Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm chính của mình, nên nguyên liệu cũng đa dạng về số lượng và thời gian cung ứng.. Sau
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LINGO
ĐỂ ĐIỀU ĐỘ ĐƠN HÀNG (CÔNG TY TNHH KIM NGỌC LONG)
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ………
Cần Thơ, ngày 15 tháng 8 năm 2013
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2013-2014
1 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ái Liên MSSV: 1101478
Ngành: Quản lý công nghiệp Khóa : 36
2 Tên đề tài luận văn
Ứng dụng Lingo để điều độ đơn hàng cho công ty TNHH Kim Ngọc Long
3 Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH Kim Ngọc Long
4 Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Lệ Thủy
CN Nghê Quốc Khải
5 Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng mô hình điều độ sản xuất cho các sản phẩm để đảm bảo hoàn
thành đúng thời gian giao hàng
Cung cấp cho công ty mô hình điều độ đơn hàng vào chuyền một cách hiệu
quả và tiết kiệm thời gian
Lập được lịch trình sản xuất tháng 8 cho công ty
6 Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
6.1 Các nội dung chính
Trang 3Tìm hiểu công tác điều độ sản xuất tại công ty từ đó đưa ra biện pháp
để xử lý phù hợp với tình hình sản xuất cụ thể của công ty
6.2 Giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung điều độ đơn hàng trong tháng 8 cho công ty TNHH Kim Ngọc Long
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN
Ý KIẾN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LUẬN VĂN
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng thực hiện đề tài: “Ứng dụng Lingo để điều độ đơn hàng
tại Công Ty TNHH Kim Ngọc Long” được hoàn thành ngoài sự nổ lực của bản
thân tôi còn có sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè
và các anh chị trong đơn vị thực tập
Lời nói đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Cô trường Đại học Cần thơ, nhất là quý Thầy Cô bộ môn Quản lý công nghiệp – Khoa Công Nghệ đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong 3 năm học qua Các Thầy Cô đã xây dựng cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và chuyên môn để tôi có thể học tập, hoàn thành luận văn này cũng như các công việc trong tương lai
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Lệ Thủy và thầy
Nghê Quốc Khải đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo, tạo mọi
điều kiện cho tôi có khả năng học hỏi và phát huy ý tưởng Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, cô và thầy luôn định hướng, góp ý và sửa chữa những thiếu sót cho tôi
Bên cạnh đó, tôi chân thành cám ơn anh Lê Hữu Tâm, Phó Tổng Giám Đốc,
và chú Huỳnh Nhân Nghĩa, Trưởng phòng nhân sự, là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Công Ty và các anh chị nhân viên Phòng Kinh Doanh đã nhiệt tình và giúp đỡ, cho tôi những số liệu cần thiết trong luận văn này
Cuối lời, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô cùng toàn thể cô chú anh chị trong Công Ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc, chúc Công Ty ngày càng thành công và phát triển
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ái Liên
Trang 7TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế làm nền kinh tế nước ta biến đổi nhanh chóng Trong những năm gần đây, đời sống người dân ngày càng phát triển và nhu cầu ngày cao kéo theo dịch vụ thức ăn nhanh phát triển mạnh mẽ Một trong yếu tố góp phần phát triển cho ngành dịch vụ này là ngành sản xuất bao bì nhựa Nhiều nhà máy sản xuất bao bì nhựa ra đời với quy mô ngày càng mở rộng Do đó để sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, cần phải quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, trong đó điều độ đơn hàng là công việc quan trọng Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm chính của mình, nên nguyên liệu cũng đa dạng về số lượng và thời gian cung ứng Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ quan tâm mà còn phải có công cụ điều độ đơn hàng hiệu quả bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý Công ty TNHH Kim Ngọc Long
là đơn vị sản xuất bao bì lớn, đa dạng về sản phẩm Vì vậy, nhu cầu về điều độ đơn hàng bằng phần mền là rất cần thiết Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi chọn thực
hiện đề tài: “Ứng dụng Lingo để điều độ đơn hàng cho công ty TNHH Kim
Ngọc Long” nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho Công ty
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành:
