1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Về tính tương đương của các văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan tới quy định về nhãn mác, trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm

27 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 331 KB
File đính kèm 16200013EC.rar (46 KB)

Nội dung

(2) Vì thế, tính tương đương của các văn bản pháp luật này có thể đóng góp cho sự vận hành thông suốt của thị trường nội bộ. (3) Mục đích của Chỉ thị này cần là tạo điều kiện để các quy định của Cộng đồng Châu Âu có cùng chung đặc điểm có thể áp dụng theo chiều ngang đối với tất cả các hàng hóa thực phẩm có trên thị trường

Trang 1

Về tính tương đương của các văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan tới quy định về

nhãn mác, trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm

(OJ L 109, 6.5.2000, trang 29)

Được sửa đổi bởi:

Công báo

của Nghị viện và Cộng đồng Châu Âu ngày L 308 15 25.11.2003

10/11/2003

Được sửa đổi bởi:

►A1 Bộ luật về các điều kiện gia nhập của các nước Cộng hòa Séc, Estonia, L 236 33 23.9.2003

Síp, Latvia, Lithuania, Hungary, Malta, Ba Lan, Slovenia và Tiệp

Khắc và các điều chỉnh đối với các Hiệp định về sự thành lập Liên minh

Châu Âu

Được hiệu chỉnh bởi:

►C1 Corrigendum, OJ L 124, 25.5.2000, trang 66 (2000/13/EC)

1

Trang 2

CHỈ THỊ SỐ 2000/13/EC CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU

ngày 20/3/2000

Về tính tương đương của các văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan

tới quy định về nhãn mác, trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm

NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU,

Xét Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, cụ thể là Điều 95,

Xét đề nghị của Ủy ban Châu Âu,

Xét ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Xã hội1,

Thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 251 của Hiệp ước2,

Trong đó:

(1) Chỉ thị số 79/112/EEC của Hội đồng Châu Âu ngày 18/12/1978 về tính tương đương của cácvăn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan tới quy định về nhãn mác, trìnhbày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm3 thường xuyên được sửa đổi4 Vì vậy, nhằm mục đích làm

rõ và giải thích tính hợp lý, Chỉ thị nói trên cần được thống nhất tại một văn bản duy nhất

(1) Các điểm khác biệt giữa các bộ luật, quy định và các điều khỏan hành chính giữa các Quốc giaThành viên về nhãn mác hàng hóa thực phẩm có thể gây cản trở việc lưu thông tự do các sảnphẩm này và có thể dẫn tới các điều kiện cạnh tranh không bình đẳng

(2) Vì thế, tính tương đương của các văn bản pháp luật này có thể đóng góp cho sự vận hành thôngsuốt của thị trường nội bộ

(3) Mục đích của Chỉ thị này cần là tạo điều kiện để các quy định của Cộng đồng Châu Âu có cùngchung đặc điểm có thể áp dụng theo chiều ngang đối với tất cả các hàng hóa thực phẩm có trên thịtrường

(4) Các quy định mang đặc điểm riêng được áp dụng theo chiều dọc đối với một số hàng hóa thựcphẩm cụ thể cần được quy định rõ tại các điều khỏan về sản phẩm hàng hóa đó

(5) Cân nhắc đầu tiên đối với bất kỳ một quy định nào về nhãn mác hàng thực phẩm là sự cần thiết vềthông báo và bảo vệ người tiêu dùng

(6) Sự cần thiết này có nghĩa là các Quốc gia Thành viên có thể đặt ra các yêu cầu về ngôn ngữ theotinh thần của các quy định tại Hiệp ước

(7) Chi tiết về nhãn mác cho biết đặc điểm và bản chất chính xác của sản phẩm để người tiêu dùng cóthể ra quyết định dựa trên tòan bộ những hiểu biết thực tế là phù hợp nhất vì tạo ra ít cản trở nhấtđối với thương mại tự do

(8) Vì thếm cần phải xây dựng một danh sách tất cả các thông tin mà về nguyên tắc thì cần được thểhiện trên nhãn mác tất cả các hàng hóa thực phẩm

1 OJ C 258, 10.9.1999, trang 12.

2 Ý kiến của Nghị viện Châu Âu ngày 18/1/ 2000 (chưa xuất bản trên Công báo) và Quyết định của Hội đồng Châu Âu ngày 13/3/2000.

3 OJ L 33, 8.2.1979, trang 1 Chỉ thị được sửa đổi làn cuối cùng theo Chỉ thị số 97/4/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu

Âu (OJ L 43, 14.2.1997, trang 21).

