1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thành phần động vật nổi (zooplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh hậu giang và thành phố cần thơ

66 451 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Ngoài ra, động vật thủy sinh luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ CẨM GIANG

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC TỈNH HẬU GIANG

VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ CẨM GIANG

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU THUỘC TỈNH HẬU GIANG

VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Cần thơ, 12/ 2013

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, quý thầy cô trong

bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực hiện

đề tài

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Liên – cán bộ hướng dẫn đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, cùng toàn thể lớp nuôi trồng thủy sản khóa 36

và bạn thân đã động viên, chia sẻ cùng tôi trong thời gian học tập

Và không quên tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Cẩm Giang

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố cho bất kì luận văn cùng cấp nào khác

Ngày tháng năm 2013

Ký tên

Trần thị Cẩm Giang

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật nổi để làm cơ sở cho việc dánh giá nguồn thức ăn tự nhiên tại địa bàn khu vực nghiên cứu Qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chương trình quan trắc sinh học trên sông Hậu Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 đợt thu mẫu (đợt 1 06/2013 và đợt 2 09/2013) với tổng cộng

21 điểm gồm 8 điểm trên sông chính và 13 điểm trên các nhánh sông Mẫu động vật nổi được thu định tính và định lượng bằng lưới phiêu sinh dạng hình chóp có kích thước mắt lưới 60µm và cố định bằng formol với nồng độ 4-6% Kết quả khảo sát đã tìm thấy tổng cộng 70 loài động vật nổi Trong đó, ngành Rotifera có thành phần loài đa dạng nhất với 35 loài (49%) Qua 2 đợt khảo sát, thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính và trên các nhánh sông không khác biệt lớn: tuyến sông chính có tổng cộng 59 loài và nhánh sông có tổng cộng 70 loài Ngành Rotifera chiếm ưu thế ở cả 2 khu vực thu với 29 loài (49%) và 34 loài (49%) trên các nhánh sông Các điểm thu trên tuyến sông chính có thành phần loài và mật độ trung bình thấp hơn so với nhánh sông Ở tuyến sông chính, mật độ động vật nổi cao nhất ở sông Trà Nóc và thấp nhất ở thị trấn Mái Dầm Tại các điểm thu trên nhánh sông mật độ đạt cao nhất tại kênh NT sông Hậu 2 và thấp nhất ở Nhánh sông Mái Dầm Một số loài động

vật nổi thường xuất hiện trong khu vực khảo sát: Arcella vulgaris, Centropyxis aculeate, Centropyxis ecornis (Protozoa) Lecane luna, Filinia terminalis, Notholca sp (Rotifera), Mesocyclops laukarti, Eucyclops serrulatus (copepoda), veliger lavar (Khác),…

Chỉ số đa dạng H’ trung bình trên tuyến sông chính là 2.6 ± 0.2 cao hơn nhánh sông 2.5± 0.3 Kết quả này thể hiện môi trường nước tại tại khu vực khảo sát

bị ô nhiễm ở mức trung bình

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung đề tài 2

1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2

CHƯƠNG II 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3

2.1.1.1 Địa hình 3

2.1.1.2 Khí hậu 3

2.1.1.3 Thủy văn 3

2.1.1.4 Ngư nghiệp 4

2.1.2 Thành phố Cần Thơ 4

2.1.2.1 Vị trí địa lí 4

2.1.2.2 Đặc điểm địa hình 4

2.1.2.3 Khí hậu 4

2.1.2.4 Thủy văn 4

2.2 Phiêu sinh động vật 5

2.2.1 Sự phân bố thành phần loài động vật phiêu sinh 5

2.2.2 Mật độ của động vật phiêu sinh 6

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật phiêu sinh 7

2.2.4 Vai trò của động vật phiêu sinh 8

2.2.4.1 Nguồn thức ăn tự nhiên 8

2.2.4.2 Lọc sinh học và chỉ thị môi trường 9

2.3 chỉ số đa dạng sinh học Shanon (H) 10

CHƯƠNG III 11

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Vật liệu nghiên cứu 11

3.2 Phương pháp nghiên cứu 11

3.2.1 Địa điểm thu mẫu 11

3.2.2 Chu kì thu mẫu 12

3.2.3 Phương pháp thu mẫu 12

3.2.4 Phương pháp phân tích mẫu 13

3.2.6 Phương pháp sử lý kết quả 14

Trang 7

CHƯƠNG IV 15

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15

4.1 Thành phần động vậtnổi trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ 15

4.2 Thành phần loài động vật nổi qua các đợt thu mẫu 16

4.3 Tuyến sông chính 18

4.3.1 Thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính 18

4.3.2 Thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu 19

4.3.3 Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu 21

4.4 Các nhánh sông 24

4.4.1Thành phần động vật nổi trên các nhánh sông 24

4.4.2 Thành phần loài động vật nổi trên các nhánh sông 26

4.4.3 Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên các nhánh sông qua tại các điểm thu 27

4.4 So sánh thành phần loài và mật độ ở các điểm trên tuyến sông chính và các nhánh sông qua 2 đợt khảo sát 30

4.5 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon (H) 34

4.5.1 chỉ số đa dạng trên tuyến sông chính 34

4.5.2 Chỉ số đa dang tại các điểm trên các nhánh sông 35

CHƯƠNG V 37

KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 37

5.1 Kết luận 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1 địa điểm thu mẫu trên sông Hậut thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ 11Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ 15Hình 4.2: Thành phần loài động vật nổi qua các đợt thu mẫu 17Hình 4.3 cấu trúc thành phần loài trên tuyến sông chính 18Hình 4.4: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu 19Hình 4.6: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát 23Hình 4.7: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở các nhánh sông 25Hình 4.10: biến động mật độ động vật nổi tại các điểm trên nhánh sông qua các đợt khảo sát 29Hình 4.11 biến động thành phần động vật nổi tại các điểm trên tyến sông chính và nhánh sông 32Hình 4.12 biến động thành phần loài động vật nổi tại các điểm trên tyến sông chính và nhánh sông 33Hình 4.13: Chỉ số đa dạng thành phần loài trên tuyến sông chính 34Hình 4.14 chỉ số đa dang tại các điểm trên các nhánh sông 35

