1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN

86 599 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 639 KB

Nội dung

CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển của các thành phần kinh

tế đang góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta Các công ty TNHH, công ty cổ phần,doanh nghiệp tưnhân… mọc lên hoàng loạt và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Nhà nước.Bên cạnh đó các chính sách kinh tế mở đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vàonước ta dưới mọi hình thức như liên doanh, liên kết, các khu chế xuất….mang theo

cả “bầu không khí” thị trường vào nước ta khiến cho nền kinh tế trong nước sôiđộng hẳn lên Trong chu kì phát triển đó vai trò của vốn và sự điều tiết của vốn là

vô cùng quan trọng Chính vì vậy mà các ngân hàng thương mại đóng một vai trò

vô cùng to lớn trong nền kinh tế quốc dân

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng - sản phẩm củanền kinh tế hàng hoá cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều kiệnmới Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịpnhàng của nền kinh tế, trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung vàNgân hàng thương mại nói riêng đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới củađất nước, xây dựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển bềnvững

Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu,chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trong tổng lợinhuận của ngân hàng Xong rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy rabất kỳ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cóthể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản Sự phá sản của ngân hàng là một cú sốc mạnhkhông chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộđời sống kinh tế, chính trị, xã hội Chính vì vậy đòi hỏi các Ngân hàng phải quantâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Việc đánh giá đúng thực trạng rủi

ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấpthiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong các NHTM và vaitrò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường nhằm khai thác có hiệu quả hoạt độngtín dụng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam em xin chọn đề tài:

Trang 2

”Hoạt động tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân”

Đề tài bao gồm có 3 chương:

Chương I : Tổng quan về rủi ro tín dụng tại NHTM

Chương II : Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân

Chương III: Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân

Do trình độ còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rấtmong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để vấn đềnghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn tập thể và ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP QuânĐội chi nhánh Thanh Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ và đặc biệt là sự chỉ dẫn củathầy giáo Nguyễn Anh Tuấn để e hoàn thành đề án này

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán"

Như vậy NHTM làm nhiệm vụ trung gian tài chính đi vay để cho vay qua

đó thu lời từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, nó thực sự là mộtloại hình doanh nghiệp dịch vụ tài chính, mặc dù giữa NHTM và các tổ chức tàichính trung gian khác rất khó phân biệt sự khác nhau, nhưng người ta vẫn phải táchNHTM ra thành một nhóm riêng vì những lý do rất đặc biệt của nó như tổng tài sản

có của NHTM luôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, hơnnữa khối lượng séc hay tài khoản gửi không kì hạn mà nó có thể tạo ra cũng là bộphận quan trọng trong tổng cung tiền tệ M1 của cả nền kinh tế Cho thấy NHTM

có vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tếquốc dân

1.1.2 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế :

Thứ nhất: Với chức năng chung gian tài chính, ngân hàng là nơi cấp vốn cho

nền kinh tế

Thứ hai: Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường,

hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tếkhách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Thứ ba: Ngân hàng thương mại là một chủ thể tạo sự tác động trực tiếp của

những công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buôc, thị trường mở các Ngân hàng thươngmại đã góp phần mở rộng và thu hẹp khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông để

ổn định giá trị đồng tiền cả về mặt đối nội và đối ngoại

Trang 4

Thứ tư: Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài

chính quốc tế

1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM :

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng,

nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản cócủa các NHTM, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng

1.2.1 Tín dụng ngân hàng :

1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng :

Là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay vàngười cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả (trong đó người cho vay là ngân hàng).Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng của sự tin tưởng nhau giữa các chủ thể Trongquá trình đó, bên cho vay sẽ chuyển giao vốn của mình cho bên vay sử dụng trongmột thời gian nhất định mà hai bên thỏa thuận gọi là thời hạn tín dụng, khi đến hạnbên đi vay sẽ phải hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi cho bên cho vay

Điều 20 trong luật Các Tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “tín dụng ngânhàng là quan hệ tín dụng trong đó người cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tíndụng còn người đi vay là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có nhu cầu về vốn.”Theo đó, việc cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sửdụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

Điểm đặc biệt trong tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng vừa là người đivay vừa là người cho vay bằng vốn của người khác Quá trình vận động này đặc biệt

ở chỗ ngân hàng chỉ bán quyền sử dụng của mình đối với tiền hay hàng hoá, chứngkhoán, dịch vụ chứ không bán quyền sở hữu nên sau một thời gian sẽ thu hồi cả vốnlẫn lãi

Và giáo trình “Ngân hàng thương mại” của trường Đại học kinh tế quốc dânđịnh nghĩa rằng “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danhmục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanhtoán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanhnào trong lền kinh tế” Từ định nghĩa đó ta thấy được hoạt động chính của các ngânhàng là huy động vốn trong nền kinh tế và sử dụng số vốn huy động được vào hoạtđộng kinh doanh của mình Số vốn của ngân hàng thực tế nhỏ hơn rất nhiều so vớinhu cầu vay vốn của cá khách hàng vì vậy ngoài nguồn vốn chủ ngân hàng còn huy

Trang 5

động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, những nguồn vốn này là cơ sở để ngân hàngtiến hành các hoạt động của mình trong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng Vì vậy

có thể nói đây là nguồn gốc của hoạt động tín dụng ngân hàng

1.2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng :

Tín dung ngân hàng là hoạt động quan trong nhất của các ngân hàng thươngmại Nó có vai trò quan trọng đối với chính các ngân hàng này và với toàn bộ nềnkinh tế

 Đối với nhà nước:

Trước hết tín dụng ngân hàng có vai trò điều chỉnh cung tiền thông qua dựtrữ bắt buộc và hạn mức tín dụng Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh

tế, ngân hàng đã tạo ra số nhân tiền tệ Đó chính là khả năng tạo tiền của ngân hàng.Chúng ta đã biết công thức tính cung tiền của nền kinh tế M=m*MB trong đó m =(1+c)/(r+c) với r = R/D và c = C/D (M: cung tiền; MB: lượng tiền cơ sở; m: sốnhân tiền; c: tỷ lệ tiền tệ trong lưu thông; r: tỷ lệ dự trữ tiền gửi; R: lượng tiền dự trữtrong ngân hàng; C: số lượng tiền mặt đang lưu thông; D: số lượng tiền gửi tại cácngân hàng thương mại) Qua công thức ta nhận thấy cung tiền trong nền kinh tế tỷ

lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ tiền gửi tại các ngân hàng Tỷ lệ dự trữ này của cácNHTM lại phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng nhà nước quy định,các ngân hàng thương mại luôn dự trữ một khoảng tiền lớn hơn mức dự trữ bắt buộc

để vừa đảm bảo được mức dự trữ của mình luôn phải đạt được mức dự trữ bắt buộc

mà vẫn không ảnh hưởng tới việc kinh doanh của ngân hàng Còn về hạn mức tíndụng, nó sẽ tác động đến lượng tiền cho vay của các NHTM với khách hàng và qua

đó ảnh hưởng tới số tiền cung tiền của nền kinh tế Vì yếu tố đó mà ngân hàng nhànước sẽ dễ dàng thay đổi lượng tiền cung ứng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắtbuộc hoặc hạn mức tín dụng đối với các NHTM

Tín dụng ngân hàng còn góp phần vào tài trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh,

mở rộng sản xuất của doanh nghiệp Và khi các doanh nghiệp mở rộng sản xuấtkinh doanh sẽ kéo theo nền sản xuất xã hội phát triển Bên cạnh đó khi các doanhnghiệp mở rộng sản xuất sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận lao động trong xã hội cóđược công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần hạn chế các tệnạn trong xã hội

Với chức năng trung gian tài chính của mình, ngân hàng với nghiệp vụ tíndụng của nó có vai trò quan trọng trong thúc đẩy lưu thông tiền tệ Nếu không có

Trang 6

các tín dụng ngân hàng đứng ra làm cầu nối giữa người cho vay đầu tiên và người đivay cuối cùng thì những người này sẽ phải tự tìm đến nhau Điều này vốn khôngphải dễ vì rất khó để những người cho vay và đi vay ở cùng một mức lãi suất, cùngmột lượng tiền gặp nhau trong nền kinh tế Điều đó dẫn tới hiện tượng ứ đọng vốntrong nền kinh tế gây ra tồn đọng trong quá trình lưu thông tiền tệ Với sự xuất hiệncủa tín dụng ngân hàng vấn đề này đã được giải quyết Và chúng ta cũng nhận thấynếu lượng vốn ứ đọng này không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lưuthông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong mối quan hệ tiền – hàng, kéo theo sự biếnđộng của hệ thống giá cả Do vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần vào ổn định tiền

tệ, giá cả

Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn trở thành công cụ quan trọng của nhà nướctrong quá trình phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng Khi khủng hoảng kinh tế diễn

ra, nhu cầu của nền kinh tế giảm, các doanh nghiệp cũng cắt giảm thu hẹp sản xuất

