GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MