viết

chung với Khái Hưng, 1934), Nắng thu (tiểu thuyết, 1934, xuất bản 1942), Đoạn tuyệt (tiểu thuyết, 1934), Lạnh lùng (tiểu thuyết, 1936), Tối tăm (tập truyện ngắn, 1936),

Đôi bạn (tiểu thuyết, 1937), Bướm trắng (tiểu thuyết, 1939)… Tác phẩm viết sau năm

1945, xuất bản ở Sài Gòn: Xóm cầu mới (1958), Dòng sông Thanh Thủy (1961),

Thương chồng (1961), Viết và đọc tiểu thuyết (tập tiểu luận văn học, 1961)

Con đường sáng tác văn học của Nhất Linh chuyển hướng khá nhanh chóng từ những cuốn tiểu thuyết đầu tay nặng nề về lối viết cũ, ca ngợi đạo lý phong kiến như:

Nho phong và Người quay tơ, đến hàng loạt các tác phẩm theo khuynh hướng lãng

mạn, nêu cao chủ nghĩa cá nhân tư sản từng lôi cuốn mạnh mẽ tầng lớp thanh niên trí

thức thời bấy giờ Nhiều tiểu thuyết của Nhất Linh mang tính luận đề (Đoạn tuyệt,

Lạnh lùng), tấn công quyết liệt vào lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, lên tiếng bênh vực

cho quyền tự do yêu đương, xóa bỏ chế độ đại gia đình phong kiến, giải phóng cá nhân đã đáp ứng yêu cầu xã hội có ý nghĩa tiến bộ trong những năm bấy giờ Bên cạnh chủ đề này, Nhất Linh còn sáng tác nhiều tác phẩm đề xướng chủ nghĩa cải lương tư sản Ông miêu tả cuộc sống tối tăm, nghèo khổ của những hạng người bình dân, nhất

là dân quê và quy mọi nguyên nhân của sự nghèo khổ ấy là ở sự ngu dốt, vô học của

họ Vì thế, con đường để xã hội tươi sáng hơn, theo chủ trương của Nhất Linh, là phải

Trang 17

đem sự học, đem ánh sáng văn minh soi rọi cho đời sống dân quê, phải cần hạng thanh niên trí thức giàu có về vật chất và cả về tình thương, ra tay cứu vớt cho dân quê

Các sáng tác của Nhất Linh trong thời kỳ Tự lực văn đoàn hoạt động, phần nào

có ý nghĩa tiến bộ và chứng tỏ tính nhạy cảm của ông với thời thế Song giải phóng cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và cuộc sống gia đình tách khỏi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thực dân phong kiến, nêu lên chủ trương cải cách xã hội trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa thì chỉ là những ảo tưởng Vì vậy, các sáng tác này dễ đánh lạc hướng đấu tranh của thanh niên đương thời ra khỏi nhiệm

vụ cách mạng

Những sáng tác của Nhất Linh thời kỳ sau này khi vào Nam ở dưới chế độ Mỹ

– Diệm không được nhiều người để ý tới (trừ Xóm cầu mới) vì nội dung và nghệ thuật

đã không theo kịp thời đại Tập tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết cũng không có gì sâu

sắc và ít gây được tiếng vang

Sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc đến đóng góp của Nhất Linh trên lĩnh vực nghệ thuật tiểu thuyết Nhiều cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh có tính hiện đại khá cao trong cách kết cấu, trong lối diễn tả các trạng thái tâm lý phức tạp, tinh vi của các nhân vật, trong lời văn và ngôn ngữ… Nhất Linh cũng như các thành viên của Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, đưa văn học Việt Nam hòa vào quỹ đạo phát triển chung của văn học thế giới Tuy bước đường hoạt động chính trị của Nhất Linh đã mắc phải những sai lầm, nhưng những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam là điều không thể phủ nhận

1.2.1.2 Khái Hưng

Khái Hưng (1896 – 1947), tên thật là Trần Khánh Giư, sinh ra trong một gia đình quan lại ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương Học ở trường Anbe Xarô (Albert Sarraut – Hà Nội), sau dạy học ở trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội)

và bắt đầu làm báo, viết văn, lấy bút danh Bán Than Năm 1932, ông cùng với Nhất

Linh chủ trương tuần báo Phong hóa (đổi mới) hô hào cải cách phong tục, công kích

văn hóa phong kiến Năm 1933, cùng với Nhất Linh và các thành viên khác, Khái Hưng đã sáng lập ra Tự lực văn đoàn Năm 1939, cũng như hầu hết các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, Khái Hưng ngưng việc hoạt động văn nghệ để quay sang hoạt động chính trị

Trang 18

Cuộc chiến tranh Pháp – Việt nổ ra, Khái Hưng bỏ Hà Nội về quê vợ ở Nam Định và mất năm 1947 tại huyện Xuân Trường, Nam Định

Sự nghiệp văn học của Khái Hưng gắn liền cùng sự ra đời, phát triển và lụi tàn của Tự lực văn đoàn Ông đã viết cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, để lại hơn 20 tác

phẩm đáng chú ý (chưa kể nhiều bài báo, luận thuyết) Về tiểu thuyết: Hồn bướm mơ

tiên (1933), Gánh hàng hoa (1934 – viết chung với Nhất Linh), Đời mưa gió (1934 –

viết chung với Nhất Linh), Trống mái (1935), Gia đình (1936), Thừa tự (1937), Thoát

ly (1938), Đẹp (1939), Tiêu sơn tráng sĩ (1940), Những ngày vui (1941), Thanh đức

(1943) Về truyện ngắn: Dọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (1934 – viết chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1935), Đợi chờ (1938), Đội mũ lệch (1941) Về kịch:

Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942), Cái ve (1944)

Trong khoảng chừng mười năm (từ năm 1933) Khái Hưng trở thành một trong những cây bút “ăn khách” nhất trên văn đàn công khai Sáng tác của Khái Hưng, đặc biệt là tiểu thuyết, đã hấp dẫn nhiều tầng lớp thanh niên trí thức, đã làm thổn thức cõi lòng bao phụ nữ vào hạng “có học” đương thời đang khao khát tự do yêu đương, thường sống với tình yêu trong cõi mộng Cái tình yêu trắc trở mà đầy ảo mộng dưới

bóng từ bi Phật tổ trong Hồn bướm mơ tiên, cuộc xung đột gay gắt với lễ giáo phong

kiến để giành lấy quyền sống tự do, để bảo vệ quyền sống tự do, để bảo vệ hạnh phúc

cá nhân trong Nửa chừng xuân, những hàng động phiêu lưu anh hùng của tầng lớp thanh niên quý tộc muốn chống lại thời cuộc trong Tiêu sơn tráng sĩ… là những câu

chuyện lôi cuốn mạnh mẽ công chúng thành thị, nhất là lớp thanh niên nam nữ lúc bấy giờ

Một số tác phẩm của Khái Hưng có giá trị hiện thực, chứng tỏ sự quan sát sắc sảo khi đi vào miêu tả sinh hoạt của giới quan lại, phê phán lễ giáo của đại gia đình phong kiến Ông tỏ ra am hiểu khá tường tận lớp người này và tỏ thái độ dứt khoát,

triệt để Đến với Nửa chừng xuân, người đọc cảm mến, trân trọng nhân vật Mai bao

nhiêu thì lại căm ghét, khinh miệt nhân vật bà Án bấy nhiêu Dù còn một số hạn chế (nhất là cách xây dựng nhân vật Lộc), nhưng cuốn tiểu thuyết này đã chứng tỏ một lập trường tiến bộ, một trình độ diễn tả tâm lý vững vàng Những đóng góp, ưu điểm và những hạn chế, sai lầm trong sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng phản ánh chỗ mạnh, chỗ yếu của văn chương Tự lực văn đoàn Bên cạnh tư tưởng tiến bộ trước vấn

đề xung đột mới và cũ, một số tác phẩm của ông lại minh họa cho chủ nghĩa cải lương

Trang 19

đậm mùi tư sản, đầy tính chất ảo tưởng, không tán thành giải quyết mâu thuẫn giai cấp đối kháng bằng bạo lực cách mạng Một số tác phẩm khác của ông lại bộc lộ nhân

sinh quan chủ nghĩa cá nhân ích kỷ (Đời mưa gió, Đẹp) Cuốn tiểu thuyết Thanh đức của Khái Hưng cũng như cuốn tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh thể hiện bước

phát triển cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhưng chứng tỏ sự bế tắc, cùng đường của

Tự lực văn đoàn khi đi vào ca ngợi, nhấm nháp lối sống vô luân, đồi bại, chạy theo thú vui xác thịt

Khái Hưng còn là nhà văn có óc quan sát và tài miêu tả về sinh hoạt, phong tục,

có khả năng nắm bắt, diễn tả khá chính xác, tinh tế tâm hồn, tính tình của tầng lớp nam nữ thanh niên tư sản, tiểu tư sản Ông là người có công đầu xây dựng, phát triển khuynh hướng tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam nửa trước thế kỷ XX, một thành tựu đáng kể của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc Tiểu thuyết của ông cũng có không ít trang hay, giàu chất thơ khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Từ vẻ bay bướm, lắm lúc nhiều lời ở một vài tác phẩm ban đầu, giọng văn của Khái Hưng ngày càng bình dị, chính chắn hơn

1.2.2 Giới thiệu về hai tiểu thuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió

1.2.2.1 Tiểu thuyết Gánh hàng hoa

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa được sáng tác năm 1934, đăng trên tờ báo Phong

hóa, được xuất bản bởi nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội Tác phẩm gồm có 13 chương,

kể về cuộc sống gia đình của đôi vợ chồng trẻ Minh – Liên, câu chuyện xoay quanh những biến động trong gia đình của hai người

Minh và Liên vốn là đôi bạn thân từ thuở nhỏ Cả hai nhà đều sống bằng nghề trồng hoa Minh và Liên đã có đính ước khi cả hai mới hơn mười tuổi Minh được cha

mẹ cho ăn học, còn Liên là phận gái nên nối nghiệp cha mẹ làm nghề trồng vườn, bán hoa Khi Minh học năm hai trường Cao đẳng Sư phạm thì cha mẹ chàng mắc bệnh dịch rồi qua đời Mẹ Liên đã thay cha mẹ Minh thương yêu và chăm sóc cho chàng Khi Liên 18 tuổi và Minh 20 tuổi thì mẹ Liên bệnh nặng Để làm tròn ước nguyện của

mẹ trước khi bà qua đời, Minh và Liên đã nên duyên chồng vợ Tuy còn trẻ nhưng Liên lại là một người vợ rất đảm đang, cần mẫn, làm việc vất vả để nuôi chồng ăn học

Dù sống trong cảnh túng thiếu nhưng Minh và Liên rất hạnh phúc

Trang 20

Minh có người bạn thân cùng lớp tên là Văn Văn được sinh ra trong một gia đình giàu có Dẫu vậy, họ vẫn coi nhau như anh em, nên Văn thường đến nhà Minh chơi Văn có tình cảm với Liên – người vợ dịu dàng, xinh đẹp của Minh Văn mơ ước

là cho vợ chàng Chàng bắt đầu viết truyện đăng báo, Liên là người giúp chàng ghi bản thảo, ký tên là Minh Liên Chờ mãi không thấy truyện của mình được đăng báo,

để chàng không phải thất vọng, Liên đã phải nói dối truyện của Minh được đăng báo, rồi nàng lấy bản thảo ra đọc cho Minh nghe Văn biết chuyện đã đến tòa soạn để xin

họ đăng truyện của Minh Truyện của Minh cuối cùng đã được đăng, bài viết “Những

giấc mộng của người mù” đã gây được tiếng vang

Sau ba tháng viết báo, Minh đã kiếm đủ tiền để mổ mắt Từ khi mắt chàng nhìn thấy, chàng lại say mê nhan sắc của Nhung – một cô gái giang hồ có vẻ đẹp lộng lẫy,

là người rất hâm mộ truyện của chàng Bị say đắm trước sắc đẹp của Nhung, Minh trở thành tình nhân của nàng Liên vô cùng đau khổ Cảm thông cho tình cảnh của Liên, Văn đã khuyên nàng nên thay đổi trang phục và cách trang điểm theo lối tân thời Vì bây giờ trong mắt Minh, Liên chỉ là một cô gái quê mùa, nhan sắc đã tàn phai sau những năm tháng vất vả, hy sinh cho chồng Liên đã làm theo lời Văn, nhưng tâm trí của Minh bây giờ chỉ có Nhung, nên đối với Liên thì Minh lạnh lùng, lãnh đạm Liên trở lại là mình khi xưa, với chiếc áo tứ thân, hàng ngày gánh hoa đi bán Một lần khi