4 Xem Phụ lục IV, Phần B.

2

Trang 3

(9) Tuy nhiên, bản chất theo chiều ngang của Chỉ thị này không cho phép ở giai đoạn đầu được thểhiện trong các chỉ số bắt buộc tất cả các chỉ số phải được bổ sung vào danh mục áp dụng chungđối với tòan bộ các hàng hóa thực phẩm Vào giai đoạn sau, các điều khỏan của Cộng đồng cầnphải được áp dụng nhằm bổ trợ cho các quy định hiện thời.

(10) Ngoài ra, khi không có quy định của Cộng đồng Châu Âu về một bản chất hàng hóa cụ thể nào

đó thì các Quốc gia Thành viên phải có quyền đưa ra quy định của nước mình và các quy địnhnày có thể sẽ được bổ sung vào điều khỏan chung của Chỉ thị này, tuy nhiên chúng cũng cầnphải tuân theo các thủ tục của Cộng đồng Châu Âu

(11) Thủ tục của Cộng đồng Châu Âu đề cập trên đây phải có quyết định của Cộng đồng khi mộtQuốc gia Thành viên muốn ban hành một đạo luật mới

(12) Điều khỏan quy định cũng cần được ban hành để cơ quan lập pháp của Cộng đồng Châu Âu cóthể giảm bớt các nghĩa vụ cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt đã được ban hành cố định.(13) Các quy định về nhãn mác cũng cần cấm việc sử dụng thông tin làm cho người mua hiểu saihoặc được cho là có đặc tính chữa bệnh của hàng hóa thực phẩm Để có thể thực hiện có hiệuquả, việc cấm này cũng phải được áp dụng đối với trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm.(14) Nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại giữa các Quốc gia Thành viên, có thể quy địnhrằng, vào thời điểm trước khi bán hàng đến người sử dụng cuối củng, chỉ có thông tin về cácthành phần cơ bản được thể hiện bên ngoài bao gói sản phẩm và một số chi tiết bắt buộc củahàng hóa thực phẩm phải được thể hiện đối với hàng thực phẩ đóng gói sẵn và các tài liệuthương mại đi kèm

(11) Tùy thuộc vào các điều kiện và hòan cảnh từng nơi, các Quốc gia Thành viên cần có quyền banhành các quyết định về nhãn mác hàng thực phẩm bán với số lượng lớn Tuy nhiên, trongnhững trường hợp như vậy thì thông tin cũng cần phải được cung cấp cho người tiêu dùng.(12) Với mục đích làm đơn giản hóa và thúc đẩy các quy định thì Ủy ban Châu Âu cần được giaonhiệm vụ áp dụng thực hiện các biện pháp kỹ thuật

(13) Các biện pháp cần thiết đối với việc thực hiện Chỉ thị này cần phải được áp dụng theo Quyếtđịnh của Hội đồng Châu Âu số 1999/468/EC ngày 28/6/1999 về các thủ tục thực hiện cácquyền lực của Ủy ban Châu Âu1

(14) Chỉ thị này không được gây ảnh hưởng đến các nghĩa vụ của Quốc gia Thành viên liên quanđến giới hạn thời gian đối với sự chuyển dịch các Chỉ thị đề cập tại Phụ lục IV, Phần B,

ĐÃ THÔNG QUA CHỈ THỊ NÀY:

vị cung cấp thức ăn theo ‘số lượng lớn’)

3 Nhằm phục vụ cho mục đích của Chỉ thị này,

(a) 'nhãn mác' có thể được hiểu là bất kỳ từ, chi tiết, nhãn hiệu thương mại, tên nhãn hiệu, hoặcminh họa bằng hình ảnh liên quan đến một sản phẩm thực phẩm nào và được thể hiện trên

1 OJ L 184, 17.7.1999, trang 23.

3

Trang 4

bất kỳ một bao gói, tài liệu, thông báo, đai, hay cuộn đi kèm theo hoặc liên quan tới sảnphẩm thực phẩm đó;

(b) ‘Sản phẩm thực phẩm đã đóng gói’ có thể hiểu là bất kỳ một sản phẩm đơn lẻ nào được cungcấp cho người tiêu dùng cuối cùng và các đơn vị cung cấp thức ăn theo số lượng lớn, bao gồmmột sản phầm hàng thực phẩm và bao gói chứa sản phẩm trước khi bán Mặc dù bao gói chứatòan bộ sản phẩm hay chỉ một phần thì các nội dung trên bao gói cũng không được thay đổikhi chưa mở hay đổi bao gói khác

Điều 2

1 Việc dán nhãn mác và các phương pháp sử dụng phải không được:

(a) không gây hiểu lầm cho người mua về mức độ của nguyên liệu, cụ thể là:

(i) đặc điểm của hàng hóa thực phẩm, cụ thể là bản chất, nhận dạng, thuộc tính, cấu tạo,

số lượng, độ bền, nguồn gốc, phương thức sản xuất;

