Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 36 - 42)

PHÓ GIÁM ĐỐC

2.2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :

Bảng 2.4: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)

Năm 2007 2008 2009

Nợ đủ tiêu chuẩn 404,794 281,375 616,589

% trên tổng dư nợ 98,2% 78,5% 93,49%

Nợ cần chú ý 4,938 73,387 21,779

% trên tổng dư nợ 1,2% 20,48% 3,3%

Nợ dưới tiêu chuẩn 1,252 2,272 0

% trên tổng dư nợ 0.3% 0,63% 0% Nợ nghi ngờ 0,111 0,074 1,029 % trên tổng dư nợ 0,03% 0,02% 0,16% Nợ có khả năng mất vốn 1,097 1,287 20,111 % trên tổng dư nợ 0,27% 0,36% 3,05% Tổng 412,192 358,395 659,508

Nhìn trên bảng ta nhận thấy tỉ trọng nợ không đủ tiêu chuẩn của chi nhánh có sự thay đổi chủ yếu là do sự thay đổi của nợ cần chú ý ( nhóm 2 ). Năm 2007 nợ cần chú ý từ 1,2% tăng lên 20,48% tuy nhiên tới năm 2008 con số này là 20,48% và tới năm 2009 chỉ còn 3,3%. Điều này lý giải một phần cho ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Còn các nhóm nợ còn lại của chi nhánh có sự thay đổi không nhiều, dao động trong một mức nhỏ nhất định.

2.2.2.2. Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng mà chi nhánh mắc phải :

Sau khi nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng của chi nhánh MB Thanh Xuân. Tôi đã rút ra được một số nguyên nhân dẫn tới các rủi ro tín dụng mà chi nhánh Thanh Xuân đã mắc phải trong thời gian qua. Trước hết là một số nguyên nhân từ phía khách hàng:

Đầu tiên, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi vay vốn ngân hàng đa số các doanh nghiệp đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại thường hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chi nhánh. Tại MB Thanh Xuân, tuy các rủi ro từ nguyên nhân này chưa để lại hậu quả lớn, nhưng cũng đã gây ra một số khoản nợ quá hạn. Rủi ro xuất phát từ nguyên nhân này của chi nhánh thường xuất hiện đối với các khoản vay :

- Với các khoản cho vay hạn mức nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng lợi dụng hạn mức được vay để tiến hành vay vốn sử dụng vào những mục đích rủi ro,

- Khách hàng cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án, dùng nguồn nguồn vốn vay được của chi nhánh cho dự án này sang sử dụng ở dự án khác.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, hoàn vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưu động để đầu tư sử dụng cho các tài sản dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD dẫn đến không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, có hiện tượng thanh toán chậm hoặc không thanh toán giữa khách hàng và đối tác dẫn tới mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của khách hàng đối với chi nhánh. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng, khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát.

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch. Những thông tin trên báo cáo tài chính là cơ sở để các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng, thông qua đó đi đến quyết định tín dụng. Những báo cáo tài chính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín dụng không hợp lý. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Bốn là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh. Nguyên nhân này thường xuất phát từ các lĩnh vực hoặc các khách hàng, khoản vay có đặc điểm:

- Cho vay giải phóng mặt bằng.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, nhưng vốn tự có đó lại dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn. Cụ thể là trong giai đoạn vừa qua, một số khoản vay trung hạn của chi nhánh được thực hiện trong năm 2007 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chưa xẩy ra đã gặp phải hiện tượng này.

Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hang :

Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không cao gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Vẫn còn hiện tượng thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng dẫn tới những nhận định sai và đưa ra những quyết định không hợp lý. Hoặc là khi cho vay

đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động dẫn đến việc cho vay không đủ nhu cầu của khách hàng gây ra hiện tượng thiếu vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng tới dự án gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng của chi nhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời, có thể nói đây không chỉ là yếu kém của chi nhánh mà còn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Hiện tại, ở chi nhánh chưa phát sinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà xẩy ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh.

Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.

Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro

chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh, tôi nhận thấy rằng sự hợp tác giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trong lĩnh vực này là chưa cao.

Bên cạnh đó là tình hình trang thiết bị thông tin của chi nhánh còn chưa đầy đủ, khả năng thu thập thông tin khách hàng còn hạn chế. Hiện nay các phân tích của cán bộ tín dụng đều dựa trên thông tin mà khách hàng cũng cấp là chính, chứ hầu như không tự tìm kiếm được thông tin về khách hàng.

Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ. Bên cạnh đó đối với những loại máy móc đặc thù thì tuy có giá trị cao nhưng khi xiết nợ thanh lý lại khó bán được, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý sau này nếu rủi ro xẩy ra.

Nguyên nhân khác :

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Cũng như đối với các TCTD khác đây cũng là một vấn đề mà chi nhánh đang phải đối mặt.

Bên cạnh đó là tình hình khó khăn chung của nền tài chính thế giới trong giai đoạn vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Về phía Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng đó thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưa tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa các ngân hàng (Libor và Sibor, tức London Inter Bank offer rate, Singapore Inter Bank Offer rate, thường được dùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay). Ngoài ra đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được. Đối với thị trường chứng khoán, có khả năng nhà

đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam. Đồng thời hoạt động nhập khẩu của các nước sẽ co lại, vì vậy ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta xuất khẩu đến 60% GDP vì vậy chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Trước những ảnh hưởng đó của cuộc khủng hoảng, tình trạng các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ hoặc rơi vào tình trạng giật gấu và vai. Đó cũng lầ một nguyên nhân dẫn tới các khoản nợ quá hạn của chi nhánh.

Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể nhắc đến một nguyên nhân quan trọng khác có thể dẫn tới rủi ro tín dụng của chi nhánh đó chính là sự biến động của lãi suất trong thời gian qua. Trong năm 2007 chúng ta đã chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng, cuộc đua tăng lãi suất huy động. Trong thời gian đó, có những lúc lãi suất huy động của ngân hàng có lúc lên tới 20%/năm. Nhưng ngay sau đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, như đã phân tích ở trên đã tác động không nhỏ đến lãi suất. Nó đã làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng xuống mức rất thấp. Và chi nhánh cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của sự biến đổi lãi suất này.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 36 - 42)