Đề hồi phục nền kinh tế nhà nước có thể thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy tíndụng ngân hàng phát triển thông qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp Trong cuộc khủng hoảng hiện nay nhà nước ta cũng đang thực hiện biệnpháp này thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất trong thời gian vừa qua

 Đối với ngân hàng:

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, phần lớn nguồn vốn mà cácNHTM huy động được đều được sử dụng cho hoạt động tín dụng Hình thức tíndụng truyền thống của các NHTM là hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản.Nhưng hiện nay các NHTM đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tín dụng vớinhiều loại hình tín dụng mới

Hoạt động tín dụng cũng đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Bởi vậy,hoạt động tín dụng có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các NHTM

Hoạt động tín dụng cũng là cơ sở quan trọng để NHTM phát triển các hoạtđộng khác Trong lịch sử phát triển của ngành ngân hàng hoạt động tín dụng chính

là hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất của mỗi NHTM Và từ hoạt động cơ bản đóNHTM mới phát triển các hoạt động khác như thanh toán, quản lý quỹ hay dịch vụđại lý, tư vấn

 Đối với doanh nghiệp

Tín dụng ngân hàng còn góp phần vào tài trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh,

mở rộng sản xuất của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động của mình, ngoàinguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp đều cần đến một lựơng vốn vay để thực

Trang 7

hiện quá trình sản xuất kinh doanh Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường nhưngày nay việc sử dụng vốn vay lại càng trở thành tất yếu Để thực hiện mục tiêu mởrộng sản xuất ở từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, yêu cầu về nguồnvốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra Bởi lẽ, đẩy mạnh tiến

độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp cònphải biết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội Từ đó, tín dụng ngân hàng với

tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầuvốn bổ sung cho đầu tư phát triển Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanhnghiệp nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tậptrung và tích lũy vốn cho nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng cũng góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tănghiệu quả của dự án phương án Để đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng có hiệuquả các NHTM thường tìm hiểu kĩ về các doanh nghiệp và đưa ra những nguyên tắctín dụng Vì vậy để vay vốn được từ các NHTM thì các doanh nghiệp buộc phảinâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của mình Tương tự đối với các dự án, muốnvay vốn thực hiện dự án các doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu thị trường, khai thácthông tin, định lượng hoạt động kinh doanh để đảm bảo hiệu quả của dự án

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn hoạt độngtrong mối quan hệ qua lại với nhau Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tếthì các doanh nghiệp đó còn có quan hệ xuất nhập khẩu với các công ty nước ngoài.Với các dịch vụ như bảo lãnh, cho vay doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng có thểgiúp tăng cường các mối quan hệ này

1.2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng :

 Chiết khấu thương phiếu

Trong nền kinh tế thị trường, các loại giấy tờ có giá được phát hành và lưuthông rộng rãi Người nắm giữ những giấy tờ có giá này nếu cần tiền mặt mà nhữnggiấy tờ có giá này chưa đến hạn thì có thể mang giấy tờ đó đến ngân hàng chiếtkhấu Đây được coi là một nghiệp vụ đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngânhàng và những người kí tên trên thương phiếu Điều 57 mục 2 Luật các tổ chức tíndụng quy định: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấuthương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Người chủ sở hữu thương phiếu

và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợppháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho tổ chức tín dụng.”

Trang 8

Như vậy về bản chất đây là hoạt động tín dụng ngắn hạn Có thể nói chiếtkhấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ

có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiếtkhấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng HÌnh thức nàykhác với cho vay ở chỗ: không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhậnchiết khấu làm đảm bảo tín dụng, ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằngcách khấu trừ vào mệnh giá, qui trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanhchóng hơn so với cho vay Hiện nay các NHTM thường nhận chiết khấu hai loạichứng từ cơ bản: thương phiếu và chứng từ có giá khác như trái phiếu, kỳ phiếu…

 Cho vay

Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng quy định: cho vay là một hình thứccủa cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cho khách hàng vay một khoản tiền để sửdụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàntrả cả gốc lẫn lãi Cho vay là một hình thức tín dụng lâu đời, nó đã phát triển vớinhiều hình thức khác nhau

Thấu chi: thấu chi là một nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phépngười vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi Đây là hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trìnhthanh toán, tuy nhiên chúng chỉ được áp dụng với những khách hàng có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn và có kì thu nhập ngắn

Cho vay trực tiếp từng lần: đây là hình thức cho vay của các NHTM đối vớicác khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên và không có đủ điều kiện đểđược cấp hạn mức thấu chi Theo hình thức này mỗi lần vay khách hàng phải làmđơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay, sau đó ngân hàng sẽ tiến hànhphân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạngiải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu bảo đảm nếu cần Và mỗi món vayloại này được quản lý tách biệt theo các hồ sơ khác nhau

Cho vay theo hạn mức: đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏathuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng, hạn mức này có thể tính cho cả kìhoặc cuối kì, đó chính là dư nợ tối đa tại mỗi thời điểm tính Trong nghiệp vụ nàycác NHTM sẽ không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng Khi khách hàng

có thu nhập NHTM sẽ tiến hành thu nợ Hình thức này tạo sự chủ động cho kháchhàng trong việc quản lý ngân quỹ Tuy nhiên việc không tách thành các khoản nợ cụ

Trang 9

thể lên các NHTM cũng gặp khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát hiệu quả sửdụng vốn trong từng lần vay.

Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên quá trình luân chuyểncủa hàng hóa Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp có thể gặp phảihiện tượng thiếu vốn khi mua hàng, khi đó, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay

để mua hàng và doanh nghiệp sẽ phải trả nợ khi bán được hàng Theo phương thứcnày thì đầu năm hoặc quý doanh nghiệp sẽ phải làm đơn xin vay luân chuyển Cũngtheo phương thức này, mọi khoản thu từ bán hàng của doanh nghiệp đều được dùng

để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích sang tài khoản tiền gởi thanh toáncủa khách hàng Có thể nhận thấy theo hình thức này, giá trị hàng hóa mua vào đều

là đối tượng được ngân hàng cho vay và thu nhập từ bán hàng đều là nguồn để chitrả cho ngân hàng, đồng thời các khoản phải thu và hàng hóa trong kho trở thành vậtbảo đảm cho khoản vay Phương thức này thường được áp dụng với các doanhnghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì ngắn ngày

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng mà theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Các khoản chovay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn tài trợ chocác tài sản cố định và hàng lâu bền Đây là hình thức cho vay rủi ro cao nhất trongcác hình thức cho vay vì các khoản vay này thường được thế chấp bằng chính cácloại hàng hóa mua trả góp, khả năng trả nợ lại phụ thuộc vào thu nhập đều đặn củangười vay, nếu người này mất việc ốm đau, giảm thu nhập thì khả năng trả nợ chongân hàng cũng giảm Chính vì lý do đó nên lãi suất cho vay trả góp thường caonhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng

Cho vay gián tiếp: đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian Trong phương thức này ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt độngcho vay sang các tổ chức trung gian Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tínchấp cho các thành viên tham gia vay vốn ngân hàng Và để bù đắp một phần chiphí của trung gian, ngân hàng trích một phần thu nhập để lại cho trung gian Hìnhthức này thường được áp dụng với thị trường có nhiều khoản vay nhỏ, người vayphân tán, cách xa ngân hàng

 Cho thuê tài sản

Cho thuê là hình thức tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Hoạt độngnày được phân thành hai hình thức là cho thuê hoạt động (còn gọi là cho thuê vậnhành) và cho thuê tài chính

Trang 10

Theo điều 1 khoản 1 của nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng

5 năm 2001 quy định: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dàihạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các độngsản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuêcam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theoyêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bênthuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã đượchai bên thỏa thuận.” Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mualại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồngcho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuêtài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợpđồng

Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê tài sản theo đó Bên thuê sử dụng tàisản cho thuê của bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đócho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản Bên cho thuê giữ quyền sở hữutài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê

 Bảo lãnh, tái bảo lãnh

Theo quy chế bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của tổchức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thựchiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảolãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trảthay Bảo lãnh thường có 3 bên: bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bảolãnh Bảo lãnh được chia thành nhiều hình thức khác nhau theo mục tiêu của bảolãnh đó là bảo lãnh tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng , bảo lãnh hoàntrả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả vốn vay, bảo lãnh đảm bảo thanh toán

