Sẽ là thiếu sót lớn nếu ta nghiên cứu về văn chương của tác giả Akutagawa nhưng lại bỏ quên vấn đề nóng bỏng trong trang văn ông là lòng ích kỷ của con người.Với những lí do trên và mong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 21.1 Gi i thuy t v đ tài, ch đ trong nghiên c u văn h c ớ ế ề ề ủ ề ứ ọ
1.2 B i c nh xã h i Nh t B n đ ng th i cu i th i đ i Meji, đ u Taisho ố ả ộ ậ ả ươ ờ ố ờ ạ ầ
1.3 Cu c đ i, s nghi p văn ch ng c a Akutagawa Ryunosuke ộ ờ ự ệ ươ ủ
1.3.1 Cu c đ i nhà văn Akutagawa Ryunosuke ộ ờ
1.3.2 S nghi p sáng tác c a tác gi Akutagawa Ruynosuke ự ệ ủ ả
1.4.1 Vài nét v n i dung truy n ng n c a Akutagawa Ryunosuke ề ộ ệ ắ ủ
Trong cu c đ u tranh không khoan nh ng gi a thi n và ác, con ng i đôi khi con ng i sa chân ộ ấ ượ ữ ệ ườ ườ
cu n theo cái ác đánh m t nhân cách t t đ p Đi sâu tìm hi u b n ch t con ng i, nhà văn ố ấ ố ẹ ể ả ấ ườ
Akuatagawa luôn trăn tr suy t v con ng i ích k hay v tha và s m nh c a m i ng i trong ở ư ề ườ ỷ ị ứ ệ ủ ỗ ườ
cu c đ i Ông chú tr ng xây d ng hình t ng con ng i v i s gi ng xé, tranh đ u gi a gìn gi nhân ộ ờ ọ ự ượ ườ ớ ự ằ ấ ữ ữ cách hay bi n ch t theo hoàn c nh Chính vì l đó, các nhân v t trong truy n luôn đ t trong hành ế ấ ả ẽ ậ ệ ặ trình tìm l i chính mình, tìm l i giá tr nhân văn gi ng nh gã khu t th c trong truy n ng n Trinh ạ ạ ị ố ư ấ ự ệ ắ
ti t Tác ph m Trinh Ti t là cu c ch m m t gi a gã khu t th c Shinko và cô t gái trong căn b p ế ẩ ế ộ ạ ặ ữ ấ ự ớ ế
nh đã đánh th c tâm h n gã khu t th c S ch n l a hi sinh t m thân vì con mèo c a cô h u gái ỏ ứ ồ ấ ự ự ọ ự ấ ủ ầ làm toát lên v đ p tâm h n v tha đã làm gã ta thay đ i c cu c đ i Ngay lúc đó, tên khu t th c ẻ ẹ ồ ị ổ ả ộ ờ ấ ự
m h th y m t s khác l trong tâm h n gã: s x u h , ghê t m T m t gã khu t th c t ng hành ơ ồ ấ ộ ự ạ ồ ự ấ ổ ở ừ ộ ấ ự ừ
đ ng x u xa đ nh chi m đo t cô gái, tâm h n h n đã đ c g t r a, ý đ nh tìm l i nhân cách thôi ộ ấ ị ế ạ ồ ắ ượ ộ ử ị ạ thúc h n Nhìn nh n l i hành đ ng c a gã khu t th c và t m lòng nhân h u c a cô gái không kh i ắ ậ ạ ộ ủ ấ ự ấ ậ ủ ỏ khi n ta băn khoăn, trăn tr Ph i chăng khi cái x u tr i d y trong gã khu t th c nh ng chính thái ế ở ả ấ ỗ ậ ấ ự ư
đ và t m lòng c a cô gái đã làm s ng d y cái t t đ p b hoàn c nh che l p Hay s th c t nh c a ộ ấ ủ ố ậ ố ẹ ị ả ấ ự ứ ỉ ủ tên khu t th c là khi gã ta phát hi n ra b n ch t c a mình khi đ i m t v i cô gái Con ng i là ích k ấ ự ệ ả ấ ủ ố ặ ớ ườ ỷ hay v tha, v i s thay đ i b t ng c a tên khu t th c làm ng i đ c th p lên sáng v b n ch t con ị ớ ự ổ ấ ờ ủ ấ ự ườ ọ ấ ề ả ấ
ng i v n dĩ là t t đ p, v tha Nhà văn đã th ng th n đ cái x u và t t trong cu c s ng T sâu bên ườ ố ố ẹ ị ẳ ắ ề ấ ố ộ ố ừ trong con ng i v n gi đ c trái tim nhân ái, v tha nên gã khu t th c cu i cùng tìm l i đ c nhân ườ ẫ ữ ượ ị ấ ự ố ạ ượ
Trang 3cách b đánh r i Qua bài h c đó, m i ng i c n có trách nhi m gìn gi trái tim nhân ái, xây d ng ị ơ ọ ỗ ườ ầ ệ ữ ự
cu c s ng t t đ p h n ộ ố ố ẹ ơ
Su t cu c đ i c m bút c a mình, nhà văn Akutagawa h t lòng vì cu c đ i nh “con t m” nh s i t ố ộ ờ ầ ủ ế ộ ờ ư ằ ả ợ ơ
“tâm h n” làm đ p cu c đ i Ông luôn coi tr ng trách nhi m c a m t ng i ngh sĩ và đ ra chu n ồ ẹ ộ ờ ọ ệ ủ ộ ườ ệ ề ẩ
m c cho cái đ p Cái đ p trong quan ni m c a nhà văn Akutagawa mang nét đ c đáo, khác th ng ụ ẹ ẹ ệ ủ ộ ườ
và tr ng thái cao nh t Đ ng th i, cái đ p trong ngh thu t ph i tìm đ c ng i đ ng đi u m i ở ạ ấ ồ ờ ẹ ệ ậ ả ượ ườ ồ ệ ớ
th t s là cái đ p tuy t đ i V i hai truy n ng n B c h a núi thu và Đ a ng c tr c m t tác gi ậ ự ẹ ệ ố ớ ệ ắ ứ ọ ị ụ ướ ắ ả Akutagawa bày t cái đ p tuy t đ i ph i chính trong tâm kh m con ng i? Cái đ p ph i tr ng ỏ ẹ ệ ố ả ở ả ườ ẹ ả ở ạ thái cao nh t và đ c nh t nh l i vi t “đ sáng t o m t tác ph m không ph i t m th ng, nhà ấ ộ ấ ư ờ ế ể ạ ộ ẩ ả ầ ườ ngh sĩ không d ng l i ngay tr c c vi c hi n tâm h n mình cho qu T t nhiên tôi cũng s không ệ ừ ạ ướ ả ệ ế ồ ỷ ấ ẽ
d ng l i tr c đi u đó” [10; tr.9] Hình t ng nhân v t gã h a sĩ Yoshihide trong truy n Đ a ng c ừ ạ ướ ề ượ ậ ọ ệ ị ụ
tr c m t là m t h a s có tài nh ng bi t d , kì qu c “chu ng v toàn cái x u xa” [1;tr.191] H n ta ướ ắ ộ ọ ư ư ệ ị ặ ộ ẽ ấ ắ say mê sáng t o ngh thu t đ n đ tôn th cái đ p khác th ng t cái đ p mang c m h ng khác ạ ệ ậ ế ộ ờ ẹ ườ ừ ẹ ả ứ
th ng xác ch t bên đ ng, tên vô l i m i ra tù, c nh kh c a b n t i nhân b tra kh o, Gã ta ườ ở ế ườ ạ ớ ả ổ ủ ọ ộ ị ả bày trò l đ b t b n đ t làm v t m u cho mình v Hi sinh vì cái đ p có m t không hai, gã h a sĩ ạ ể ắ ọ ể ử ậ ẫ ẽ ẹ ộ ọ
v n nh p tâm hoàn thành b c bình phong tuy t tác trong khi đ a con gái mà gã ta nh t m c yêu ẫ ậ ứ ệ ứ ấ ự
th ng b thiêu trong bi n l a B c bình phong đ a ng c hoàn thành trong s tán th ng, kinh ng c ươ ị ể ử ứ ị ụ ự ưở ạ
c a m i ng i Th nh ng gã h a sĩ vì cái đ p mà gã tôn th ph i ch p nh n tr giá vô cùng đ t và ủ ọ ườ ế ư ọ ẹ ờ ả ấ ậ ả ắ
gã ta cũng vĩnh bi t cõi đ i ệ ờ
Dù đ cao cái đ p trong ngh thu t hay thu t l i ranh gi i cu c đ i gi a s ng và ch t bu c con ề ẹ ệ ậ ậ ạ ớ ộ ờ ữ ố ế ộ
ng i ph i ch n l a, văn ch ng Akutagawa đ n cu i v n nh m m c đích duy nh t là “ch ng c t” ườ ả ọ ự ươ ế ố ẫ ằ ụ ấ ư ấ
l i nh ng giá tr nhân b n th t th v i thông đi p nh c nh con ng i s ng tr n tình th ng N u ạ ữ ị ả ậ ụ ớ ệ ắ ở ườ ố ọ ươ ế
nh nhà văn cùng th i Yasunari Kawabata m nh danh là “ ư ờ ệ ng i ườ l khách u s u đi tìm cái đ p” v i ữ ư ầ ẹ ớ hàng lo t ti u thuy t X tuy t, C đô,Ngàn cánh h c,Ng i đ p say ng ,…ông quan ni m giá tr cao ạ ể ế ứ ế ố ạ ườ ẹ ủ ệ ị
đ p g n li n v i tình yêu tha thi t v i x s và mong c gi gìn nh ng giá tr nhân b n th c s ẹ ắ ề ớ ế ớ ứ ở ướ ữ ữ ị ả ự ự đang ngày càng mai m t theo làng gió ph ng Tây Th m nhu n nh ng quan đi m m h c truy n ộ ươ ấ ầ ữ ể ỹ ọ ề
th ng, v i nhà văn Kawabata cái đ p mà con ng i tìm ki m chính là v đ p thiên thiên, đ t n c ố ớ ẹ ườ ế ẻ ẹ ấ ướ
và con ng i “x s phù tang”, coi tr ng nét đ p con ng i mà đ i di n là ng i ph n v i dung ườ ứ ở ọ ẹ ườ ạ ệ ườ ụ ữ ớ nhan ki u di m và tâm h n trong sáng Đ i v i nhà văn Akutagawa văn ch ng không ch ca ng i ề ễ ồ ố ớ ươ ỉ ợ nét đ p thiên nhiên con ng i h n h t giá tr nhân văn mà ông theo đu i chính là tình nhân ái Có ẹ ườ ơ ế ị ổ
th nói M y trái quýt là m t trong s ít nh ng truy n ng n k t thúc có h u đã kh i g i nhi u ý ể ấ ộ ố ữ ệ ắ ế ậ ơ ợ ề nghĩa v giá tr nhân b n th t s mà con ng i v n t i: tình th ng Câu chuy n b t đ u b ng ề ị ả ậ ự ườ ươ ớ ươ ệ ắ ầ ằ chuy n đi xe l a đi Tokyo c a nhân v t “tôi” chung v i m t cô bé gái rách nát và d b n B ng hành ế ử ủ ậ ớ ộ ơ ẩ ằ
Trang 4đ ng nh mang ý nghĩa l n v tình ng i, cô bé y đã mang l i cho “tôi” tia n ng reo vui soi sáng ộ ỏ ớ ề ườ ấ ạ ắ
cu c s ng t nh t, th p hèn, vô nghĩa M t cô bé nghèo khó s m tr i nh c nh n m u sinh nh ng ộ ố ẻ ạ ấ ộ ớ ả ọ ằ ư ư cao quý thay cô y có trái tim yêu th ng m n ng, nhân ái Ch ng ki n m i hành đ ng c a cô bé, ấ ươ ấ ồ ứ ế ọ ộ ủ
“tôi” vô cùng ng ngàng và không hi u sao lòng “tôi” d t dào sung s ng Và trong giây phút y, ỡ ể ạ ướ ấ
“tôi” nh quên đi cái m t rã r i, nghi t ngã đ i ng i Cu c s ng đã h n nh ng v t chai s m yêu ư ệ ờ ệ ờ ườ ộ ố ằ ữ ế ạ
đ ng, đóng băng xúc c m và s ích k choáng ng p trái tim “tôi” Hành đ ng đ p c a cô bé đã xóa ươ ả ự ỷ ợ ộ ẹ ủ tan m i nghi ng i phá v ranh gi i cách ngăn gi a “tôi” và cô bé nghèo, giúp nhân v t “tôi” s ng l i ọ ạ ỡ ớ ữ ậ ố ạ
nh ng yêu th ng ng t ngào đã đánh m t Khép trang văn l i, tình th ng và giá tr nhân ái v n l p ữ ươ ọ ấ ạ ươ ị ẫ ấ lánh in sâu vào lòng ng i đ c, tình th ng là phép màu kì di u nh t mà con ng i luôn ph i gìn ườ ọ ươ ệ ấ ườ ả
gi ữ
Nhìn l i các sáng tác c a nhà văn Akutagawa, đ c gi vô cùng kinh ng c tr c bút l c d i dào và s ạ ủ ộ ả ạ ướ ự ồ ự phong phú trong các đ tài tr i r ng trên nhi u bình di n xã h i Trong các đ tài mà nhà văn quan ề ả ộ ề ệ ộ ề tâm có th k đ n nh : con đ ng đi tìm s th t, ranh gi i mong manh gi a thi n và ác, ích k , v ể ể ế ư ườ ự ậ ớ ữ ệ ỷ ị tha và s m nh c a m i ng i trong cu c đ i, làm sao th a mãn đ c d c v ng khi đó ch là o ứ ệ ủ ỗ ườ ộ ờ ỏ ượ ụ ọ ỉ ả
v ng, cái đ p tuy t đ i trong sáng t o ngh thu t hay giá tr nhân b n th t s và thông đi p gìn gi ọ ẹ ệ ố ạ ệ ậ ị ả ậ ự ệ ữ tình th ng,…B ng trái tim nh y c m và giàu tình th ng, văn ch ng Akutagawa n ch a nhi u ý ươ ằ ạ ả ươ ươ ẩ ứ ề nghĩa sâu s c v i mong c thi t tha làm đ p cho cu c đ i ắ ớ ướ ế ẹ ộ ờ
CHƯƠNG 3:NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG LÒNG ÍCH KỶ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA RYUNOSUKE
3.1“M hóa” trong ngh thu t tr n thu t và cách gi i mã n s v lòng ích k ờ ệ ậ ầ ậ ả ẩ ố ề ỷ
3.2 Th pháp “v t hóa” nhân v t đ kh c h a “di n m o” lòng ích k ủ ậ ậ ể ắ ọ ệ ạ ỷ
3.3 Ngh thu t ngh ch d thúc đ y xung đ t tâm lý đ n đ nh đi m ệ ậ ị ị ẩ ộ ế ỉ ể
3.4 S d ng y u t kỳ o đ ph n ánh hi n th c s ích k c a con ng i ử ụ ế ố ả ể ả ệ ự ự ỷ ủ ườ
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa mang những nét đặc sắc Nền văn học xứ
sở “Hoa anh đào” được đánh giá là một trong những nền văn học lớn và độc đáo trên thế giới Về thơ ca, ta có thể kể đến thơ Tanka của nhà thơ Wakahama Okosui hay các bài thơ Haiku nổi tiếng được xem là thể thơ ngắn nhất thế giới với các sáng tác xuất sắc của tác giả Matsuo Basho và các môn đệ của ông Về văn xuôi với hàng loạt các cây bút tài hoa như Yasunari Kawabata (1899-1972) nhà tiểu thuyết lừng danh của Nhật Bản và các sáng
tác về cái đẹp tinh tế Xứ tuyết, Người đẹp ngủ say, Nghìn cánh hạc, Cố đô,… Kôkô Abe (1924-1993) nổi tiếng với các tác phẩm: Gương mặt người khác, Người phụ nữ
trong cồn cát,… đưa danh tiếng của ông vang dội trong lẫn ngoài nước Sự dằn vặt muôn
thuở trước sự sống và cái chết là chủ đề nổi bật trong các sáng tác Cuộc viếng thăm,
Ghép tim, Đèn không hắt bóng,… của Watanabe Dzunichi (1933) Totochan-Cô gái bên cửa sổ là sáng tác của nhà văn Tetsuko Kuroyanagi (1933) được nhiều độc giả không
chỉ thiếu nhi mà còn người lớn yêu mến Kenzaburo Oe (1935) và sáng tác tiêu biểu:
Trang 6Nuôi kẻ thù, Tuổi mười bảy,… Haruki Murakami (1949) nhà văn Nhật Bản đương đại
với những tác phẩm Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển,… đề cập đến những chi tiết gần
gũi về tình yêu, tình dục, xúc cảm đời thường đã giúp ông nhận được giải thưởng Giải Franz Kafka và tên của ông được đề xướng cho giải Nobel văn học Đặc biệt khi khi giải thưởng Nobel Văn học từng xướng tên hai nhà văn đến từ đất nước “Mặt trời mọc”: Kawabata Yasunari năm 1968, Kenzaburo Oe năm 1994, thì văn học Nhật Bản ngày càng được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam, và được đông đảo độc giả yêu thích tìm đọc