Tham khảo tài liệu về các vấn đề có liên quan từ sách, báo, internet,v.v
Tìm hiểu thực trạng sản xuất tại công ty
Thu tập thông tin, số liệu có liên quan về nhu cầu, kế hoạch sản xuất, thời gian cung ứng, tồn kho tại thời điểm khảo sát
Phân tích, xử lý số liệu và đưa ra phương pháp điều độ tối ưu
Dùng phần mềm Lingo để xây dựng hệ thống điều độ nguyên vật liệu cho công ty
Sau thời gian thực hiện, đề tài đã tiến hành phân tích và giải quyết được các nội dung sau:
Cân đối lại quá trình sản xuất
Sắp lịch điều độ đơn hàng đảm bảo các tiêu chí: tối ưu thời gian sản xuất, thỏa mãn doanh thu, ngày giao hàng, ngày đồng bộ nguyên liệu v.v
Do lần đầu tiên thực hiện đề tài không tránh khỏi một số sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn
Trang 8Mục lục
MỤC LỤC
Phiếu đăng ký đề tài tốt nghiệp
Nhận xét của cơ quan thực tập
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn
Nhận xét của cán bộ phản biện
Lời cảm ơn
Tóm tắt đề tài
Mục lục ……… i
Danh mục bảng……… v
Danh mục hình……… vii
CHƯƠNG I ………1
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Phương pháp thực hiện 2
1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài 2
1.5 Nội dung 3
CHƯƠNG II 4
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1 Điều độ sản xuất 4
Trang 9Mục lục
SVTT: Nguyễn Thị Ái Liên ii
2.1.1 Thực chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp 4
2.1.2 Đặc điểm của điều độ sản xuất trong các hệ thống sản xuất khác nhau 4
2.1.3 Mục tiêu của điều độ 6
2.1.4 Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất 7
2.1.5 Kiểm soát sản xuất bằng biểu đồ Gantt 8
2.2 Lịch trình sản xuất 8
2.2.1 Mục tiêu của lịch trình sản xuất 8
2.2.2 Mốc thời gian trong lịch trình sản xuất 9
2.2.3 Quy trình xây dựng lịch trình sản xuất 10
2.3 Phần mềm lingo 11
CHƯƠNG III 14
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 14
3.1 Giới thiệu Công ty 14
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14
3.1.2 Sản phẩm của công ty 15
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh 18
3.1.3.1 Chức năng 18
3.1.3.2 Nhiệm vụ 18
3.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty 19
3.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 19
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban 10
3.2 Thực trạng sản xuất tại công ty 23
3.2.1 Quy trình sản xuất 23
3.2.2 Thực trạng quản lý cung ứng nguyên vật liệu 25
Trang 10Mục lục
SVTT: Nguyễn Thị Ái Liên iii
3.3 Xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh 28
3.3.1 Những thế mạnh và thế yếu 28
3.3.1.1.Hệ thống phân phối và khách hàng 28
3.3.1.2.Điều kiện về nguồn nhân lực 29
3.3.2 Những cơ hội và thách thức 29
3.3.2.1 Cơ hội 29
3.3.2.2 Thách thức 29
3.3.3 Các giải pháp 30
3.3.3.1 Chiến lược tăng cường thâm nhập thị trường tiềm năng và phát triển thị trường 30
3.3.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm mới 30
3.3.3.3 Chiến lược cải tiến sản xuất 31
3.3.3.4 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 31
3.3.3.5 Chiến lược quảng bá thương hiệu 32
3.3.3.6 Chiến lược chủ động nguồn cung ứng 32
CHƯƠNG IV 34
THU THẬP SỐ LIỆU VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU ĐỘ TẠI CÔNG TY 34
4.1 Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất tại công ty 34
4.1.1 Điều độ sản xuất 36
4.1.2 Quy trình chuẩn bị điều độ tại công ty 37
4.2 Thu thập số liệu và phân tích số liệu 37
4.2.1 Kế hoạch sản xuất 37
4.2.2 Ngày các chuyền có thể sản xuất mã hàng mới 41
4.2.3 Định mức doanh thu theo ngày 41
Trang 11Mục lục
SVTT: Nguyễn Thị Ái Liên iv
4.2.4 Năng lực sản xuất của mỗi chuyền 42
4.2.5 Giá gia công cho từng loại mã hàng 43
4.2.6 Phân tích số liệu 44
4.3 Tiến trình điều độ 45
4.3.1 Xây dựng mô hình Lingo 47
4.3.1.1 Khai báo tập hợp 47
4.3.1.2 Hàm mục tiêu 47
4.3.1.3 Các ràng buộc 47
4.3.2 Kết quả 49
4.3.2.1 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 49
4.3.2.2 Doanh thu dự tính 51
CHƯƠNG V KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 60 Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Đề cương luận văn tốt nghiệp
Trang 12Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kế hoạch sản xuất tháng 8 năm 2013 34
Bảng 4.2 Sản lượng tồn kho tháng 7 năm 2013 35
Bảng 4.3 Ngày có thể bắt đầu sản xuất 37
Bảng 4.4 Ngày kết thúc sản xuất 38
Bảng 4.5 Ngày các chuyền có thể bắt đầu sản xuất 10
Bảng 4.6 Định mức sản xuất theo ngày 40
Bảng 4.7 Năng lực sản xuất/ ngày của từng chuyền ứng với mã hàng (ĐVT: cái) 41
Bảng 4.8 Đơn giá của mỗi mã hàng 42
Bảng 4.9 Số ngày chuyền phải kết thúc sản xuất mã hàng mới tính từ ngày gốc 43