(ii) bổ sung các tác dụng hoặc đặc tính vào hàng hóa thực phẩm mà bản thân nó không có;(iii) gợi ý rằng sản phẩm có các đặc điểm đặc biệt trong khi trên thực tế thì các sản phẩmtương tự đều có các đặc điểm như vậy;

(b) phải tuân theo các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng cho các loại nước khoáng tựnhiên và hàng thực phẩm có mục đích dinh dưỡng cụ thể, làm cho bất kỳ sản phẩm thực phẩmnào cũng có đặc tính phòng ngừa, chữa trị bệnh cho người, hoặc liên quan đến các đặc tínhnhư vậy

2 Hội đồng Châu Âu, theo thủ tục quy định tại Điều 95 của Hiệp ước, sẽ xây dựng một danhsách chung các khiếu nại trong phạm vi ý nghĩa của đoạn 1 và việc sử dụng danh sách nàyphải bị cấm ở tất cả mọi hoạt động

3 Việc cấm đề cập tại các đoạn 1 và 2 cũng cần được áp dụng đối với:

(a) trình bày của sản phẩm thực phẩm, cụ thể là hình dáng, bề ngoài bao gói, nguyên liệu sửdụng làm bao gói, cách thức sản phẩm được sắp xếp hoặc trưng bày;

(3)Số lượng các thành phần cụ thể hoặc loại thành phần như đề cập tại Điều 7;

(4)Số lượng thực trong trường hợp sản phẩm đã được đóng gói sẵn;

(5)Thời gian tối thiểu về độ bền của sản phẩm, hoặc đứng trên quan điểm vi sinh đối với hàngthực phẩm là loại hàng dễ bị hỏng, thì ghi thời hạn sử dụng;

(6)Bất kỳ điều kiện kho bãi hoặc điều kiện sử dụng nào;

(7)Tên cơ sở kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói, hoặc của đơn vị bánhàng được thành lập trong phạm vi Cộng đồng Châu Âu

4

Trang 5

Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên sẽ được quyền chỉ yêu cầu thông tin về nhà sản xuẩt,đóng gói hoặc cơ sở bán hàng đối với sản phẩm bơ được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ củamình.

Không chịu ảnh hưởng của quy định tại Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông báocho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ một biện pháp nào đượcthực hiện theo như đề cập tại đoạn văn bản thứ 2 hai trên đây;

(8)Thông tin cụ thể về nơi xuất xứ mà việc không thực thi có thể gây hiểu lầm cho người tiêuthụ về mức độ của nguyên liệu so với nguồn gốc thật của sản phẩm thực phẩm;

(9)Hướng dẫn sử dụng, nếu không, sản phẩm thực phẩm sẽ không thể được sử dụng một cáchđúng đắn;

(10) Đối với mặt hàng rượu bia có nồng độ cồn lớn hơn 1,2 % thì ghi độ mạnh theo thực tế

2 Mặc dù có các quy định tại đoạn văn bản trên nhưng các Quốc gia THành viên có thể duy trìcác điều khỏan của nước mình yêu cầu về thông tin của nhà máy hoặc trung tâm đóng gói đốivới các sản phẩm được sản xuất trong nước

3 Các nội dung của Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các điều khỏan chính xác hơn về khối lượng

và kích thước

Điều 4

1 Ở một số trường hợp ngoại lệ, các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng đối với cácsản phẩm thực phẩm cụ thể và không áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nói chung cóthể quy định về vi phạm các yêu cầu được thể hiện tại Điều 3(1), điểm 2 và 5, với điều kiện làkhông dẫn tới việc người mua bị thông tin không đầy đủ

2 Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng đối với các hàng thực phẩm cụ thể và không

áp dụng đối với hàng thực phẩm nói chung có thể quy định rằng các thông tin khác ngòainhững chi tiết được liệt kê tại Điều 3 phải được thể hiện trên nhãn mác

3 Đối với trường hợp không có các quy định của Cộng đồng Châu Âu, các Quốc gia Thành viên

có thể ra các quy định riêng theo tinh thần của Điều 19

4 Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu được đề cập tại các đoạn văn bản 1 và 2 cần đượcthực hiện theo tinh thần của Điều 20(2)

Nếu không có điều kiện thực hiên như trên, tên gọi của sản phẩm được bán phải là tên gọithông thường tại các Quốc gia Thành viên mà sản phẩm được bán tới người tiêu thụ cuốicùng hoặc các đơn vị cung cấp thức ăn theo ‘số lượng lớn’, hoặc mô tả về sản phẩm và cách

sử dụng rõ ràng nếu thấy cần thiết để giúp cho người mua hiểu được bản chất thật của hànghóa và phân biệt được với các loại sản phẩm dễ gây nhầm lẫn khác

5

Trang 6

(b) Cho phép marketing tên gọi của sản phẩm được bán tại các Quốc gia Thành viên với điềukiện sản phẩm đó được sản xuất và tiêu thụ một cách hợp pháp tại các Quốc gia này