Một trong những cái tên nổi bật không những trong nền văn học Nhật Bản mà cả văn học thế giới là nhà văn Akutagawa Ryunosuke (1892-1927)- một cây bút kiệt xuất
Đặc biệt là sau khi bộ phim Rasomon dựa vào truyện ngắn Bốn bên bờ bụi của ông do
Kurosawa Akira làm đạo diễn đạt giải thưởng Sư tử vàng và giải Oscar danh dự đã đưa
tác phẩm của ông gây tiếng vang khắp nơi Ông được xem là một trong những nhà văn khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhà văn
Akutagawa đã để lại những truyện ngắn như Cổng Rashomon, Cháo khoai, Bốn bên bờ
bụi,… được liệt vào hàng kiệt tác đã đưa ông đến danh xưng “Người cha của truyện
ngắn Nhật Bản” Ngòi bút của Akutagawa luôn có những cách tân về phương diện nghệ
thuật mới lạ, độc đáo, ông luôn đặc biệt chú ý đến thế giới nội tâm, tâm lí con người, đào sâu vào tâm lí và những mâu thuẫn , chú trọng diễn tả hành động qua đó khắc họa nét tính cách nhân vật, cụ thể hóa bản chất con người tiêu biểu như vấn đề lòng ích kỷ của con người
Nếu như nhà văn Maksim Gorky từng ca ngợi vai trò của văn học “văn học là nhân học” thì sáng tác của nhà văn Nhật Bản Akutagawa thực sự là bài học nhân cách lớn lao khi mở ra thế giới đầy bí ẩn về con người Những trang viết của nhà văn Akutagawa đã nêu lên những ưu tư về thời thế, đặt ra vấn đề thời đại: nhân cách con người và sự bộc phát của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, đê hèn Đằng sau giọng điệu đôi khi lạnh lùng, hài hước, sắc sảo luôn lắng đọng những nỗi niềm, suy ngẫm, dằn vặt về số phận con người Đặc biệt vấn đề về lòng ích kỷ của con người luôn chiếm số lượng khá nhiều trong các tác phẩm của ông Nhà văn đã vạch trần bộ mặt ích kỷ của con người trong các mối quan hệ:
từ xa lạ như sự ích kỷ trong quan hệ nguời và người hay lòng ích kỷ xâm chiếm cả quan
Trang 7hệ thân thiết gắn bó trong gia đình, ngay cả quan hệ thầy trò cũng có yếu tố ích kỷ, tình yêu cũng không loại trừ sự ích kỷ và sự ích kỷ len lõi cả trong nghệ thuật Qua đó, tác giả Akuatagawa đã khơi gợi cho độc giả nhiều suy nghĩ, ý thức về cuộc sống, về bản chất con người của một trái tim luôn nhạy cảm và giàu lòng yêu thương con người Sẽ là thiếu sót lớn nếu ta nghiên cứu về văn chương của tác giả Akutagawa nhưng lại bỏ quên vấn đề nóng bỏng trong trang văn ông là lòng ích kỷ của con người.
Với những lí do trên và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học Nhật Bản, người
viết đã chọn nghiên cứu về “Lòng ích kỷ của con người trong các truyện ngắn của
Akutagawa Ryunosuke” Thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp cho người viết tích lũy
thêm kiến thức và hiểu thêm về văn học Nhật Bản nói chung, tác giả Akutagawa Ryunosuke nói riêng
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Akutagawa là một trong những nhà văn tiêu biểu đầu tiên của văn học hiện đại Nhật Bản Cùng với Natsume Soseki và Mori Ogai, ông là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại, ông góp phần đưa nền văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX hòa vào dòng chảy văn học phương Tây và văn học thế giới Nhưng ở Việt Nam nhà văn Akutagawa vẫn chưa được đông đảo độc giả Việt Nam biết đến,việc nghiên cứu văn chương Akutagawa thì chưa xứng tầm vóc và sự cống hiến của ông Điểm qua các bài nghiên cứu chuyên biệt về tác giả Akutagawa và một số bài nghiên cứu khác có liên quan, ta thấy chủ yếu trong các bài nghiên cứu này thường dừng lại ở dịch thuật các tác phẩm từ ngôn ngữ trung gian khác sang tiếng Việt, bản dịch từ nguyên tác tiếng Nhật khá hiếm Vì sự hạn chế đã nêu trên nên ít nhiều gây khó khăn cho độc giả tìm hiểu và cảm thụ văn chương của Akutagawa, cũng như việc tiếp nhận, nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Akutagawa
Khi nghiên cứu về truyện ngắn của Akutagawa không thể nào không điểm lại bài
nghiên cứu mang tên Chủ nghĩa duy mỹ trong truyện ngắn của Akutagawa
Trang 8Ryunosuke và Nguyễn Tuân của tác giả Đỗ Thị Mỹ Lợi Trong công trình này tác giả
đã nêu lên những điểm tương đồng và dị biệt trong chủ nghĩa duy mỹ của Nguyên Tuân
và Akuatagawa, qua đó rút ra kết luận về cái đẹp, nghệ thuật, cuộc sống của hai nhà văn lớn là Akutagawa và Nguyễn Tuân Chính sự đối sánh về chủ nghĩa duy mỹ đã giúp độc giả có cái nhìn khái quát và thấu đáo hơn về hai phong cánh văn chương xuất sắc này
Bài nghiên cứu Chủ nghĩa duy mỹ trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke và
Nguyễn Tuân đã nêu lên được những nét đặc sắc trong chủ nghĩa duy mỹ của
Akutagawa về phương diện như cảm hứng từ các đề tài, chủ đề, đây là một điểm khá đặc biệt Theo tác giả, các sáng tác của nhà văn Akutagawa thường viết theo đề tài truyền
thống, kho tàng văn hóa cổ kết hợp hiện đại và khuynh hướng thoát li thực tế “phần lớn
các sáng tác của Akutagawa chủ yếu lấy đề tài từ kho tàng văn hóa cổ điển Các truyện
cổ và thời đại lịch sử đã qua được ông khai thác và lấy làm cảm hứng, bối cảnh chính cho hàng loạt sáng tác của mình” Thông qua việc lấy cảm hứng sáng tác từ kho tàng
văn hóa cổ, nhà văn Akutagawa đã khéo léo thổi vào đó hơi thở hiện đại, lí giải một cách sinh động hiện thực cuộc sống, đạo đức, xã hội khi con người lún sâu trong chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ Bên cạnh đó, tác giả Hữu Ngọc - người có nhiều công trình nghiên cứu văn
học thế giới, ông cũng từng nghiên cứu về văn học Nhật Bản với bài nghiên cứu Dạo
chơi vườn hoa Nhật Bản Trong bài nghiên cứu này, tác giả Hữu Ngoc cũng dành riêng
một bài nghiên cứu về nhà văn Akutagawa với tên gọi Autagawa: nghệ thuật và định
mệnh Tác giả Hữu Ngọc đã hết lời ca ngợi văn chương của Akutagawa có “lối kể
chuyện rất hấp dẫn, Akutagawa đề cao quá trình tu luyện của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp thật đau đớn, nghiến nát bản thân, nghệ sĩ dĩ chí phải chấp nhận cả cái ác” [2;tr
80], nhưng tiếc thay cuộc đời ông ngắn ngủi như một ngôi sao băng trên bầu trời nghệ
thuật Akutagawa-tuyển tập truyện ngắn của dịch giả Phong Vũ, trong đó Phong Vũ
đã giới thiệu đến độc giả một số truyện ngắn của Akutagawa, điểm lại những bước ngoặc trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Akutagawa Có thể nói Dịch giả Phong Vũ
là người đặt nền móng mở đường giới thiệu các sáng tác của Akutagawa vào Việt Nam
Còn quyển Trinh tiết - tuyển tập truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke do Đinh
Văn Phước chủ biên, tuyển tập này là tập hợp những truyện ngắn của Akutagawa đươc dịch từ nguyên bản tiếng Nhật do các dịch giả là du học sinh Việt Nam yêu mến văn
Trang 9chương kèm theo những bình luận xúc tích về truyện ngắn của tác giả Akutagawa như
“Ngòi bút ông phân tích chi ly tình cảm, niềm vui nỗi buồn, những lo âu dằn vặt hay
ham muốn, những khía cạnh tinh tế của tâm hồn con người” [1; tr.39] Qua đó, các dịch
giả đã phần nào nhắc đến sự xuất hiện khá nhiều về vấn đề lòng ích kỷ của con người
trong truyện ngắn của Akuatagawa Trong quyển Lịch sử văn học Nhật Bản do Trần
Hải Yến dịch của tác gia Shuichi Kato đã khẳng định Akutagawa là nhà sáng tạo tiêu biểu nhất của thời đại, sự đa dạng về hình thức và nội dung trong truyện ngắn của ông hơn bất kì tác phẩm của nhà văn đồng thời nào với ông
Về cốt truyện, công trình nghiên cứu mang tên Akutagawa người cha của truyện
ngắn Nhật Bản đã chú trọng nêu lên những đặc điểm đặc biệt về cốt truyện trong sáng
tác của Akuatagawa Tác giả Akutagawa thường mượn nội dung của các truyện cổ trong nước hoặc nước ngoài để tạo nền cho trang viết của mình Ông đã khéo léo kết hợp các đề tài, cốt truyện vay mượn với ngòi bút sáng tạo tài hoa, qua đó lồng vào vấn đề bức thiết là
sự xuống cấp đạo đức, xã hội và sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ
Nghệ thuật xây dựng truyện cũng là một trong những thành công của tác giả
Akutagawa Bài nghiên cứu Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa trong
truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa của thạc sĩ Hoàng Thị Xuân Vinh đã chỉ ra ba
điểm đặc sắc nhất trong những cách tân trong nghệ thuật trong sáng tác của Akutagawa Theo thạc sĩ Hoàng Thị Xuân Vinh, văn chương Akutagawa đã xóa nhòa ranh giới giữa các thể loại văn chương và thay áo mới cho văn chương Nhật Bản Thứ hai, về mặt nghệ thuật trần thuật các sáng tác của Akutagawa thường sử dụng kết cấu mờ hóa, kết cấu mảnh vỡ, kết cấu ảo hóa,…tạo nên sự mới lạ, hiện đại Ngôn ngữ rối loạn và giọng điệu nhiễu nhại, chất hài hước đen là điểm thứ ba trong sự cách tân Qua đó, thạc sĩ Hoàng Thị
Xuân Vinh ca ngợi Akutagawa là “thật sự là một cây bút tiên phong của trào lưu hiện đại
và hậu hiện đại, không chỉ ở Nhật Bản của ông mà của cả thế giới Ông không chỉ chịu ảnh hưởng mà còn là nguồn ảnh hưởng tích cực cho nhiều cây bút hiện đại Đông – Tây đương thời và mãi mãi” Ngoài ra còn có bài nghiên cứu so sánh giữa tác giả Akutagawa
và Nam cao của thạc sĩ Phạm Thị Thu mang tên So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện
ngắn của Nam cao và Ryunosuke Akutagawa Bài nghiên cứu đã tiến hành so sánh khá
Trang 10tỉ mỉ những nét tiêu biểu trong nghệ thuật tự sự của hai nhà văn, tác giả Phạm Thị Thu đã
hệ thống lại các điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn di chuyển Bên cạnh đó bài nghiên cứu này còn so sánh nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại bao gồm ba loại là đối thoại trực tiếp, độc thoại, đối thoại nội tâm Giọng điệu trong các sáng tác của Akutagawa cũng được tác giả bài nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu như: giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai, lạnh lùng,…để tăng mức độ biểu
cảm và khắc họa tính cách nhân vật Hay Akutagawa Ryuunosuke và Shiga Naoya, hai
đỉnh cao, hai phong cách của thể loại truyện ngắn Nhật Bản của tác giả Nam Trân-
một nhà nghiên cứu có khá nhiều bài viết về văn học Nhật Bản, Nam Trân đã chỉ ra phong cách văn chương đặc sắc của Akutagawa, cũng như tầm ảnh hưởng của nhà văn
Natsume Sôseki với chủ đề về “sự ích kỷ của người đời” đến ngòi bút của ông Thêm vào
đó, văn chương Akutagawa cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ nhà văn Mori Ogai với lối viết tiểu thuyết lịch sử kiểu Tây phương Bên cạnh đó, tác giả Trần Thị Thu Ân tìm hiểu
về Yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của nhà văn Akutagawa Ryunosuke đã khẳng
định “sử dụng những chi tiết kì ảo với tần suất nhất định và phong cách viết có sự kết hợp
truyền thông và hiện đại đã giúp cho những sáng tác của nhà văn Akuatagawa vừa mang
ý nghĩa sâu sắc đậm chất triết lí về cuộc đời lại vừa mang hơi thở hiện đại” [7; tr.55].