Bảng 4.10 Thời gian tính từ kết thúc sản xuất so với ngày gốc 44
Bảng 4.11 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 1 48
Bảng 4.12 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 2 48
Bảng 4.13 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 3 49
Bảng 4.14 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 4 49
Bảng 4.15 Năng suất, sản lượng, thời gian sản xuất tối ưu phân bố cho các chuyền 5 50
Trang 13Danh mục bảng
Bảng 4.16 Doanh thu dự tính ứng với chuyền 1 50
Bảng 4.17 Doanh thu dự tính ứng với chuyền 2 51
Bảng 4.18 Doanh thu dự tính ứng với chuyền 3 51
Bảng 4.19 Doanh thu dự tính ứng với chuyền 4 52
Bảng 4.20 Doanh thu dự tính ứng với chuyền 5 52
Bảng 4.21 So sánh giữa doanh thu định mức và doanh thu dự tính 53
Bảng 4.22 Kế hoạch điều độ sản xuất tháng 8 năm 2013 55
Trang 14Mục lục hình
SVTH: Nguyễn Thị Ái Liên vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Các sản phẩm hộp cơm và hộp xôi……… ………16
Hình 3.2 Các sản phẩm khay……… ………17
Hình 3.3 Các sản phẩm giấy vệ sinh……….……17
Hình 3.4 Các sản phẩm phụ……… ………… 18
Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức cấp cao……… ……… … 19
Hình 3.6 Sơ sơ đồ tổ chức cấp trung……… 20
Hình 3.7 Quy trình sản xuất cho phân xưởng sản xuất ………… …….…24
Hình 3.8 Máy chạy màng PSP……… ……… ….25
Hình 3.9 Máy định hình và máy dập……….25
Hình 3.10.Chức năng lặp kế hoạch và quản lý cung ứng nguyên vật liệu……….27
Hình 3.11 Tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm 7/2013……… …… …… … …28
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh danh thu định mức và danh thu thực tế ……… …53
Trang 15Chương I: Giới thiệu
và giao hàng đúng hạn là không thể thiếu
Điều độ là một quá trình ra quyết định đóng vai rò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ Kỹ thuật điều độ được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân phối, trong xử
lý thông tin và truyền thông Chức năng của điều độ trong một Công Ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số phương pháp định lượng khác để phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên có hạn phục vụ công việc
Trang 16Chương I: Giới thiệu
Chính vì lý do trên em chọn đề tài: “ Ứng dụng Lingo để điều độ đơn
hàng cho Công Ty TNHH Kim Ngọc Long” làm luận văn tốt nghiệp, nhằm cũng
cố kiến thức đã học và quá trình tham quan thực tế từ Công Ty qua đó cung cấp kiến thức cho mọi người về tầm quan trọng của việc điều độ đơn hàng và ứng dụng của công cụ quản lý bằng Lingo, đồng thời đóng góp ý kiến giúp nâng cao hiệu quả quản lý đơn hàng nhằm góp phần làm giảm chi phí tồn kho của Công Ty
Phân tích, đánh giá nội dung theo mục đích yêu cầu của đề tài từ những thông tin đã thu thập Dùng biểu đồ, sơ đồ,… đánh giá và nhận xét chung
Ứng dụng phần mềm Lingo
1.4 Phạm vi và giới hạn của đề tài
Không gian nghiên cứu
Các chi phí và số liệu được thu thập qua báo, tạp chí, Internet,…của “ Công Ty TNHH Kim Ngọc Long” đặt tại lô 38A5 khu công nghiệp Trà Nóc, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Đối tượng nghiên cứu
Điều độ đơn hàng tại “ Công Ty TNHH Kim Ngọc Long”
Trang 17Chương I: Giới thiệu
Đề tài thực hiện tập trung vào 2 dây chuyền sản xuất màng dày và màng mỏng của Công Ty
Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/08 đến ngày 20/11/2013 tại “Công Ty TNHH Kim Ngọc Long”
1.5 Nội dung
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Lược khảo tài liệu
Chương III: Tổng quan về Công Ty
Chương IV: Thu thập số liệu và giải pháp điều độ tại Công Ty
Chương V: Kết luận – Kiến nghị
Trang 18Chương II: Lược khảo tài liệu
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Điều độ sản xuất
2.1.1 Thực chất của điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
Điều độ sản xuất là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thành hiện thực Vì vậy, kết quả của điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hoạt động thiết kế và hoạch định hệ hống sản xuất, đặc biệt là các khâu như dự báo, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và thiết kế quá trình, đào tạo công nhân
Thực chất của điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao công việc cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của doanh nghệp Điều độ sản xuất phải giải quyết tổng hợp các mục tiêu trái ngược nhau như giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí
dự trữ, thời gian sản xuất, đồng thời với sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của điều độ sản xuất là lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp: giảm thời gian chờ đợi vô ích của lao động, máy móc thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ,… kịp thời đáp ứng nhu cầu về sản phmẩ và dịch vụ với chi phí thấp nhất
Trang 19Chương II: Lược khảo tài liệu
2.1.2 Đặc điểm của điều độ sản xuất trong các hệ thống sản xuất khác nhau
Khi tổ chức, triển khai điều độ sản xuất, cần tính tới các nhân tố khác nhau Một trong những nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu là loại quá trình sản xuất, cách thức bố trí sản xuất và dây truyền công nghệ trong phân xưởng là nhân tố có tác động lớn nhất, mạnh mẽ nhất chi phối công tác điều độ sản xuất
Hệ thống sản xuất khối lượng lớn và liên tục là hệ thống sản xuất mang tính dòng chảy, cân đối của toàn bộ dây chuyền nhằm sử dụng tốt nhất khả năng về máy móc thiết bị, lao động và vật liệu Trong quá trình xây dựng lịch trình sản xuất phải cân nhắc, phân tích kỹ mối quan hệ chặt chẽ liên hoàn giữa nguyên liệu, lao động, quá trình, đầu ra và tiêu thụ Để điều hành hệ thống sản xuất này một cách có hiệu quả, cần phân tích đánh giá thận trọng các yếu tố sau:
Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ
Hoạt động bảo dưỡng và sữa chữa
Những vấn đề ảnh hưỡng tới chất lượng
Tính tin cậy và đúng hạn của hệ thống cung ứng
Chi phí và khả năng sản xuất của dây chuyền sản xuất
Trong hệ thống sản xuất gián đoạn, do đặc điểm sản xuất nhiều chủng loại, khối lượng sản xuất nhỏ, các công việc tại nơi làm việc thường xuyên thay đổi nên công tác điều độ sẽ khó khăn và phức tạp hơn Nội dung chủ yếu của quá trình điều
độ sản xuất này tập trung vào xây dựng, chỉ đạo lịch trình sản xuất, phân giao công việc cho nơi làm việc, người lao động và máy Mỗi hoạt động này đòi hỏi phài cân nhắc tới các yếu tố riêng biệt mang tính đặc thù Chẳng hạn, khi xây dựng lịch trình sản xuất, cần chú ý tới những vấn đề như:
Độ lớn của hoạt động sản xuất
Trang 20Chương II: Lược khảo tài liệu
Thời gian thực hiện từng công việc
Thứ tự công việc
Phân phối công việc giữa các nơi làm việc
Việc sắp xếp, phân giao công việc cho nơi làm việc, máy hoặc người lao động cần tính tới các yếu tố như:
Đặc điểm, tính chất của công việc
Những đòi hỏi về công nghệ
Công dụng, tính năng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ
Trình độ và khả năng của công nhân
2.1.3 Mục tiêu của điều độ
Tối thiểu hóa thời gian hoàn thành: tiêu chuẩn này được đánh giá bằng việc xác định thời gian hoàn thành trung bình cho mỗi công việc
Thời gian hoàn thành trung bình = Tổng thời gian / Số lượng công việc
Tối đa việc tận dụng nguồn lực: tiêu chuẩn này được đánh giá bằng việc phần trăm thời gian nguồn lực được tận dụng
Tối thiểu hóa bán thành phẩm: điều này được đánh giá bằng việc xác định số công việc trung bình trong hệ thống Số lượng công việc trong hệ thống có mối quan hệ mật thiết với tồn kho bán thành phẩm Do đó càng có ích công việc trong
hệ thống tồn kho bán thành phẩm sẽ càng nhỏ
Số công việc trung bình trong hệ thống = Tổng dòng thời gian / Tổng thời gian gia công
Trang 21Chương II: Lược khảo tài liệu
Tối thiểu hóa thời gian chờ của khách hàng: tiêu chuẩn này được đánh giá bằng số ngày trễ trung bình
Thời gian trễ trung bình = Tổng thời gia trễ / Tổng số công việc
2.1.4 Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất
Trong thực tế ở một nơi làm việc hoặc một máy móc thiết bị hoặc một tổ sản xuất có thể được giao thực hiện nhiều công việc khác nhau Việc sắp xếp công việc nào trước, công việc nào sau có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên Thông thường, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp theo các nguyên tắc ưu tiên và so sánh giữa các phương án
đó để chọn phương án hợp lý, có nhiều chỉ tiêu trội hơn Một số nguyên tắc ưu tiên thường dùng gồm:
Đến trước làm trước ( FCFS – First Come First Served)
Bố trí theo thời hạn giao hàng sớm nhất làm trước (EDD – Earliest Due Date)
Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước (SPT – Shorest Processing Time)
Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước (LPT - Longest Processing Time)
Để áp dụng nguyên tắc ưu tiên, cần xác định trước độ dài thời gian cần thiết
để hoàn thành và thời hạn để hoàn thành của từng công việc Việc so sánh đánh giá các phương án sắp xếp theo các nguyên tắc ưu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở xác định các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Dòng thời gian: khoảng thời gian từ khi công việc đưa vào phân xưởng đến khi hoàn thành
Trang 22Chương II: Lược khảo tài liệu
Dòng thời gian lớn nhất: tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc
Dòng thời gian trung bình: trung bình các dòng thời gian của mỗi công việc
Mức độ chậm trễ lớn nhất
Độ chậm trễ bình quân của các công việc
2.1.5 Kiểm soát sản xuất bằng biểu đồ Gantt
Kiễm soát sản xuất là theo dõi và so sánh tiến trình sản xuất thực tế với kế hoạch tiến độ nhằm phát hiện những sai lệch kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh Biểu đồ Gantt là một công cụ thông dụng để hoạch định và kiễm soát tiến độ công việc Trình tự các công việc cần phải hoàn thành sẽ được biểu diễn trên sơ đồ theo trình tự thời gian Các công việc thường được biểu diễn bằng các thanh ngang
Vị trí của mỗi thanh biểu thị thời điểm các công việc cần phải được thực hiện Ta cần phải theo dõi và đánh dấu trên sơ đồ để biểu thị tiến độ thực tế của các công việc Qua đó, sơ đồ luôn cho thấy tình hình chung về các công việc và dễ dàng đưa
ra các quyết định cần thiết
2.2 Lịch trình sản xuất
Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong từng tuần có tính khối lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết
bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng kho tàng và lao động giữa dự kiến
kế hoạch và khả năng sản xuất thực có Việc xây dựng lịch trình sản xuất dùng để điều độ, theo dõi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường
Trang 23Chương II: Lược khảo tài liệu
2.2.1 Mục tiêu của lịch trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện các dịch vụ, chúng ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau Điều này đòi hỏi sự điều hành, sắp xếp sao cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi
Lập lịch trình sản xuất nhằm mục tiêu đảm bảo sao cho các công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất, cụ thể là:
Đáp ứng kỳ hạn giao hàng cho khách hàng;
Tối thiểu hóa sự chậm trễ trong công việc;
Tối thiểu hóa thời gian phản ứng hay đáp ứng;
Tối thiểu hóa thời gian hoàn thành;
Tối thiểu hóa giờ làm thêm;
Tối đa hóa mức sử dụng máy móc hoặc lao động;
Tối thiểu hóa thời gian không hoạt động hay không được sử dụng;
Tối thiểu hóa hàng tồn kho dở dang
2.2.2 Mốc thời gian trong lịch trình sản xuất
Lịch trình sản xuất có thể chia làm 4 phần, từng phần được phân cách bởi
một thời điểm gọi là mốc thời gian
Phần 1: “Đóng băng” là phần đầu của lập lịch trình sản xuất thường không
thể thay đổi, bởi vì nó tốn kém trong việc triển đổi kế hoạch mua vật liệu và sản xuất các chi tiết cho sản phẩm
Phần 2: “Vững chắc” có nghĩa là những thay đổi có thể xảy ra trong phần
này, nhưng chỉ trong một số ngoại lệ, với lý do giống như trên
Trang 24Chương II: Lược khảo tài liệu
Phần 3: “Đầy” có nghĩa là tất cả các năng lực sản xuất sẵn có đã được phân
bố cho các đơn hàng Giai đoạn này có thể thay đổi thuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Phần 4: “Mở” có nghĩa là năng lực sản xuất chưa được phân bố hết và trong
phần này các đơn hàng thường được chêm vào
2.2.3 Quy trình xây dựng lịch trình sản xuất
Xem xét các đơn hàng, dự báo, báo cáo tình trạng tồn kho và thông tin về năng lực sản xuất Các nhà lập lịch trình đặt hầu hết các đơn hàng cấp bách vào vị trí “mở” sẵn có sớm nhất của lịch trình sản xuất
Một số hoạt động quan trọng xảy ra trong giai đoạn này:
Ước tính tổng nhu cầu của sản phẩm từ mọi nguồn,
Phân các đơn hàng cho các bộ phận sản xuất,
Phân chia thời điễm giao hàng cho khách và
Tính toán chi tiết cho lịch trình sản xuất
Khi đơn hàng được đưa vào lịch trình sản xuất, cần kiểm tra hiệu quả của các trung tâm sản xuất Kiểu kiểm tra sơ khởi này của lịch trình sản xuất đôi khi được
gọi là hoạch định năng lực sơ bộ, với mục tiêu:
Xác định mọi tuần lễ của lịch rình sản xuất trong đó có hiện tượng quá tải hay dưới tải của năng lực sản xuất xảy ra
Lập lại lịch trình sản xuất
Quy tắc lập lịch chính:
Không được thay đổi yêu cầu sản xuất trong giới hạn “frozen”
Trang 25Chương II: Lược khảo tài liệu
Không được vượt quá mức phần trăm thay đổi ở mỗi giới hạn khi thay đổi yêu cầu sản xuất
Cố gắng sử dụng tải càng nhiều càng tốt
Không được nhận các đơn hàng vượt quá nhu cầu công suất hệ thống
Các thông tin đầu vào sử dụng
Các đặt hàng của khách hàng ( chất lượng, ngày giao hàng);
Các dự báo (chấ lượng, ngày hoàn thành);
Tình trạng tồn kho;
Công suất sản xuất
Người lập trình cần phải:
Dự báo tổng lượng nhu cầu cho sản phẩm từ tất cả các yêu cầu dự báo;