Tuy nhiên, nếu việc áp dụng các điều khỏan khác của Chỉ thị này, cụ thể là các điều khỏan đềcập tại Điều 3, không giúp cho người tiêu thụ tại các Quốc gia Thành viên biết được bản chấtthật của sản phẩm thực phẩm và phân biệt với các sản phẩm dễ nhầm lẫn khác, thì tên gọi khitiêu thụ phải đi kèm với các thông tin mô tả

(c) Trong trường hợp đặc biệt, tên gọi khi tiêu thụ của sản phẩm ở Quốc gia sản xuất không được

sử dụng ở Quốc gia tiêu thụ khi sản phẩm có khác biệt lớn về cấu tạo hoặc sản xuất so với sảnphẩm được biết dưới tên gọi mà các điều khỏan tại điểm (b) không đủ đảm bảo thông tinđúng cho người tiêu dùng tại Quốc gia tiêu thụ

2 Không được sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, hoặc tên hoa mỹ để thay thế cho tên gọikhi sản phẩm được tiêu thụ

3 Tên gọi khi sản phẩm được tiêu thụ phải bao gồm hoặc đi kèm theo các thông tin về điều kiệnvật lý của thực phẩm hoặc phương pháp xử lý cụ thể đã thực hiện đối với sản phẩm (ví dụ nhưtẩm bột, lạnh khô, đông lạnh, cô đặc, hun khói) đối với mọi trường hợp khi thiếu các thông tinnày có thể dẫn tới nhẫm lẫn cho người mua

Bất kỳ hàng thực phẩm nào đã được xử lý bằng phóng xạ i-on hóa thì phải có thông tin như sau:

▼A1

— tiếng Tây Ban Nha:

'irradiado' or 'tratado con radiación ionizante',

Trang 7

'napromieniony' or 'poddany działaniu promieniowania joni-zującego',

— tiếng Bồ Đào Nha:

'irradiado' or 'tratado por irradiação' or 'tratado por radiação ionizante',

'säteilytetty' or 'käsitelty ionisoivalla säteilyllä',

— tiếng Thụy Điển:

'bestrålad' or 'behandlad med joniserande strålning'

2 Không phải liệt kê các thành phần trong trường hợp sau:

(a) — hoa quả tươi, gồm khoai tây chưa lột vỏ, cắt nhỏ hoặc được xử lý tương tự,

— Nước có gas, mô tả phải thể hiện là nước có gas, các thành phần giấm gây men chuyển hóa

từ một sản phẩm đơn lẻ, với điều kiện là không bổ sung thêm thành phần nào khác;

(b) — phó mát,

— bơ,

— kem và sữa đã được lên men,

với điều kiện là không được có thêm thành phần nào khác ngoài các sản phẩm lac-tic , zyme và vi sinh cần thiết cho việc sản xuất, hoặc muối cần thiết cho việc làm các loại pho mátkhác ngoài pho mát tươi và pho mát chế biến;

en-(c) các sản phẩm chỉ có một thành phần mà:

— tên thương mại giống hệt như tên của thành phần, hoặc

— tên thương mại cho phép nhận định rõ bản chất của thành phần

3 Trường hợp đồ uống có chứa cồn hơn 1,2% thì Hội đồng Châu Âu sẽ thay mặt Ủy ban Châu

Âu ra quyết định về việc gắn nhãn mác cho các thành phần trước ngày 22/12/1982

▼M2

3a Không chịu ảnh hưởng của các quy định về nhãn mác sẽ được xây dựng theo tinh thần củađoạn văn bản 3 trên đây, bất kỳ thành phần nào được định nghĩa tại đoạn 4(a) và liệt kê tại Phụlục IIIa, sẽ phải được thể hiện trên nhãn mác của đồ uống đề cập tại đoạn 3 Việc thể hiện nàyphải bao gồm từ “có chứa” và sau đó là tên của (các) thành phần liên quan Tuy nhiên, không cầnphải thể hiện thông tin khi thành phần đó đã được thể hiện ở tên gọi cụ thể trong danh mục thànhphần hoặc tên gọi của đồ uống khi tiêu thụ

Khi cần thiết, các quy định chi tiết về trình bày các thông tin đề cập tại đoạn văn bản trên có thể

sẽ được áp dụng theo các thủ tục dưới đây:

▼M2

(a) đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 1(2) của Quy định (EC) số 1493/99 ngày 17/5/1999 của

7

Trang 8

Hội đồng Châu Âu về tổ chức thị trường chung cho sản phẩm rượu1, theo Điều 75 của Quyđịnh trên;