Trong bài nghiên cứu tác giả Khương Việt Hà, Các khuynh hướng phản tự nhiên
chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX, đã hệ thống các trào lưu văn học
Nhật Bản những năm cuối kỷ nguyên Meiji (Minh Trị, 1868-1912) Với một số cây bút tương đối khó phân loại theo các khuynh hướng kể trên, như nhà văn thiên tài Akutagawa
Ryunosuke (1892-1927) được các nhà phê bình xếp vào Chủ nghĩa tân hiện thực
(Shingenjitsushugi) Bài nghiên cứu của tác giả Khương Việt Hà đã ca ngợi tác phẩm của Akutagawa phản ánh sự nhạy cảm nội tâm và chiều sâu trí thức của một người am hiểu văn chương Nhật Bản truyền thống, văn học Trung Hoa cổ điển và tư tưởng phương Tây hiện đại, cũng như góp phần không nhỏ tạo tiền đề cho sự ra đời của trào lưu văn học mang màu sắc vị nhân sinh ở giai đoạn sau
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi giới thiệu về Akutagawa đã hướng đến những vấn đề chủ yếu như: cốt truyện, nội dung và nghệ thuật Bằng những công trình và bài
Trang 11viết theo những định hướng đó, các tác giả đã cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản trong việc tiếp nhận văn chương của tác giả Akutagawa, nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề lòng ích kỷ của con người trong tác phẩm của nhà văn Akutagawa Nên
trong bài bài luận văn này đi sâu tìm hiểu về “Lòng ích kỷ của con người trong các
truyện ngắn của Akutagawa Ruynosuke”.
3 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về lòng ích kỷ của con người qua các truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke Bên cạnh đó, luận văn còn tìm hiểu về nghệ thuật trong các sáng tác của Akutagawa đã góp phần không nhỏ cho thành công của ông Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả có thể hiểu sâu hơn về văn chương Akutagawa, thấy được sự hấp dẫn, nét mới, nét hay trong các sáng tác của ông và góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương Akutagawa nói chung và văn chương Nhật Bản nói riêng
4 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tập trung tìm hiểu về lòng ích kỷ của con người thông qua sáng tác của
nhà văn Akutagawa trong quyển Trinh tiết-tuyển tập truyện ngắn của Akutagawa
Ryunosuke do Đinh Văn Phước chủ biên, Nxb Văn học,(2006) Ngoài ra bài luận văn
còn tìm hiểu thêm một số tư liệu khác như: các bài viết, bài phê bình, nhận xét của nhiều tác giả, một số đề tài trên mạng để bổ sung hoàn chỉnh bài viết một cách tốt nhất
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trên tinh thần học hỏi, tìm hiểu để làm rõ vấn đề lòng ích kỷ của con người trong truyện ngắn của Akutagawa, luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp tiểu sử, phương pháp phân tích-chứng minh, phương pháp so sánh-đối chiếu, phương pháp tổng hợp
Phương pháp tiểu sử là phương pháp nghiên cứu tiểu sử của nhà văn để tìm hiểu và
lí giải tác phẩm Người viết đã sử dụng phương pháp này để lí giải vì sao trong các sáng tác của Akutagawa thường có sự u buồn, yếm thế Cũng như giải thích rõ sự tác động của
Trang 12hoàn cảnh xã hội đương thời, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của gia đình cụ thể qua người
mẹ bị bệnh của ông đến quan niệm nghệ thuật và các nhìn nhận cuộc sống qua các tác phẩm của ông
Phương pháp phân tích-chứng minh: Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng phương pháp này để nêu lên vấn đề lòng ích kỷ của con người được biểu hiện qua các khía cạnh nào truyện ngắn của Akutagawa, kèm theo những dẫn chứng cụ thể qua từng tác phẩm để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Phương pháp so sánh-đối chiếu: phương pháp so sánh- đối chiếu giúp ta dễ dàng khái quát được những nét riêng biệt, đặc trưng cơ bản của đối tượng được so sánh và rút
ra những nét khái quát nhất về đối tượng nghiên cứu Người viết đã áp dụng và tiến hành
so sánh- đối chiếu các mặt biểu hiện của lòng ích kỷ giữa các truyện ngắn thuộc sáng tác của nhà văn Akutagawa, cũng như liên hệ so sánh mở rộng vấn đề nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp đây là phương pháp ngược lại với phương pháp phân tích, nhưng phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu Người viết đã vận dụng phương pháp này để tổng hợp nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về đề tài nghiên cứu
Trang 13PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về đề tài, chủ đề trong nghiên cứu văn học
Theo quyển Từ và ngữ Việt Nam tác giả Nguyễn Lân đã nêu lên định nghĩa về đề
tài như sau đề tài (đề là đưa ra, tài là tài liệu): đó là vấn đề mà nghệ sĩ, nhà văn, nhà khoa học nghiên cứu, giải quyết hay thể hiện Chủ đề (chủ là cốt yếu, đề là vấn đề): là vấn đề chủ yếu mà nghệ sĩ, nhà văn, nhà khoa học đưa ra, chủ đề thường theo một khuynh hướng
tư tưởng nhất định
Tác giả Lại Nguyên Ân khi nghiên cứu về các thuật ngữ văn học trong quyển Thuật
ngữ văn học, ông đã nêu ra định nghĩa về chủ đề như sau:“chủ đề và vấn đề (triết lý, xã
hội, đạo đức, và các lại hình tư tưởng khác) được đặt ra trong tác phẩm Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tài Tác phẩm văn học có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề Những thuộc tính chung hoặc gần gũi về chủ đề và đề tài là căn
cứ để tập hợp các tác phẩm theo cùng nhóm thể tài Tính cộng đồng về chủ đề có thể bộc
lộ ở những sáng tác khác nhau của cùng một nhà văn, của một thời kì văn học, hoặc bộc
lộ ở nhiều giai đoạn khác nhau của một hoặc một số nền văn học” [4; tr.46] Theo đó, đề tài là phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm (chủ yếu là tác phẩm tự sự và kịch), đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm Đối với phần lớn sáng tác thơ trữ tình, khái niệm đề tài gần đồng nhất vào khái niệm chủ đề Những thuộc tính chung về đề tài (và chủ đề) là căn cứ tập hợp tác phẩm theo nhóm thể tài (ví
Trang 14dụ tiểu thuyết lịch sử hoặc tiểu thuyết du đãng, truyện trinh thám hoặc khoa học viễn tưởng,…) [4;tr.125].
Một cách hiểu khác khi bàn về đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học quyển Lí luận
văn học do tác giả Phương Lựu làm chủ biên đã dành riêng một chương để nghiên cứu về
vấn đề này Theo quyển Lí luận văn học “đề tài và chủ đề là một trong những khái niệm
chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn hoc Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung của tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn với hiện thực khách quan
mà do lập trường tư tưởng và vốn sống của nhà văn quy định Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề Trong tác phẩm văn học, chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm,
là phương diện chính yếu của đề tài Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống Chủ đề của tác phẩm văn học bao giờ cũng vừa phản ánh sâu sắc những vấn đề có nội dung xã hội lịch sử xác định, vừa từ mảnh đất xã hội lịch sử cụ thể ấy nêu lên những vấn đề chung về sự tồn tại và phát triển của nhân cách con người, về ý nghĩa của cuộc sống” [7;tr.36; 40].
Theo tác giả Hà Minh Đức thì đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học trong quyển
Văn học khi trình bày nghiên cứu về đề tài, chủ đề và vai trò của chúng trong tác phẩm
thì có thể hiểu “đề tài là một trong những phương diện nội dung của tác phẩm, nó chỉ
phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được xem như là một trong những yếu tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm Cũng vì thế, xây dựng đề tài của tác phẩm chính là trả lời câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì?, nó phản ánh hiện tượng nào trong cuộc sống? Đề tài là yếu tố giúp người đọc thấy được khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của nhà văn, hơn thế ta thấy rõ hệ tư tượng nào chi phối, trào lưu văn học khác nhau Chủ đề là những vấn đề chủ yếu Vấn đề trung tâm được đặt ra từ trong toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện Như vậy, sự hình thành chủ đề trong tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với hiện thực cuộc sống và ý đồ sáng tác của tác giả” [2;
tr.119]
Trang 15Qua những công trình nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu dù có nhiều định nghĩa khác nhau về đề tài và chủ đề nhưng điều khẳng định sự quan trọng của chúng trong sáng tác văn học Đề tài chính là vấn đề mà nhà văn lựa chọn và miêu tả trong tác phẩm của mình và có thể có những trường hợp đề tài trùng khít với chủ đề trong một tác phẩm Chủ
đề chính là những vấn đề cơ bản của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài Trong tác phẩm văn học chủ đề được xây dựng từ một đề tài nhất định Đề tài, chủ đề chính là cơ sở để độc giả khám phá ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học Điểm lại các sáng tác của nhà văn Akutagawa chủ đề lòng ích kỷ của con người có tầng suất khá nhiều Lựa chọn phản ánh vấn đề lòng ích kỷ của con người trong khá nhiều sáng tác của mình, nhà văn Akutagawa đã dựng lại sinh động bức tranh cuộc sống ở Nhật Bản thời kì đón cơn gió Âu hóa, những giá trị truyền thống bị băng hoại và kéo theo sự tha hóa nhân cách con người Ông đã biến ngòi bút của mình thành phương tiện đấu tranh đánh và thanh lọc tâm hồn con người
1.2 Bối cảnh xã hội Nhật Bản đương thời cuối thời đại Meji, đầu Taisho
Tác phẩm văn học thường là sự khúc xạ những vấn đề cuộc sống, bất kì nhà văn nào cũng thoát thai từ môi trường nhất định Hoàn cảnh cuộc sống thường xuyên có tác động tới thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn Xét từ gốc độ bối cảnh chung của xã hội Nhật Bản, đồng thời đi sâu vào thời kì cuối thời đại Meji, đầu Taisho giúp ta hiểu hơn
về thời đại nhà văn Akutagawa sống và sự tác động trong sáng tác của ông Vào giữa thế
kỉ XIX, chế độ phong kiến ở đất nước “Mặt trời mọc” bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng Năm 1868 nổ ra cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến ToKugawa thiết lập chính phủ mới của thiên hoàng Meji Sau cuộc cách mạng thiên hoàng Meji tiến hành cuộc duy tân “theo phương Tây, đuổi kịp và vượt phương Tây”, phong trào học theo phương Tây ở nhiều phương diện từ tổ chức chính trị, quân đội, giáo dục, nghệ thuật,…Chủ nghĩa cá nhân từ phương Tây truyền vào Nhật Bản, yếu tố ích kỷ trong đời sống mới càng ngày càng đậm màu Giữa tập thể và cá nhân mâu thuẫn sâu sắc, những chuẩn mực đạo lí quen thuộc ngày càng suy thoái Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc tiến tới vị trí mới, và bắt đầu bành trướng tiến hành hoặc tham gia chiến tranh dành thuộc địa Nhưng cuộc sống của nhân dân Nhật Bản rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bấp bênh,
Trang 16công nhân lương thấp điều kiện làm việc vất vả, nông dân bị mất ruộng đất phải rời bỏ quê hương hoặc làm tá điền Do đó ở Nhật Bản xảy ra nhiều phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân mong ước có được cuộc sống mới hạnh phúc, tình hình xã hội hết sức rối ren phức tạp Trong bối cảnh đó, nền văn học mới của Nhật Bản đã ra đời Đặc biệt văn học thời kì này tiếp thu nhiều trào lưu tư tưởng và văn học phương Tây (đặc biệt là các nước Anh, Pháp, Đức, Nga ): chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên,… Phong trào Khai sáng phát triển, những sách báo chính trị, văn học, triết học được dịch và phổ biến rộng rãi trong nước Nhật Sự phân hóa xuất hiện những dòng chảy, những nhóm khác nhau đã góp phần làm phong phú cho văn học Nhật Bản nói chung và góp thêm màu sắc mới cho văn học thế giới nói riêng, có bốn dòng văn học hầu như đối chọi nhau trong giai đoạn này Thứ nhất là trường phái chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism), trường phái chủ nghĩa tự nhiên chịu ảnh hưởng của tinh thần khoa học tự nhiên và văn học phương tây của thế kỉ XIX Thứ hai, khuynh hướng cao sang bản
xứ Dư dụ phái (yoyūha) sử dụng lối văn chan chứa cảm tình khiến người đọc phải bồi hồi xúc động, lưu luyến khó quên, lời văn lưu lại mãi trong lòng mọi người Thứ ba, Chủ nghĩa duy mỹ (yuibishugi) đề cao giá trị thẩm mỹ và nhục cảm trong nghệ thuật theo phong cách chủ nghĩa tượng trưng phương Tây, ra đời hậu bán thế kỷ XIX tại Nhật Bản Thứ tư, Bạch hoa phái (Shirakaba) kiên trì đường lối cải lương nhân đạo chủ nghĩa, lạc quan chủ nghĩa, chủ động hòa giải sự đối đầu giữa các phe phái
Bước qua thời kì Đại Chính, phái duy mỹ và Bạch hoa phái tiếp tục phát triển Trường phái văn học chủ nghĩa tự nhiên bị suy thoái, trào lưu tự thuật của Watakushi Shosetsu và dòng văn học tân hiện thực (neo-realism) phát triển Trong đó đáng chú ý là
dòng văn học tân hiện thực có nhiều ưu điểm với lối văn“có cái nhìn khách quan về hiện
thực tối tăm và bản tính con người, biết dùng lý trí làm vũ khí để đưa ra một lối giải thích mới với một bút pháp tinh xảo” (Nguyễn Nam Trân) Họ thành lập tờ tạp chí Tân tư trào
(Shinshichô) hoạt động mục tiêu tôn chỉ vì giai cấp bình dân Trường phái này huy động được nhiều cây bút xuất sắc như Akutagawa Ryuunosuke, Kikuchi Kan, Kume Masao, Yamamoto Yuuzô, Toyoshima Yoshio, …Là cây bút tiêu biểu với vai trò thủ lĩnh của trào
Trang 17lưu tân hiện thực, nhà văn Akutagawa với những sáng tác góp công lớn vào khẳng định tên tuổi của nhóm tân hiện thực.