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ số Shannon chỉ ra mức độ ô nhiễm trong môi trường thủy vực 10Bảng 3.1: Danh sách địa điểm thu mẫu 12

Trang 10

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể

cả về số lượng lẫn chất lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Chính vì điều đó đã làm cho phong trào nuôi thủy sản của cả nước phát triển một cách rầm rộ với quy mô

và hình thức sản xuất ngày càng đa dạng, cùng với sự phát triển đó thì có nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhất là về ương giống Người nuôi thường phải bỏ ra chi phí lớn mua con giống phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, trong quá trình ương nuôi con giống thường bị hao hụt Nguyên nhân chính do loại thức ăn không phù hợp trong giai đoạn đầu của cá bột Trong các loại thức ăn dành cho thủy sản thì thức ăn tự nhiên, đặc biệt là động vật nổi, nguồn thức ăn

tự nhiên không thể thiếu của rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm nước ngọt cũng như lợ, mặn Với những ưu điểm là kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng ấu trùng, chứa một lượng lớn men tự nhiên có thể tự phân giải, cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng đặc biệt cho động vật thủy sản và giúp làm tăng tỉ lệ sống của các ấu trùng tôm cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2009) Một số loài thuộc nhóm rotifera, copepoda,….có tập tính ăn lọc không chọn lọc nên chúng có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ, chất độc, kim loại nặng…

Từ môi trường giúp làm sạch môi trường (Bùi Minh Tâm và Dương Trí Dũng, 2000) Ngoài ra, động vật thủy sinh luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường của các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và hoạt động khai thác dầu khí (Lương Văn Thanh, 2008) Do đó, động vật nổi giữ vai trò quan

trọng Vì vậy, đề tài “ Thành phần động vật nổi (zooplankton) trên tuyến

sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ ” được thực hiện

Nhằm thông qua sự biến động về thành phần loài của động vật nổi có thể biết được biến động chất lượng môi trường nước và nguồn thức ăn tự nhiên của khu vực ứng vào quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng

Trang 11

cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chương trình quan trắc sinh học tại khu vực nghiên cứu

1.3 Nội dung đề tài

 Xác định thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ

 Xác định mật độ động vật nổi tại khu vực nghiên cứu

1.4 Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 06/2013 đến tháng 09/2013

Trang 12

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.1.1.1 Địa hình

Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo

2.1.1.2 Khí hậu

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo,

có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng

4 hàng năm Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm Tháng có nhiệt độ cao nhất (350

C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C) Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng

1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch

độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%

2.1.1.3 Thủy văn

Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km Các con kênh lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km, qua địa bàn huyện Châu Thành Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông Nước Đục, sông Nước Trong, không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực

Trang 13

2.1.1.4 Ngư nghiệp

Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, được xác định là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khai thác cao, khoảng 33.000 - 35.000 tấn/năm Hàng năm xuất khẩu thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn (khoảng 50 triệu USD) Thế nhưng, tiềm năng của tỉnh hiện còn rất lớn, đến 54.000 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản và 15.000 ha mặt nước sông, rạch; trong khi tỉnh chỉ mới quy hoạch được khoảng 2.000 ha tập trung tại các xã vùng ven sông Hậu Các loại cá được tỉnh tập trung phát triển là: cá tra, cá thác lác, cá rô đồng, cá sặc rằn…(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang)

2.1.2 Thành phố Cần Thơ

2.1.2.1 Vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang

2.1.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng năm

2.1.2.3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hoà Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vượt quá 280C, thấp nhất không dưới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa

2.1.2.4 Thủy văn

Tại thành Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài khoảng trên 55 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào

Trang 14

Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cần_Thơ)

2.2 Phiêu sinh động vật

2.2.1 Sự phân bố thành phần loài động vật phiêu sinh

Vào thế kỉ XIX các nghiên cứu về phiêu sinh động vật ở các nước đã đi vào chiều sâu và hoàn thiện hơn Từ đây, người ta đã có thể phân loại các phiêu sinh động vật dựa vào các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, chu kì phát triển và thích nghi,…dẫn đến dần hiểu hết về sự tồn tại và phân bố của chúng Các nhóm động vật thủy sinh như: protozoa, lớp trùng bánh xe (rototaria), lớp phụ mái chèo (copepoda), lớp phụ eubranchiopa, bộ giáp xác râu ngành (cladocera)… (Dương Trí Dũng, 2001) Thúc đẩy các nghiên cứu về động vật phiêu sinh ở khắp các nước trong đó có Việt Nam được tiến hành nhiều hơn Nhưng những nghiên cứu ở nước ta vẫn còn ít nhiều loài vẫn chưa định danh được Cho đến năm 1960 trở lại đây, mới có các nghiên cứu thể hiện đầy đủ về phân loại học và sự phân bố của các loài động vật phiêu sinh trong các thủy vực ở nước ta được công bố như:

A Shirota (1966) công bố danh sách loài plankton ở miền Nam Việt Nam nhất

là các thủy vực nước ngọt với 151 loài Protozoa, 72 loài Rotatoria, 49 loải Cladocera, 30 loài Copepoda và rất nhiều loài sinh vật nổi biển