Trang 21

đang bán hoa, Liên gặp Minh đang vui chơi cùng với Nhung, Liên đã bị ngất xỉu Minh biết tin chàng đã định về xin lỗi Liên Minh sợ Liên trách mắng và sợ gặp Văn – người có ơn với chàng Chàng rời bỏ Nhung nhưng cũng không về nhà, chàng đi lang thang nhưng lại sợ gặp Văn Cuối cùng, Minh cũng gặp Văn tại một tiệm cao lâu, nhưng Văn không trách móc cũng không nói đến chuyện ăn chơi của Minh, Văn muốn biết Minh ở đâu Nhưng Minh vì muốn tránh mặt Liên và Văn nên đã chọn một nơi hẻo lánh để ở Minh không ngờ Văn đã đi theo và tìm được chỗ ở của chàng Văn đã khuyên Liên đi tìm Minh Liên đã tha thứ cho chồng nên đã cùng Văn đến đón Minh Minh vì nhận được sự tha thứ của vợ đã quyết tâm làm lại từ đầu Và chàng muốn được ở gần Văn để khuyên chàng nếu chàng sắp sa ngã Ngôi nhà ba người lại đầy ấp

tiếng cười hạnh phúc

1.2.2.2 Tiểu thuyết Đời mưa gió

Tiểu thuyết Đời mưa gió được sáng tác năm 1934 đăng trên tờ Phong hóa, Nhà

xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1935 Tác phẩm gồm có hai phần và một đoạn kết, kể về

cuộc đời của Tuyết – một cô gái giang hồ xinh đẹp Tiểu thuyết xoay quanh mối quan

hệ giữa Tuyết và Chương – giáo sư trường Bảo Hộ.

Chương là sinh viên trường cao đẳng, chàng yêu Loan nhưng bị gia đình nàng

từ chối chỉ vì chàng không thi đậu, không có công danh, sự nghiệp, không xứng đáng với nàng Từ đó Chương quyết chí học hành, cũng từ đó chàng đâm ra ghét tất cả phụ

nữ Một năm sau, chàng đã đỗ đầu trường Cao đẳng Sư phạm, được bổ làm giáo sư trường Bảo Hộ Sau một thời gian sống cô độc, chàng gặp Thu – con gái của bà phủ Thanh rất giàu có, họ có tình cảm với nhau Một đêm đang đi dạo trên đường Cổ Ngư, Chương thấy một người phụ nữ đang bị một người đàn ông đánh đập Chương đã đến bênh vực và bị người đàn ông dùng dao đâm vào tay Người phụ nữ ấy chính là Tuyết Điều chàng không thể ngờ là sau đó Tuyết lại đến nhà chàng, đúng lúc đó Thu cũng ghé thăm Sự có mặt của Tuyết và sự tự nhiên của nàng đã khiến Chương cảm thấy khó chịu nên chàng đã đuổi Tuyết ra khỏi nhà Rồi một lần đi dạy về, Chương lại thấy Tuyết trong nhà mình, nàng đang dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn để đợi mình Dần dần những cử chỉ thân thiện, sự đảm đang và sự chiều chuộng của Tuyết đã xóa nhòa trong Chương những cái nhìn ác cảm về nàng Ông Phan – cậu của Thu, thấy sự có mặt của Tuyết cũng đã thôi không bàn đến hôn nhân giữa Chương với cháu gái của ông nữa Chương đã rất tức giận định đuổi Tuyết ra khỏi nhà nhưng Tuyết vẫn giữ thái độ thản

Trang 22

nhiên như không hề biết chuyện gì đã xảy ra Rồi Chương yêu Tuyết lúc nào không hay Cũng có lúc chàng suy nghĩ về mối tình của mình với Tuyết nhưng tâm trí chàng như đã bị Tuyết mê hoặc rồi, chàng không kịp nghĩ ngợi gì nữa, cứ để mặc ái tình lôi kéo chàng Tuyết tỏ ra mình là một cô gái đáng yêu biết chiều chuộng tình nhân nhưng nàng lại không muốn gắn chặt cuộc đời mình với kẻ khác, bởi nàng yêu thích

sự tự do, phóng túng Nên Tuyết đã đột ngột ra đi, đi tìm những thay đổi trong tình cảm giữa lúc Chương với nàng đang rất hạnh phúc, khiến cho Chương vô cùng thương nhớ nàng Mấy hôm sau, nhớ Chương Tuyết lại trở về và nàng đã rất cảm động khi nhận thấy được tình cảm mà Chương đã dành cho nàng qua những dòng nhật ký và kỷ vật của nàng mà Chương gìn giữ Tuyết đã viết thư cho Chương kể hết về cuộc đời của mình, bày tỏ tình cảm với Chương và nói lời chia tay Nhưng nàng vẫn tiếp tục đến nhà Chương vào những lúc chàng vắng nhà Chương đã tìm cách để được gặp lại Tuyết, hai người lại cùng nhau sống vui vẻ Chương ra sức chiều chuộng Tuyết để giữ chân nàng, chàng đưa Tuyết đi nghỉ mát ở Đồ Sơn Ở đó Tuyết gặp Văn – người tình