Nằm trong xu thế chung của thời đại, các sáng tác của Akutagawa thời kì này cũng khá chịu ảnh hưởng của tác giả nước ngoài, nhất là phương văn học Tây du nhập vào Nhật Bản trong giai đoạn này Ông đặc biệt yêu thích các tác giả ngoại quốc như kịch Henrik Ibsen (Na Uy), thơ William Butler Yeats và văn Anatole France (Pháp),…Văn chương của Akutagawa có sự hòa phối giữa văn học cổ điển Trung Hoa truyền bá vào Nhật Bản, pha trộn tính hiện đại Phương Tây, nhưng vẫn giữ cốt cách văn chương Nhật,
tinh thần Nhật Nhiều nhà phê bình cho rằng truyện ngắn Cháo Khoai có sự mượn ý tưởng từ truyện Chiếc áo khoác của Gogol Hay Sợi tơ nhện có nhiều điểm khá gần với cốt truyện Cây hành tây trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov của Dostoevski (1821- 1881) cũng có giả thuyết thứ hai thì Akutagawa đã dựa vào tác phẩm Karma (Nghiệp
chướng) do Paul Carus viết vào năm 1894 và được đăng thành nhiều kỳ trên Tạp chí The
Open Court Còn truyện ngắn Địa ngục trước mắt có thể lấy ý tưởng từ truyện của nhà
văn Nga là D.S Merezhkovski,…Nhưng sự vay mượn cốt truyện trong các truyện ngắn của Akutagawa không hề làm độc giả nhàm chán, mà hoàn toàn ngược lại sự vay mượn kết hợp với sự sáng tạo làm nên chất mới cho văn chương Akutagawa và khiến văn ông
mang “ tính thời đại và vai trò của ông trên văn đàn của ông đến nay chưa ai thay đổi
nổi” [1; tr.50].
1.3 Cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Akutagawa Ryunosuke
1.3.1 Cuộc đời nhà văn Akutagawa Ryunosuke
Nhà văn Ryunosuke Akutagawa sinh năm 1892 Cha ông có nông trại nuôi bò để lấy sữa Lúc mới bảy tháng tuổi thì mẹ ông phát cuồng, người anh của mẹ là Akutagawa Niihara – một văn nhân đã nhận ông về nuôi Năm lên mười tuổi thì mẹ ông mất trong bệnh viện người điên, sau đó ông chính thức lấy họ ngoại là Akutagawa Cuộc đời của nhà văn Akutagawa chịu nhiều ảnh hưởng về căn bệnh của mẹ ông, ông luôn bị ám ảnh mình sẽ mắt bệnh điên và mất khả năng sáng tác Năm 1910, Akutagawa tốt nghiệp loại
ưu trường trung học và theo học văn học Anh ở trường cao đẳng, rồi đại học Tổng hợp
Trang 18Quốc gia Tokyo (Tokyo Daigaku), là trung tâm đào tạo danh giá bậc nhất thời bấy giờ ở Nhật Bản Trong giai đoạn này, Akutagawa cùng các bạn học tích cực sáng tác và cùng nhau lập các diễn đàn văn học, xuất bản tờ tạp chí “Shinshicho”( Tân tư trào), phê phán trường phái chủ nghĩa tự nhiên thịnh hành thời bấy giờ.
Cô Yoshida Yayoi, mối tình đầu của ông là con gái một người quen với gia đình Ông định cầu hôn nhưng họ lại ngăn Sự kiện này làm ông chán ngán cái xấu xa, ích kỷ của người đời và ôm lấy ý nghĩ bi quan sinh ra làm người đã là khổ rồi Năm 1918 (ông
27 tuổi), Akutagawa kết hôn với Tsukamoto Fumi Ông và vợ định cư ở Kamakura, và tham gia viết cho nhật báo Osaka Mainichi, cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng được đông đảo độc giả mến mộ
Năm 1927 người anh vợ của Akutagawa tự sát sau khi đốt nhà để lại món nợ lớn khiến ông phải gắng sức thanh toán Bế tắc trong đời sống, bị ám ảnh do bệnh điên của người mẹ và sức khỏe ngày càng tồi tệ ông bị suy nhược thần kinh, bệnh tim, dạ dày,…nhưng ông vẫn giữ bút lực mạnh mẽ Đêm 24 tháng 7 năm 1927, ông uống thuốc ngủ tử vẫn lúc 35 tuổi trong lúc tài năng nở rộ, ông mất để lại vợ và 3 người con nhỏ Ông để lại
nhiều di thư cho thân nhân và bạn bè, trong đó có Thư gửi một người bạn cũ viết cho
Kume Masao
Sự ra đi của Akutagawa đã lại niềm tiếc nuối to lớn cho văn học Nhật Bản cũng như văn học thế giới Ông là nhà văn hàng đầu của văn chương hiện đại Nhật Bản Với những đóng góp to lớn vào nền văn học Nhật Bản cũng như văn học thế giới, năm 1935 giải thưởng văn chương thường niên mang tên Akutagawa Ryunosuke được lập ra để trao tặng cho các nhà văn Nhật Bản trẻ có những tác phẩm xuất sắc Giải thưởng này đã khuyến khích và ghi nhận tài nhiều tài năng văn chương như Kenzaburo Oe – nhà văn Nhật Bản
thứ hai được trao giải Nobel Văn học với tiểu thuyết Nuôi thù, ông đã từng nhận được
giải thưởng Akutagawa Ryunosuke
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của tác giả Akutagawa Ruynosuke
Trang 19Ông có năng khiếu văn chương từ thời tiểu học bảy tuổi đã biết làm thơ Haiku Chính những năm ngồi trên ghế nhà trường giúp ông có cơ hội tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của một số nhà văn lớn trên thế giới: Auguste Strindberg, Anatole France, Henri Louis Bergson, Rudolf Eucken,…Thêm vào đó, văn chương Akutagawa ta nhận thấy ít nhiều ông đã tiếp thu những mặt hay trong các sáng tác của nhà văn cùng thời- Natasume Soseki đặc biệt về chủ đề lòng ích kỷ của con người trong xã hội đương thời Năm 21 tuổi
ông viết tùy bút Nước dòng sông Cái, và lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng
Akutagawa là thủ lĩnh của trường phái văn học Tân hiện thực Nhât Bản, đồng thời ông cũng là cây bút chính của tạp chí Tân tư trào với những cộng sự như: Kikuchi Kan (1888-1948), Kume Masao (1891-1925), Yamamoto Yuzõ (1887-1974), Toyoshima Yoshio (1890-1955), tạp chí này sáng tác theo tôn chỉ và hành động nhằm thúc đẩy chế độ ưu tiên
về tự do và no ấm cho giai cấp bình dân Akutagawa cố gắng kết hơp văn hóa Châu Âu vào văn hóa Nhật Bản, bên cạnh đó ông thường lấy đề tài đa dạng trong văn học cổ Nhật Bản và Trung Hoa Theo các nhà nghiên cứu, văn chương Akutagawa mang đậm nét u buồn và bi quan có lẽ xuất phát việc sớm nếm trải những bi kịch cuộc đời Ông sống trong bối cảnh xã hội giao thời có nhiều biến động, cuộc sống thường nhật chứng kiến sự sự suy thoái đạo đức, nhân cách con người cộng với bi kịch gia đình đã gieo mầm mống cho sự hoài nghi, bi quan phát triển Đặc biệt khi tình trạng suy nhược thần kinh càng thêm trầm trọng khiến ông cảm thấy bất an cũng ảnh hưởng tới văn chương ông Vượt mọi khó khăn, bằng trái tim nhạy cảm của một nhà văn giàu lòng yêu thương, Akutagawa đã đưa vào sáng tác của mình những trăn trở về cuộc sống, bản chất con người, khát vọng tìm đến giá trị đích thực của cuộc sống Sáng tác với bút lực dồi dào, số lượng tác phẩm phong phú ông đã viết hơn 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn đa dạng về nội dung
và cách tân về hình thức và thể loại, các bài phê bình
Năm 1911 viết tùy bút Nước dòng sông Cái, đây là tác phẩm mở đường cho nghiệp
văn của ông và để lại nhiều tranh luận về thể loại của tác phẩm này Sau đó ông cho ra đời
truyện Cổng Rashomon và hàng loạt sáng tác như Tuổi già, vở kịch Tuổi xuân và cái
chết, đây là nhan đề định mệnh báo hiệu cho cuộc đời của Akutagawa sẽ như cánh hoa
anh đào sớm tàn Nhưng đến khi ông viết tác phẩm Mặt nạ hyottoko, Cổng Rashomon,
Trang 20…những sáng tác này đã tạo được một chỗ đứng riêng cho nhà văn Akutagawa trong văn đàn Nhật Bản.
Năm 1916 tác giả Akutagawa đem đến cho người đọc nhiều nét mới lạ trong các tác
phẩm như Cái Mũi, Cháo khoai, Chiếc Mùi soa, Địa ngục trước mắt, Chấy rận,
Thuốc lá và con quỷ, Cái ống điếu,…với những tác phẩm này ông được nhà văn
Natsume Soseki mà tên tuổi đã lừng danh trong những cây bút trẻ ở giai đoạn này ca ngợi
hết lời Đến năm 1917, nhà văn Akutagawa cho ra đời tập truyện ngắn đầu tiên là Cổng
Rashomon, viết Bản tường trình của Ogata Ryosai, Số mệnh, Hỏi đạo tổ sư, Trung nghĩa, Ghi chép về một đám tang, Bọn đạo tặc, Người Do Thái lang thang, Một ngày kia trong đời O-ishi Kuranosuke, Hứng sáng tác,…Sau hàng loạt sáng tác trên, tác giả
Akutagawa đã có sự đổi mới, mở rộng về mặt phạm vi đề tài trong văn chương bằng các
tác phẩm: Tướng tây Hương Long Thịnh, Truyện đầu rơi, Truyện về gã Yonosuke,
Lòng đã trót yêu, Địa ngục trước mắt, Sợi tơ nhện, Án mạng thời mới mở mang, Cái chết của một con chiên, Cánh đồng khô,…qua những tác phẩm đã kể trên góp phẩm
khẳng định tên tuổi của nhà văn Akutagawa
Năm 1923, ông viết tác phẩm Lời phát biểu của một người hèn kém, truyện ngắn
Áo tết, B à à à, Mấy con nộm, Cuốn sổ tay của Yasukichi, Một mảnh đất cúi chào, …
qua những sáng tác này,ta thấy giọng văn của ông thay đổi, chuyển hướng từ khuynh hướng lấy đề tài và tài liệu trong quá khứ với sáng tác chủ yếu do trí tưởng tượng của ông làm sống lại sang khuynh hướng hiện thực sát với đời sống, và thường là tự truyện Thời điểm năm 1925 sức khỏe của ông có nhiều vấn đề, nên ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sáng tác, nhưng nhà văn Akutagawa vẫn kiên trì tiếp tục sự nghiệp văn chương của
mình Các sáng tác của ông vẫn xuất hiện trên văn đàng như Tuyển tập Ryunosuke
Akutagawa, Chuyến đi Trung Quốc, Chân ngựa, Bên bờ biển,…Năm 1927, ông sáng
tác Xã hội quái thú Kappa,viết tập truyện Cây quạt Hồ Nam, đây là tập truyện cuối
cùng mà nhà văn Akutagawa sáng tác
Nhìn lại chặng đường văn chương của nhà văn Akutagawa, ông luôn dành hết tâm trí và sức lực cho văn chương luôn trăn trở về cuộc sống, về sự hoàn thiện nhân cách con người, làm đẹp xã hội Với những trang văn tài hoa, sáng tạo, đặc sắc của mình, ông đã có
Trang 21nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn chương Nhật nói chung, sự cách tân phát triển của truyện ngắn nói riêng.
1.4 Vài nét về truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke
1.4.1 Vài nét về nội dung truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke
Các sáng tác của nhà văn Nhật Bản Akutagawa luôn có sự đan cày giữa cảm xúc và hành động, xoáy sâu vào những gốc khuất tâm hồn con người từ đó bộc lộ bản chất con người, một trong những vấn đề mà người đọc có thể nhận ra trong văn ông đó là đi tìm ra câu trả lời về sự thật Nhà văn đã tạo dựng những nhân vật dùng cả cuộc đời đánh cược để
đi tìm sự thật Họ loay hoay mắc kẹt trong cái mà họ gọi là sự thật đến cuối cùng bừng tĩnh nhận ra: con đường tìm ra sự thật mới là quan trọng nhất Sự thật nếu ta phản chiếu qua những góc nhìn khác nhau tạo nên những cách hiểu khác nhau dẫn đến phán xét thiếu chính xác Sự thật, có sự thật hay không, hay chỉ là ảo ảnh, thật giả, giả thật chỉ nằm trong
suy nghĩ của mỗi người Câu chuyện trong Bốn bên bờ bụi là một trong những truyện
ngắn điển thể hiện quan điểm của ông về con đường đi tìm sự thật Tác giả Akutagawa khéo léo xây dựng cốt truyện đơn giản nhưng lồng vào nhiều tình tiết thể hiện tâm lí nhân vật Nếu điểm lại sơ lược về cốt truyện, ắt hẳn thủ phạm chẳng ai khác ngoài tên cướp của giết người độc ác kia Thế nhưng cái lạ và hấp dẫn ở câu chuyện là sự biện hộ của mỗi người trong cuộc khiến cho chân lí vụ việc như rơi vào hố sâu không đáy Vấn đề chính vẫn còn gây tranh cãi: Vậy ai trong số họ là người nói đúng sự thật? Sự thật có tồn tại hay không? Rõ ràng là lời khai của bảy người hoàn toàn hợp tình hợp lí, thế nhưng nghe ra lại phi lí đến lạ lùng Nhà văn để cho câu chuyện chấm dứt với đáp số là một ẩn số lớn mở lối cho suy luận logic của mỗi độc giả để tìm ra đáp án Phải chăng cái mà nhà văn Akuatagawa muốn gửi gắm không phải ai là thủ phạm mà chính là đâu là cách tìm ra sự thật?