Nghiên cứu của Đặng Ngọc Thânh, Hồ Thânh Hải (2001) Bộ chân Kiếm (copepoda) Hiện biết 1800 loài sống tự do hoặc kí sinh Chân kiếm sống tự do

là thành phần quan trọng của động vật nổi biển cũng như hồ ao ở nước ngọt Ở

bờ biển phía bắc nước ta thường gặp Eucalalanus subcrassus, canthocalanus pauper, undinula vulgaris, euchaeta consinna, temora discaudata…Trong ao

hồ nước ta hay thường gặp Mesocyclops leukarti, mongolodiaptomus birulai, allodiaptomus calcarus, riêng vùng phía nam còn thường gặp neodiaptomus botulifer, N.visnu Trong vùng nước lợ các loài phổ biến là sinocalanus laevidactylus, schmackeria bulbosa Chỉ riêng calanoida trong các thủy vực

nước ta đã biết 31 loài trong các họ centropagidae (2 loài), pseudodiaptomidae (8 loài) và diaptomidae (21 loài )

Bộ râu ngành (cladocera) Hiện biết khoảng 400 loài sống ở nước ngọt và nước mặn Ở Việt Nam đã biết khoảng trên 50 loài râu ngành nước ngọt trong các họ daphniidae (11loài), sidiiae (5 loài), macrothricidae (3 loài), bosmidae (2 loài) và chydoridae (29 loài) và 2 loài ở nước mặn và nước lợ Thành phần loài thay đổi theo loại hình thủy vực: hồ chứa thường phong phú các loài cỡ

Trang 15

lớn trong sidiidae, daphniidae còn trong ao, ruộng thường phong phú các loài

cỡ bé trong họ chydoridae

Riêng trên tuyến trên sông Hậu và sông Tiền theo báo cáo Tổng cục môi trường (2010) về thành phần phiêu sinh động vật gồm 5 nhóm là copepoda, cladocera, rotifera, nauplius và ostracoda Trong đó copepoda, cladocera, nauplius chiếm tỉ lệ cao về thành phần loài và phân bố rộng khắp trên các tuyến sông Cấu trúc thành phần và mật độ cá thể phiêu sinh có sự khác biệt

rõ nét theo mùa trong năm và giữa các điểm trên cùng tuyến sông Hậu, sông Tiền cũng như tại một số điểm quan trắc trên các nhánh sông Giai đoạn mùa khô có tổng cộng 32 loài thuộc 4 ngành: Copepoda (23 loài), Rotifers (4 loài), Cladocera (3 loài ), Nauplius (4 loài) Cũng 4 ngành trên, giai đoạn đầu mùa mưa có 33 loài trong đó: Copepoda (19 loài), Rotifers và Cladocera bằng nhau (5 loài), cuối cùng Nauplius (4 loài) Đặc biệt, trong giai đoạn mùa lũ lại có 24 loài nhưng thuộc 5 ngành: Copepoda (10 loài), Cladocera (9 loài), Rotifers (2 loài), Nauplius (2 loài) và Ostracoda (1 loài) Giai đoạn cuối mùa mưa có sự hiện diện của 27 loài thuộc cả 5 ngành: Copepoda (16 loài), Cladocera (6 loài), Rotifers (3 loài), Nauplius (1 loài), Ostracoda (1 loài)

Và ở thành Phố Cần Thơ theo kết quả nghiên cứu của Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh (2012) cho thấy trên rạch Cái Khế đã xác định được 79

loài động vật nổi ở rạch Cái Khế, trong đó Protozoa có 21 loài, Rotatoria có

41 loài, Cladocera có 10 loài, và Copepoda có 7 loài Lớp Rotatoria có số loài nhiều nhất chiếm 51% trong tổng số loài động vật nổi đã phát hiện được Các

loài thường xuất hiện qua các lần thu mẫu và ở các điểm thu mẫu là

Asplanchnopus multicep, Asplanchna sieboldi, Brachionus falcatus, Brachionus urceus, Brachionus angularis, Brachionus calyciflorus, Hexathra mira, Metadiaschiza trigona, Polyarthra vulgaris, Filinia longiseta, Pompolyx sulcata, Rotaria neptunia, Keratella tropica, Lecane luna Ngành động vật

nguyên sinh cũng có thành phần loài khá phong phú chiếm 26,6% trong tổng

số loài động vật nổi đã phát hiện Các loài thường xuất hiện bao gồm Tintinnopsis angulata, Difflugia acuminata, Difflugia oblonga, Centropyxis aculea te, Centropyxis constricta, Centropyxis ecornia, Arcella vulgaris

2.2.2 Mật độ của động vật phiêu sinh

Ở phía Nam Việt Nam các kết quả nghiên cứu tại sông Tiền và sông Hậu trong các năm 1977-1979 của Trần Lưu và nnk, (1982) cho thấy mật độ động vật nổi trên sông Tiền trong mùa cạn dao động trong khoảng 1.825-4.071 con/m3mùa

Trang 16

mùa lũ 855-1.013 con/m3 Trong đó, nhóm giáp xác phù du chiếm ưu thế ( Đặng Ngọc Thânh và ctv, 2002)