cũ của nàng, những kỷ niệm ngày xưa lại ùa về, Tuyết lại ra đi theo lối sống tự do của nàng Tuyết đã viết thư kêu Chương đừng tìm nàng, bởi nàng không thể làm vợ và làm vật sở hữu của bất cứ ai Bức thư khiến Chương hết sức đau buồn, Chương định chuyển nhà để quên những kỷ niệm với Tuyết Hai tuần sau, Tuyết lại quay về, Chương tưởng mình đã cảm hóa được Tuyết và đưa nàng vào khuôn khổ gia đình Trong một lần cùng Chương về ấp Khương Thượng, quang cảnh chốn thôn quê đã gợi cho Tuyết nhớ về tình cảnh êm đềm với những kỷ niệm thời thiếu nữ Nhưng khi Chương ngỏ ý gắn bó với Tuyết thì nàng lại từ chối, nàng cho rằng chỉ cần hai người yêu nhau là đủ Nhiều lúc, Tuyết đã sống trong những mâu thuẫn nội tâm, nàng nuối tiếc những ngày tháng xa xưa, nhớ con, nàng mong muốn có một cuộc sống gia đình giản dị nhưng cuộc sống phóng đãng cứ mãi lôi kéo nàng vào những vòng xoáy của

nó Tuyết lao vào những cuộc cờ bạc đỏ đen, nàng yêu cùng lúc hai người là Giang và Chương, rồi lại chán cả hai Vì không muốn biến mình thành kẻ dối trá, nàng đã ra đi vào một buổi sáng mồng ba tết, trong mưa phùn, gió bay Tuyết đã xuống Hải Phòng với những người bạn ăn chơi của mình, rượu chè, thuốc phiện, Tuyết lại dấn thân vào đời mưa gió Lần cuối cùng, Tuyết quay lại tìm Chương khi nàng trở thành một người đàn bà với thân hình gầy yếu và nhan sắc đã tàn phai Chương vừa khinh bỉ vừa thương hại Tuyết và dù rất giận Tuyết nhưng Chương vẫn tha thứ cho nàng Tuyết lấy

Trang 23

làm cảm động và tự thấy mình không xứng đáng với tình cảm của Chương, nên nàng

đã lặng lẽ bỏ ra đi sau khi đốt hết những kỷ vật lưu niệm của Chương và nàng Từ đó không ai thấy Tuyết đâu nữa

Trang 24

tả con người trong lĩnh vực tình yêu, họ lấy ái tình làm cảm hứng chủ đạo Cụ thể là

tình yêu mộc mạc, thủy chung của Liên trong Gánh hàng hoa và tình yêu phóng đãng của Tuyết trong Đời mưa gió

Thế giới tình yêu trong hai tác phẩm được miêu tả rất lãng mạn Gánh hàng

hoa với những cảm giác ngây ngất, đê mê, thần tiên, là thế giới trần tục đầy hương

thơm và ánh sáng: “Dưới ánh đèn dầu, hai người nhìn nhau cười Hạnh phúc của đôi

vợ chồng trẻ êm đềm lặng lẽ biết bao!” [15; tr.13], “Hai vợ chồng yêu nhau, nhiều khi không có chuyện gì nói, hỏi nhau những câu vơ vẩn không đâu Nào chuyện bán hoa, nào chuyện xảy ra hàng ngày Có khi không biết nói câu gì, hai người ngắm nhau cười Trong các gia đình niên thiếu, sự yên lặng thường là biểu hiện sự lạc thú nồng nàn, tuyệt đích” [15; tr.13] Liên và Minh, họ yêu nhau, luôn lo lắng và quan tâm

chăm sóc cho nhau Những cử chỉ, hành động và lời nói của họ dành cho nhau rất lãng

mạn Minh cảm thấy chua xót khi cầm tay vợ, chàng thở dài và nói: “Đấy em coi, em

mới mười tám tuổi đầu mà hai bàn tay em đã đầy những chai, anh lấy làm thẹn lắm Làm đàn ông mà không bằng một người đàn bà” [15; tr.12] Còn Liên, hạnh phúc đối

với nàng chỉ nhỏ nhoi thôi, miễn sao chồng Liên sung sướng là Liên cũng đã cảm thấy

hạnh phúc rồi, điều này Liên đã nói với Minh: “Mình học nhiều, biết rộng Chứ em thì

hễ thấy mình sung sướng là em cũng sung sướng” [15; tr.14] Đúng là không có hạnh

phúc nào bằng hạnh phúc của Liên và Minh, chồng thì thương vợ còn vợ thì một mực

chiều chồng Đứng trước hạnh phúc của Minh và Liên, Văn đã phải thốt lên: “Còn gì

sung sướng bằng có một nếp nhà tranh không rộng rãi nhưng mát mẻ, trong nếp nhà tranh có một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, đáng yêu, đáng kính Trời ơi! Thực là một

Trang 25

cái tổ uyên ương đầy hoa, mộng, đầy ánh sáng Chiều chiều, vợ chồng kề vai nhau ra ngồi chơi ngoài vườn ngắm cảnh, nhìn trăm hoa đua nở và nghe chim muông ca hát trên cành Trời ơi! Còn hạnh phúc nào hơn hạnh phúc của anh?” [15; tr.18]

Tình yêu của Tuyết và Chương cũng vậy, Tuyết cũng giống như Liên là một người phụ nữ biết chiều lòng người yêu Nhưng Tuyết lại khác Liên, vì Tuyết là một

cô gái mới và Tuyết yêu theo cách riêng của mình Trò đùa vô tình của Tuyết đã làm

cháy lại trái tim băng giá của Chương Bởi Chương từng nghĩ rằng: “Có lẽ thất vọng

một lần về tình ái nên trái tim chàng đã rắn lại không thể hồi hộp được nữa vì những

sự tươi tốt, êm đềm” [15; tr.170] Nhưng nay, Chương lại yêu Tuyết, yêu một cách

nồng cháy, tình yêu đã lôi kéo chàng đi, lôi kéo một trái tim vốn đã nguội lạnh:

“Chàng như mê man, không kịp suy xét Cái tính nhu nhược, sự không tự chủ định

được lòng mình bỗng theo tình yêu ủy mị mà đến chiếm đoạt hết tâm hồn chàng” [15;

tr.201]