(b) đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 2(1), Quy định (EEC) số 1601/91 ngày 10/6/1991 củaHội đồng Châu Âu về các quy định chung đối với việc định nghĩa, mô tả, và trình bày các loạirượu thơm, các đồ uống có rượu thơm, và các loại cốc-tai có rượu thơm2, theo Điều 13 củaQuy định trên;

(c) đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 1(2), Quy định (EEC) số 1576/89 ngày 29/5/1989 củaHội đồng Châu Âu về các quy định chung đối với việc định nghĩa, mô tả, và trình bày các loại

đồ uống có cồn3, theo Điều 14 của Quy định trên;

(d) đối với các sản phẩm khác, theo Điều 20(2) của Chỉ thị này

▼B

4.(a) 'Thành phần' là bất kỳ chất nào, bao gồm cả các chất phụ gia sử dụng trong quá trình sảnxuất hoặc chuẩn bị một sản phẩm thực phẩm và vẫn được tồn tại trong sản phẩm khi đã hòanthiện, mặc dù có thể ở hình thức khác đi

(b)Nếu một thành phần của sản phẩm thực phẩm chính là sản phẩm của một vài thành phầnkhác thì các thành phần này sẽ được coi là thành phần của loại sản phẩm thực phẩm đượcxét tới

(c) Các loại dưới đây không được coi là thành phần:

(i) các cấu thành của một thành phần mà tạm thời bị tách ra trong quá trình sản xuất vàsau đó được dùng lại nhưng không vượt quá tỷ lệ ban đầu;

(ii) các chất phụ gia:

— mà sự tồn tại của chúng trong một sản phẩm thực phẩm nào đó hòan tòan là bởichúng đã tồn tại trong một hay một số các thành phần của sản phẩm đó, với điều kiện

là chúng không có chức năng công nghệ nào trong thành phẩm,

— được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình chế biến;

(iii) các chất được sử dụng với số lượng nghiêm ngặt làm dung môi hoặc vi khuẩn phục vụcho các chất phụ gia hoặc hương liệu;

▼M2

(iv) các chất không phải là phụ gia nhưng được sử dụng cùn theo một phương thức vàchung một mục đích như là hỗ trợ trong quá trình chế biến và vẫn tồn tại ở thành phẩm,mặc dù có thể ở một hình thức khác đi

Trang 9

Tuy nhiên:

- các sản phẩm được bổ sung nước và các sản phẩm dễ bay hơi cần được liệt kê theo thứ tựtrọng lượng của chúng trong sản phẩm hòan thiện; khối lượng nước bổ sung vào như một loạithành phần của sản phẩm thực phẩm có thể được tính bằng cách lấy tổng khối lượng của thànhphẩm trừ đi tổng khối lượng các loại thành phần khác được sử dụng Khối lượng này khôngcần phải cân nhắc nếu không vượt quá 5% trọng lượng của sản phẩm hòan thiện,

- các thành phần sử dụng ở dạng cô đặc hoặc đã khử nước và được hòan nguyên tại thời điểmsản xuất có thể được liệt kê theo thứ tự trọng lượng như được ghi chép trước khi cô đặc hoặckhử nước,

- đối với các loại thực phẩm được cô đặc hoặc khử nước và sẽ được hòan nguyên bằng cách bổsung nước, các thành phần có thể được liệt kê theo thứ tự tỷ lệ của chúng ở sản phẩm hoànnguyên với điều kiện là danh mục các thành phần này phải đi kèm theo một câu mang ý nghĩanhư “các thành phần của sản phẩm hòan nguyên” hoặc “các thành phần của sản phẩm có thể

sử dụng được ngay”,

▼M2

- các loại rau quả hoặc nấm không chiếm quá nhiều tỷ trọng và dùng theo tỷ lệ khác nhau, đượcdùng hỗn hợp như một loại thành phần của thực phẩm thì có thể được nhóm lại trong danhmục thành phần dưới tên gọi là “quả”, “rau” hoặc “nấm” và tiếp theo là câu “có tỷ lệ khácnhau”, và ngay sau đó là danh mục các loại quả, rau hoặc nấm có trong sản phẩm; trong cáctrường hợp này, hỗ hợp sẽ bao gồm trong danh mục các thành phần theo như đọan văn bản thứnhất trên đây, trên cơ sở tổng trọng lượng của các loại rau, quả hoặc nấm có trong sản phẩm,

▼B

- trong trường hợp có hỗn hợp các loại gia vị hay thảo mộc và chúng không chiếm quá nhiều tỷtrọng thì có thể được liệt kê theo một thứ tự khác với điều kiện là danh mục thành phần đóphải đi kèm câu “có tỷ lệ khác nhau”,

Trang 10

Tuy nhiên, việc chỉ định “tinh bột” như liệt kê tại Phụ lục I phải luôn luôn được bổ sung vớinhững thông tin về nguồn gốc thực vật cụ thể nếu thành phần đó có chứa gluten,