Với ngòi bút tài hoa, ông sâu sắc kiến giải góc khuất tâm lí con người với cách miêu
tả sinh động có thể gọi là bậc thầy lí giải tâm lí con người Tiếp xúc với truyện ngắn của ông người đọc kiến giải tình tiết mâu thuẫn thường nhật qua đó nhận ra những triết lý nhân sinh sâu xa như vấn đề: ranh giới mong manh giữa thiện và ác Nhân vật trong
Trang 22truyện của tác giả Akutagawa thường là những người từng có nhân cách lương thiện nhưng khi lâm vào cảnh bất đắc dĩ đành trượt không phanh theo cái ác Câu chuyện trong
truyện ngắn Cổng Raxiômôn, Cục đất là một ví dụ cụ thể Truyện ngắn Cổng
Raxiômôn đặt ra vấn đề vì hoàn cảnh con người dễ dàng xuôi theo cái ác, trước sự suy
thoái chốn kinh sư và nạn đói kém triền miên con người có thể làm mọi việc chỉ để được sống kể cả thể nhổ cả tóc của người đã khuất Chân lí cuộc đời thật khắc nghiệt để diệt cái
ác đôi khi người ta buộc phải làm một điều ác khác Vì cái ăn mụ già bất chấp mọi giá trị đạo đức nhổ tóc người chết, vì cuộc sống gã nô bộc không thể không lột cái áo kimono của mụ già Để tồn tại con người phải chấp nhận làm theo cái ác, thiện và ác đối nghịch nhau nhưng lại vô cùng gần nhau Ranh giới giữa thiện và ác mong manh như “sợi tơ”
Truyện ngắn Cục đất một lần nữa tái hiện lại cuộc sống người dân Nhật Bản đương thời
khi cái đói cái khổ làm méo mó nhân cách con người Nhân vật người mẹ chồng Osumi vì muốn hưởng phước nên tìm mọi cách khuyên đứa con dâu Otami lấy chồng Trong khi
đó, đứa con dâu Otami vì giữ cục đất nên vẫn khăng khăng làm việc khiến cho mâu thuẩn
mẹ chồng nàng dâu căng thẳng đến gay gắt Mâu thuẫn gia đình kết thúc khi một ngày nọ Otami chết vì bệnh kiết lị, mong ước vứt bỏ cái gánh nặng để thỏa mãn nguyện vọng của
bà mẹ chồng thành hiện thực Mở ra thế giới bí ẩn trong mỗi con người, nhà văn chỉ ra ngay trong tình cảm thiêng liêng nhất là gia đình vẫn tồn tại cái ác, hèn hạ Không ai khác hơn những người thân trong gia đình, họ có thể vứt bỏ nhau để được sống an nhàn, sung sướng Cái ác nảy sinh trong vỏ bọc tình thương khiến ta chợt nhớ đến nhân vât Điểu
trong tác phẩm Một nỗi đau riêng của nhà văn Nhật Kenzaburo Oe Khi đứa con mắc
bệnh thoái vị não ra đời, trong lòng Điểu trăn trở không yên, anh cảm thấy mình như con chuột cống chỉ biết bỏ trốn khỏi trách nhiệm người cha Đứa bé chính là nỗi ám ảnh, lo lắng trong Điểu, anh mong mỏi nó sẽ kết thúc nhanh chóng cuộc sống đau đớn, thế nhưng đứa bé vẫn khỏe mạnh Cuộc tranh đấu ngầm giữa thiện và ác diễn ra gay gắt, cuối cùng
để vứt đi gánh nặng mà đứa bé mang lại, Điểu đi đến quyết định thông đồng cùng y tá
bệnh viện sẽ thay khẩu sữa của nó “Sữa của thằng bé đang giảm dần và nó sẽ được thay
bằng nước đường Viên bác sĩ bảo rằng trong vài ngày tới chúng ta sẽ có kết quả” [5;
tr.150]
Trang 23Trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện và ác, con người đôi khi con người sa chân cuốn theo cái ác đánh mất nhân cách tốt đẹp Đi sâu tìm hiểu bản chất con người, nhà văn Akuatagawa luôn trăn trở suy tư về con người ích kỷ hay vị tha và sứ mệnh của mỗi người trong cuộc đời Ông chú trọng xây dựng hình tượng con người với
sự giằng xé, tranh đấu giữa gìn giữ nhân cách hay biến chất theo hoàn cảnh Chính vì lẽ
đó, các nhân vật trong truyện luôn đặt trong hành trình tìm lại chính mình, tìm lại giá trị
nhân văn giống như gã khuất thực trong truyện ngắn Trinh tiết Tác phẩm Trinh Tiết là
cuộc chạm mặt giữa gã khuất thực Shinko và cô tớ gái trong căn bếp nhỏ đã đánh thức tâm hồn gã khuất thực Sự chọn lựa hi sinh tấm thân vì con mèo của cô hầu gái làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn vị tha đã làm gã ta thay đổi cả cuộc đời Ngay lúc đó, tên khuất thực
mơ hồ thấy một sự khác lạ trong tâm hồn gã: sự xấu hổ, ghê tởm Từ một gã khuất thực từng hành động xấu xa định chiếm đoạt cô gái, tâm hồn hắn đã được gột rửa, ý định tìm lại nhân cách thôi thúc hắn Nhìn nhận lại hành động của gã khuất thực và tấm lòng nhân hậu của cô gái không khỏi khiến ta băn khoăn, trăn trở Phải chăng khi cái xấu trỗi dậy trong gã khuất thực nhưng chính thái độ và tấm lòng của cô gái đã làm sống dậy cái tốt đẹp bị hoàn cảnh che lấp Hay sự thức tỉnh của tên khuất thực là khi gã ta phát hiện ra bản chất của mình khi đối mặt với cô gái Con người là ích kỷ hay vị tha, với sự thay đổi bất ngờ của tên khuất thực làm người đọc thấp lên sáng về bản chất con người vốn dĩ là tốt đẹp, vị tha Nhà văn đã thẳng thắn đề cái xấu và tốt trong cuộc sống Từ sâu bên trong con người vẫn giữ được trái tim nhân ái, vị tha nên gã khuất thực cuối cùng tìm lại được nhân cách bị đánh rơi Qua bài học đó, mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ trái tim nhân ái, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn
Bên cạnh đó, các sáng tác của ông luôn đi tìm lời đáp cho câu hỏi: làm sao thỏa mãn được khi nếu đó chỉ là ảo vọng? Đưa vào tác phẩm của mình hình tượng nhân vật sống chỉ lý tưởng hóa mọi dục vọng, nhà văn Akutagawa giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo hơn về dục vọng con người Khi con người mang trong lòng những dục vọng, ham muốn nhưng đến khi cuối cùng họ nhận ra rằng tất cả chỉ là ảo vọng mơ hồ thoáng qua Dục vọng ẩn chứa sức mạnh mãnh liệt điều khiển con người rũ bỏ mọi nhân cách để đấm chìm trong ham mê, xúc cảm Để vượt qua hố sâu cạm bẫy con người phải giữ vững lý trí, tinh thần Thế nên chàng Oduyssee trong thần thoại Hy Lạp để thực hiện được lý tưởng trở về
Trang 24quê chàng và các đồng đội luôn phải đấu tranh chống lại dục vọng bằng cách bịt tai, buộc chặt mình khi đi ngang qua vùng biển có các nàng tiên cá Siren xinh đẹp, quyến rũ Nhưng để chiến thắng dục vọng không hề đơn giản thế nên gã ngũ vị trong truyện ngắn
Cháo khoai đến cuối cùng đánh mất cả nhân cách vì ham muốn viễn vong Hắn ta có một
dục vọng vô cùng to lớn đó là được ăn một bữa cháo khoai đã đời “từ năm sáu năm nay,
ngũ vị hết sức thèm món ăn gọi là cháo khoai” [1;tr.54] Nhưng khi nhìn những liễn cháo,
ngũ vị đưa tay lau mồ hôi và cảm giác không phải là sung sướng thỏa mãn như nguyện ước, hắn ta thấy như mình ân hận Chẳng phải sau bao ngày dài cổ đợi mong, hắn ta đã đạt được nguyện vọng to lớn là được ăn cháo khoai đã đời sao? Khi đối mặt với dục vọng của bản thân, ngũ vị mới thực sự nhận ra những dục vọng bấy lâu chỉ là ảo vọng Bấy giờ hắn ta mới thực sự cảm thấy sung sướng khi thoát khỏi địa ngục do chính mình tạo ra
Suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn Akutagawa hết lòng vì cuộc đời như “con tằm” nhả sợi tơ “tâm hồn” làm đẹp cuộc đời Ông luôn coi trọng trách nhiệm của một người nghệ sĩ và đề ra chuẩn mục cho cái đẹp Cái đẹp trong quan niệm của nhà văn Akutagawa mang nét độc đáo, khác thường và ở trạng thái cao nhất Đồng thời, cái đẹp trong nghệ thuật phải tìm được người đồng điệu mới thật sự là cái đẹp tuyệt đối Với hai
truyện ngắn Bức họa núi thu và Địa ngục trước mắt tác giả Akutagawa bày tỏ cái đẹp
tuyệt đối phải ở chính trong tâm khảm con người? Cái đẹp phải ở trạng thái cao nhất và
độc nhất như lời viết “để sáng tạo một tác phẩm không phải tầm thường, nhà nghệ sĩ
không dừng lại ngay trước cả việc hiến tâm hồn mình cho quỷ Tất nhiên tôi cũng sẽ không dừng lại trước điều đó” [10; tr.9] Hình tượng nhân vật gã họa sĩ Yoshihide trong
truyện Địa ngục trước mắt là một họa sư có tài nhưng biệt dị, kì quặc “chuộng vẽ toàn
cái xấu xa” [1;tr.191] Hắn ta say mê sáng tạo nghệ thuật đến độ tôn thờ cái đẹp khác
thường từ cái đẹp mang cảm hứng khác thường ở xác chết bên đường, tên vô lại mới ra tù, cảnh khổ của bọn tội nhân bị tra khảo, Gã ta bày trò lạ để bắt bọn để tử làm vật mẫu cho mình vẽ Hi sinh vì cái đẹp có một không hai, gã họa sĩ vẫn nhập tâm hoàn thành bức bình phong tuyệt tác trong khi đứa con gái mà gã ta nhất mực yêu thương bị thiêu trong biển lửa Bức bình phong địa ngục hoàn thành trong sự tán thưởng, kinh ngạc của mọi người
Trang 25Thế nhưng gã họa sĩ vì cái đẹp mà gã tôn thờ phải chấp nhận trả giá vô cùng đắt và gã ta cũng vĩnh biệt cõi đời.
Dù đề cao cái đẹp trong nghệ thuật hay thuật lại ranh giới cuộc đời giữa sống và chết buộc con người phải chọn lựa, văn chương Akutagawa đến cuối vẫn nhằm mục đích duy nhất là “chưng cất” lại những giá trị nhân bản thật thụ với thông điệp nhắc nhở con người sống trọn tình thương Nếu như nhà văn cùng thời Yasunari Kawabata mệnh danh là
“ người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp” với hàng loạt tiểu thuyết Xứ tuyết, Cố đô,Ngàn
cánh hạc,Người đẹp say ngủ,…ông quan niệm giá trị cao đẹp gắn liền với tình yêu tha
thiết với xứ sở và mong ước giữ gìn những giá trị nhân bản thực sự đang ngày càng mai một theo làng gió phương Tây Thấm nhuần những quan điểm mỹ học truyền thống, với nhà văn Kawabata cái đẹp mà con người tìm kiếm chính là vẻ đẹp thiên thiên, đất nước và con người “xứ sở phù tang”, coi trọng nét đẹp con người mà đại diện là người phụ nữ với dung nhan kiều diễm và tâm hồn trong sáng Đối với nhà văn Akutagawa văn chương không chỉ ca ngợi nét đẹp thiên nhiên con người hơn hết giá trị nhân văn mà ông theo
đuổi chính là tình nhân ái Có thể nói Mấy trái quýt là một trong số ít những truyện ngắn
kết thúc có hậu đã khơi gợi nhiều ý nghĩa về giá trị nhân bản thật sự mà con người vươn tới: tình thương Câu chuyện bắt đầu bằng chuyến đi xe lửa đi Tokyo của nhân vật “tôi” chung với một cô bé gái rách nát và dơ bẩn Bằng hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn về tình người, cô bé ấy đã mang lại cho “tôi” tia nắng reo vui soi sáng cuộc sống tẻ nhạt, thấp hèn, vô nghĩa Một cô bé nghèo khó sớm trải nhọc nhằn mưu sinh nhưng cao quý thay cô ấy có trái tim yêu thương ấm nồng, nhân ái Chứng kiến mọi hành động của cô bé,
“tôi” vô cùng ngỡ ngàng và không hiểu sao lòng “tôi” dạt dào sung sướng Và trong giây phút ấy, “tôi” như quên đi cái mệt rã rời, nghiệt ngã đời người Cuộc sống đã hằn những vết chai sạm yêu đương, đóng băng xúc cảm và sự ích kỷ choáng ngợp trái tim “tôi” Hành động đẹp của cô bé đã xóa tan mọi nghi ngại phá vỡ ranh giới cách ngăn giữa “tôi”
và cô bé nghèo, giúp nhân vật “tôi” sống lại những yêu thương ngọt ngào đã đánh mất Khép trang văn lại, tình thương và giá trị nhân ái vẫn lấp lánh in sâu vào lòng người đọc, tình thương là phép màu kì diệu nhất mà con người luôn phải gìn giữ
Trang 26Nhìn lại các sáng tác của nhà văn Akutagawa, độc giả vô cùng kinh ngạc trước bút lực dồi dào và sự phong phú trong các đề tài trải rộng trên nhiều bình diện xã hội Trong các đề tài mà nhà văn quan tâm có thể kể đến như: con đường đi tìm sự thật, ranh giới mong manh giữa thiện và ác, ích kỷ, vị tha và sứ mệnh của mỗi người trong cuộc đời, làm sao thỏa mãn được dục vọng khi đó chỉ là ảo vọng, cái đẹp tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật hay giá trị nhân bản thật sự và thông điệp gìn giữ tình thương,…Bằng trái tim nhạy cảm và giàu tình thương, văn chương Akutagawa ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc với mong ước thiết tha làm đẹp cho cuộc đời.