Vì yêu Liên, Minh đã cố gắng học tập với những hy vọng về tương lai mà

chàng đã nói với Liên: “Chỉ mấy tháng nữa là ta có thể đỡ phải làm lụng vất vả” [15;

tr.12] Còn Chương, chàng đã quên Tuyết là một cô gái giang hồ, chàng yêu Tuyết

như yêu một cô gái con nhà tử tế vậy Bởi vì đối với Chương: “ái tình gần như là một

sự thiêng liêng, nhất lần này, chàng lại mới yêu là một, yêu hoàn toàn, yêu nhục thể

và tâm hồn” [15; tr.248] Những hình ảnh: Tuyết cười, Tuyết nói, Tuyết nũng nịu,

Tuyết âu yếm… đặc biệt là cảnh Tuyết ngồi khâu đã làm cho Chương thấy cảm động

và sung sướng Đối với Tuyết, nàng cảm thấy sung sướng “như người mới biết yêu và

mới biết yêu lần này là một Nàng âu yếm chiều chuộng Chương, không bao giờ phật

ý chàng, lại đoán mà tìm ra những sự ước muốn của chàng” [15; tr.200] Hơn thế nữa,

nàng cảm thấy sung sướng và cảm động vì lần đầu được nghe Chương gọi mình là

“em” và xưng “anh” với mình, bởi: “Tính tình bẽn lẽn, Chương trong khi trò chuyện

cùng nàng thường vẫn còn giữ gìn, đứng đắn, bao giờ cũng chỉ xưng hô là cô với tôi

mà thôi Nhưng trước một cảnh tượng êm đềm, chàng vụt trở nên âu yếm, quên hẳn đứng đắn, giữ gìn” [15; tr.204]

Sự yêu thương, lo lắng cho chồng, đã khiến Liên có động lực làm trái lời dặn

dò của Minh để đến xem kết quả thi của chàng Liên đã mua gà để ăn mừng chồng thi

đỗ Còn Minh, chàng muốn trêu vợ, cố làm ra bộ buồn rầu để Liên hiểu nhầm rằng chàng thi trượt Chính câu nói pha trò của Liên đã làm cho Minh không nhịn được

Trang 26

nữa, phải phì cười đáp lại: “Thế nào là mặt đồ tể đánh chết trâu?” [15; tr.24] Nhưng

họ không ăn mừng ở nhà mà đi ăn cao lâu Liên vận áo nâu non, quần lĩnh thâm và mang đôi dép Minh mua cho Khi thấy chồng nhìn mình, Liên ra chiều bẽn lẽn, cúi xuống lấy tay vuốt tà áo Ra đường, Liên đi theo Minh, trong lòng vui sướng, vì được nghe những lời chúc tụng của người trong làng Buổi tiệc mừng của vợ chồng họ, tuy

không có gì sang trọng, nhưng Liên thấy rất hạnh phúc và sung sướng, với lại: “hai vợ

chồng cùng đói, nhất là lại cùng chếnh choáng hơi men, mặt nóng bừng, trong lòng vui vẻ, nên ăn càng thấy ngon lắm” [15; tr.31] Khi trở về nhà “anh chị quên cả giữ gìn Liên đi sát bên chồng, luôn mồm hỏi chuyện Sự sung sướng làm cho người ta hết ngượng” [15; tr.31]

Tình yêu của Chương và Tuyết cũng lãng mạn như tình yêu của Minh và Liên vậy Tuyết tỏ ra như một người phụ nữ của gia đình, nàng ngồi cặm cụi mạng chiếc áo lót Còn Chương, thì chàng đứng dừng lại ngắm cái tay trắng muốt, mềm mại cử động

của Tuyết, điều này làm cho Chương cảm thấy kinh ngạc Bởi: “Chàng không ngờ một

cô gái giang hồ phóng đãng, chỉ biết sống ngày nay mà không nghĩ tới ngày mai, lại

có những tư tưởng bình thường và tính ngăn nắp được như thế” [15; tr.203] Nhưng

“bức tranh một người đẹp ngồi khâu xóa bỏ ngay được những sự hèn mọn của tư

tưởng, những sự nghi hoặc của tâm tính: Chương chỉ thấy có một sự đẹp, đẹp dịu dàng, âu yếm, thân thiết” [15; tr.203] Chương lấy làm cảm động, chàng lấy quyển sổ

tay và cái bút chì hí hoáy vẽ Còn Tuyết, khi nhìn thấy Chương đang vẽ mình, nàng đã

vội kêu để nàng vấn tóc lại Một cảnh êm đềm có khác gì trong Gánh hàng hoa

Chương cảm thấy rất sung sướng, chàng phải vì cười vì hành động của Tuyết, chàng

đã nói: “Em làm như anh chụp ảnh em không bằng! Em không lo Nhờ trời được cái

anh vẽ cũng không khéo lắm” [15; tr.203] Tuyết thì cố pha trò để làm vui lòng người

yêu Điều này đã khiến Chương quên mất đi sự dè dặt, nghi kị trước kia của chàng về Tuyết

Dù là tình yêu khác biệt nhau, thì tình yêu mộc mạc của Minh và Liên hay tình yêu nồng cháy của Chương và Tuyết cũng đã dành được sự ưu ái của tác giả, tình yêu của họ được miêu tả rất lãng mạn trên những trang viết, thông qua những cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và tình cảm họ dành cho nhau Đặc biệt là những khoảnh khắc, những ước muốn của họ được thể hiện hết sức lãng mạn và bay bổng

Trang 27

2.1.2 Mô típ tình yêu đổ vỡ

Trong hai tiểu tuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió, dù cho là hạnh phúc gia

đình hay chỉ là tình yêu trai gái thì tình yêu trong hai tác phẩm cũng đều là tình yêu đổ

vỡ Hạnh phúc của Minh và Liên vững vàng đến thế, hôn nhân của họ được xây dựng trên nền tảng của tình yêu nhưng cũng không tránh khỏi sự đổ vỡ thì hạnh phúc của Chương và Tuyết, một mối tình bồng bột làm sao tránh khỏi được sự đổ vỡ Minh

trong Gánh hàng hoa và Tuyết trong Đời mưa gió là hai nhân vật đóng vai trò trực

tiếp dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu

Minh và Tuyết tuy là những người rất yêu vợ và yêu chồng nhưng họ có thể nhẫn tâm phản bội lại những người thân yêu của mình vì những tham vọng thấp hèn

trong tình yêu Nên Minh, dù rất yêu Liên, mặc dù chàng đã từng hứa với Liên: “Em

Liên ạ, sau khi anh khỏi bệnh, anh sẽ miệt mài, anh sẽ đem hết tâm lực vào việc soạn sách để trở nên giàu có, sang trọng để xứng đáng với tấm ái tình thành thực của em”