Ở thành phố Cần Thơ kết quả nghiên cứu tại rạch cái khế của Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh (2012) cho thấy trên rạch Cái Khế đã xác định được 79 loài động vật nổi trong đó có 54 loài thường xuất hiện, với số loài nhiều nhất thuộc về lớp Trùng Bánh Xe và hầu hết các loài động vật nổi đã phát hiện được đều là những loài sống trong thủy vực giàu hữu cơ Số lượng động vật nổi dao động từ 689 ct/m3 – 845405 ct/m3 Trong đó trùng bánh xe chiếm 11% - 100% Đặc biệt ở điểm cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi ô nhiễm nhất,

có loài Filinia longiseta luôn xuất hiện với tỉ lệ từ 45,3% - 93,5% trong tổng

số lượng động vật nổi

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật phiêu sinh

Động vật phiêu sinh khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường Có rất nhiều nhân tố vô sinh, hữu sinh làm ảnh hưởng đến mật độ của động vật nổi như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan trong nước….(Nguyễn Văn Khôi, 2001)

Các tác giả như Xu Runlin, Bai Qingsheng, Wu Zaoshe (1994) khi nghiên cứu

về các nhân tố ảnh hưởng tính đa dạng sinh học của khu vực Đông cho rằng nhiệt độ, sinh vật ăn mồi, số lượng và sự phân bố thức ăn, khoảng cách từ bờ đến điểm thu mẫu đã ảnh hưởng đến tính đa dạng của động vật nguyên sinh phù du Chỉ số đa dạng loài xuống thấp ở những vùng có thức ăn phong phú, nhiệt độ thấp hơn vùng khác, sinh vật ăn mồi nhiều và cách bờ biển gần (Lê Chí Cường, 2008)

Bên cạnh đó, sự ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều loài thủy sinh vật, nhất là các loài phiêu sinh động vật ưa chất hữu cơ như động vật nguyên sinh (protozoa), trùng bánh xe (rotatoria) và giáp xác râu ngành (cladocera), khiến chúng trở thành loài ưu thế (Đặng Ngọc

Thânh và ctv, 2002) Vì vậy, sự ô nhiễm mặc dù không làm đơn giản quá

thành phần loài của quần xã trong khu vực song cũng làm giảm tính đa dạng

về loài, làm tăng tính bất ổn định của quần xã (Theo Vũ Trọng Tạng, 2007) Ngoài ra các yếu tố môi trường thủy hóa, hàm lượng các muối dinh dưỡng tác động đến sự phân bố của động vật thủy sinh Thí dụ kết quả điều tra thành phần khu hệ động vật nổi Đồng Tháp Mười của Hồ Thânh Hải (1985) cho thấy tại các thủy vực có độ pH <5, không thấy xuất hiện các loài giáp xác

chân chèo calanoida Trong khi các loài thuộc nhóm này xuất hiện nhiều ở

loại thủy vực tương tự nhưng với pH >5 tới trung tính Và trong các nghiên cứu về các hồ ở Hà Nội đã cho thấy hầu hết ở các hồ có hàm lượng PO4 và

Trang 17

NO3 cao thì nhóm trùng bánh xe (rotatoria) và râu nghành (cladocera) phát triển Dường như không thấy giáp xác chân chèo copepoda-calanoida trong các hồ này (Đặng Ngọc Thânh và ctv, 2002)

2.2.4 Vai trò của động vật phiêu sinh

Động vật phù du (ĐVPD) là thức ăn trực tiếp của nhiều loài cá ăn nổi, là cơ sở

để đánh giá tiềm năng sinh học và khả năng khai thác của vùng nước, chất lượng nước… (Nguyễn Tiến Cảnh, 2004)

2.2.4.1 Nguồn thức ăn tự nhiên

Động vật phiêu sinh là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu được của rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm nước ngọt và lợ, mặn Với những ưu điểm

là kích thước nhỏ phù hợp với kích cỡ miệng ấu trùng, chứa một lượng lớn men tự nhiên có thể tự phân giải, cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng đặc biệt cho động vật thủy sản và giúp làm tăng tỉ lệ sống của các ấu trùng tôm

cá (Trần Thị Thânh Hiền, 2009) Chẳng hạn như luân trùng nước ngọt

Brachionus angularis là thành phần thức ăn quan trọng cho các loài cá bột

nước ngọt như cá bống tượng, Thát lát… Kết quả nghiên cứu trên cá bột bống

tượng từ 1-10 ngày tuổi cho thấy nếu cá được cho ăn luân trùng (B angularis)

thì tỉ lệ sống cao hơn đáng kể (35%) so với cho ăn bột đậu nành và lòng đỏ trứng (19%) (Trương Ngô Bích Ngọc, 2010)

Động vật phiêu sinh sống trong tầng nước ở trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của chúng rất yếu hoặc không có, chúng vận động một cách thụ động và không có khả năng bơi ngược dòng nước (Dương Trí Dũng, 2001) Vì vậy, tần

số bắt gặp thức ăn động vật nổi thường rất cao Ở trong ao, ruộng vùng đồng bằng thành phần động vật nổi (trong đó chủ yếu là trùng bánh xe các giống Brachionus, keratella, asplanchna) có độ gặp tới 100% ở giai đoạn cá hương (10-12 ngày sau khi nở) của cá Mè trắng, Mè hoa, trắm cỏ Giáp xác sống nổi (cladocera, copepoda) là thức ăn chủ yếu của cá Mè Hoa từ giai đoạn giống trở

đi (Đặng Ngọc Thânh, 2002) Ngoài ra, động vật nổi còn được sử dụng làm giàu hóa cho cá ở giai đoạn nhỏ như giàu hóa lipid có chứa hàm lượng acid béo chứa no n-3 cao hoặc các loại thuốc kháng sinh Vì chúng ăn lọc không chọn lọc nên mức độ dinh dưỡng của Chúng phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn chúng ăn Vì thế chúng ta có thể sử dụng thức ăn phù hợp theo mục đích sử dụng