- các thành phần thuộc về một trong các nhóm được liệt kê tại Phụ lục II phải được chỉ định rõtên trong nhóm đó, tiếp theo là tên riên hoặc số EC; nếu một thành phần thuộc về nhiều nhómthì nhóm nào phù hợp về chức năng chính của sản phẩm thực phẩm được xét tới thì thể hiệnnhóm đó

Các chỉnh sửa đối với Phụ lục này dựa trên các tiến bộ về kiến thức kỹ thuật và công nghệ vàtheo quy định tại Điều 20(2)

Tuy nhiên, việc chỉ định “tinh bột được điều chỉnh” như liệt kê tại Phụ lục II phải luôn luôn đivới thông tin về nguồn gốc thực vật nếu như thành phần có có chứa gluten,

- Hương vị cần được chỉ định như quy định tại Phụ lục III,

- Các điều khỏan cụ thể của Cộng đồng Châu Âu về các thông tin xử lý một thành phần bằngphóng xạ i-on hóa sẽ phải theo quy định tại Điều 95 của Hiệp định

7 Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu hoặc nếu không có quy định thì các điều khỏan củaquốc gia có thể áp dụng cho việc tên gọi khi tiêu thụ một sản phẩm thực phẩm phải đi kèm với việcnhắc đến một hay nhiều thành phần cụ thể

Quy định tại Điều 19 được áp dụng đối với bất kỳ điều khỏan nào như trên của quốc gia

Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu được đề cập tới tại đoạn văn bản này được áp dụng theoquy định tại Điều 20(2)

8 Trong trường hợp như đề cập tại đoạn văn bản 4(b), một thành phần tổng hợp có thể đượcbao gồm trong danh mục thành phần, theo một chỉ định riêng với điều kiện được pháp luật hoặcthói quen sử dụng cho phép về trọng lượng tổng thể, và phải đi kèm với danh mục các thành phầncấu thành nên nó

▼M2

Danh mục được đề cập tại đoạn văn bản thứ nhất sẽ không phải là bắt buộc khi:

(a) Thành phần tổng hợp có cấu thành được xác định trong hệ thống pháp luật hiện hành của Cộngđồng Châu Âu, và không quá 2% của thành phẩm; tuy nhiên điều khỏan này không áp dụngđối với các chất phụ gia, theo như quy định tại 4(c),

(b) Thành phần tổng hợp có hỗn hợp các gia vị và/hoặc thảo dược không quá 2% của thànhphẩm, trừ trường hợp đối với các chất phụ gia, theo như quy định tại 4(c),

(c) Thành phần tổng hợp là một sản phẩm thực phẩm mà hệ thống pháp luật của Châu Âu khôngyêu cầu về danh mục thành phần của nó

9 Hàm lượng nước không cần phải chi tiết như quy định tại đoạn văn bản 5 khi:

(a)Nước được sử dụng trong quá trình sản xuất hòan tòan là để hòan nguyên một thành phần ởdạng cô đặc hoặc khử nước;

(a)Một chất lỏng thường không được tiêu dùng

▼M2

10

Trang 11

10 Không chịu ảnh hưởng của đoạn văn bản 2, đoạn thứ hai của đoạn văn bản 6 và đoạn thứhai của đoạn văn bản 8, bất kỳ một thành phần nào sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩmthực phẩm và vẫn tồn tại ở thành phẩm, ngay cả khi dưới một hình dạng khác, và được liệt kê tạiPhụ lục IIIa hay có nguồn gốc từ một thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ phải được thể hiện trênnhãn mác với chỉ dẫn rõ ràng về tên của thành phần này

Không yêu cầu về thông tin thể hiện như đề cập tại đoạn văn bản thứ nhất nếu như tên khi tiêu thụcủa sản phẩm thực phẩm đề cập rõ ràng về thành phần liên quan

Không chịu ảnh hưởng của quy định tại 4(c)(ii), (iii) và (iv), bất kỳ chất nào được sử dụng trongquá trình sản xuất một sản phẩm thực phẩm và vẫn tồn tại ở thành phẩm, ngay cả khi dưới mộthình dạng khác, và có nguồn gốc từ các thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ được xem như mộtthành phần và cần được thể hiện trên nhãn mác với chỉ dẫn rõ ràng về tên của thành phần gốc

11 Danh mục tại Phụ lục IIIa cần được kiểm tra một cách hệ thống và nếu cần thiết thì phảiđược cập nhật dựa trên cơ sở kiến thức khoa học mới nhất Đợt kiểm tra đâu tiên sẽ được thực hiệnmuộn nhất ngày 25/11/2005

Việc cập nhật cũng có thể chịu ảnh hưởng từ loại bỏ khỏi Phụ lục IIIa những thành phần mà theo

cơ sở khoa học không thể gây ra những tác động xấu Tính tới thời điểm này, có thể thông báo cho