[15; tr.96] Tuyết cũng vậy, Tuyết đã nói với Chương: “Trừ anh ra, từ nay em không

thể yêu ai được nữa” [15; tr.250] Nhưng khi có người thứ ba xuất hiện thì họ đã quên

đi những lời hứa của mình Minh đã bị say đắm bởi một nhan sắc kiều diễm, cái nhan sắc ấy đã đến huyễn hoặc tâm hồn chàng, làm cho Minh cảm thấy chàng như được

sống trong cảnh mộng: “Thực ra cái ánh sáng chói lọi đã làm quáng mắt Minh và

huyễn hoặc cả tinh thần chàng Vừa ra khỏi vòng tối tăm, chàng như thốt nhiên bị quăng vào giữa nơi rực rỡ Minh nghĩ thầm: “Khi ta mù ta thường ôn chép lại những cảnh bình minh tốt đẹp Song những cảnh ấy có hưởng mới biết Trời ơi! Còn có sự gì làm sướng mắt ta bằng được ngắm cái tuổi thanh xuân kia quanh lượn giữa đám hoa xuân Còn có cuộc khiêu vũ nào sánh tầy những cử chỉ tự nhiên kia được chăng?” [15;

tr.108] Còn Tuyết, nàng nhận ra sự khác nhau giữa nàng và Chương chỉ là một phần,

quan trọng là Tuyết “đáp lại tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt ra đi, đi tìm một người

tình nhân cũ, mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [15; tr.207]

Một khi họ đã say đắm tình yêu, với thú vui tình ái thì gia đình vốn không thể

giữ chân họ Nên khi Minh có tình nhân, càng ngày Minh càng quá quắt: “khỏi mắt

được một tháng, mà vắng nhà đến hơn mười lần rồi Song mọi lần thì chàng chỉ đi chơi trong một buổi, ít khi không về ngủ ở nhà Lần này là lần đầu chàng đi biệt tăm mất tích” [15; tr.114] Còn Tuyết, tuy nàng quay lại với Chương, nhưng lúc nào cũng

buồn rầu, rũ rượi Tuyết cố ép mình sống bên Chương, nhưng tiếng gọi ở cõi xa xăm

Trang 28

vẫn mãi réo gọi nàng, nó như những đợt sóng ngầm có thể bất ngờ tạo thành sóng lớn

Đây là điều rất tự nhiên, Chương cũng hiểu: “Chàng vẫn đoán chắc rằng chóng chầy

thế nào Tuyết cũng bỏ chàng để đi với người khác” [15; tr.250] Nên khi Tuyết gặp

Văn, người xưa đã làm cho nàng nhớ lại quãng đời quá khứ, Tuyết đã bỏ Chương để

đi với Văn, điều này nàng cho: “là một hành vi rất tự nhiên, cũng tự nhiên như trước

kia nàng rời Bảo đến ở với Chương Là vì nàng coi thường tình ái, hay đúng hơn, nàng cho rằng tình ái chỉ là tình dục, thế thôi” [15; tr.248]

Tuy nhiên, Minh khác Tuyết, bởi Minh chỉ yêu có hai người phụ nữ, một là Liên – vợ chàng và một người nữa là Nhung – tình nhân của chàng Còn Tuyết, Tuyết yêu rất nhiều người, Tuyết có thể yêu và sống với bất cứ ai mà nàng cảm thấy yêu Nhưng họ cùng theo đuổi một mục đích, đó là thú vui tình ái Bỏ nhà theo Nhung, Minh đã nghiễm nhiên bước chân vào những cuộc vui chơi tình ái, những buổi tiệc chè chén say sưa, chàng đã quên đi những cảnh êm đềm bên người vợ quê mùa chất phác Minh có về nhà, nhưng không phải vì chàng biết hối hận, chàng chỉ về đưa tiền cho Liên và chàng cũng không muốn ở lại nhà lâu vì sợ Liên kiếm chuyện phàn nàn Trái tim Minh lúc này chỉ để ở chỗ tình nhân, một tháng sống ròng rã với ái tình mộng

mị, đã khiến Minh: “không còn cảm động ngây thơ như thuở xưa nữa Vì thế Minh chỉ

nhìn vợ bằng con mắt lãnh đạm” [15; tr.123] Minh bắt đầu có sự so sánh vợ với tình

nhân: “Một cái nhan sắc kín đáo và dịu dàng, một cái nhan sắc lộng lẫy và rực rỡ”

[15; tr.123] Còn Tuyết, tuy nàng không bỏ Chương đi như hai lần trước nhưng Tuyết lại có nhân tình ngay trong nhà Chương Rồi tình yêu ấy lại trở thành mối tình tay ba Chương – người tình chính thức, Giang – người tình hờ, nhưng dẫu sao họ sống khá

hạnh phúc, bởi mỗi người có suy nghĩ riêng Nhưng bao giờ cũng vậy: “nếu người đàn

bà dễ ghét người chồng thì họ cũng dễ ghét tình nhân” [15; tr.277] Nên chẳng bao lâu

Tuyết ghét Giang, đời nàng lại trở nên buồn tẻ Tuyết không những ghét Giang mà còn khinh Chương, khinh Chương rồi lại khinh mình Tuyết bỏ Chương đi lần nữa, nhưng đây chưa phải là lần cuối cùng Lần cuối cùng Tuyết xa Chương là khi Tuyết

đã để Chương nhìn thấy bộ dạng tàn tạ của nàng Tuyết không thể sống với Chương

mãi, bởi: “Số Tuyết là số một gái giang hồ thì thế nào làm cho nàng tránh được cái

đời vô định” [15; tr.289] Thế nên, Tuyết đã quyết định ra đi để trả lại “cái đời bình tĩnh” cho Chương