Quyết định công suất cho mỗi đơn vị/ dây chuyền sản xuất;
Thông tin cho khách hàng về thời gian hẹn giao hàng;
Tính toán cụ thể cho việc thực hiện MPS ( Master Production Schduling)
Khi các yêu cầu sản xuất đã được đưa vào MPS, mức độ làm việc của mỗi bộ phận sản xuất sẽ được kiểm tra khả năng sản xuất
2.3 Phần mềm lingo
Lingo là phần mềm được sử dụng để giải bài toán tối ưu hóa cho các mô hình tuyến tính và phi tuyến tính
Trang 26Chương II: Lược khảo tài liệu
Lingo là sản phẩm của công ty Lindo System Inc Lingo cùng với Lindo và Whats best tạo thành một bộ phần mền ứng dụng giải các bài toán tối ưu
Mạnh hơn Lindo, Lingo được sử dụng để giải bài bài toán quy hoạch tuyến tính, quy hoạch nguyên, hệ phương trình Để giải các bài toán nàyLingo cùng bốn công cụ Direct Solver, Linear Solver, Non-linear Solver va Branch-n-Bound Manager Lingo tự lựa chọn giải thật phù hợp nhất để giải toán
Lingo cung cấp một công cụ mô hình toán – ngôn ngữ Lingo Ngôn ngữ Lingo giúp ta thiết lập mô hình toán cho vấn đề mà ta cần giải quyết Ngôn ngữ Lingo rất thích hợp cho mô hình toán cho các bài toán tối ưu lớn Trong Lingo nếu chúng ta giải bài toán quy hoạch tuyến tính có 100 biến thì ta phải rõ hàng trăm lần tên biến, điều này không xảy ra trong Lingo Với Lingo ta không cần xác định phương pháp giải mà chi tiết lập hàm mục tiêu, ràng buộc, dữ liệu,…của vấn đề
Lingo có một giao diện thân thiện, tương tự như phần mềm Lindo Mô hình toán, lời giải, phân tích được hiển thị trong các của sổ riêng biệt giúp ta theo dõi dễ dàng
Cấu trúc mô hình toán: mô hình toán Lingo có thể chia làm ba phần chính:
Khai báo tập hợp: là nơi ta khai báo tập hợp của bài toán Phần này được bắt đầu bằng từ khóa “SETS:” và kết thúc bằng “ENDSETS”
Khai báo bài toán: là nơi ta mô tả bài toán Phần này có các khai báo mô
Trang 27Chương II: Lược khảo tài liệu
Conditional: xác định các điều kiện mà các thành viên của SET phải thỏa để các tác vụ phải thực hiện
Expression _list: tác vụ mà ta muốn thực hiện Các cú pháp thường sử dụng:
@FOR: thường được dùng trong các ràng buộc Đây là một trong các thuộc tính mạnh nhất của Lingo
@MAX(setname[(set_index_list)[conditional_qualifier]]:expression): tìm giá trị cực đại
@MIN(setname[(set_index_list)[conditional_qualifier]]:expression): tìm giá trị cực tiểu
@PROD(setname[(set_index_list)[conditional_qualifier]]:expression): tìm tích số
@SUM(setname[(set_index_list)[conditional_qualifier]]:expression): tìm tổng số
Trang 28Chương III: Tổng quan về công ty
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1 Giới thiệu Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIM NGỌC LONG
Địa chỉ: 38A5 KCN Trà Nóc_P.Trà Nóc_Q.Bình Thủy_TP.Cần Thơ
Giai đoạn thứ 2: từ ngày thành lập đến cuối năm 2006 Trong giai đoạn này Công ty hoạt động không hiệu quả do sức cạnh tranh trên thị trường quá lớn về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm Đây cũng là những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầu mới thành lập Hiểu được vấn đề này tháng 5/2007 ông Lâm Phước Kim làm cuộc cải tổ triệt để và là bước ngoặt trong sự phát triển của Công ty sau này là chuyển từ Công ty Cổ Phần Phong Phú sang Công
Trang 29Chương III: Tổng quan về công ty
ty TNHH Kim Ngọc Long do ông làm tổng giám đốc thu hút trên 200 cán bộ nhân viên, doanh thu hàng năm đạt trên 7 tỷ đồng vào cuối năm 2012
Giai đoạn thứ 3: từ tháng 4/2013 Công ty có sự phát triển theo chiều hướng tốt hơn, hệ thống sản xuất giấy vệ sinh được hoàn thiên và đưa vào sản xuất Đây có thể coi là giai đoạn phát triển nhất của Công ty góp phần đa dạng sản phẩm của Công ty, bên cạnh đó cũng không quên cải tiến quản lý và chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
Hiện nay, Công ty TNHH Kim Ngọc Long là doanh nghiệp tư nhân, thuộc nhóm doanh nghiệp trong nước, có trụ sở chính đặt tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc
1, thành phố Cần Thơ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1.2 Sản phẩm của công ty
Sản phẩm của Công ty luôn thỏa mãn mọi yêu cầu và mong muốn của khách hàng Từ cơ sở đó, mọi thành viên trong Công ty điều cam kết thực hiện những yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm
Từ 4/2013 Công ty TNHH Kim Ngọc Long có 3 phân xưởng sản xuất chính và 2 phân xưởng nhỏ gồm:
Phân xưởng màng dày: sản phẩm hộp cơm, hộp xôi, bánh bao, khây đựng hải sản
Phân xưởng màng mỏng: khây đựng me, nắp ly,
Phân xưởng sản xuất giấy vệ sinh: sản phẩm giấy vệ sinh Tatilo