Ủy ban Châu Âu tới ngày 25/8/2004 về các nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xác định cácthành phần hoặc chất có nguồn gốc từ các thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ không gây ra tác hạitrong những điều kiện cụ thể Chậm nhất là ngày 25/11/2004, sau khi tham vấn với Ủy ban An toànThực phẩm của Châu Âu, Ủy ban Châu Âu sẽ phê duyệt một danh mục thành phần hoặc chất đượcđưa ra khỏi Phụ lục IIIa, phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của các nghiên cứu được thông báo, hoặcmuộn nhất là ngày 25/11/2007

Không chịu ảnh hưởng của đoạn văn bản thứ hai, Phụ lục IIIa có thể được chỉnh sửa theo quy định

đề cập tại Điều 20(2), sau khi có được ý kiến của Ủy ban An tòan Thực phẩm của Châu Âu banhành dựa trên cơ sở Điều 29 của Quy định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âungày 28/1/2002, quy định về các yêu cầu và nguyên tắc chung đối với các bộ luật về thực phẩm,thành lập Ủy ban An toàn Thực phẩm của Châu Âu và quy định về các thủ tục liên quan đến antòan thực phẩm1

Khi cần thiết, các hướng dẫn kỹ thuật có thể được ban hành nhằm giải thích dnah mục tại Phụ lụcIIIa, theo như quy định tại Điều 20(2)

▼B

Điều 7

1 Số lượng một thành phần hoặc nhóm các thành phần sử dụng trong quá trình sản xuất hoặcchuẩn bị một sản phẩm thực phẩm được thể hiện theo yêu cầu của Điều này

2 Thông tin như đề cập tại đoạn 1 trên đây sẽ là yêu cầu bắt buộc khi:

(a) Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan xuất hiện trong tên gọi khi bán sản phẩmthực phẩm hoặc thường đi kèm theo tên gọi đó theo thói quen; hoặc

(b)Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan được nhấn mạnh trên các từ, tranh vẽ, đồhọa ở nhãn mác; hoặc

1 OJ L 31, 1.2.2002, trang 1 Quy định được chỉnh sửa bởi Quy định (EC) số 1642/2003 (OJ L 245, 29.9.2003, trang 4).

11

Trang 12

(c) Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan đóng vai trò quan trọng đối với việc hìnhthành nên đặc điểm của sản phẩm thực phẩm và làm cho nó khác biệt đối với các sản phẩmkhác có thể gây nhầm lẫn do tên gọi hoặc hình dáng; hoặc

(d)Trong các trường hợp như quy định tại Điều 20(2)

3 Đoạn văn bản 2 sẽ không áp dụng:

(a) đối với một thành phần hoặc một nhóm các thành phần:

- Trọng lượng thực đã rút nước được thể hiện theo yêu cầu của Điều 8(4), hoặc

- Số lượng đã được yêu cầu phải thể hiện trên nhãn mác theo các quy định của Cộng đồngChâu Âu, hoặc

- Được sử dụng với lượng nhỏ để làm hương liệu, hoặc

- Khi xuất hiện dưới tên gọi khi sản phẩm được đem bán thì không làm ảnh hưởng đến sự lựachọn của người mua tại quốc gia bán hàng do sự khác biệt về số lượng không đủ làm nênđặc điểm của sản phẩm thực phẩm hợc không làm cho sản phẩm đó khác biệt với các sảnphẩm tương tự Trong trường hợp có nghi ngờ thì tuân theo quy định tại Điều 20(2) nếu cácđiều kiện được thực hiện đầy đủ;

(b)Các điều khỏan cụ thể của Cộng đồng Châu Âu quy định chính xác về lượng đối với mộtthành phần hoặc một nhóm các thành phần mà không có thông tin thể hiện trên nhãn mác;(c) Trong các trường hợp như được đề cập tại các dòng thứ tư và năm của Điều 6(5);

(d)Trong các trường hợp được quyết định theo Điều 20(2)

4 Số lượng được thể hiện bằng phần trăm sẽ tuân theo lượng thành phần tại thời điểm sử dụng.Tuy nhiên, các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu có thể cho phép giảm nhẹ nguyên tắc này đốivới một số sản phẩm thực phẩm Các điều khỏan này phải được thực hiện theo quy định tại Điều20(2)

5 Việc thể hiện tại đoạn 1 có thể xuất hiện cùng với hoặc ngay sau tên gọi của thực phẩm đượcbán hoặc trong danh mục thành phần liên quan đến thành phần hoặc nhóm các thành phần được xéttới

6 Điều khỏan này sẽ được áp dụng mà không theo quy định của Cộng đồng Châu Âu về nhãnmác đối với dinh dưỡng của sả phẩm thực phẩm