1.4.2 Vài nét về nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke
Là cây bút tiên phong trong trong đổi mới và sáng tạo nghệ thuật, văn chương Akutagawa đem đến cho độc giả cái nhìn mới mẻ về phương diện nghệ thuật Khi đi sâu tìm hiểu các sáng tác của nhà văn Akutagawa, các nhà nghiên cứu điều cho rằng văn chương Akutagawa thường vay mượn đề tài, cốt truyện từ các đề tài trong văn học Ấn
Độ, Trung Quốc thời Đường hay từ văn học truyền thống Nhật Bản Vốn là người học rộng, hiểu sâu, thích tìm hiểu các sáng tác xuất sắc am hiểu văn chương thế giới, thế nên không khó hiểu khi ông đưa vào truyện của mình cốt truyện, đề tài xưa Cái tài của ông là biến sự vay mượn thành nền tảng của sự sáng tạo Văn chương ông mang nét cũ nhưng
không hề lỗi thời mà ngược lại tuy “bình cũ nhưng rượu mới” đúng như nhận xét “Ông
không chỉ vay mượn một truyện để viết một truyện, mà trong lắm trường hợp đã tham khảo nhiều truyện để viết một truyện Ông đã tài tình thay đổi cấu trúc của chuyện cũ, gạn lọc nội dung cho đến chỗ tinh khiết nhất, và với bút pháp thật độc đáo ông đã gây cho độc giả những ấn tượng mới, tạo dựng những giá trị vượt không gian, thời gian” [1;
tr.485]
Khi nhắc đến nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của nhà văn Akutagawa, người yêu thích văn ông không thể không nhắc đến nghệ thuật phá vỡ ranh giới của thể loại truyện ngắn và đạt nhiều thành tựu đáng khen ngợi Đặc biệt khi điểm lại các sáng tác của ông,
Trang 27độc giả khá ngạc nhiên và lí thú với sự phá cách trong truyện ngắn của ông tiêu biểu qua
các tác phẩm Nước dòng sông Cái, Lòng đã trót yêu, Địa ngục trước mắt Nước dòng
sông Cái là tác phẩm mở đường cho nghiệp văn của ông và để lại nhiều tranh luận về thể
loại của tác phẩm này Theo nhiều nhà nghiên cứu về nhà văn Akutagawa, tác phẩm
Nước dòng sông Cái được ông sáng tạo với lối viết mang tính pha giữa thể loại truyện
ngắn và tùy bút Bởi lẽ Nước dòng sông Cái vừa đậm nét văn xuôi giàu chất trữ tình vừa
mang đậm tính chủ quan của thể loại hồi ký nhưng lại có chút nét đặc trưng của thể loại truyện ngắn hòa vào chất hữu tình của thơ ca Nhà văn dẫn người đọc trôi vào dòng xúc cảm mênh mang của thế giới chủ quan thông qua dòng hồi ức của nhân vật “tôi” về dòng sông Cái, với những lời thiết tha, trữ tình tựa như gán ghép một cách hữu tình từ những
câu thơ dạt dào cảm xúc Tác phẩm Nước dòng sông Cái đã đạt đến mức độ thành công
nhất định khi chạm đến sâu thẩm tình cảm của người đọc đồng cảm với cảm xúc của nhân vật “tôi” thổn thức, tiếc nuối về sự đổi thay theo theo gian của dòng sông Với cách phá
vỡ ranh giới của thể loại truyện ngắn, nhà văn Akutagawa đã tạo nên tính giao thoa giữa
các thể loại nhằm mục đích phối hợp mọi ưu điểm của từng thể loại Truyện ngắn Lòng
đã trót yêu gây ấn tượng mạnh với cách chia tách mạch truyện thành hai màn tương ứng
với hai đoạn bộc lộ nội tâm nhân vật Chính vì vậy, người đọc dễ dàng nắm bắt tâm lí hành động nhân vật tưa như một thước phim quay cận cảnh từng nhân vật với cách tiếp cận từ hành động đến nội tâm nhân vật Cái hay của tác giả Akutagawa là sử dụng sợi dây kết nối hai màn bằng cách sử dụng lối mở đầu và kết thúc có đoạn kể chuyện kết hợp với
trần thuật theo ngôi thứ ba đóng vai trò định hướng cho người đọc Với truyện ngắn Lòng
đã trót yêu, nhà văn Akutagawa đã thành công khi phá vỡ ranh giới truyện ngắn khi kết
hợp giữa văn bản tự sự xen kẽ với những đoạn có hình thức như một kịch bản văn học tạo
nét mới lạ, độc đáo cho tác phẩm Bên cạnh đó, truyện ngắn Địa ngục trước mắt cũng là
một trong những sáng tác xuất sắc khi phá cách trong thể loại truyện ngắn đã quen thuộc
với độc giả Theo nhiều nhà nghiên cứu truyện ngắn Địa ngục trước mắt có lẽ được nhà
văn Akutagawa viết theo phong cách Kodan (giảng đàm) đây là loại nghệ thuật sân khấu hưng thịnh vào thời Genroku bắt nguồn từ Trung Quốc Theo các nghiên cứu chuyên sâu, khi biểu diễn Kondan cần có người kể chuyện ngồi trước cái bàn con, cầm quạt gõ phịp, lên bổng xuống trầm kể lại các câu chuyện về chiến trận, vũ hiệp, báo ân báo oán, thế thái
Trang 28nhân tình Chính sự sinh động, cử chỉ và điệu bộ của người kể chuyện đã thổi hồn vào câu chuyện giúp cho khán giả say mê và hứng thú Vận dụng lợi thế của lối Kodan, nhà văn
Akutagawa xây dựng truyện ngắn Địa ngục trước mắt đa giọng điệu và lối dẫn truyện
theo ngôi thứ ba phát huy tối đa cách bày tỏ cảm xúc và thái độ đánh giá về vấn đề cái đẹp trong nghệ thuật Nhà văn chia câu chuyện thành hai mươi màn nhỏ, mở đầu mỗi đoạn bằng cách mào đầu đa thanh Với sự khéo léo trong cách đổi mới này khiến cho tình huống câu chuyện đẩy lên cao trào, kịch tính và cảm xúc ghê rợn, kinh tởm được dồn nén đến đỉnh điểm Sự đan xen nhiều kiểu văn bản trong một tác phẩm đã làm cho những tác phẩm của nhà văn Akutagawa thêm mới lạ và hấp dẫn Với cách phá vỡ ranh giới truyện ngắn, nhà văn Akutagawa đã đạt nhiều thành tựu đáng kể khi mang lại nét hiện đại cho thể loại truyện ngắn và góp phần đưa văn học Nhật Bản hòa vào sự phát triển của văn học thế giới
Bên cạnh đó, các sáng tác của nhà văn Akutagawa thường có sự pha trộn giữa hiện
thực và các yếu tố kỳ ảo Truyện ngắn Tu tiên, gã Gonsuke với câu chuyện muốn hoang
tưởng được trở thành tiên nên bị gạt suốt hai mươi năm Câu chuyện kết thúc bằng chi tiết
mơ hồ, huyền bí, gã Gonsuke đạt được mộng tưởng khi đạp trời xanh, lên tầng mây cao
Hay trong truyện ngắn Mộng mị, với nhân vật chính là người họa sĩ bệnh hoạn nhưng vô
cùng đam mê hội họa Gã ta luôn sống trong thế giới “kép” hòa lẫn giữa mộng và thực
“tôi sực nhớ ra, có lần tôi đã nằm mơ thấy cái xóm này trông mong…việc đến tìm cô
nàng thì mấy tháng trước, tôi cũng thấy y hệt như trong mộng… thế rồi – thế rồi…sao các kí ức mộng mị ấy biến đi đâu mất cả, chẳng còn chút nào trong trí não tôi…” [1;
tr.471] Thế giới hiện thực được phản chiếu qua thế giới vô hình hay đó là cách con người trốn tránh hiện thực với khát khao mơ về thế giới đẹp đẽ, thanh cao Sử dụng yếu tố kỳ ảo như một chiếc vỏ bọc ẩn chứa những bài học nhân sinh sâu sắc, truyện ngắn của tác giả Akutagawa vừa lạ lại vừa gần gũi như câu chuyện cổ tích thời hiện đại gây nhiều thích thú cho người đọc Nhà văn để cho nhân vật của mình rơi vào cảnh đứt gãy cuộc sống hiện thực để rồi chấp nối bằng yếu tố kì ảo qua đó giúp những nhân vật trong tác phẩm
nhận ra bản thể của chính mình Truyện ngắn Ảo thuật là một ví dụ cụ thể, cuộc sống của
nhân vật “tôi” bắt đầu thay đổi khi “tôi” lạc vào thế giới kì ảo trong trò biến hóa diệu kỳ
Trang 29của nhà ảo thuật tài ba Trong thế giới ảo thuật ấy, con người có thể thực hiện mọi mộng
ước chỉ trong nháy mắt “anh Misura quay lại chiếc tủ sách kê sát tường rồi đưa tay về đó,
co duỗi mấy ngón tay như thể đang mời gọi Tức thì lúc này sách xếp trong tủ lần lượt từng quyển một bắt đầu nhúc nhích, rồi cứ thế bay ra trên mặt bàn… như những con dơi bay qua liệng lại vào những buổi chiều hè” [1; tr.281] Pha lẫn với màu sắc kỳ ảo, tính hài
hước đen và giọng điệu nhiễu nhại cũng là một đặc tính riêng trong văn phong của Akutagawa tạo nên tầng ý nghĩa sâu xa cho các sáng tác của ông Qua các chi tiết bắt chước và châm biếm vạch sâu cay, nhà văn đã trần cái vỏ giả dối, trơ tráu của con người
cá nhân, vị kỷ trong xã hội đương thời
Góp phần cho thành công xây dựng thế giới nhân vật đa diện trong các truyện ngắn, nhà văn Akutagawa khéo léo sử dụng biện pháp “vật hóa” trong miêu tả nhân vật Điểm lại các truyện ngắn của ông, người đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phức tạp về nội tâm được ngụy trang qua ngoại hình quái dị Với kỹ thuật viết truyện điêu luyện, nhà văn đã giúp người đọc hiểu thêm về thế giới bí ẩn bên
trong con người Đó là nhân vật gã họa sĩ Yoshihide trong truyện Đia ngục trước mắt
mang dáng vóc giống con khỉ, dị hợm từ vẻ ngoài đến tâm địa độc ác, xấu xa Hay nhân
vật chàng ngũ vị xấu xí “người đã lùn tịt còn thêm cánh mũi đỏ và hai đuôi mắt xệ Râu
mép dĩ nhiên lưa thưa mấy sợi, cặp má hóp khiến cho cái cằm choắt đi một cách khác thường” [1; tr.50].
Bậc thầy ưu tú của truyện ngắn, nhà văn Akutagawa luôn đề cao sự cách tân, sáng tạo trong sáng tác truyện ngắn nhằm đưa thể loại truyện ngắn vươn tới một tương lai mới Ông không chỉ đổi mới về nghệ thuật trần thuật, sáng tạo cốt truyện từ yếu tố vay mượn,
sử dụng thủ pháp vật hóa nhân vật hay phá vỡ ranh giới truyện ngắn, tác phẩm của ông còn sử dụng nghệ thuật mờ hóa Ông không chỉ mờ hóa nhân vật cả chi tiết truyện đôi khi
cũng bị mờ hóa Trong truyện Thân thể đàn bà, nhân vật Dương mỗ chỉ là một đại từ
danh xưng phiếm chỉ Nhân vật khiếm khuyết ngay cả danh xưng ta còn có thể thấy ở
truyện ngắn Cháo khoai, nhân vật chính là anh chàng được mọi người gọi là ngũ vị, đó
chỉ là một chức vụ nhỏ nhoi đã trở thành tên gọi đại diện cho cả con người của gã ta Với
Trang 30cách mờ hóa tưởng như nhà văn vô tình bỏ sót các chi tiết trong câu chuyện, nhà văn đã thành công khi gây được sự tò mò, tâm lý hoài nghi cho người đọc.
Sáng tạo là tố chất không thể thiếu của một nghệ sĩ thật thụ Càng tiếp xúc với văn chương Akutagawa, người đọc càng say mê, hứng thú với các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo nên Qua những dấu hiệu cách tân, sáng tạo truyện ngắn trong trang văn của tác giả Akutagawa điều đó phần nào thể hiện xu hướng hiện đại hóa trong văn chương ông
CHƯƠNG 2: SỰ ÍCH KỶ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN AKUTAGAWA RYUNOSUKE
2.1 Lòng ích kỷ giữa con người với con người
Đánh giá tầm quan trọng trong mối quan hệ người và người, nhà đại văn hào Đức
W Goethe đã phát biểu “con người là đều thú vị nhất đối với con người và con người
cũng chỉ hứng thú với con người” Quả thực quan hệ giữa người và người là cơ sở xây
dựng cộng đồng bền vững Nhưng khi mối quan hệ nền tảng ấy có dấu hiệu rạn vỡ thách thức giá trị đạo đức con người thì cuộc sống sẽ đi theo lối nào? Nhà văn Akutagawa đã
đưa những vấn đề bứt thiết ấy vào trang viết sinh động trong hai truyện ngắn Sợi tơ nhện
và Cổng Rashomon.
