Chuyển rủi ro cho bên thứ b a:

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 72 - 73)

PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN

3.2.9. Chuyển rủi ro cho bên thứ b a:

Chi nhánh cũng có thể hạn chế rủi ro của mình bằng cách chuyển bớt rủi ro cho bên thứ ba. Trong hoạt động tín dụng của mình chi nhánh có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu chi nhánh từ chối cho vay sẽ bị mất khách, vì vậy chi nhánh có thể thực hiện việc chuyển rủi ro để vừa giữ chân được khách hàng vừa tránh phải chịu rủi ro quá mức.

Cho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay mang nhiều rủi ro. Với nghiệp vụ này rủi ro của chi nhánh sẽ được san sẻ bớt cho các tổ chức tín dụng khác.

Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu

rủi ro xảy ra, vì vậy ngân hàng sẽ bán khoản cho vay cho các ngân hàng lớn hơn hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng.

Thực hiện bảo hiểm tiền vay: tức là chuyển rủi ro cho những cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

Cho vay có bảo lãnh cũng là một hình thức giảm thiểu rủi ro. Trong thời gian vừa qua MB đã ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác về bảo lãnh tín dụng với VDB (ngân hàng phát triển Việt Nam). Theo thỏa thuận hợp tác VDB sẽ bảo lãnh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động để được vay vốn tại MB. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có dự án, phương án kinh doanh tốt nhưng thiếu tài sản đảm bảo sẽ được VDB bảo lãnh để thực hiện vay vốn tại MB. Nếu lĩnh vực vay vốn của doanh nghiệp này thuộc diện được hỗ trợ lãi suất thì doanh nghiệp còn được vay vốn với mức hỗ trợ 4% lãi suất theo quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ.

Một công cụ hiệu quả trong quản lí rủi ro tín dụng là các phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Phái sinh tín dụng là các công cụ phái sinh được sử dụng để quản lí rủi ro tín dụng. Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, chi nhánh có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hoá các rủi ro này. Tuy nhiên cần chú ý hiện nay thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta chưa phát triển nên cungx khóthực hiện biện pháp này.

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w