Trang 18

2.2.4.2 Lọc sinh học và chỉ thị môi trường

Một số giống loài thuộc nhóm: Rotifer, Copepoda… có tập tính ăn lọc không

chọn lọc nên chúng có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ, chất độc, kim loại nặng,… giúp làm sạch môi trường Nếu hàm lượng độc tố trong môi trường

cao sẽ ức chế hay tiêu diệt một số loài sinh vật thuộc nhóm: Cladocera, Rotatoria ( Bùi Minh Tâm và Dương Trí Dũng, 2000) Ngoài ra, động vật

phiêu sinh còn là sinh vật chỉ thị cho môi trường nước Sinh vật thủy sinh luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường của các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và hoạt động khai thác dầu khí (Lương Văn Thanh, 2008) Ví dụ như nghiên cứu sử dụng luân trùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của E.S Neizvestnova djadina (1949) trích bởi Lâm Thị Vân (1990) thì:

Polysaprobe (môi trường rất bẩn) không có luân trùng

Mesosaprobe (bẩn vừa loại ) có sự hiên diện của luân trùng Brachionus angularis

Mesosaprobe (bẩn vừa loại ) có sự hiện diện Bachionus calyciflorus, Brachionus urceus

Oligosagobe (bẩn ít) Notholca longispina

Hay theo Dương Trí Dũng (2001) sự tồn tại và phát triển của một nhóm sinh vật nào đó trong một môi trường nào đó là kết quả của quá trình thích nghi Sự phát triển mạnh của một nhóm sinh vật nào đó sẽ biểu hiện được tính chất môi trường ở đó thích hợp cho sự phát triển của quần xã này Ví dụ môi trường giàu chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm sinh vật ăn lọc như Protozoa, Rotatoria hay Cladocera, tùy theo mức độ ô nhiễm sẽ có từng nhóm nào phát triển

Mặt khác sự không thích ứng hay sự mất đi một nhóm sinh vật nào đó trong khu hệ cũng là dấu hiệu cho thấy khuynh hướng diễn biến của môi trường thí

dụ trong một thủy vực có hàm lượng độc tố của nông dược cao sẽ ức chế quá trình phát triển và có thể tiêu diệt các nhóm sinh vật như Rotatoria, Cladocera Khi môi trường được phục hồi lại, hàm lượng nông dược giảm đi thì nhóm sinh vật Rotatoria phát triển nhanh chóng và trở lại tình trạng ban đầu, nếu môi trường hoàn toàn vô độc thì nhóm Cladocera xuất hiện lại

Sự biểu hiện của động vật phiêu sinh thông qua sự có mặt của chúng trong môi trường sống Điều này rất quan trọng Vì chúng giảm đi kéo theo các loài

Trang 19

khác cũng giảm đặc biệt là các loài ăn đông vật phiêu sinh theo cho nên việc nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta có kế hoạch phục hồi hay bảo tồn các sinh vật khác trong tương lai

Nguyễn Dương Thạo và ctv (2000) cho rằng nghiên cứu số lượng và biến động số lượng của động vật nổi là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phì nhiêu của vùng nước, là sự phản ánh giá trị tổng quát của động vật nổi nó

có ý nghĩa rất quan trọng về dự báo tập trung và di chuyển của đàn cá và những sinh vật khác ăn động vật nổi

2.3 Chỉ số đa dạng sinh học Shanon (H)

Chỉ số đa dạng sinh học Shanon (H) được sử dụng để so sánh sự đa dạng giữa các mẫu trong môi trường sống, so sánh giữa 2 môi trường sống khác nhau hoặc so sánh trong cùng một môi trường sống theo thời gian để cho thấy sự thay đổi đa dạng sinh học chỉ số này chỉ ra mức độ ô nhiễm của thủy vực H càng lớn thì môi trường càng đa dạng về thành phần loài.(Lê Ngọc Thảo, 2012) Mặt khác,theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2 yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố (equitability) hay là khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài Có nghĩa là Chỉ số H không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài

Bảng 2.1: Chỉ số Shannon chỉ ra mức độ ô nhiễm trong môi trường thủy vực

1 H<1 Rất ô nhiễm (polysaprobic)

2 H 1-2 Nhiễm bẩn vừa mức β (β mesosaprobe)

3 H 2-3 Nhiễm bẩn vừa mức α (α mesosaprobe)

4 H 3-4.5 Nhiễm bẩn nhẹ (oligosaprobic)

Trang 20

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm thu mẫu

Tiến hành thu mẫu tại 21 địa điểm trên các tuyến sông chính và các nhánh sông dọc theo tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ

Hình 3.1 Địa điểm thu mẫu trên sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ

Trang 21

Bảng 3.1: Danh sách địa điểm thu mẫu

Khu vực thu mẫu Tên điểm thu Ghi chú

3.2.2 Chu kì thu mẫu

Chu kì thu mẫu chia làm 2 đợt:

 Đợt 1:tháng 06/2013

 Đợt 2: tháng 09/2013

3.2.3 Phương pháp thu mẫu

Thu mẫu định tính: dùng lưới động vật phiêu sinh hình chóp có mắc lưới

60m thu theo hình zigzac hoặc số 8 thu theo chiều dọc cách bờ khoảng 1 m ở nhiều điểm khác nhau trong thủy vực Mẫu sau khi thu cho vào chai nhựa 110ml lưu trữ và cố định bằng formol với nồng độ 4-6%

Trang 22

Thu mẫu định lượng: dùng xô nhựa 20 lít thu ở các điểm khác nhau trong

thủy vực rồi cho qua lưới lọc phiêu sinh động vật, mẫu thu được cho vào chai nhựa 110ml và cố định formol nồng độ 4-6%