Điều 8

1 Số lượng thực của sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn có thể được thể hiện như sau:

- Bằng đơn vị khối lượng trong trường hợp đối với chất lỏng,

- Bằng đơn vị khối trong trường hợp đối với các sản phẩm khác,

Sử dụng lít, centi-lít, mili-lít, kilôgam, gam, hoặc đơn vị phù hợp

Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu hoặc khi không có thì áp dụng các điều khỏan của quốcgia đối với một số sản phẩm thực phẩm cụ thể có thể được giảm nhẹ từ quy định này

Quy định tại Điều 19 có thể áp dụng đối với bất kỳ điều khỏan nào như vậy của quốc gia

2 (a) Khi việc thể hiện hình thức cụ thể về số lượng (ví dụ số lượng nhỏ, số lượng tối thiểu, số

lượng trung bình) được Cộng đồng Châu Âu yêu cầu, hoặc nếu không có quy định thì cóthể theo các điều khỏan quốc gia và được xem là số lượng thực phục vụ cho mục đích củaChỉ thị này

Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như đề cập tại Điều 24, các Quốc gia Thành viên

12

Trang 13

cần phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biệnpháp nào thực hiện theo điểm này.

(b) Các điều khỏan của Cộng đồng, hoặc nếu không có thì các điều khỏan quốc gia có thể yêucầu các thông tin khác về số lượng đối với một số sản phẩm thực phẩm cụ thể được phânchia số lượng theo nhóm

Quy định tại Điều 19 sẽ áp dụng đối với các điều khỏan quốc gia này

Trường hợp một sản phẩm đã được đóng gói có hai hoặc nhiều hơn các đơn vị đóng góiriêng lẻ với cùng số lượng của một sản phẩm, số lượng thực sẽ được thể hiện bằng cách ghi

số lượng thực chứa trong mỗi gói riêng lẻ và tổng số gói Tuy nhiên, thông tin về các chitiết này sẽ không phải là bắt buộc khi có thể nhìn thấy rõ ràng và đếm dễ dàng tổng số gói

từ phía bên ngoài và ít nhất một thông tin thể hiện về số lượng thực trong mỗi gói có thểnhìn thấy từ bên ngòai

(c) Khi một sản phẩm được đóng gói sẵn có chứa hai hoặc nhiều gói mà không được coi làcác đơn vị khi đem bán thì số lượng thực sẽ được thể hiện bằng tổng số lượng thực vàtổng số các gói đơn lẻ Các điều khỏan của Cộng đồng hoặc nếu không có thì các điềukhỏan của quốc gia không yêu cầu thông tin thể hiện về tổng số các gói đơn lẻ đối vớimột số sản phẩm thực phẩm

Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thôngbáo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện pháp nào thực hiệntheo yêu cầu của điểm này

3 Trong trường hợp sản phẩm thực phẩm thường được bán theo số, các Quốc gia Thành viênkhông cần yêu cầu thể hiện thông tin về số lượng thực với điều kiện là số các đơn vị có thể dễdàng nhìn thấy và đếm được từ phía bên ngoài, nếu không thì được thể hiện trên nhãn mác Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông báocho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện pháp nào thực hiện theo yêucầu của điểm này

4 Khi một sản phẩm thực phẩm dạng cứng được trình bày trong một chất lỏng, trọng lượngthực rút nước của sản phẩm phải được thể hiện trên nhãn mác

Để phục vụ cho đoạn văn bản này, “chất lỏng” có nghĩa là các sản phẩm sau đây, có thể là hỗnhợp, đông lạnh hoặc làm lạnh nhanh, với điều kiện là chất lỏng hòan tòan là chất thêm vào cácthành phần chính của sản phẩm và vì thế nó không phải là một yếu tố mang tính quyết định khimua hàng: nước, dung dịch nước muối, nước biển, dung dịch a-xit thực phẩm, dấm, dung dịchcác chất làm ngọt, nước ép trái cây hoặc rau trong trường hợp rau quả

Danh mục này có thể được bổ trợ theo Quy định 20(2)

Các phương pháp kiểm tra trọng lượng thực đã rút nước sẽ được quyết định theo Điều 20(2)

5 Không bắt buộc phải thể hiện số lượng thực trong trường hợp sản phẩm thực phẩm:

(a) Sẽ mất khối lượng một cách đáng kể và được bán theo số hoặc cân với sự có mặt của ngườimua;

(b)Số lượng thực của sản phẩm ít hơn 5g hoặc 5 ml; tuy nhiên, điều khỏan này không áp dụngđối với gia vị và thảo dược

Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu, hoặc khi không có thì các điều khỏan quốc gia áp dụngđối với sản phẩm thực phẩm cụ thể có thể quy định về giới hạn trong một số trường hợp ngoại lệ

13

Ngày đăng: 21/09/2015, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w