Phân xưởng nhỏ: in bao bì, sản xuất ống hút
Ngoài ra, Công ty trang bị cho mình đội xe gồm 10 chiếc dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu cùng với đội cơ khí làm công tác kiểm tra, sữa chữa đã góp phần cho Công ty hoạt động khép kín không phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài
Đặc điểm chung của các phân xưởng:
Số lượng công nhân mỗi phân xưởng: 20 – 25 công nhân
Trang 30Chương III: Tổng quan về công ty
Thời gian làm việc của công nhân trong phân xưởng: 2 ca/ngày (12giờ/ca bắt đầu lúc 7 giờ)
Khả năng sản xuất của mỗi phân xưởng không bằng nhau, phụ thuộc vào tay nghề của từng công nhân và tùy theo bước công nghệ của mã hàng sản xuất
Hộp cơm (HCTP00)
Kích thước: 195x130x40 mm (Dài x Rộng x Cao)
Đặc tính ưu việt của sản phẩm:
Thuận lợi cho việc di chuyển thực phẩm, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm mọi nơi
Không dùng dự trữ thức ăn nóng ( >700C), chua và thức ăn nhiều dầu mỡ
Không dự trữ trong thời gia dài
Hiện có 2 loại: hộp cơm T1 và T1S
Trang 31Chương III: Tổng quan về công ty
Đặc tính ưu việt của sản phẩm:
Chỉ thích hợp cho những sản phẩm trong môi trường đông lạnh
Trang 32Chương III: Tổng quan về công ty
Sản phẩm phụ ( MMTP00, VQTP00,SRTP00)
Hiện có trên 30 loại phổ biến nhất là: ống hút, muỗng, nắp ly, đế, khai
me, hộp vịt quay, hộp Sầu riêng,
Đảm bảo việc làm ồn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường , giữ gìn an toàn xã hội
Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách nhà nước
3.1.3.2 Nhiệm vụ
Nâng cao sản lượng với chi phí không đổi
Doanh thu hàng năm không ngừng tăng, thị trường ngày càng mở rộng
Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giao hàng đúng hạn
Giảm thiểu tối đa tỷ lệ phế phẩm
Trang 33Chương III: Tổng quan về công ty
Giảm mức lãng phí, nâng cao năng lực quản lý
Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng hàng xuất khẩu
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương án kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp
Thực hiên tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lý và thực hiện theo phân phối lao động, không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho cán bộ công nhân viên Công ty
3.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty
3.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổ chức cấp cao
Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức cấp cao
Trang 34Chương III: Tổng quan về công ty
Tổ chức cấp trung
Hình 3.6.Sơ đồ tổ cấp trung
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban
Tổng giám đốc
Toàn quyền tồ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển
Tổ chức điều hành, thực hiện và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty
Phân công trách nhiệm, quyền hạn thực hiện cho phó giám đốc
Là người đại diện cho Công ty trong các mối quan hệ kinh tế trước pháp luật
Quyền tổng giám đốc
Thay mặt tổng giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi tổng giám đốc đi vắng
Phó tổng giám đốc
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tất cả hoạt động được phân công
Kiễm tra chỉ đạo và xem xét hiệu quả khối lượng công việc của từng đơn vị cho phù hợp với yêu cầu
Trang 35Chương III: Tổng quan về công ty
Thanh lý hợp đồng thu hồi nợ
Hoạch toán kinh tế, phân tích kết quả sản xuất theo định kỳ tháng, quý, năm
Tổ chức triển khai công tác kiểm kê tài sản trong Công ty theo quy định, đồng thời đánh giá những tồn tại, kiến nghị biện pháp khắc phục và xử lý
Hoạch toán, báo cáo số liệu về kế toán theo quy định hiện hành
Bộ phận giám sát
Thực hiện giám sát Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty
Kiểm tra, báo cáo tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
Triển khai và kiểm soát sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh
Thực hiện đôn đốc các ca/tổ/nhóm làm đúng chất lượng, đủ số lượng, đúng tiến độ yêu cầu và giao hàng đúng ngày
Trang 36Chương III: Tổng quan về công ty
Nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế và giảm hư hao các nguyên liệu, vật liệu, vật tư
Đảm bảo an ninh, an toàn sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh và bảo quản máy móc công cụ phục vụ cho sản xuất trong khu vực mình phụ trách
Quản lý và khai thác tài sản thuộc phạm vi phụ trách tại phân xưởng đạt hiệu quả
Kịp thời thông báo cho các bộ phận hay phòng ban liên quan cùng phối hợp giải quyết các sự cố trong sản xuất để hoạt động sản xuất luôn được thông suốt, liên tục và hiệu quả