Trang 29

Tình yêu trong hai tiểu thuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió đều gặp khó khăn, trắc trở Nhưng khác nhau là, tình yêu trong Gánh hàng hoa tuy có đổ vỡ nhưng đã được hàn gắn bởi một người bạn trung thành Còn tình yêu trong Đời mưa

gió là một tình yêu không có lối thoát, nên sự tan vỡ là điều tất yếu sẽ xảy ra

2.1.3 Mô típ sám hối tội lỗi

Tình yêu trong hai tiểu thuyết Gánh hàng hoa và Đời mưa gió là tình yêu đổ

vỡ, nhưng sau những cuộc vui thú tình ái, những nhân vật đã thức tỉnh và bắt đầu sám hối những lỗi lầm Tuy đều là mô típ sám hối, nhưng quá trình sám hối tội lỗi của các nhân vật trong hai tác phẩm diễn ra khác nhau Bởi Minh khác Tuyết, Minh là một

người có tâm hồn lãng mạn Điều này Nhung đã nhận thấy: “sự lãng mạn của Minh

chỉ là sự lãng mạn êm đềm, trong sạch, khác hẳn với tình yêu phóng đãng của mình: Hạnh phúc của Minh chỉ có thể ở trong một gia đình chất phác, mộc mạc” [15;

tr.138] Nên sẽ có một ngày, không sớm thì muộn Minh cũng sẽ tỉnh ngộ như lời Văn

đã nói với Liên: “Tôi cũng chẳng biết có đúng không Nhưng thiết tưởng dẫu điều đó

có xảy ra cũng không đáng lo Vì tôi cho rằng những người mù bắt đầu gặp ánh sáng mặt trời, bao giờ cũng bị hoảng tinh thần ít lâu Rồi chị xem, anh ấy sẽ tỉnh ngộ, sẽ hối hận, sẽ như con chim ngoan ngoãn quay về chuồng cũ” [15; tr.112] Còn Tuyết,

Tuyết là một cô gái giang hồ sống phóng đãng đã quen, nàng chỉ tôn thờ một chủ nghĩa khoái lạc Nên nhiều lần bỏ Chương ra đi, Tuyết có quay về, có hối hận nhưng

rồi vẫn “ngựa quen đường cũ”

Quả thật, Minh đã biết hối hận vì những lỗi lầm mà chàng đã gây ra Sự ngất xỉu của Liên đã thức tỉnh Minh Đến lúc này đây, Minh mới có thời gian để ôn lại khoảng thời gian chàng đau yếu với bao sự khó nhọc của những người thân yêu: vợ chàng và bạn chàng Minh đã quyết tâm về tạ lỗi với Liên, nhưng khi biết Liên đã vì nhìn thấy mình vui chơi với Nhung mà ngất xỉu thì Minh cảm thấy tay chân mình bủn

rủn, chàng nghĩ: “Không ngờ… Liên hiền lành nhu mì thế… mà ghen dữ dội đến thế!”

[15; tr.143]

Có nhà nhưng không thể về, vì Minh sợ phải đối mặt với Liên và Văn, Minh cảm thấy xấu hổ với họ Minh đã đi lang thang khắp nơi, chàng nhận bao lời chỉ trích

của lương tâm Cảnh vật xung quanh như đang lên tiếng mắng chàng là: “Đồ bạc

bẽo” Trong lòng Minh không lúc nào được yên tĩnh, chàng đã kể cho Văn nghe về

một buổi chiều chàng lang thang trên đường Cổ Ngư, lòng chán nản, trí âm u: “Những

Trang 30

ý tưởng ghê gớm đến ám ảnh tâm trí chàng Và chàng cảm thấy con đường tương lai đưa chàng đến một nơi địa ngục, tối tăm Nhất là nghĩ tới sự bạc bẽo của mình, chàng càng thấy chàng là một người khốn nạn không đáng sống ở đời nữa” [15; tr.149]

Minh đã từng có ý định tự tử để đền tội của mình, chàng nói: “Rồi tôi toan tự tử cho

hết cái đời vô vị Song tôi lại nghĩ: “Nếu cứ làm liều rồi chết thì chả hóa ra ai cũng có thể làm liều được ư? Không, ta phải sống, sống một cách khốn nạn khổ sở để chuộc lại lòng bội bạc của ta!” Từ đấy tới nay tôi sống mà thực ra cũng như chết, anh ạ, vì ngày nay đời tôi rỗng tuếch Đã nhiều khi, tôi toan viết thư cho anh và cho vợ tôi để xin lỗi, song tôi biết anh và nhà tôi dễ tính lắm, thế nào cũng sẵn lòng tha thứ cho tôi,

mà tôi thì không đáng được tha thứ chút nào” [15; tr.149]

Minh hối hận vì đã sai lầm để đánh mất đi người bạn trăm năm và người bạn trung thành của mình, cho đến hôm nay Minh mới hiểu sự xa hoa phóng đãng chỉ làm cho con người chàng thêm ủy mị, mất hết nghị lực sống Điều này chính Minh đã nói

với Văn: “Tôi đang soạn một truyện về cái đời phóng đãng của những văn nhân quá

yêu sự lãng mạn mà dần dần trụy lạc vào sự xa hoa, nhục dục Anh ạ, tôi cứ tưởng đời văn sĩ phải trái ngược với đời êm đềm trong gia đình đầm ấm Nhưng mà không Ta càng phóng đãng bao nhiêu, tri thức ta nặng trĩu những tư tưởng vật dục Rồi khối óc

ta một ngày một thêm mờ ám Muốn sống một đời văn chương, ta phải có tâm hồn bình tĩnh, nhẹ nhàng Mà được thế, không gì bằng có một người bạn trăm năm và những người bạn trung thành luôn luôn ở bên mình mà khuyến khích ta, mà an ủi ta khi ta gặp thất vọng” [15; tr.150]

Minh không chịu trở về nhà, bởi Minh còn bắt mình phải chịu nhiều sự khổ sở,

ê chề, chàng nói: “Tôi còn phải bắt tôi chịu nhiều sự khổ ê chề đã Vả tôi biết vợ tôi

còn giận tôi lắm Anh thì anh hiểu tôi và sẵn lòng tha thứ cho tôi Nhưng vợ tôi là đàn

bà, không thể dễ tha thứ như anh được Trước kia, tôi vẫn tưởng vợ tôi quê mùa chẳng biết gì, nhưng từ khi tôi thấy vợ tôi không thèm nhận số tiền năm chục bạc tôi gửi cho, tôi mới hiểu không phải chỉ có hạng trí thức mới có những cử chỉ và tính tình cao thượng” [15; tr.150] Những sự hối hận như thay phiên nhau chạy đến với Minh,

chàng hai tay ngồi ôm đầu: “so sánh cái đời giản dị, đạm bạc trong một gia đình có

tính cách bình dân và cái đời xán lạn của một nhà văn kiêu căng sống với những lạc thú phóng dật Thốt nhiên chàng đứng dậy đưa tay bắt tay Văn Rồi như tên tội phạm, chàng rảo bước chạy trốn” [15; tr.151]