3.2.4 Phương pháp phân tích mẫu

Phân tích định tính: mẫu mang về để yên cho mẫu lắng xuống, dùng ống hút

nhựa hút khoảng 1ml mẫu dưới đáy chai để lên lame, dùng lamel đậy mẫu, đặt lên kính hiển vi để quan sát Sau đó, sử dụng tài liệu phân loại đã được công

bố để định danh tên các loài động vật nổi có trong mẫu thu

Trong quá trình phân tích tần số xuất hiện của các giống loài được ghi nhận theo thang của Scheffer và Robinson (1939) như sau:

Trang 23

- Xác định chỉ số đa dạng của quần thể dựa vào công thức tính chỉ số đa dạng Shannon - Wiener (1963)

H=- Pi log pi Với pi= ni/N

Trong đó: ni: số lượng cá thể (mật độ loài thứ i)

N: tổng số lượng động vật nổi trong khu vực khảo sát

3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi

Bên cạnh việc quan sát theo dõi các yếu tố pH, tốc độ dòng chảy, độ trong được đo trực tiếp tại khu vực thu mẫu bằng máy đo pH, lưu tốc kế, đĩa secchi Còn theo dõi thêm các chỉ tiêu của môi trường khu vực nghiên cứu như: DO, TAN, NO3, PO43-

3.2.6 Phương pháp sử lý kết quả

Sau khi phân tích xong, kết quả được xử lý bằng phần mềm excel

Trang 24

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần động vậtnổi trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang

và thành phố Cần Thơ

Kết quả nghiên cứu thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên tuyến

sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang vả Thành phố Cần Thơ đã xác định được 72

loài bao gồm: ngành động vật nguyên sinh (Protozoa), ngành luân trùng

(Rotifera), bộ giáp xác râu ngành (Cladocera), lớp phụ chân mái chèo

(Copepoda) và nhóm động vật nổi ít gặp khác (ấu trùng verliger, Ostracoda,

ấu trùng Polychatea,…), trong đó Rotifera có số loài cao nhất với 35 loài

(49 %), kế đến là Protozoa với 11 loài (15%), Cladocera và Copepoda có số

loài tương đương nhau với 9 loài (13%) (Hình 4.1)

Cladocera, 9

loài, 13%

Protozoa, 11 loài, 15%

Khác, 8 loài, 11%

Copepoda, 9

loài, 13%

Rotifera, 35 loài, 48%

Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu thuộc

tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ

Ngành Rotifera có số lượng loài cao nhất (49%), kế đến là Protozoa (15%),

điều này phù hợp với đặc tính phân bố của chúng môi trường nước ngọt Theo

Vũ Ngọc Út (2008) thì Rotifera có khoảng 2.000 loài, trong đó khoảng 95%

số loài sống trong môi trường nước ngọt; ngành Protozoa có môi trường sống

rất đa dạng phân bố hầu hết ở tất cả mọi nơi từ thủy vực nước ngọt đến thủy

vực nước mặn, đất ẩm và sống ký sinh Ngoài ra, sinh vật thủy sinh luôn gắn

Trang 25

bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sinh vật sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường của các công trình giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và hoạt động khai thác dầu khí (Lương Văn Thanh, 2008) Môi trường giàu hữu cơ sẽ thuận lợi cho nhóm Protozoa, Rotifera hay Cladocera phát triển, sự mất đi hay không thích ứng của chúng cũng là dấu hiệu nhận biết sự thay đổi môi trường của thủy vực Do đó, động vật nổi còn là sinh vật chỉ thị môi trường nước

Các loài động vật nổi thường gặp trong quá trình khảo sát như: Arcella vulgaris, Centropyxis aculeate, Centropyxis ecornis (Protozoa), Lecane luna, Filinia terminalis, Notholca sp(Rotifera), Moina Macrocopa (Cladocera), Mesocyclops laukarti, Eucyclops serrulatus.( Copepoda), verliger lavar (khác)

4.2 Thành phần loài động vật nổi qua các đợt thu mẫu

Thành phần loài động vật nổi không có sự khác biệt lớn qua 2 đợt khảo sát với tổng số loài được ghi nhận là 62 loài ở đợt 1 và 64 loài ở đợt 2, trong đó ngành Rotifera luôn có số loài cao nhất qua các đợt thu mẫu, các nhóm động vật nổi còn lại có số loài thấp hơn và biến động từ 7-11 loài (Hình 4.2) Sự phong phú của quần thể luân trùng ở khu vực khảo sát là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho động vật vật thủy sản, nhất là ở giai đoạn ấu trùng Bên cạnh

đó, ở cả 2 đợt thu mẫu đều thấy có sự xuất hiện của Zoothamnium sp, riêng ở đợt 1 còn xuất hiện thêm loài Trichodina sp thuộc ngành Protozoa, đây là các

sinh vật thường sống kí sinh trên cá, giáp xác và chúng thường phân bố trong môi trường giàu hữu cơ, sự phát triển của chúng có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của cá, tôm

Filinia terminalis Centropyxis aculeata

Trang 26

Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác Tổng cộng

Hình 4.2: Thành phần loài động vật nổi qua các đợt thu mẫu

Các giống loài động vật nổi thường xuất hiện ở đợt 1 như: Arcella vulgaris, Centropyxis ecornis, Centropyxis aculeata (Protozoa), Lecane luna, Filinia terminalis, Notholca sp (Rotifera), Mesocyclops leukarti, Eucyclops serrulatus (Copepoda), Ostracoda, ấu trùng verliger, Atlanta sp và ở đợt 2 ngoài những loài thường xuất hiện ở đợt 1 còn có thêm các loài khác như Brachionus angularis, Brachionus falcatus, Keratella serrulata, Keratella valga (Rotifera)