Truyện ngắn Sợi tơ nhện mượn cốt truyện huyền ảo, có sự mờ hóa đi khung cảnh
truyện, không gian truyện diễn ra trên chốn cực lạc và ở địa ngục tăm tối, nhưng không làm mất đi sự chân thực của truyện Ẩn sau câu chuyện nhuốm màu sắc huyền bí, tĩnh
lặng trong khung cảnh chốn cực lạc thanh tịnh linh thiêng, truyện ngắn Sợi tơ nhện là
cuộc đấu tranh gay gắt giữa dục vọng thấp hèn và giá trị cao đẹp, giữa vị tha và vị kỉ
Khởi đầu câu chuyện bằng cuộc dạo chơi bên hồ sen chốn cực lạc của Đức Thích Ca “một
bửa nọ, Đức Thích Ca một mình lững thững đi dạo bên hồ sen Những đóa sen trong hồ
Trang 31nở trắng toát, đẹp như ngọc…” [1;tr.225] cách dẫn dắt vấn đề khá đơn giản, câu chuyện
diễn tiến theo trình tự nhịp nhàng Nếu như ở màn một là cảnh cực lạc, sự xuất hiện của Đức Thích Ca, Đức Thích Ca nhìn xuống địa ngục ngày thương xót cho nỗi thống khổ bị dọa đày của Kandata nên vươn tay vớt nhẹ sợi tơ nhện để cứu vớt tên cướp độc ác Kandata Màn hai là câu chuyện chốn địa ngục âm u, rùng rợn và cảnh chịu tội của Kandata Nơi địa ngục đau khổ, vang vọng khắp nơi tiếng rên rỉ của các tội nhân, Kandata mừng rỡ khi thấy một sợi tơ nhện màu bạc óng ánh Hắn ta sung sướng vô cùng và vội vã níu lấy sợi tơ và leo lên, nhưng trong khoảnh khắc sắp thoát khỏi địa ngục Kandanta phát hiện không biết bao tội nhân cũng bám vào sợi tơ mỏng manh Hắn ta chỉ lo sợ sợi tơ nhện mỏng manh còn bọn tội nhân thì đang leo lên thành hàng dài, thế là chẳng cần suy
nghĩ gì thêm, hắn vội vàng tìm cách xua đuổi, hét toáng lên “Ê bọn bây, sợi tơ nhện này
của tao Bọn bây đã xin phép ai mà dám leo lên đây Xuống hết! Xuống hết! ”[1; tr.229]
Sợi tơ nhện bỗng đứt phựt và Kandata rơi vòng như con vụ rơi xuống biển máu địa ngục Cứu cánh duy nhất thoát khỏi đau khổ địa ngục vụt tắt, chính suy nghĩ ích kỷ của Kandata
đã bứt đứt sợi tơ nhện, đập tan con đường trở lại của hắn Nhà văn Akutagawa đã khéo léo khơi gợi giá trị đạo đức của con người, sự mâu thuẫn và giữa vị kỉ và vị tha thông qua triết lí nhân quả của đạo Phật Qua quy luật nhân quả của giáo lí nhà Phật, những hỉ nộ ái
ố, tham sân si, tác giả Akutagawa nêu lên quan niệm giữa thiện ác, tốt xấu, ích kỷ và rộng
lượng tha thứ Hình tượng “sợi tơ” mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, sợi tơ mỏng óng ánh
tưởng như hữu hình nhưng dường như vô hình, ranh giới thật nhỏ nhoi để vượt lên dục vọng hướng tới điều đẹp đẽ Tham vọng, vật chất, ích kỷ, nhỏ nhen như ảo ảnh trong cuộc đời nhưng lại có sức hấp dẫn quyến rũ mãnh liệt khiến con người đánh mất bản chất tốt đẹp, thất lạc nhân cách, vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn bị phủ lấp Như tên Kandanta, trong giây phút đối đầu ích kỷ và vị tha, suy nghĩ đầu tiên và duy nhất trong đầu hắn luôn
là sự ích kỷ, vì bản thân và lo cho bản thân được thoát khỏi đọa đày Bằng mọi cách, mọi hành động để chốn khỏi địa ngục, hắn không hề suy nghĩ hay chút xót thương cho những người cùng cảnh khổ với mình, tất cả chỉ có thói ích kỷ, tính tham lam lên ngôi điều khiển
hắn Sợi tơ nhện là bài học nhân cách để con người vượt qua những cám dỗ, hào quang,
tham lam để giữ được “sợi tơ” tâm hồn luôn óng ánh, bền lâu Đó luôn là vấn đề trăn trở
mà ngòi bút Akutagawa muốn gửi gắm đến độc giả
Trang 32Với truyện ngắn Sợi tơ nhện, nhà văn Akutagawa đã khắc họa chân thực mối quan
hệ giữa người và người, vạch ra thế giới bên trong con người một cách sinh động hiện hữu nhiều khiếm khuyết Vấn đề lòng ích kỷ giữa người và người còn được ông nhắc đến
qua các tác phẩm khác như truyện ngắn nổi tiếng Cổng Raxiômôn Không nhuốm màu
hư ảo như Sợi tơ nhện, truyện ngắn Cổng Raxiômôn đã phần nào hé mở hiện thực và
cuộc sống của con người thời suy tàn, rêu phong đổ nát của kinh đô Nhật Bản Trong hoàn cảnh cùng quẫn, con người phải bán rẻ nhân cách để có thể sống Qua sự đối lập giữa cái ác, ích kỷ với cái thiện, tốt đẹp, nhà văn Akutagawa đã dẫn người đọc đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của chính mình để chiêm nghiệm và thấu hiểu quá trình thắng thế của cái ác, vị kỷ Câu chuyện diễn ra vào lúc sẩm tối ở cổng thành Raxiômôn bị bỏ phế
“chiếc cổng lớn sơn son đỏ, mà nước sơn đã bị loan lổ đây đó, chỉ có độc một con dế mèn đang đậu ở đó”[1; tr.29], vô số xác chết nằm vương vãi Hoàn cảnh trong câu
chuyện nhuốm màu thê lương, buồn thảm như dự báo trước về số phận những nhân vật
sắp xuất hiện Cổng Raxiômôn kể về tình huống cuộc chạm trán giữa một tên nô bộc bị
ông chủ thải hồi, đang lang thang và đang có ý định “dù muốn hay không cũng chỉ còn
một điều- làm kẻ trộm” [1; tr.31] với một mụ già tóc bạc, thấp bé, gầy đét như con khỉ
đang lúi húi nhổ tóc từ xác chết Hai “con người” này gặp gỡ ở cổng thành Raxiômôn với
những lí do khác nhau Bằng cách dựng lại tình huống cuộc gặp oái ăm ấy, nhà văn Akuatagawa đã gióng lên hồi chuông đánh thức lương tri con người Gã đầy tớ lâm vào tình cảnh mất việc, ngoài trời lại mưa nên chẳng biết độn thổ đi đâu đành trú ngụ ở cổng thành Raxiômôn, còn mụ già có mặt ở cổng thành Raxiômôn vì ở đấy có nhiều xác chết bị
vứt bỏ để mụ nhổ lấy tóc Kẻ vô tình bắt gặp hành động “chẳng phải bình thường” [1; tr.32] và người bị phát hiện vì hành động “chẳng phải bình thường” [1; tr.32] ấy đều tự ý
thức và có nhiều lí do biện minh cho hành động của chính mình
Người bị bắt gặp-mụ già, ban đầu mụ không hề hay biết sự có mặt của tên đầy tớ trên cổng thành, mụ đang nhổ tóc của một xác chết Sự xuất hiện đột ngột của kẻ lạ mặt - tên đầy tớ khiến mụ già giật bắn cả người, hốt hoảng mụ liền bỏ chạy Khi bị gã nô bộc tóm lấy, mụ giằng co với tên đầy tớ Lời biện minh lúc bị bắt không còn đường thoát, mụ
lí giải hành động của mình, chỉ đơn thuần là mụ “ta định nhổ những sợi tóc này, nhổ
Trang 33những tóc này để kết tóc giả” [1; tr.36] Mụ nơm nớp lo lắng trước thái độ khinh bỉ, ghê
gớm của gã sợ thanh đao đã rút ra của gã sẽ không tha cho mụ Mụ già tiếp tục lí giải cho hành động của mình, chỉ mong làm nguôi ngoai sự khinh khi, xoa dịu sự căm ghét của gã
nô bộc hòng thoát thân: “Ừ, thì cho rằng nhổ tóc của người chết như thế này có lẽ là ác
lắm cũng không chừng đấy Nhưng lũ người chết đang nằm đây cũng toàn là một bọn cũng làm những chuyện đáng để bị như thế”[1; tr.36] Trong những lời xảo biện của mụ,
mụ bảo có thể là mụ làm “ác lắm”, điều đó đồng nghĩa sự tự ý thức về nhân cách trong
mụ Ý thức giúp con người nhận diện cuộc sống, thức tĩnh lương tri Nhưng khi ý thức và hành động mâu thuẫn nhau, sự ích kỷ đè nén ý thức Bất lực trước hoàn cảnh, con người cuốn theo những ích kỷ, khi đó nhận thức càng đào sâu thêm sự đau khổ.Trước bóng tối khắc nghiệt của hoàn cảnh con người thật nhỏ bé và đáng thương Để vượt qua nghịch cảnh, mỗi người phải trải qua cả một chặng đường chông gai, gian khổ đầy thách thức
Với lí do “đáng bị như thế” đã trở thành lí do chính đáng, thành nguyên cớ như một loại
“giấy thông hành” để mụ sống Minh chứng cho sự đáng bị như thế của những xác chết bị
nhổ tóc, mụ kể “như con đàn bà mà ta đang nhổ tóc của nó đây, nó đã bắt rắn đem chặt
ra từng khúc đem phơi khô mà bảo đó là cá khô, đem bán cho bọn lính gác ở Đông Cung Nếu nó không bị bệnh dịch mà chết thì bây giờ có lẽ nó cũng đang đi bán đấy…”[1;
tr.37] Khi những người xung quanh mụ chẳng ai tốt cả, quanh đi quẩn lại chỉ toàn cái xấu
cái ác và cái cảnh đời của mụ thì thật chẳng có thể nào khốn khổ hơn:“vì không làm như
thế thì chết đói, chẳng qua là bất đắc dĩ thôi”[1; tr.37] Mụ tự cho mình cái “quyền”, cái
“quyền” đối xử ác, ích kỷ với kẻ khác, mụ chẳng có gì sai, có sai chăng là cảnh đời không cho mụ sống khác, nó xui khiến mụ đùn đẩy mụ giẫm đạp lên người khác để sống, ích kỷ hơn để tồn tại mà thôi Hoàn cảnh chính là phép thử cho nhân cách, là gương soi cho lòng
người Ắt hẳn ta không thể nào quên câu chuyện Sợi tơ nhện với cách chọn lựa hành
động hét toáng lên không cho bọn phạm nhân trèo lên sợi tơ, tên Kandata đã lộ rõ bộ mặt xấu xa, ích kỷ của mình Một lần nữa, nhà văn Akutagawa lại đặt những nhân vật của mình trong cảnh đấu tranh phải lựa chọn hoặc chết đói hoặc chỉ cần sống bất chấp thủ đoạn Nhân vật mụ chọn cách nhẹ nhàng nhất để che khuất nhân cách là nhuộm đen nó đi
và gán cho hoàn cảnh, là hoàn cảnh dẫn lối và đường đi thì toàn là “bất đắc dĩ ” [1; tr.37]
phải làm ác Đâu là thiện và ác là đâu? Sức mạnh của lòng ích kỷ, nhỏ nhen cuốn trôi đi
Trang 34nhân cách con người.Con người nhỏ bé yếu đuối trước hoàn cảnh đó là đáng thương hay đáng trách? Đó luôn là câu hỏi lớn mà tác giả Akutagawa gửi gắm trong trang văn của
mình Mụ già trả lời với gã nô bộc“đã vậy thì bây giờ cũng thế, ta cũng không cho rằng
việc ta đang làm là ác”[1; tr.36] Chung sống với cái ác vô hình dung một ngày nào đó ta
bắt đầu miễn dịch với nó Mụ bị cuốn theo vòng quay vô hình bóng tối như rơi xuống đầm lầy không đáy
Cuộc chiến không khoan nhượng giữa ích kỷ và vị tha được nhà văn thể hiện sinh
động qua nhân vật gã nô bộc-kẻ tình cờ bắt gặp hành động “chẳng bình thường” Nhân
vật tên đầy tớ là điểm mới so với nguyên bản truyện Konjaku Mongatari Tác giả đã
dựng lại màn kịch tâm lí qua quá trình tha hóa của con người Hoàn cảnh sinh ra cái ác độc, ích kỷ Gã nô bộc bị cho thôi việc, cùng đường nên nảy ra ý định làm quân trộm cắp
Hắn không thể “kén chọn” nếu không muốn chết đói, nếu không muốn bị vứt như xác
chó Nhưng hắn vẫn chưa đủ can đảm, chưa đủ ác, ít nhất nhân tính vẫn còn trong hắn Sự
“va chạm” với mụ già là nhân tố thúc đẩy hắn hành động Ban đầu gã đầy tớ định đánh một giấc ngon lành nơi không người hoang vắng Gã tò mò khi thấy ai thắp lửa đang
chuyển động Khi phát hiện và hiểu ra hành động “nhổ từng sợi tóc” trên xác chết Phản
ứng đầu tiên của hắn là hoảng sợ tiếp đến là căm giận Sự căm giận khi chứng kiến sự ích
kỷ, độc ác của mụ già Gã túm lấy mụ với cơn thịnh nộ và thét “mụ làm gì ở đây nãy
giờ ? Nói, nói ngay không thì mụ biết tay ta”[4;tr.35] Phản ứng thứ hai của hắn ta là sự
đắc ý dễ chịu của kẻ thắng thế, nắm trong tay cái ác Khi nghe lí lo ngụy biện của mụ, phản ứng tiếp theo của gã là sự thất vọng, khinh bỉ Sự thất vọng khi chứng kiến sự lên ngôi của cái ích kỷ Sự khinh bỉ khi thấu hiểu bản chất của con người lúc cùng đường đó
là lúc họ sống đúng với chất ích kỷ, tàn nhẫn nhất Và gã nô bộc ban đầu còn sợ sệt, dây
dưa ấy cuối cùng cũng ngộ ra“chân lí” thức thời người ta không thể sống mà không ích
kỷ, độc ác Từ một gã nô bộc mất việc đáng thương dám đấu tranh cho cái thiện sau cùng gục ngã theo cái mà gã từng tranh đấu chống lại Còn kết cục của kẻ làm chuyện tàn nhẫn,
xấu xa sẽ có ngày tự chuốt cay đắng, mụ già bị gã nô bộc đoạt lấy chiếc áo “Vậy ta có lột
áo của mụ thì mụ cũng đừng có oán trách gì nhé Vì ta mà không làm thế này thì cái thân
ta cũng chết đói” Gã cười khẩy rồi“gã nô bộc lột phắt cái áo của bà lão Đoạn gã tàn
Trang 35nhẫn đá bà lão, còn đang cố ghì lấy chân gã, khiến bà lão ngã lăn ra trên những xác chết…[1;tr.38] Thế rồi“Chẳng ai biết gã nô bộc ấy đã đi đâu?”[1;tr.38] và cũng chẳng ai
biết có bao nhiêu gã như gã nô bộc ấy sẽ bị cảnh đời vùi dập mà yếu lòng đi theo sự ích
kỷ, nhỏ nhen Ta chỉ biết rằng đó chỉ là những kẻ tồn tại theo nghĩa đơn giản nhất là cái
xác biết cử động mà thôi bởi lẽ “kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với
người khác” (Victor Hugo).
