Kiến nghị với ngân hàng cổ phần quân đội:

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 78 - 80)

PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN

3.3.3.Kiến nghị với ngân hàng cổ phần quân đội:

Định kỳ yêu cầu các chi nhánh phải cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của chi nhánh, xử lý nghiêm khắc những chi nhánh có biểu hiện muốn che giấu thông tin, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Quân Đội

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về quản lý và điều hành chính sách tín dụng, quản lý rủi ro... cho cán bộ nhân viên thuộc các chi nhánh, để họ có thể nâng cao trình độ, hạn chế những sai sót không đáng có.

Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao. Tăng cường khả năng trao đổi thông tin trong nội bộ các

chi nhánh của MB, giữa chi nhánh với hội sở. Tăng cường trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng khác cũng như với CIC.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.

Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro.

Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng khách hàng để từ đó có sự chọn lựa giao dịch với các khách hàng có uy tín, hoạt động có hiệu quả nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro ngay từ ban đầu.

Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Dựa trên mức lãi suất cơ bản của NHNN ban hành và chi phí vốn của mình, MB chỉ nên xây dựng mức lãi suất tham khảo và giao cho các chi nhánh quyền chủ động xác định mức lãi suất phù hợp đối với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi suất theo thang bậc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp (phần dư nợ vay vượt giới hạn tín dụng tham khảo nhưng vẫn trong giới hạn tín dụng được phê duyệt phải áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn).

Cần phải xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tách riêng về mặt lợi ích với hoạt động tín dụng của mỗi chi nhánh.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của NHTMCP Quân Đội đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của MB nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công

tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thanh Xuân, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của chi nhánh, em đã đề xuất kiến nghị với MB, NHNN Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Anh Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 78 - 80)