Tiếp nhận các công nghệ mới, triển khai đào tạo đến cấp dưới và công nhân
để mọi người đều hiểu biết và thực hiện đúng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của phân xưởng đang phụ trách
Kết hợp với các phòng ban trong Công ty để thực hiện việc đào tạo tay nghề, huấn luyện, kiểm tra tay nghề của công nhân
Phổ biến những điều cần phải chú ý trong sản xuất hoặc rút kinh nghiệm những sai sót của các đợt sản xuất trước để khắc phục và nâng cao chất lượng sản phẩm
Bố trí nhân sự, máy móc và đảm bảo số lượng sản phẩm trước khi nhập kho trong khu vực sản xuất để không bị động trong sản xuất, hoặc thất thoát hàng hóa tại phân xưởng
Xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi năng suất, chất lượng, hiệu quả dây chuyền để có hành động cải tiến phù hợp
Đào tạo đội ngũ kế thừa, kế cận đối với vị trí mình đang đảm nhiệm
Phòng kinh doanh
Trang 37Chương III: Tổng quan về công ty
Xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm theo chiến lược của Công ty
Tích cực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đảm bảo mức tồn kho không vượt quá quy định của Công ty
Theo dõi, kiểm tra, kiểm kê các mặt hàng tồn kho
Nhận đặt hàng của các Công ty, đại lý, siêu thị và đề nghị xuất hàng
3.2 Thực trạng sản xuất tại công ty
3.2.1 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất bao bì gồm 6 công đoạn chính:
Công đoạn 1: Chẩn bị nguyên vật liệu
Công đoạn 2: Chạy màng
Công đoạn 3: Ủ ( nếu có)
Công đoạn 4: Định hình
Công đoạn 5: Dập
Công đoạn 6: Xé
Trang 38Chương III: Tổng quan về công ty
Hình 3.7 Quy trình sản xuất cho phân xưởng sản xuất
Thuyết minh quy trình
Theo nhu cầu tiêu thụ và yêu cầu sản xuất, Công ty thực hiện kế hoạch cung ứng các loại nguyên liệu với số lượng hợp lý, cung cấp đủ cho quá trình sản xuất và tồn kho Các loại nguyên liệu (PP,PSP,…) sau khi về đến Công ty bằng xe tải sẽ được kiểm tra chất lượng và số lượng, sau đó bốc nạp vào kho tồn trữ
Trong quá trình sản xuất nhựa PP,PSP và các phụ liệu sau khi xuất kho sẽ được vận chuyển sang Line chạy màng (tùy theo nhu cầu máy chạy màng có công xuất tối đa là 5 tấn/ngày)
Trang 39Chương III: Tổng quan về công ty
Hình 3.8 Máy chạy màng PSP
Sau khi chạy màng từ nhựa PSP được vận chuẩn vào kho ủ 48 tiếng ( nhựa
PP không ủ) sau đó nguyên liệu màng PP hoặc PSP sẽ qua lần lượt máy định hình
và dập
Hình 3.9 Máy định hình và máy dập
Sản phẩm sau khi dập sẽ được xé nhằm tách thành phẩm và phế phẩm Thành phẩm sẽ được bao gói và vận chuyển vào kho, phế phẩm sẽ được vận chuyển sang công đoạn bầm, ó để tái sinh nguyên liệu Nguyên liệu sau khi tái sinh lần đầu
sẽ được sản xuất hộp cơm, hộp xôi, tái sinh lần tiếp theo sẽ được sản xuất ống hút
và que kẹo
3.2.2 Thực trạng quản lý cung ứng nguyên vật liệu
Công tác quản lý cung ứng nguyên vật liệu của Công ty được quan tâm chặt chẽ Hoạch định nhu cầu vật liệu dựa vào kinh nghiệm quản lý và tình hình kinh doanh của Công ty
Trang 40Chương III: Tổng quan về công ty
Công ty sản xuất bao bì từ hai loại nguyên liệu chính: nhựa PP và nhựa PSP Trong đó nhựa PP là thành phần nguyên liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất và được thu mua từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai Nhưng từ ngày 23/7/2010, ban quản
lý nhà máy lọc dầu Dung Quốc (Quãng ngãi) đã xuất bán 100 tấn hạt nhựa PP (polypropylene) đầu tiên ra thị trường trong nước mở đường cho sự phát triển ngành nhựa sau này Chính vì vậy, nguồn cung cấp nguyên liệu cho Công ty hiện nay ngày càng được mở rộng
Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất hạt nhựa PP hầu như cung cấp không đủ cho Công ty sản xuất cho nên nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ các nước như, Hàn Quốc ( 19.7%), Singapore (17.3%), Đài Loan (15.8%), Thái Lan (8.7%),… trong đó nhựa PP đứng ở vị trí thứ 2 trong số các chủng loại được nhập khẩu nhiều nhất, kim ngạch 21,5 triệu USD, lượng đạt 14,5 nghìn tấn Giá nhập khẩu bình quân 1481 USD/tấn (Nguồn Hiệp Hội Nhựa Việt Nam tháng 10/2012) Ngoài những khó khăn về nguyên liệu ngành nhựa còn gặp một số khó khăn về những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu, nhân công… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất Dự kiến được những khó khăn này Công ty luôn quan tâm chặt chẽ đến nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất đạt đúng tiến độ
Chức năng lập kế hoạch và quản lý cung ứng nguồn nguyên vật liệu:
Dựa vào đơn hàng, nhu cầu theo dự báo, kế hoạch sản xuất và số liệu
về lượng hàng tồn kho, để tiến hành điều độ