Zoothamnium sp Trichodina sp

Trang 27

4.3 Tuyến sông chính

4.3.1 Thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính

Kết quả khảo sát thành phần động vật nổi trên tuyến sông chính thu được tổng cộng 59 loài Trong đó Rotifera có số loài nhiều nhất 29 loài (49%), kế đến Protozoa là 11 loài ( 19%), Cladocera 5 loài (8%), Copepoda và nhóm khác tìm thấy được 7 loài (12%) (Hình 4.3)

Rotifera, 29 loài, 49%

Protozoa, 11 loài, 19%

Hình 4.3 Cấu trúc thành phần loài trên tuyến sông chính

Ngành Rotifera có thành phần loài cao nhất ở khu vực khảo sát, chúng được xem là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các mức độ dinh dưỡng khác nhau Theo Sladecek (1983), tác giả đã liệt kê danh mục 620 loài Rotifera và phân chia chúng theo đặc điểm của chất lượng nước Trong đó,

hầu hết các loài thuộc giống Brachionus đều chỉ thị cho môi trường từ dinh dưỡng vừa đến rất giàu dinh dưỡng, ngoại trừ loài Brachionus sericus chỉ thị

cho môi trường nghèo dinh dưỡng Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn chất lượng nước tại các điểm thu mẫu đều có mức độ dinh dưỡng khá cao Ngoài ra luân trùng là một trong những loại thức ăn tự nhiên ban đầu quan trọng của nhiều loài tôm, cá khác nhau Tuy nhiên, Rotifera có thành phần loài rất đa

dạng nhưng hiện nay chỉ có một vài loài thuộc giống Brachionus được sử

Trang 28

nước ngọt như cá bống tượng, Thát lát Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn tự nhiên này là điều rất cần thiết cho sự phát triển của ngành thủy

sản Các loài động vật nổi của ngành Rotifera thường xuất hiện: Lecane luna, Filinia terminalis Notholca sp, Keratella valga, Brachionus calyciflorus, Brachionus angularis, Brachionus falcatus…

Bộ Cladocera và lớp Copepoda cũng là các sinh vật có giá trị dinh dưỡng cao,

là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho ấu trùng tôm, cá Tuy nhiên thành phần loài của chúng được tìm thấy thấp hơn nhiều so với các giống loài thuộc ngành

Rotifera Các giống loài thường gặp như: Moina macrocopa(Cladocera, Mesocyclops laukarti, Eucyclops serrulatus (Copepoda)

4.3.2 Thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác Tổng cộng

Hình 4.4: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính qua các

Trang 29

đặc điểm phân bố của chúng chủ yếu ở các thủy vực nước tĩnh, còn các điểm thu mẫu trong nghiên cứu này là thủy vực nước chảy, tốc độ dòng chảy lớn làm hạn chế sự phát triển của chúng Ở cả hai đợt khảo sát thì thành phần loài của ngành Rotifera chiếm tỉ lệ cao nhất với các loài được ghi nhận đó là:

Brachionus falcatus, Brachionus urceus, Brachionus angularis, Brachionus calyciflorus, Hexathra mira, Polyarthra vulgaris, Filinia terminali, Lecane luna Đây là những loài thường phân bố trong các thủy vực giàu chất hữu cơ,

nước cống rãnh, các ao có nước bẩn, các thủy vực nhiễm bẩn thải sinh hoạt (Đặng Ngọc Thanh, 1976) Ngoài những loài thuộc ngành Rotifer thường gặp

ở trên thì ở từng đợt khảo sát còn có thêm vài loài thuộc các ngành còn lại thường xuyên xuất hiện Các giống loài động vật nổi thường gặp ở đợt 1 bao

gồm: Arcella vulgaris, Arcella sp, Centropyxis ecornis, Centropyxis aculeate (Protozoa), Eucyclops serrulatus (Copepoda), Ostracoda, Verliger larva, Atlanta sp (khác) Ở đợt 2 có loài thường gặp l: Arcella vulgaris, Centropyxis ecornis, Centropyxis aculeate (Protozoa), Mesocyclops laukarti, Eucyclops serrulatus (Copepoda) Verliger larva (khác)

Ostracoda Brachionus calyciflorus

Trang 30

4.3.3 Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu

sông Cái Côn

Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác

Hình 4.5 Biến động thành phần loài động vật nổi tại các điểm khảo sát trên

tuyến sông chính qua 2 đợt khảo sát

Kết quả thành phần loài động vật nổi tại các điểm khảo sát trên tuyến sông chính qua 2 đợt khảo sát được thể hiện ở Hình 4.5 Phần lớn tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính thì thành phần loài động vật nổi ở đợt 2 cao hơn so với đợt 1, ngoại trừ hai điểm sông Thốt Nốt và sông Trà Nóc có số loài động vật nổi xác định được ở đợt 1 cao hơn so với đợt 2 Số loài động vật nổi trung bình tại điểm thu ở phà Đông Phú thấp hơn so với các điểm thu khác và có sự khác biệt lớn nhất về số loài giữa đợt 1 (11 loài) và đợt 2 (26 loài) Đồng thời thành phần loài giữa các nhóm cũng có sự khác biệt qua hai đợt khảo sát, trong khi ở đợt 1 ngành Protozoa chiếm tỉ lệ cao nhất với 5 loài chiếm 45% còn ở đợt 2 thì ngành Rotifera có thành phần loài phong phú nhất với 13 loài chiếm 50% Sự khác biệt này có thể do thời điểm thu mẫu ở đợt 1 là lúc triều kiệt, tàu thuyền qua lại nhiều, nước đục, nhiều phù sa làm ảnh hưởng đến sự phân bố của quần thể động vật nổi Ngoài ra, đây là khu vực bị hưởng bởi nước thải công nghiệp nên thuận lợi cho sự phát triển về thành phần loài của ngành Protozoa Môi trường ô nhiễm thường tỉ lệ thuận với mật độ của