Ta có thể thấy bản chất của bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tài trợ củangân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới từ đóthực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín Ngân hàng không phải bỏ tiền ngaykhi kí kết hợp đồng bảo lãnh, chính vì thế, bảo lãnh không được quản lý trong bảngcân đối kế toán của ngân hàng mà được quản lý trong phần tài sản ngoại bảng Vàkhi khách hàng không thực hiện được cam kết, ngân hàng sẽ phải đứng ra chi trảcho bên thứ ba Khi đó khoản tiền chi trả này sẽ được xếp vào loại tài sản xấu trong

Trang 11

bảng cân đối kế toán và khoản chi trả này cúng là một phần cấu thành lên nợ quáhạn của ngân hàng Qua đó ta có thể thấy bảo lãnh cũng chưa đựng các loại rủi ronhư một khoản cho vay lên nó cúng đòi hỏi phải phân tích khách hàng như khi chovay Tuy nhiên khác với các khoản cho vay ngân hàng thu lãi từ lãi suất thì bảo lãnhngân hàng thu phí của khách hàng Phí bảo lãnh này được tính theo phần trăm của

số tiền bảo lãnh Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng kí quỹ

1.2.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng :

1.2.2.1 Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro :

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường gặp “sự rủi ro” Đó lànhững gì không tốt, ngoài sự mong đợi, có thể xảy ra đối với chúng ta trong mọimặt của đời sống xã hội: vật chất, sức khoẻ, tinh thần và bao gồm cả tư duy, như bịmất cắp tiền, tai nạn giao thông, thất vọng, buồn chán do không đạt được mục đíchnào đó…

Như vậy, “rủi ro” là một phần của cuộc sống hàng ngày, nó diễn ra ở hầu hếtcác lĩnh vực cuộc sống; là những nguy cơ tiềm ẩn có khả năng xảy ra và có thể sẽmang đến những tổn hại về vật chất, tinh thần hoặc các yếu tố khác trong các lĩnhvực của đời sống xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù có tínhsong hành Khi tiến hành mọi hoạt động kinh doanh chúng ta luôn phải đứng trước

sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn, bất cứ mộthoạt động đem lại lợi nhuận nào đều hàm chứa rủi ro đi kèm

Khái niệm rủi ro thường bao gồm 02 nhân tố: Khả năng xảy ra rủi ro (tần sốkhả năng xẩy ra rủi ro nhiều hay ít) và hậu quả nếu rủi ro xảy ra (sự thiệt hại do rủi

ro gây ra nhiều hay ít)

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, chúng ta luôn tìm cách dự đoántrước những rủi ro có thể xảy ra và lựa chọn cách xử lý đối với những rủi ro nàybằng cách: ngăn chặn không cho rủi ro xảy ra, giảm thiểu hậu quả của rủi ro, nétránh rủi ro hoặc chấp nhận để cho rủi ro xảy ra Đây là phản ứng mang tính tựnhiên được đưa ra nhằm bảo vệ chúng ta - đôi khi bảo vệ sự sống còn - trước nhữngthiệt hại có thể xảy ra, hay còn gọi là quản lý rủi ro Tất cả chúng ta đều có kỹ năngquản lý rủi ro, mặc dù có thể đôi khi chúng ta không nhận ra điều này Ví dụ: vàomùa mưa, đi làm phải đem áo mưa; để không bị kẹt xe phải tránh giờ cao điểm hoặcchọn đường đi khác, v.v…

Trang 12

Như vậy, Quản lý rủi ro là việc dự đoán về những khả năng và mức độ hậuquả của sự việc có thể xảy ra, qua đó áp dụng những biện pháp để làm giảm độkhông an toàn và thay đổi cách xem xét và hành động đối với sự việc đó.

Dưới góc độ quản lý, quản lý rủi ro là một phương pháp để phát hiện ranhững yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công tác quản lý từ đó thay đổicách xem xét và hành động nhằm loại trừ hoặc làm giảm sự ảnh hưởng của nhữngyếu tố trên

Như nội dung đã đề cập phần trên, khi xác định được rủi ro, chúng ta thườnglựa chọn các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn, làm triệt tiêu các rủi ro, né tránhhoặc làm giảm các thiệt hại do rủi ro gây ra Thông thường có các hình thức xử lýrủi ro chủ yếu như sau:

- Ngăn chặn, làm triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện nảy sinh rủi ro;

- Làm giảm tác hại của rủi ro;

- Né tránh đối với những rủi ro mà nếu ta áp dụng biện pháp để ngănchặn hiệu quả sẽ thấp vì chi phí cho việc ngăn chặn này sẽ lớn hơn hậu quả của rủi

ro có thể xảy ra;

- Chuyển giao rủi ro;

- Chấp nhận những rủi ro có khả năng và mức độ xảy ra thấp, vì chi phícho việc quản lý những rủi ro này sẽ cao hơn hậu quả có thể xảy ra

1.2.2.2 Rủi ro tín dụng :

1.2.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của rủi ro tín dụng

Theo sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter Rose: trong hoạt độngkinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếucủa ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn Các thống kê vànghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt độngngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngânhàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch

vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thunhập ngân hàng Từ đó cho thấy rủi ro tín dụng là rủi ro đặc trưng nhất, dễ xẩy ranhất và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động của ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi rochấp nhận được là bản chất ngân hàng Trong mọi hoạt động của ngân hàng, bất kìhoạt động nào cũng đều hàm chứa rủi ro và tín dụng không phải là một ngoại lệ.Chính vì thế P Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu

Trang 13

ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinhdoanh” Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất vàảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng Thế nên đã có rấtnhiều nhà kinh tế nghiên cứu về rủi ro tín dụng và đã đưa ra nhiều định nghĩa khácnhau về rủi ro tín dụng :

Theo Timothy W.Koch: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi roxảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc

và lãi theo thỏa thuận Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần

và thị giá c ủ a v ố n xu ấ t phát t ừ vi ệ c khách hàng không thanh toán hay thanh toántrễ hạn” (trong sách Bank Management, Đại học nam Carolina, The Dryden Press,

1995, trang 107)

Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”,

A Saunder và H.Lange lại cho rằng: “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dựtính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về

cả số lượng và thời hạn”

Còn theo Henie Van Greuning, Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụngđược định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trảvốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng đây là thuộc tính vốn

có của hoạt động ngân hàng

Theo ngân hàng thế giới (The World Bank): Rủi ro tín dụng tức là việc chitrả một khoản tín dụng bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ.Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năngthanh khoản của ngân hàng

Trong luật pháp nước ta, theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng, được ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định: “rủi ro tín dụng là khảnăng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo camkết.”

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nộidung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

Trang 14

- Rủi ro tín dụng phát sinh khi người vay sai hẹn (defaut) trong thực hiệnnghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn hoặc lãi hoặc cả hai Sự sai hẹn có thể

là trễ hạn (delayed payment) hoặc không thanh toán (non payment) Hay có thể hiểu

là rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu được vốn lãi hoặc cả hai đúnghạn, phát sinh nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi có thể dẫn đến mất vốn

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua

lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng Có thể ví rủi ro tíndụng như một “ngòi nổ”, khi nó xẩy ra gây thiệt hại không lớn lắm nhưng vớinhững tác động dây chuyền mà nó tạo ra có thể gây ra những thiệt hại lớn thậm chí

có thể gây ra khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng kinh tế xã hội trên phạm viquốc gia hoặc thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn

ra vốn suất phát từ những rủi ro tín dụng trong thị trường tín dụng nhà đất ở Mĩ

- Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu đadạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vìvậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất,đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyếtđịnh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồngbiến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi rotiềm ẩn càng lớn)

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng,

do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay

dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có

tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tưtín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trongphòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảyra

Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, ngoài việc hiểu thế nào

là rủi ro tín dụng thì việc nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng cũng là rất cầnthiết và hữu ích Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau :

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng

chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng chủ yếu xảy ra khi

Trang 15

khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn Hay nóicách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhânchủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở

sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng tại cácngân hàng Do đó khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấuhiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại

để có biện pháp phòng ngừa phù hợp

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tíndụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngânhàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điềunày làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng Kinhdoanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợinhuận tương ứng

1.2.2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầucủa việc nghiên cứu hoặc quản lý Đối với ngân hàng việc phân loại có ý nghĩa rấtquan trọng, nó liên quan tới việc thiết kế chính sách, quy trình, thủ tục và mô hình

tổ chức của ngân hàng nhằm đảm bảo nhận biết đầy đủ các nguyên nhân làm phátsinh rủi ro và phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận của ngân hàng Tùy theo tiêuchí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau

 Theo đối tượng sử dụng

Rủi ro tín dụng phân loại theo đối tượng sử dụng thực tế là phân loại theo đốitượng khách hàng của ngân hàng Theo cách phân loại này rủi ro tín dụng đượcphân thành:

Rủi ro tín dụng khách hàng cá thể

Rủi ro tín dụng công ty, rủi ro tổ chức kinh tế

 Theo giai đoạn phát sinh rủi ro

Quy trình tín dụng bao gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau Trongmỗi giai đoạn đó đều có thể phát sinh rủi ro đối với hoạt động tín dụng của ngânhàng Phân loại rủi ro tín dụng theo tiêu chí này bao gồm:

Rủi ro trong giai đoạn thẩm định hay rủi ro do đánh giá sai khách hàng.Rủi ro khi cho vay

Rủi ro trong khi quản lý, xử lý thu nợ

Trang 16

 Theo sản phẩm tín dụng

Hoạt động tín dụng của các NHTM rất đa dạng Do đó loại hình sản phẩmtrong hoạt động tín dụng của NHTM cũng rất đa dạng và phong phú Chúng ta cóthể tạm chia các sản phẩm tín dụng của các NHTM thành hai loại đó là các sảnphẩm nội bảng và các sản phẩm ngoại bảng Cũng giống như vậy rủi ro tín dụngcũng có thể phân chia thành rủi ro tín dụng nội bảng và rủi ro tín dụng ngoại bảng

 Theo thời hạn của khoản vay

Tương tự như tín dụng ngân hàng có thể phân chia theo thời hạn thành tíndụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thì rủi ro tín dụng cũng có thể phân chia thànhrủi ro tín dụng dài hạn, rủi ro tín dụng trung hạn và rủi ro tín dụng ngắn hạn

 Theo nguyên nhân của rủi ro:

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quátrình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ củangân hàng); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức chovay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đếncông tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề)

Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do nhữnghạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nộitại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnhvực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vàomột số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất địnhhoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao)

Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi rothì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan Rủi rokhách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, ngườivay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay

Trang 17

trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách Rủi ro chủ quan donguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ýlàm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.

 Theo tính chất của rủi ro:

Rủi ro ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn: trong đó rủi ro ứ đọng vốn là loại rủi roxẩy ra khi vốn huy động được bị tồn đọng lớn không cho vay hoặc đầu tư được.Còn rủi ro thiếu hụt vốn là loại rủi ro xẩy ra khi ngân hàng sử dụng vốn vượt quámức mà ngân hàng có thể huy động được, để bù đắp mức thiếu hụt này ngân hàngphải huy động tại các nguồn khác đắt hơn làm giảm thu nhập của ngân hàng

Rủi ro nợ quá hạn: xẩy ra khi đến hạn thanh toán mà người vay chư trả đủ bịchuyển sang nợ quá hạn

1.2.2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác Hoạt độngngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây

ra rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại

Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây :

* Các nguyên nhân khách quan:

 Nhân tố kinh tế:

Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của NHTM có thể được coi

là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Chính vì vậy hoạtđộng của nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các ngành khác trong nền kinh tế Sự biếnđộng bất thường của một hoạt động kinh tế nào đó trong nền kinh tế nói chung cũngđều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại, với vai tròcầu nối của mình thì hoạt động của ngân hàng càng chịu nhiều ảnh hưởng từ nhữngbiến động bất thường đó Vì thế có thể khẳng định môi trường kinh tế ảnh hưởng rấtlớn rất lớn tới các ngân hàng Trong số các hoạt động của các NHTM thì hoạt độngtín dụng cũng chính là hoạt động nhạy cảm nhất với những biến động của nền kinh

tế Do đó các nhân tố kinh tế này là sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động tín dụng củangân hàng thương mại Khi nền kinh tế ở trạng thái hưng thịnh thì các ngành trongnền kinh tế cũng phát triển kéo theo nhu cầu tín dụng cao, đồng thời các biến số củanền kinh tế tăng cao và ổn định, tín dụng ngân hàng sẽ phát triển và gặp ít rủi rohơn Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hay suy thoái, các doanhnghiệp có khuynh hướng giảm thiểu hoạt động kinh doanh của mình, tín dụng ngân

Trang 18

hàng sẽ bị thu hẹp, đồng thời những khoảng tín dụng đã cấp cũng có nguy cơ gặprủi ro cao.

Trong các nhân tố kinh tế chúng ta cũng cần chú ý tới các chính sách kinh tế

vĩ mô của chính phủ Hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của cácchính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Vì thế bất kì một thay đổi nào trong hệthống chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đều có thể gây ra ảnh hưởng tới hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng

 Nhân tố xã hội :

Các nhân tố xã hội như trình độ dân trí, trật tự an ninh, an toàn xã hội ảnhhưởng trực tiếp tới các bên tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng đó chính làngân hàng và khách hàng của ngân hàng Thực tế cho thấy, nếu một nơi nào an ninhtrật tự không đảm bảo, an toàn xã hội kém, có nhiều tội phạm sẽ gây ra thiếu antoàn trong các hoạt động đầu tư gây trở ngại cho hoạt động tín dụng và rủi ro tíndụng cũng theo đó mà tăng lên

 Nhân tố pháp lý :

Môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh là tổng hợp các yếu tố pháp

lý có tác động tới hoạt động kinh doanh, bao gồm hệ thống pháp luật và hệ thốngcác biện pháp đảm bảo cho hệ thống pháp luật được thực thi cùng với sự chấp hànhpháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh Trong hoạt động tín dụngngân hàng đó chính là các quy định của NHNN, luật các tổ chức tín dụng, luật dân

sự và một số luật định khác liên quan Nếu như các quy định của pháp luật không rõràng, thiếu đồng bộ, thiếu kịp thời, thiếu ổn định và nhiều kẽ hở thì sẽ gây khó khăncho các NHTM trong các hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Nếucác NHTM hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy sẽ không đạt được hiệu quả

và dễ gặp rủi ro Ngược lại, với một môi trường pháp lý vững chắc, rõ ràng, đầy đủ,đồng bộ và ổn định sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động của các NHTM và hạn chế rủi

ro trong các hoạt động của NHTM trong đó có hoạt động tín dụng Và môi trườngpháp lý đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi

có tranh chấp xẩy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

* Các nguyên nhân từ phía khách hàng:

Khách hàng là người lập phương án, dự án vay vốn, và cũng chính họ cũng

là người sử dụng nguồn vốn vay được của ngân hàng vào việc sản xuất, kinh doanhcũng như tiêu dùng của chính họ Vì vậy, rủi ro tín dụng cũng xuất phát từ phíangười vay

Trang 19

 Năng lực của khách hàng: năng lực của khách hàng quyết định tớiviệc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không Nếu năng lực của khách hàng yếukém sẽ gây ra thiếu hiệu quả trong việc thực hiện các dự án, phương án từ đó sẽ dẫntới rủi ro tín dụng với các ngân hàng Năng lực của khách hàng có thể xét trên haiyếu tố:

Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng: trong nền kinh tế thị trườnghiện nay, vai trò của của nhà quản lý ngày càng quan trọng Đặc biệt là trong quátrình hội nhập kinh tế, và việc gia nhập WTO của nước ta như hiện nay, vai trò củanhà quản trị càng được đề cao Khả năng quản lý kinh doanh và quản trị tài chínhcủa khách hàng ngày càng tác động nhiều hơn tới chất lượng hoạt động sản xuấtkinh doanh của chính các khách hàng và từ đó tác động tới chất lượng tín dụng củangân hàng và có thể sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng Trong quá trình hoạtđộng của mình rất có thể do trình độ của nhà quản lý, của chủ doanh nghiệp còn yếukém, không dự đoán được những biến động của thị trường, thiếu hiểu biết về việcsản xuất, phân phối và khuếch trương sản phẩm dẫn tới những tính toán thiếu hợp

lý trong khi lập và thực hiện dự án kinh doanh Từ đó sẽ dấn tới việc dự án kémhiệu quả gây ảnh hưởng tới việc trả nợ cho ngân hàng dẫn tới rủi ro tín dụng

Khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh Để tồn tại trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi, bất kỳ doanh nghiệp nàocũng phải đối mặt với cạnh tranh Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế nhưhiện nay, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với cạnh tranh từ các doanh nghiệptrong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Trong điềukiện như vậy năng lực cạnh tranh của khách hàng là một yếu tố quan trọng, nếunăng lực cạnh tranh của khách hàng tốt thì khách hàng đó sẽ tồn tại và phát triển,khả năng trả nợ cho ngân hàng lớn và ngược lại năng lực cạnh tranh kém có thể dẫntới thua lỗ, khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng chongân hàng

 Sự trung thực của khách hàng: tính trung thực của khách hàng cũng làmột yếu tố quan trọng, một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng Sựtrung thực của khách hàng có thể xét trên ba khía cạnh:

Sử dụng vốn sai mục đích Đây là một loại rủi ro phổ biến trong hoạt độngcủa ngân hàng Sau khi vay vốn vủa ngân hàng thay vì sử dụng vốn như đã nêutrong hợp đồng vay vốn khách hàng đã sử dụng vốn vào việc có mà theo họ có thể

Trang 20

đem lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên đi kèm theo đó là mức độ rủi ro cũng cao hơn,nguy cơ mất vốn cao hơn gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Cung cấp số liệu sai cho nhân viên tín dụng để vay tiền Đây là loại rủi roxẩy ra khi khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, không cung cấp số liệu trung thựchay cố tình vi phạm các nguyên tắc kế toán để tạo ra số liệu đẹp nhằm qua mặt nhânviên tín dụng Trong điều kiện thông tin không tốt, thiếu tính phổ thông như hiệnnay, việc phát hiện ra các sai phạm đó là rất khó đối với ngân hàng, tình trang thôngtin không cân xứng rất dễ xẩy ra làm cho ngân hàng có những quyết định tín dụngkhông hợp lý, dẫn đến khả năng mất vốn cao Từ đó gây ra rủi ro tín dụng cho ngânhàng

Cố ý chốn tránh nhiệm vụ trả nợ Đây là hiện tượng, khi đến hạn trả nợ chongân hàng, mặc dù khách hàng có đủ khả năng thanh toán nhưng lại không muốn trả

nợ cho ngân hàng Họ cố tình chây ì, nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng Đây làmột loại rủi ro đạo đức của người vay

 Rủi ro về tài sản đảm bảo của khách hàng: tài sản đảm bảo là mộttrong những điều kiện quan trọng để khách hàng có thể vay tiền Nó chính là nguồntrả nợ thứ hai cảu khách hàng khi nguồn trả nợ thứ nhất của ngân hàng (thu nhậpcủa khách hàng hay lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh) không đủ để trả nợ chongân hàng Nó là một trong những yếu tố làm giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngânhàng Tuy nhiên hiện nay vẫn còn hiện tượng tài sản thế chấp là nhà xưởng, máymóc, thiết bị cũ lạc hậu không còn đủ tiêu chuẩn là vật thế chấp gây khó khăn chongân hàng trong công tác cho vay Bên cạnh đó là hiện tượng vật được đem ra thếchấp bị mất giá, giảm giá trong quá trình cho khách hàng vay, hay khi khách hàngkhông còn khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành phát mại tái sản nhưng lại khôngbán được hay bán được nhưng vẫn không đủ bù đắp nợ của khách hàng

 Các nguyên nhân khác từ phía khách hàng: người vay chết, mất tích

* Các nguyên nhân từ phía ngân hàng :

NHTM là bên cho vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng Và cũng có nhiềurủi ro tín dụng mà nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng Các nguyên nhân đó

có thể được xét trên các khía cạnh :

 Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường

Trang 21

chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt độngtín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sing lời (giáo trình ngân hàngthương mại) Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: hạn mức tín dụng đối vớikhách hàng,; các loại hình tín dụng được thực hiện; kỳ hạn tín dụng được áp dụng;lãi suất và phí suất tín dụng; điều kiện giải ngân, thanh toán; phương hướng giảiquyết các khoản tín dụng có vấn đề Việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàngchịu ảnh hưởng rất lớn từ các yêu tố này Chính sách tín dụng hợp lý, linh họat,đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác quản lý rủi ro tín dụng Tuy nhiên, nếu các chính sách tín dụng mà thiếu hợp lý,cứng nhắc cũng là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong quản lý rủi ro tíndụng Bên canh đó nếu hệ thống chính sách tín dụng không ổn định, lỏng lẻo, haythay đổi, chưa chú trọng phân tích khách hàng sẽ gây ra những hậu quả nguyhiểm, là nguyên nhân gây ra không ít rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Bên cạnh đó việc mở rộng quy mô tín dụng mà không chú ý tới chất lượngtín dụng, chính sách tín dụng chỉ chú ý tới mở rộng quy mô mà xem nhẹ chất lượngkhoản vay cũng là một nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng

 Quy trình cấp tín dụng :

Quy trình cấp tín dụng là tập hợp những nhiệm vụ cơ bản và những bướctrong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồmcác bước từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vaycủa khách hàng và quá trình thu hồi nợ Vai trò của quy trình tín dụng rất quantrọng Một quy trình tín dụng hợp lý, linh hoạt, chủ động, thích hợp với mỗi loạikhách hàng khác nhau sẽ giảm bớt được rủi ro tín dụng cho ngân hàng Đồng thời

sự kết hợp nhịp nhành của các bước trong quy trình tín dụng cũng sẽ giúp cho cácngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được tình hình của các khoản tíndụng để có biện pháp can thiệp kịp thời, sớm ngăn chặn và hạn chế các rủi ro tíndụng có thể xẩy ra Ngược lại một quy trình tín dụng bất hợp lý thiếu gắn kết giữacác bước cũng là một nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng

 Mạng lưới thông tin tín dụng:

Mạng lưới thông tin tín dụng cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới rủi

ro tín dụng của ngân hàng thương mại Những thông tin tín dụng có chất lượng sẽ lànhững căn cứ để đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn, hạn chế những rủi rotín dụng có thể xảy ra Những thông tin về khách hàng mà ngân hàng cần quan tâmbao gồm:

Trang 22

- Thông tin tài chính của khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh củaphương án vay vốn, nhu cầu vốn thực tế của dự án, khả năng trả nợ của người vay,giá trị tài sản thế chấp

- Thông tin gián tiếp: thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnhtranh của ngành mà khách hành hoạt động, tình hình kinh tế xã hội

- Thông tin phi tài chính: năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh,

uy tín, quan hệ xã hội

Hệ thống thông tin của ngân hàng cần phải đa dạng chính xác và đầy đủ.Chính vì vậy nguồn thông tin của ngân hàng cũng phải đa dạng và phong phú Ngânhàng không chỉ lấy thông tin từ chính tổ chức đi vay mà còn phải lấy thông tin từbên ngoài như từ các tổ chức tín dụng khác, từ các đối tác của khách hàng Nhờ hệthống thông tin đa dạng đó ngân hàng mới có thể đánh giá một cách toàn diện chínhxác về một khách hàng từ đó đưa ra những quyết định tín dụng hợp lý hạn chế đượcrủi ro tín dụng Tuy nhiên hiện nay hệ thông thông tin của các ngân hàng cẫn chưađáp ứng được nhu cầu đó, đây cũng là một nguyên nhân khiến các cán bộ tín dụngđưa ra những quyết định tín dụng sai lầm gây ra rủi ro tín dụng

 Hệ thống quản lý rủi ro, phân loại rủi ro:

Hệ thống quản lý rủi ro, phân loại rủi ro có tác động lớn tới tình hình rủi rotín dụng của các NHTM Với một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hợp lý cácNHTM sẽ phát hiện được những dấu hiệu của rủi ro và từ đó tiến hành ngăn ngừarủi ro tín dụng từ khi nó chưa xẩy ra Bên cạnh đó với một hệ thống phân loại rủi rotín dụng hợp lý cũng sẽ giúp cho ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn Vàngược lại một hệ thống quản lý rủi ro, phân loại rủi ro bất hợp lý cũng là nguyên

Trang 23

nhân khiến các ngân hàng chậm hoặc không thể phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro

có thể diễn ra, cũng không quản lý tốt được các khoản tín dụng đã gặp rủi ro, từ đódẫn đến tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng

 Công tác tổ chức của ngân hang :

Công tác tổ chức của ngân hàng nếu được cụ thể hóa và được sắp xếp mộtcách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trên cơ sở tuân thủ cácnguyên tắc tín dụng sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động tín dụng một cách lành mạnh

có hiệu quả Và khi đó nó cũng hạn chế được rủi ro tín dụng có thê xẩy ra thông quaviệc phát hiện và xử lý kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề Và khi công tác tổchức của ngân hàng không hợp lý có thể dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động vànhững sai sót không đáng có dẫn tới những rủi ro tín dụng mà đáng nhẽ có thể hạnchế được

 Chất lượng nhân sự:

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào mọi khâu trong quá trình tíndụng nên chất lượng nhân sự cũng là một nhân tố có thể gây ra rủi ro tín dụng.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất nhiều tớichất lượng của hoạt động tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng Một cán bộ tíndụng không đủ khả năng phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn trong một hợp đồng vay

nợ mà đưa ra quyết định cho vay sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng

 Hoạt động kiểm soát nội bộ :