Truyện ngắn của tác giả Akutagawa đem đến cho thế hệ độc giả nhiều suy tư, thổn thức, đánh thức tình cảm sâu lắng bằng tình huống ngỡ như thường nhật nhưng lại đáng
suy ngẫm Từ câu chuyện của gã đầy tớ trong truyện Cổng Raxiômôn hay tên trộm Kandata ở sáng tác Sợi tơ nhện, cái xấu, ích kỷ lên ngôi, tác giả đã đặt ra vấn đề còn hay
không chút tình người giữa con người và con người trong cuộc đời này Hay cơn giông tố
vị kỷ đã cuốn trôi tất cả tính người Chỉ còn lại quá trình sa ngã của con người, xấu xa nối tiếp xấu xa, ích kỷ theo đường ích kỷ như tròn chơi đôminô rất đổi nhẹ nhàng Bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế, trang viết của nhà văn Akutagawa đã bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc
2.2 Lòng ích kỷ trong mối quan hệ gia đình
Không chỉ đề cập đến tính ích kỷ trong quan hệ giữa con người trong quan hệ với
những người xung quanh như trong truyện Sợi tơ nhện, Cổng Raxiômôn Akutagawa còn
chú ý khai thác sự ích kỷ ngay ở quan hệ ruột thịt, gắn bó thân thiết như trong các truyện
ngắn Cục đất, Mùa thu Nhà văn đã khắc họa sâu sắc sự đối lập, mâu thuẫn giữa lòng ích
kỷ và sự vị tha trong tâm hồn con người ngay trong gia đình tưởng như giàu tình yêu thương Trớ trêu thay, sự ích kỷ ẩn giấu như mạch ngầm nhức nhối, ngột ngạt lại có sức điều khiển con người hành động theo những suy tính độc đoán vì lợi ích trước mắt mà giẫm lên tình nghĩa, yêu thương, hạnh phúc tất cả chỉ vì cái ăn, cái mặc, cái ở và sự sống
Truyện ngắn Cục đất xoay quanh mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong
một gia đình nông dân nghèo với những ngột ngạt, trầm uất của tính toán cho cá nhân, ích
kỷ Mẹ chồng nàng dâu chỉ vì mảnh đất tưởng chừng như nhỏ nhặt được tích tụ theo ngày tháng, chút nhỏ nhen, chút lạnh lùng, chút nhẫn tâm, chúng tạo nên sức mạnh phá tan
Trang 36hạnh phúc gia đình, đánh bật tình nghĩa thiêng liêng, nhân ái quí giá Người mẹ chồng Osumi là bà lão nông dân nghèo khó, đứa con trai duy nhất của bà bị bệnh chết khi mùa hái trà mới bắt đầu Nhưng trong tâm thức của người mẹ mất đi đứa con mình mang nặng
đẻ đau, dành trọn yêu thương ấy không phải là nỗi đau tột cùng, xót thương, nghẹn ngào
mà tình yêu dường như mờ nhạt, nhẹ nhàng, thờ ơ của những kẻ xa lạ, như trút bớt gánh nặng Cái gánh nặng phải chăm lo cho người tàn phế trong tám năm-dẫu người tàn phế ấy
là con mình Đối với Osumi chẳng phải toàn nỗi buồn thương, khổ ải bởi lẽ như câu nói
bà cụ láng giềng, gánh chịu cái buồn hiện tại chỉ để “kiếp sau sung sướng”[1;tr.436] Nỗi
lo nảy sinh đầu tiên trong Osumi là ai sẽ chăm lo cho đứa cháu nội Hiroji và làm sao xoay
xở cho cuộc sống, chăm sóc chuyện đồng án Sau khi con chết, Osumi toan tính cho cảnh ngộ của đứa con dâu Otami, định bụng sẽ bảo con dâu lấy chồng và tiếp tục làm lụng giống như lúc xưa Riêng nàng dâu Otami lại thờ ơ, chẳng đối hoài đến suy nghĩ mẹ
chồng Otami vẫn lần hồi khước từ “Đằng nào cũng đợi tới sang năm rồi sẽ tính”
[1;tr.438] Otami đã đem sức ra làm việc hơn cả trước kia mà quên cả yêu thương cơ bản của một con người như chăm sóc con cái, quên chăm lo cho bản thân mình ngay như quần
váy của chính mình, Otami cũng ít khi nào giặt Sự kiên định, cố chấp của Otami vì “vì
thằng Hiro kia mà Bây giờ tôi ráng chịu khổ đi, đất nhà này không bị chia là hai, nguyên mãnh đất sẽ sang tay thằng Hiro phải không chứ” [1;tr.438] Trước những việc làm của
Otami, Osumi vừa cảm phục, kiêng nể ca ngợi nàng dâu với láng giềng, vừa khiếp sợ nàng dâu giỏi hơn cả đàn ông này Những chính sự nể phục ấy lại là nguyên nhân gây nên nỗi thống khổ chẳng biết than thở với ai cho bà Bà cụ Osumi lại tiếp tục ôm cái khổ vào
thân, cái khổ lúc xế bóng, già yếu mà chẳng được ngơi tay an nghỉ, cái khổ “một con
ngựa già phải đeo cùng một ách với một con ngựa còn đang sung sức” [1; tr.445] nhưng
chẳng dám than thở Osumi chỉ còn cầu khẩn vào hi vọng thằng cháu trai giúp bà bớt cực
nhọc bám víu vào niềm tin vô định “kiếp sau sung sướng” Những cái niềm tin ảo vọng
vào kiếp sau ấy quá đỗi mỏng manh, còn nỗi khổ kiếp này thì đè nặng kìm hãm đến tột cùng giới hạn và bùng nổ Đặc biệt là khi thằng cháu nội Hiro nghe thầy giáo trong giờ
đức dục bảo rằng “mẹ của thằng Hiroji là người đáng kính, vùng gần đây không có người
thứ hai được như vậy”[1; tr.448] vội về nghiêm nghị hỏi bà Otami đâm bối rối, lên cơn
giận dữ dội, chửi bới vô cớ, thay đổi sắc mặt, nước mắt rơi, bà dặn dò cháu nội “cho nên,
Trang 37bà nội, sống được là nhờ một mình mầy đó nhen Mầy đừng có quên nhen Mầy khi nào được mười bảy tuổi, cưới vợ liền, để cho bà nội thở được nhen Nghe đây nhen, mầy nhớ
ăn ở hiếu thảo với bà nội phần mày với phần cha mầy, hai lận nhen Như vậy bà nội sẽ đối đãi tốt lại cho nhen Cái gì bà nội cũng cho mầy hết,…”[ 1;tr.449] Tấm lòng của bà
nội chỉ mong cháu lớn mau sớm lấy vợ để gánh vác công việc để bà được nghỉ ngơi, chỉ thương cháu nhiều nếu cháu biết thương bà mà phải là thương gấp đôi, thương giùm phần cha của nó Phải chăng khi con người rơi vào cảnh khốn cùng, đời sống khốn khổ, người
ta không còn đủ sức để mở rộng tấm lòng dù là để yêu để thương, đến những tình cảm thân thương nhất thiêng liêng nhất cũng đem ra tính toán, đem ra so bì, chỉ mong nhận lại nhiều hơn Và sự ích kỷ, tham lam của Osumi bấy lâu khuất lấp đã dậy sống, trong cuộc
tranh cãi Osumi không còn nhẫn nhịn con dâu nữa Osumi nổi sùng lên và chửi bới “Hiro,
thức dậy, Hiro, thức dậy nghe mẹ mầy chửi tao Mẹ mầy biểu tao chết đi Nghe cho kĩ nhen Đúng là đến đời mẹ mầy, tiền bạc có hơn chút đỉnh, nhưng một mẫu ba công vườn, tất cả cái đó đều do ông nội mầy với bà già này phá đất làm ra chớ đâu Công đó đâu rồi? Mẹ mầy nói nếu muốn nhàn thì chết đi…Otami tao chết cho rồi nè Mầy tưởng tao sợ chết hả Không, tao không thèm nghe lời mầy dạy đâu Tao chết đi cho rồi Nói gì tao cũng chết Chết để về đây bắt hồn mầy…” [1; tr.450] Osumi dọa sẽ chết, những khi bà
còn nguyền rủa con dâu thì con dâu Otami chết thật vì bệnh kiết lỵ Chẳng còn ai nói này
nói nọ, được ngơi tay lại có tiền để dành, có vườn tược thu lợi, lại còn “mỗi ngày được tự
do ăn cơm chung với thằng cháu Lại còn có tự do mua nguyên một con cá hồi muối, vật
mà bà lúc nào cũng muốn ăn” [1;tr.451], Osumi sung sướng vì được thỏa nguyện ước
của Nên khi làm đám ma con dâu gương mẫu Otami, Osumi chẳng mấy xúc động, xót xa, đau đớn mà lại “khoan khoái” thế này Cái khoan khoái rợn người, sự an nhàn, thỏa mãn lòng ích kỷ có được do cái chết của con dâu đã đẻ ra đứa cháu duy nhất cho mình thì quá tàn nhẫn, độc ác Osumi chợt bất ngờ nhìn mặt đứa cháu ngây thơ Hiro.Trong giây phút
ấy, bà bắt đầu nhận thấy tội nghiệp cho thằng con trai Nitaro, cho đứa con dâu Otami xấu
số Niềm hạnh phúc ảo vọng mong được ăn, được nghỉ, sống theo ý mình không còn đủ sức quyến rũ bà như lúc trước, mặc cảm, tội nghiệp xâm lấn tâm hồn Osumi, nước mắt rơi tầm tả Chính sự ích kỷ đã giết chết đi tình thân, hạnh phúc, nhưng đến khi Osumi nghiệm
ra thì dường như muộn màng
Trang 38Câu chuyện kết bằng cái chết bất ngờ của cô con dâu Otami Thật xót xa thay, nhau người muốn hưởng thụ an nhàn, kẻ bán sống bán chết dành cho được cục đất cuối cùng chẳng đổi lại được gì Ngẫm ra lại thấy sự sống của nhân vật Otami nực cười đến đau lòng Từ khi chồng mình là Nitaro bệnh, một mình Otami lo hết chuyện đồng án đến khi chồng chết Sau đám cúng của chồng, mẹ chồng Osumi khuyên bảo Otami lấy chồng, tiếp
tục nuôi gia đình Otami đã nhất quyết “vì thằng Hiro kia mà Bây giờ tôi ráng chịu khổ
đi, đất nhà này không bị chia là hai, nguyên mãnh đất sẽ sang tay thằng Hiro phải không chứ” [1; tr438] Lần lượt khước từ việc lấy chồng lần nữa, Otami vẫn cứ cấm cúi vào lao
động, đồng ruộng như kẻ vô hồn được lập trình với mục đích duy nhất việc để sống làm việc Cái bệnh siêng làm việc của Otami ngày càng tăng tiến, Otami nghĩ nên lấy đất cho mướn để trồng dâu, nuôi tằm, có được thêm tiền dẫu mẹ chồng phàn nàn, Otami quyết
“nghe đây nhen Nói gì chớ ra vườn chỉ một mình tôi là xong, chớ có cần ai đâu” [1; tr
443] Otami lúc nào cũng vùi đầu lam lũ làm cả việc đàn ông, hay nói đúng hơn cô chẳng khác một gã đàn ông trong công việc tất cả chỉ vì cục đất-kế sinh tồn đó là tiền của tài sản
để Otami tồn tại Dẫu tồn tại vô ý thức, phó mặc tình thân, hạnh phúc:
“Bà cô trẻ ơi, Hôm nay cắt cỏ đấy à,
Cỏ ơi, ngã theo ngọn gió, Liềm cắt nhanh lên”
Ngọn cỏ còn ngã theo làn gió tự nhiên, liềm nhanh tay cắt để nắm lấy cơ hội thuận theo qui luật, còn Otami qui luật sống là làm việc, là kiếm tiền Nhưng ở đời không phải mọi chuyện đều hợp theo lí, thỏa nguyện, Otami tranh cãi với mẹ chồng khi bà than vãn, gợi chuyện lấy chồng mới Hơn tám năm từ ngày Nitaro mất, Otami vẫn lầm lũi làm việc và danh tiếng của Otami được nhiều người biết đến là một người con dâu gương Nhưng mâu thuẫn giữa Otami và Osumi ngày càng trầm trọng, Otami nghĩ mẹ chồng đã
ăn mất phần khoai của mình nên chửi bới chỉ vì những tranh luận nhỏ nhen, tình cảm mẹ chồng nàng dâu cũng mất đi, trong mắt Otami thì Osumi chỉ là bà lão lười biếng muốn rảnh rang, chỉ là thêm một miệng ăn cần phải nuôi, phải tốn tiền Nhưng kết cục Otami
Trang 39cũng chẳng thể ra sức làm việc, chẳng thể kiếm được tiền và sống hạnh phúc, Otami bị bệnh kiết lỵ, tám hôm thì mất Cuộc đời Otami mãi miết làm việc vô hồn để rồi vô tình đánh mất hạnh phúc, đánh mất giá trị đích thực của cuộc sống như cành hoa anh đào bị ném vào sàn chiếu cũ chẳng ai đoái hoài thưởng thức vẻ đẹp.
Càng đi sâu thâm nhập cuộc sống, chứng kiến sự lang rộng chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ trong xã hội lúc bấy giờ, ngòi bút Akutagawa luôn băn khoăn về cuộc đời
Truyện ngắn Mùa thu được nhà văn sáng tác trong giai đoạn ngòi bút của ông có sự chuyển hướng với các sáng tác mang tính tự thuật, yếm thế Truyện ngắn Mùa Thu đã
thuật lại sống động những bức tường ngột ngạt giam hãm tình cảm của con người trong
xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ Từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống đã vô tình gieo mầm cho sự ích kỷ trong mỗi con người Lòng ích kỷ như một thứ thuốc độc ngấm vào bên trong con người rất sâu Nó âm thầm gặm nhắm tình cảm, nhân cách con người để rồi một ngày nọ cựa quậy bức phá mọi giá trị nhân văn cao quý trong tình nghĩa gia đình
Câu chuyện Mùa Thu xoay quanh cuộc đời hai chị em là cô chị Nobuko-một
thiếu nữ tài hoa và cô em Teruko Kobuko nổi tiếng là văn hay chữ giỏi ở trường đại học nên nhiều bạn bè ganh tị với cô, đặc biệt khi Nobuko hay đi cùng người anh họ Shunkichi cũng là một người nuôi mộng lớn tham gia vào chốn văn đàn Trong suy nghĩ bạn bè thì Nobuko và anh họ Shunkichi sẽ lấy nhau, nhưng khi tốt nghiệp đại học, Nobuko đã lập gia đình với một thanh niên ra trường và làm việc ở Osaka Nobuko muốn em mình Teruko có được hạnh phúc với anh họ Shunkichi khi biết tình yêu thầm kín mà em mình dành cho anh họ Nhưng đôi khi chính Nobuko lại nhọc nhằn, đắn đo không biết mình có
thật sự hy sinh vì thương yêu em, muốn em sống vui vẻ hay không “Có thật cô đã hy sinh
hạnh phúc của mình như Teruko tưởng tượng hay không?” [1; tr.332] Sự hồ nghi này ám
ảnh, bức rức Nobuko khi cô chung sống với chồng không hạnh phúc như mơ Nobuko mơ
hồ nhận thức sự bất hạnh lớn dần trong cuộc đời mình Lạc lõng giữa cuộc đời, cô bơ vơ
đi cạnh nổi buồn, lạc loài trong mê cung bí ẩn Cuộc sống khi lập gia đình trôi qua tẻ nhạt, đơn điệu trôi qua như lên dây cót sẵn Chồng Nobuko luôn muốn cô thay đổi cuộc sống
“nên nhớ em không còn là nữ sinh nữa đâu nhé” [1; tr.334].Vì áp lực gánh nặng cuộc
sống, cảm xúc yêu thương như đóng khung trong vòng lẫn quẫn lo toan Khi Nobuko có