Một số biện pháp khác:

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 73 - 75)

PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN

3.2.10.Một số biện pháp khác:

Đa dạng hoá phương thức cho vay: Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “Không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Nguyên tắc này cũn được áp dụng trong kinh doanh ngân hàng nói chung và trong tín dụng nói riêng. Trong hoạt động tín dụng điều đó có nghĩa là hướng các hoạt động tín dụng đến đa dạng mà các hậu quả của các hoạt động tín dụng đó không liên quan với nhau chặt chẽ giúp loại trừ một số rủi ro. Đây là nguyên lý không có gì mới, nhưng trong thực hiện thì cần luôn luôn quán triệt, xuyên suốt. Chi nhánh có thể thực hiện đa dạng hóa hoạt động tín dụng của mình bằng cách: Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, không cho vay tập trung vào một đối tượng, một nhòm đối tượng có liên quan hay một ngành. Chi nhánh cũng có thể đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của mình với nhiều hình thức

tín dụng khác nhau

Trích lập dự phòng: đây là giải pháp quan trọng trong việc hạn chế những thiệt hai mà chi nhánh có thể sẽ phải chịu sau khi rủi ro xẩy ra. Chi nhánh đã nhận định được vai trò của việc trích lập dự phòng nên đã trích lập dự phòng đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô: việc nghiên cứu và dự báo vĩ mô nền kinh tế cũng là một hoạt động quan trọng có thể hạn chế được rủi ro cho chi nhánh. Khi đã dự đoán được những thay đổi vĩ mô của nền kinh tế các cán bộ tín dụng sẽ có thể đưa ra được những quyết định chính xác hơn, qua đó hạn chế được những rủi ro có thể xẩy ra. Để thực hiện được điều đó MB nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các gải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững. Ở trên chúng ta cũng đưa ra giải pháp là phải thành lập một phòng thông tin riêng. Chúng ta có thể kết hợp đưa thêm bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô vào phòng đó.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng việc quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã hoàn thành được hơn một nửa.

3.3. Một số kiến nghị :

Phía trên em đã nêu ra một số biện pháp mà một chi nhánh MB Thanh Xuân có thể thực hiện nhằm hạn chế rủi ro của mình. Tuy nhiên để có thể thực hiện được các giải pháp đó một cách hiệu quả chi nhánh cần có sự hợp tác của nhà nước, NHNH cũng như của chính hệ thống của MB. Do đó em đã đưa ra một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN (Trang 73 - 75)