Trang 31

Minh đã sám hối tội lỗi của mình và nhận được sự tha thứ của Liên Còn Tuyết, nhiều lần làm đổ vỡ tình yêu, nàng cũng đã nhận được sự tha thứ của Chương, nhưng nàng vẫn không thể sống trọn vẹn bên Chương, bởi hạnh phúc của nàng không phải giống như Minh có trong một gia đình đơn sơ, mộc mạc Vì biết Chương yêu nàng thật lòng, Tuyết đã âm thầm bỏ Chương ra đi Tuyết đã hối hận vì nàng đã đùa giỡn

tình cảm của Chương, nàng đã nói với Chương: “anh đừng tưởng lầm rằng đối với

anh, tội của em là đã vội vàng rời bỏ anh Không, tội của em nặng hơn thế kia, là đã quá nhẹ dạ trong khi đùa bỡn, đã vô tình “cợt trêu” một trái tim chân thành hiếm có”

[15; tr.212]

Sau nhiều lần bỏ Chương ra đi, Tuyết bắt đầu cảm thấy hối hận, nàng đã xin Chương tha thứ Bởi Tuyết hiểu rằng, Chương đối với nàng quá tử tế mà không một ai

tử tế với nàng như vậy, nên dù Tuyết có ra đi thì Tuyết cũng quay trở về với Chương

Điều này chính Tuyết đã nói: “Thật vậy, anh ạ Đối với em, anh tử tế quá, nên khi rời

anh ra, em không thấy ai yêu em nữa” [15; tr.250]

Minh và Tuyết đã biết hối hận vì những lỗi lầm của mình, họ đều tìm cách để đày đọa bản thân, chịu mọi khó khăn cực nhục Nhưng Minh may mắn hơn Tuyết, chàng có một người bạn như Văn, người đã vì gia đình chàng cố gắng hết lòng hết sức Còn Tuyết, Tuyết không thể quay lại cuộc sống gia đình êm đềm được nữa, khi những ngày tháng rong chơi cứ như một bức tường vô hình ngáng đường không cho Tuyết quay trở lại Cuối cùng thì Tuyết cũng phải ra đi, rời khỏi Chương mãi mãi, đó

là kết cuộc mà nàng phải nhận, khi nàng bước vào cuộc sống giang hồ

2.1.4 Ca ngợi sự thủy chung và bao dung trong tình yêu

Bên cạnh những nhân vật như Minh trong Gánh hàng hoa và Tuyết trong Đời

mưa gió còn có một người vợ hết sức thủy chung như Liên và một tình nhân rất bao

dung như Chương Chính sự cao thượng và lòng vị tha của Liên và Chương đã giúp cho Minh và Tuyết có cơ hội sửa đổi những sai lầm của mình Liên và Chương thật giống nhau, họ đều yêu phải những người phản bội tình cảm Liên đã vì Minh chịu mọi hy sinh vất vả, nhưng không một lời than vãn Còn Chương, vì yêu Tuyết, Chương đã bỏ ngoài tai những lời nói không hay về nàng Chương đã bênh vực Tuyết

trước mặt bạn bè, chàng đã nói với Phương: “Và đĩ, thì ai ai cũng đĩ, chỉ khác có một

đằng đĩ với một người và một đằng đĩ với nhiều người” [15; tr.223] Chương lại nói:

Ngày đăng: 23/09/2015, 23:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
2. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (1989), Tự lực văn đoàn – Con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực văn đoàn – Con người và văn chương
Tác giả: Phan Cự Đệ (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1989
3. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
4. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
5. Phan Cự Đệ – Trần Đình Huợu – Nguyễn Trác (1999), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ – Trần Đình Huợu – Nguyễn Trác
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
6. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp 7. Lê Bá Hán (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu", Nxb Tổng hợp Đồng Tháp 7. Lê Bá Hán (2004), "Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp 7. Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Tháp 7. Lê Bá Hán (2004)
Năm: 2004
8. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
9. Hồ Sĩ Hiệp (1996), Khái Hưng – Thạch Lam, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh 10. Đỗ Đức Hiểu(1983), Từ điển văn học, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái Hưng – Thạch Lam", Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh 10. Đỗ Đức Hiểu(1983), "Từ điển văn học
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp (1996), Khái Hưng – Thạch Lam, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh 10. Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 1983
11. Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu (2004), Từ điển Văn học Bộ mới, Nxb Thế giới, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học Bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
12. Nguyễn Văn Lưu (1997), Tuyển tập Trương Chính (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội 13. Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như ý (20040, Từ điển tác giả tác phẩm, Nxb Đại học Sư Phạm, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Trương Chính" (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội 13. Nguyễn Đăng Mạnh – Bùi Duy Tân – Nguyễn Như ý (20040, "Từ điển tác giả tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
14. Phương Ngân (2000), Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết xuất sắc, Nxb Văn hó – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết xuất sắc
Tác giả: Phương Ngân
Nhà XB: Nxb Văn hó – Thông tin
Năm: 2000
15. Hữu Nhuận – Hoàng Lại Giang – Cao Thị Xuân Mỹ – Trần Thị Mai Nhân, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887 – 2000 (Tập II – 1933 – 1955, quyển hai), Nxb TP. Hồ Chí Minh – Nxb văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887 – 2000
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh – Nxb văn hóa Sài Gòn
16. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, tập II – Nxb Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
17. M. M. Pô-zen-ta-li-a, Từ điển Triết học, Nxb Sự thật, Mat-xcơ-va Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Nhà XB: Nxb Sự thật
18. Hồ Thị Xuân Quỳnh (2007), Văn học Việt Nam hiện đại 2, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại 2
Tác giả: Hồ Thị Xuân Quỳnh
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w