Trang 31

Protozoa hiện diện trong môi trường đó Xu et al., (2005) đã nghiên cứu và đánh giá chất lượng nước dựa vào nhóm Protozoa như sinh vật chỉ thị cho môi trường giàu chất hữu cơ và ô nhiễm Ở đợt 2 thu mẫu vào lúc triều cường nên

có sự phân tán một phần các chất thải có trong môi trường nước nên môi trường ít bị ô nhiễm hơn, đồng thời có sự bổ sung một số giống loài động vật nổi theo dòng chảy đi vào nên thành phần loài động vật nổi của ngành Rotifera tăng lên vào thời điểm này

Các điểm còn lại có tổng số loài dao động từ 20-26 loài Tại điểm Ninh Kiều

có tổng số loài trung bình cao nhất với 26 loài, thấp nhất là sông Trà Nóc với

20 loài Do Ninh Kiều nằm trong khu vực thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt nhưng do sông rộng, dòng chảy mạnh nên thủy vực này môi trường nước khá giàu dinh dưỡng nên phù hợp cho sự phát triển của quần thể động vật nổi, điều này cũng được thể hiện thông qua các chỉ số như

TP = 0,14 mg/L và TN = 2,6 mg/L Mặc dù thành phần loài ở các điểm giữa 2 đợt thu mẫu có sự khác nhau về sự tăng giảm của tổng số loài ở 2 đợt khảo sát nhưng nhìn chung nhóm Rotifera luôn chiếm ưu thế với số loài dao động từ 11-17 loài là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm, cá giai đoạn ấu trùng

Trang 32

Hình 4.6: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát

Trang 33

Kết quả phân tích hình 4.6 cho thấy mật độ động vật nổi trung bình ở khu vực nghiên cứu dao động từ 9.766-31.919 cá thể/m3 Ở cả hai đợt khảo sát, Rotifera và Ấu trùng Nauplius của chúng luôn chiếm tỷ lệ cao không những về

số loài mà cả về mật độ, đây là nhóm sinh vật có hàm lượng dinh dưỡng cao

và là thức ăn quan trọng của nhiều loài cá, tôm Bên cạnh đó, nhóm động vật nối ít gặp mà chủ yếu là ấu trùng veliger cũng chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là

ở đợt 1 mật độ của chúng đạt cao nhất ở hầu hết các điểm thu mẫu như: Ô Môn (6.786 ct/m3, 31%), sông Trà Nóc(13.867 ct/m3, 36%), Trà Nóc – Bình Thủy (8.206 ct/m3, 37%), Ninh Kiều (11.020 ct/m3, 56%), phà Đông Phú (4.700 ct/m3, 48%), sông Cái Côn (2.583 ct/m3, 32%) Ấu trùng hai mảnh vỏ đạt mật độ cao vào thời điểm này là do đây là thời điểm đầu mùa mưa (tháng 06/2013) và cũng là thời gian sinh sản của các loài hai mảnh vỏ (Vũ Ngọc Út

và ctv., 2012) Vì vậy, mật độ của chúng tăng cao vào thời gian này Ngoài ra,

ở đợt 1 có sự hiện diện của lòai Zoothamnium sp (Protozoa) tại các điểm sông

Thốt Nốt, Trà Nóc, Trà Nóc-Bình Thủy và Ninh Kiều, đây là loài ký sinh phổ biến trên Copepoda, chúng thường xuất hiện trong môi trường giàu hữu cơ Điều này cho thấy môi trường nước tại các điểm thu này có nhiều vật chất hữu

Ở đợt 2, ngành Rotifera có mật độ cao nhất ở hầu hết các điểm thu mẫu và dao động từ 4.065-18.563 ct/m3 (31-73%), ngoại trừ điểm Ninh Kiều có mật độ Nauplius và nhóm khác cao nhất 5.375 ct/m3 (27%) Ở các điểm khảo sát cho thấy biến động mật độ các nhóm động vật nổi ở sông Trà Nóc là cao nhất và thấp nhất ở thị trấn Mái Dầm Mặc dù, thị trấn Mái Dầm gần khu vực chợ, nhiều dân cư sinh sống, tuy nhiên do dòng chảy khá mạnh đã làm phân tán các nguồn dinh dưỡng mà chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt, rác thải từ chợ nên làm hạn chế sự phát triển của quần thể động vật nổi

Mật độ động vật nổi ở sông Cái Côn trong đợt thu thứ 2 (45050 cá thể/m3) cao hơn và có sự khác biệt lớn so với đợt 1 (8193 cá thể/m3) là do sự thay đổi về nguồn thức ăn đặc biệt là mật độ tảo khá cao gấp 1.4 lần so với đợt 1 (33611

cá thể/m3)

4.4 Các nhánh sông

4.4.1Thành phần động vật nổi trên các nhánh sông

Kết quả phân tích thành phần loài động vật nổi ở các nhánh sông thể hiện ở Hình 4.7 Thành phần loài động vật nổi trên nhánh sông qua 2 đơt khảo sát đã

Ngày đăng: 22/09/2015, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w