Hoạt động kiểm soát nộ bộ cho phép các nhà quản lý nắm bắt được tình hìnhhoạt động của ngân hàng, những khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải để từ đóđưa ra được những đối sách hợp lý Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ khộng tốt rất cóthể sẽ xẩy ra tình trạng không tuân thủ những chính sách quy định dẫn đến rủi ro tíndụng Bên cạnh đó cũng có thể không kiểm soát được hiện tượng nhân viên ngânhàng cấu kết với khách hàng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Trang 24

1.2.2.4 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng:

Việc phát hiện ra các dấu hiệu của rủi ro tín dụng là vô cùng quan trọng Khiphát hiện ra được những dấu hiệu cho thấy có khả năng xẩy ra rủi ro, ngân hàng cóthể tiến hành những hoạt động nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý Trên thực tế để pháthiện ra những dấu hiệu của rủi ro là khá khó, rủi ro có thể đột ngột xẩy ra mà không

có bất kỳ một dấu hiệu nào báo trước Mặc dù vậy vẫn có một số dấu hiệu cảnh báorủi ro có thể xẩy ra với một khoản tín dụng của ngân hàng Các dấu hiệu đó có thểphân thành các nhóm dấu hiệu sau :

Các dấu hiệu về quan hệ của ngân hàng với khách hàng: là các dấu hiệu

khi khách hàng có biểu hiện sau:

- Không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ lãi và gốc khi đến hạn

- Xin ngân hàng cơ cấu lại nợ

- Có biểu hiện giảm vốn điều lệ

- Chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phải trả bao gồm cả phải trảnhân viên

- Vốn vay bị sử dụng sai với mục đích trong hợp đồng cho vay

- Chu kỳ vay thường xuyên ra tăng

Các dấu hiệu về phương pháp quản lý và tổ chức của khách hàng:

- Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo về quanđiểm, mục đích và cách thức quản lý

- Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu tổ chức không hợp lý dẫn đến hiệntượng dùng người không hiệu quả, những nhân viên có năng lực rời bỏ doanhnghiệp

Các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hang :

- Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của khách hàng có xu hướng giảm

- Thu nhập của khách hàng thiếu tính thường xuyên, ổn định

- Vòng quay vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm

- Các khoản tín dụng thương mại gia của khách hàng tăng một cách bấtthường

Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán :

- Khách hàng chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trongbáo cáo tài chính không hợp lý, thiếu chính xác

- Tiền mặt, vốn lưu động của khách hàng giảm một cách bất thường

Trang 25

- Sản xuất và bán hàng của khách hàng không đạt chỉ tiêu, kế hoạch.

- Cơ cấu vốn của khách hàng không hợp lý

Các dấu hiệu về thương mại :

- Khách hàng tham gia kinh doanh những ngành nghề không thuộc chuyênmôn, những lĩnh vực có độ rủi ro cao

- Yếu tố đầu vào của khách hàng không thuận lợi: ví dụ như giá cả đầu vàotăng cao, không mua được nguyên vật liệu đầu vào

- Chi phí của doanh nghiệp khách hàng không hợp lý

Các dấu hiệu về mặt pháp lý :

- Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng theo chiều hướng bất lợi

- Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật

1.2.2.5 Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và chỉ tiêu về an toàn tín dụng:

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng :

Tỷ lệ nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, nó giúp đánhgiá rủi ro tín dụng của ngân hàng Tỉ lệ này được tính theo công thức: Tỷ lệ nợ quáhạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Tỷ lệ lãi treo: lãi treo là khoản tiền lãi của khoản vay mà ngân hàng chưa thuhồi được Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngânhàng do rủi ro tín dụng gây ra Được tính theo công thức:

Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh/Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng

Tỷ lệ nợ khó đòi: tỷ lệ này phản ánh tổn thất trong hoạt động tín dụng củangân hang Nó được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Tổng doanh số cho vay

Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ: phản ánh tỷ lệ các khoản nợ không thu hồi đượcnhưng được nhà nước cho phép khoanh lại (thường là các khoản cho vay chínhsách)

Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ = Nợ khoanh/ Tổng doanh số cho vay

Tỷ trọng nợ khó đòi trên nợ quá hạn: phản ánh số lượng nợ có khả năng mấtvón cao trên tổng số nợ quá hạn Được tính bằng công thức:

Tỷ trọng nợ khó đòi trên nợ quá hạn = Nợ khó đòi/ Nợ quá hạn

 Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng

Trang 26

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: là tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có và tổng tài sảnchuyển đổi rủi ro mà các NHTM cần phải duy trì Hiện nay, ở nước ta, tỷ lệ nàyđang được quy định là 8%.

Tỷ lệ thanh khoản: các tổ chức tín dụng cần duy trì đảm bảo khả năng thanhkhoản của mình Để đạt được điều đó các tổ chức tín dụng phải đạt được các chỉtiêu: tỷ lệ giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanhtoán trong thánh tới tối thiểu là 25%; tỷ lệ giữa tài sản “Có” thanh ngay trong 7ngày và tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 7 ngày tối thiểu là 1

Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối vớimột khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng Tổngmức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không đượcvượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tíndụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự

có của tổ chức tín dụng Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối vớimột nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổchức tín dụng

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được phép cho vay trunghạn và dài hạn: Ngân hàng thương mại: 40%, Tổ chức tín dụng khác: 30%

*Tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hang :

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng

Giảm lợi nhuận: ngân hàng cấp tín dụng dựa chủ yếu vào nguồn vốn huyđộng được trong nền kinh tế Để có được nguồn vốn này ngân hàng phải trả chi phíhuy động Nếu rủi ro tín dụng xẩy ra ngân hàng sẽ không thu được lãi để bù đắp chiphí Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm một cách đáng kể

Giảm uy tín của ngân hàng: chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao thìhiệu quả hoạt động của ngân hàng kém do hậu quả của rủi ro tín dụng, khi đó dânchúng sẽ mất lòng tin vào ngân hàng sẽ làm giảm uy tín và vị thế của ngân hàng

Giảm khả năng thanh toán: khi rủi ro tín dụng xẩy ra nhiều, đến một lúc nào

đó ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trang trải cho các khoản này, khi đó khảnăng thanh toán của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng Nếu tình trạng đó kéo dài còn cónguy cơ gây mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới nguy cơ phá sản củangân hàng

Trang 27

Giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng: rủi ro tín dụng phát sinh đồngnghĩa với việc một phần vốn của ngân hàng bị tồn đọng hoặc thất thoát trong khoảntín dụng đó Từ đó sẽ dẫn tới việc làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, làmgiảm doanh số cho vay và dẫn đến làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn củangân hàng.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở cácmức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dựphòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu đượcvốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậuquả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính

vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biệnpháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay

1.2.3 Quy trình và nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại :

1.2.3.1 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại :

Mục đích của việc hạn chế rủi ro tín dụng là nhằm đảm bảo cho hoạt động tíndụng của ngân hàng không phải chịu những rủi ro quá lớn làm ảnh hưởng đến sựtồn tại và khả năng cạnh tranh và phát triển của ngân hàng Nói cách khác hoạt độnghạn chế rủi ro tín dụng nhằm mục đích xác định, đo lường rủi ro và từ đó giảm thiểurủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong phạm vi có thể Việc hạn chế rủi ro tín dụnggiúp ngân hàng tránh được việc phải đối mặt với những rủi ro quá lớn mà nếu chúngxẩy ra thì tác hại sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng

Khi tiến hành công tác hạn chế rủi ro tín dụng chúng ta phải chú y đến vấn

đề sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích đạt được từ việc hạn chế rủi ro tín dụng Bất

cứ một hoạt động nào của ngân hàng cũng đều phát sinh chi phí, hoạt động hạn chếrủi ro cũng vậy Để có thể giảm thiểu rủi ro của mình các ngân hàng sẽ phải bỏ rachi phí, nhưng vấn đề đặt ra là chi phí đó là bao nhiêu và lợi ích thu được từ hoạtđộng hạn chế rủi ro đó là bao nhiêu Khi đối mặt với rủi ro ngân hàng có thể hạnchế, loại bỏ hay hứng chịu rủi ro Đôi khi việc hạn chế hay loại bỏ rủi ro lại gây rachi phí cao hơn so với tác hại mà rủi ro có thể gây ra, trong trường hợp đó ngânhàng nên chấp nhận rủi ro thay vì hạn chế nó

Các bước cơ bản để hạn chế rủi ro tín dụng:

Trang 28

- Bước 1: theo dõi giám sat để nhận biết, xác định và nắm được nguyên nhângây ra rủi ro

- Bước 2 : đo lường rủi ro, tính toán đưa ra mức độ rủi ro tín dụng mà ngânhàng phải đối mặt, mức độ thiệt hại tài chính mà ngân hàng phải chịu nếu rủi ro xẩy

và tổng mức rủi ro của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng Đồng thời mức

độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt phải nằm trong khả năng chịu đựng được củangân hàng

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại :

 Nhân tố con người: đây là nhân tố quan trọng tác động tới hoạt độnghạn chế rủi ro của NHTM Nhân tố con người bao gồm những cán bộ trong chínhngân hàng, và từ phái khách hàng Đối với các cán bộ ngân hàng hai yếu tố cầnđược chú ý đó chính là trình độ của cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Cán

bộ tín dụng có trình độ kém, đưa ra những quyết định sai lầm sẽ gây ra rủi ro chongân hàng Cán bộ quản lý rủi ro trình độ thấp cũng sẽ không phát hiện ra sai sót,nguy cơ rủi ro trong tín dụng sẽ không ngăn chặn, giảm được rủi ro cho ngân hàng.Tuy vậy nhưng đạo đức nghề nghiệp mới là yếu tố gây ra rủi ro tín dụng nguy hiểmhơn Về phía khách hàng, hai yếu tố là ý thức của khách hàng và năng lực củakhách hàng sẽ tác động tới rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt

 Môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh: bất kỳ sự thay đổi nàocủa Chính Phủ về chính sách phát triển kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ đều cóảnh hưởng tới đến hoạt động của ngân hàng Vì vậy, sự thay đổi bất thường của cácyếu tố chính sách liên quan tới hoạt động kinh tế của chính phủ đều là nhân tố ảnhhưởng tới hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Bên cạnh đó yếu tố luậtpháp cúng là một yếu tố tác động tới việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng

Trang 29

 Hệ thống thông tin: yếu tố thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọngtrong hoạt động tín dụng cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngânhàng Các cán bộ tín dụng phải dựa vào các thông tin thu thập được về khách hàngmới có thể ra quyết định tín dụng cũng như có thể phát hiện ra rủi ro với các khoảnvay của ngân hàng Do đó đây cũng là một nhân tố tác động tới việc hạn chế rủi rotín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH THANH XUÂN

Trang 30

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và chi nhánh Thanh Xuân :

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội :

Được thành lập ngày 4/11/1994 theo giấy phép hoạt động số 194/QĐ-NH5ngày 14/9/1994 của NH nhà nước Việt Nam và quyết định thành lập số00374/GBUP ngày 30/12/1993 của UBND thành phố Hà Nội, với tên gọi đầy đủ làNgân hàng TMCP Quân Đội, tên tiếng anh là minitary bank (MB) Trụ sở chính của

MB tọa lạc tại Số 3 Đường Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 16 nămhình thành và phát triển là 16 năm MB khẳng định vị trí và tên tuổi của mình tronglĩnh vực tài chính – ngân hàng, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong nhữngngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam Các cổ đông chính của MB là các tổ chứcthuộc các lĩnh vực công nghiệp, tài chính - ngân hàng, dịch vụ đó là công ty vật tưcông nghiệp Bộ quốc phòng (GAET), tổng công ty bay dịch vụ Việt nam, tổng công

ty xây dựng Trường Sơn, công ty Tân Cảng, ngân hàng ngoại thương Việtnam(Vietcombank) Và khoảng 7.000 cổ đông cá nhân khác Hiện nay MB có vốnđiều lệ 2.000 tỷ đồng và dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 7.300 tỷ đồng vào năm

2010, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam

Tính đến cuối năm 2008, sau 14 năm hoạt động ngân hàng cổ phần quân đội

đã có hơn 80 điểm giao dịch, chi nhánh lớn nhỏ trên cả nước Trong đó năm 2008,

MB đã tiến hành khai trương MB Quảng Ngãi, khai trương MB Nghệ An khaitrương MB Mỹ Đình, khai trương MB Đông Anh – Hà Nội bên cạnh đó là việc khaitrương trụ sở mới MB Sài Gòn Ngân hàng cũng đã xây dựng được một hệ thốngmạng lưới máy ATM, máy POS trên khắp cả nước Trong đó có hơn 250 máyATM, 1100 máy POS Đồng thời MB cũng có một hệ thống các công ty thành viên

đó là: Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng long (TSC), công ty Quản lý quĩ đầu tưChứng khoán Hà nội (HFM), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản(AMC), công ty

Cổ phần Địa ốc MB (MB Land)

Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB luôn được Ngân hàngNhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước nhưThương hiệu mạnh VN 2005, 2006; Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2007; Top

100 thương hiệu mạnh Việt nam 2007; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởngthanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập

Trang 31

đoàn quốc tế khác trao tặng Trong năm 2008, MB cũng đã đạt được giải thưởng

Top 100 thương hiệu Việt Nam, giải thưởng Thương hiệu chứng khoán uy tín vàCông ty cổ phần hàng đầu Việt Nam, bằng khen của thống đốc Ngân hàng NhàNước, giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất, giải thưởng thanh toán

do HSBC trao tặng

Đồng thời ngân hàng cũng rất chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào trong hoạt động của ngân hàng Trong năm 2008, MB cũng đã tiến hànhtriển khai thành công hệ thống corebanking-t24

MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 Ngân hàng

đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó MB cũng rất chú trọng đến việc mở

rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác, điển hình là việc ký kết thỏathuận hợp tác toàn diện giữa MB và Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu

2.1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Thanh Xuân :

- Phòng giao dịch Thanh Xuân được thành lập vào ngày 04/11/1997.Đếntháng 11/2003 được chuyển thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện BiênPhủ theo quyết định số 140/2003/NHQĐ-HĐQT ngày 11/11/2003 của Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Độ

- Đến năm 2005,khi Sở giao dịch được thành lập thì Chi nhánh Thanh Xuânđược chuyển về trực thuộc Sở giao dịch Hà Nội

- Ngày 25/11/2008,theo quyết định số 613/QĐ-MB-HĐQT của Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội thì Chi nhánh Thanh Xuân được tách rakhỏi Sở giao dịch và trở thành một đơn vị trực thuộc Hội sở

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự:

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Trang 32

Tổng số cán bộ CNV của Chi nhánh là 41 người, cụ thể :

- Ban lãnh đạo Chi nhánh : 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc

- Phòng Quan hệ khách hàng : Tổng cộng có 13 người : gồm 01 Trưởng

phòng QHKH; 06 cán bộ quan hệ khách hàng; 01 Trưởng bộ phận hỗ trợ QHKH;

05 cán bộ hô trợ QHKH

- Phòng Kế toán & DV khách hàng : 12 người; gồm 01 trưởng phòng kế

toán & DV khách hàng, 01 kiểm soát sàn, 01 Trưởng quỹ và 09 giao dịch viên

- Phòng Hành chính - Nhân sự: 04 người

- Phòng Giao dịch Phùng Hưng : 10 người

Đa số các cán bộ trong toàn Chi nhánh đều là các cán bộ trẻ, có trình độ đạihọc trở lên

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ:

Chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện đầy đủ các hoạt động huy động vốn,cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng

2.1.2.3 Một số tình hình hoạt động chung về hoạt động tín dụng :

Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là ở trục đường Nguyễn Trãi vàkéo xuống đường 70 đi Thị trấn Văn Điển, tuy nhiên Chi nhánh cũng khai thácđược rất nhiều các khách hàng ở địa bàn lân cận

- Những thuận lợi: Là một trong những chi nhánh được thành lập sớm của

Ngân hàng Quân đội nên đến nay Chi nhánh Thanh Xuân đã có số lượng kháchhàng đông đảo Phần lớn là các khách hàng truyền thống và có uy tín Chi nhánh

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ

TOÁN & DV

KHÁCH HÀNG

PGD PHÙNGHƯNG

PHÒNG QUAN

HỆ KHÁCHHÀNG HHÀNG

Cán bộQHKH

Bộ phận hỗtrợ QHKH

Trang 33

đóng trên địa bàn có giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, có thu nhập tương đốikhá Số lượng doanh nghiệp tương đối đông đảo.

- Khó khăn: Số lượng các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn là rất nhiều,

các Ngân hàng cạnh tranh với nhau rất gay gắt

+ Các khách hàng cá nhân chủ yếu là vay mua xe ô tô trả góp và vay mua,sửa chữa nhà, vay VLĐ phục vụ kinh doanh

+ Nhìn chung, chất lượng hoạt động của Chi nhánh đạt đuợc ở mức khá.+ Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn mang lại hiệu quả tốt Chinhánh luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra Trong năm

2008 Chi nhánh được xếp loại tốt trong toàn hệ thống

2.1.2.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại MB Thanh Xuân (Nguồn: báo cáo kết

quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

Trang 34

Trong đó nguồn vốn huy động được của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn cụ thể của MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

Tiền gửi không kì hạn TCKT 149,915 191,364 144,606

 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh:

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của MB

Trang 35

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

2.2 Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

Biểu dồ 2.1: Dư nợ tín dụng của MB Thanh Xuân (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

385385

322400

627284

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ Mỹ lan rộng ra phạm

vi toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ Các doanh nghiệpphá sản, công nhân thất nghiệp tăng mạnh, thị trường chứng khoán ảm đạm, chỉ số

Trang 36

VN-index giao động xung quanh con số 300 điểm… Đây là một năm khó khăn đốivới thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính thế giới nóichung Mặc dù dư nợ của Chi nhánh MB Thanh Xuân năm 2008 thấp hơn năm 2007nhưng vẫn đạt mức trên 322 tỉ đồng

Tới năm 2009 khi mà nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc thì dư nợ của MBThanh Xuân đã đạt mức rất cao là trên 627 tỷ đồng

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

2.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

Bảng 2.4: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB Thanh Xuân

Nhìn trên bảng ta nhận thấy tỉ trọng nợ không đủ tiêu chuẩn của chi nhánh có

sự thay đổi chủ yếu là do sự thay đổi của nợ cần chú ý ( nhóm 2 ) Năm 2007 nợ cầnchú ý từ 1,2% tăng lên 20,48% tuy nhiên tới năm 2008 con số này là 20,48% và tớinăm 2009 chỉ còn 3,3% Điều này lý giải một phần cho ảnh hưởng của cuộc khủngkhoảng kinh tế thế giới năm 2008

Còn các nhóm nợ còn lại của chi nhánh có sự thay đổi không nhiều, daođộng trong một mức nhỏ nhất định

Trang 37

2.2.2.2 Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng mà chi nhánh mắc phải :

Sau khi nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng của chi nhánh MB ThanhXuân Tôi đã rút ra được một số nguyên nhân dẫn tới các rủi ro tín dụng mà chinhánh Thanh Xuân đã mắc phải trong thời gian qua Trước hết là một số nguyênnhân từ phía khách hàng:

Đầu tiên, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích Khi vay vốn ngân

hàng đa số các doanh nghiệp đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Sốlượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếmđoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại thường hết sứcnặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động củachi nhánh Tại MB Thanh Xuân, tuy các rủi ro từ nguyên nhân này chưa để lại hậuquả lớn, nhưng cũng đã gây ra một số khoản nợ quá hạn Rủi ro xuất phát từ nguyênnhân này của chi nhánh thường xuất hiện đối với các khoản vay :

- Với các khoản cho vay hạn mức nhưng không kiểm soát được việc sử dụngvốn vay của khách hàng Khách hàng lợi dụng hạn mức được vay để tiến hành vayvốn sử dụng vào những mục đích rủi ro,

- Khách hàng cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án, dùng nguồn nguồnvốn vay được của chi nhánh cho dự án này sang sử dụng ở dự án khác

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao,hoàn vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạnlưu động để đầu tư sử dụng cho các tài sản dài hạn

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD dẫn đến không kiểm soát được dòngtiền của đơn vị

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so vớichu kỳ dòng tiền dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạntrả nợ cho ngân hàng

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, có hiện tượng thanh toán chậm hoặckhông thanh toán giữa khách hàng và đối tác dẫn tới mất cân đối tiền vay và tài sảnhình thành từ vốn vay Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàngđối với chi nhánh Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các kháchhàng, khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểmsoát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu hợp lý

Trang 38

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằngtài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch Những thông tintrên báo cáo tài chính là cơ sở để các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánhgiá tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra những nhận định về khả năng trả

nợ của khách hàng, thông qua đó đi đến quyết định tín dụng Những báo cáo tàichính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng,

có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín dụng không hợp lý.Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫnchưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách

kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chấthình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính củadoanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực

tế và xác thực

Bốn là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kếhoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quáhạn tại chi nhánh Nguyên nhân này thường xuất phát từ các lĩnh vực hoặc cáckhách hàng, khoản vay có đặc điểm:

- Cho vay giải phóng mặt bằng

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản,mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, nhưngvốn tự có đó lại dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đếnchủ quan trong tính toán tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn Cụ thể là tronggiai đoạn vừa qua, một số khoản vay trung hạn của chi nhánh được thực hiện trongnăm 2007 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chưa xẩy ra đã gặp phải hiệntượng này

Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hang :

Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và nănglực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩmđịnh chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, nănglực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không cao gâykhó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng Vẫn còn hiện tượng thẩm định chovay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹthuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng

Trang 39

dẫn tới những nhận định sai và đưa ra những quyết định không hợp lý Hoặc là khicho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết,nhất là nhu cầu vốn lưu động dẫn đến việc cho vay không đủ nhu cầu của kháchhàng gây ra hiện tượng thiếu vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng tới dự án gây ảnhhưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng Ngoài ra, các cán bộ tín dụng của chinhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt quanhững khó khăn tạm thời, có thể nói đây không chỉ là yếu kém của chi nhánh màcòn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn

đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm,nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùngnguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng Hiện tại, ở chi nhánh chưa phátsinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên đây cũng

là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà xẩy

ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh

Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ củakhách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phânđịnh hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan

Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ hở,sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhưkhông kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nênmặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng kháchhàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích kháckhông hiệu quả và bị tổn thất Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trênthực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra mộtcách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêngnằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nóicách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là khôngthể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi

ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khikhách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực

tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn

là hợp tác Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con

số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc

Trang 40

nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đanày thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào Qua quá trìnhthực tập tại chi nhánh, tôi nhận thấy rằng sự hợp tác giữa chi nhánh và các ngânhàng khác trong lĩnh vực này là chưa cao.

Bên cạnh đó là tình hình trang thiết bị thông tin của chi nhánh còn chưa đầy

đủ, khả năng thu thập thông tin khách hàng còn hạn chế Hiện nay các phân tích củacán bộ tín dụng đều dựa trên thông tin mà khách hàng cũng cấp là chính, chứ hầunhư không tự tìm kiếm được thông tin về khách hàng

Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo.Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đấtđai, các loại máy móc thiết bị Mức giá của các loại tài sản này thường biến độngliên tục gây khó khăn cho việc định giá Đối với các loại máy móc thiết bị, chinhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản nàythường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ Bêncạnh đó đối với những loại máy móc đặc thù thì tuy có giá trị cao nhưng khi xiết nợthanh lý lại khó bán được, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý sau nàynếu rủi ro xẩy ra

Nguyên nhân khác :

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu giatăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp,những khách hàng thường xuyên của chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ vàquy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranhcủa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhậpkinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặpphải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chínhlớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút Cũng như đối với các TCTD khác đâycũng là một vấn đề mà chi nhánh đang phải đối mặt

Bên cạnh đó là tình hình khó khăn chung của nền tài chính thế giới trong giaiđoạn vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam Về phía Việt Nam, ảnhhưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng đó thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưatham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới Nhưng khủng hoảng tài chính toàncầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa các ngân hàng (Libor và Sibor,tức London Inter Bank offer rate, Singapore Inter Bank Offer rate, thường đượcdùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay) Ngoài rađầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Khác
2. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê Khác
3. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính năm 2001 Khác
4. Frederie S.Minkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật 2001 Khác
5. Luật Các tổ chức tín dụng Khác
6. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Khác
7. Quyết định 493 năm 2005 của NHNN Khác
8. Báo cáo kết quả kinh doanh của MB Khác
9. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân 10. Quyết định số 2230 của Tổng giám đốc MB Khác
11. Thông báo số 1913 của Tổng giám đốc MB Khác
12. Thông báo số 501 của Tổng giám đốc MB Khác
13. Thông báo số 1447 của Tổng giám đốc MB Khác
14. Tạp chí ngân hàng Khác
15. Tạp chí tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2.3. Một số tình hình hoạt động chung về hoạt động tín dụng: - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
2.1.2.3. Một số tình hình hoạt động chung về hoạt động tín dụng: (Trang 32)
Trong đó nguồn vốn huy động được của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
rong đó nguồn vốn huy động được của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: (Trang 34)
Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của MB - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động của MB (Trang 34)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn cụ thể của MB Thanh Xuân (tỷ đồng)  (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân) - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn cụ thể của MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân) (Trang 34)
Bảng 2.4: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.4 Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) (Trang 36)
Bảng 2.4: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB  Thanh  Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.4 Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) (Trang 36)
Bảng 2.5: Bảng phân chia mức độ rủi ro (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.5 Bảng phân chia mức độ rủi ro (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) (Trang 44)
Bảng 2.5: Bảng phân chia mức độ rủi ro (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN
Bảng 2.5 Bảng phân chia mức độ rủi ro (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng) (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w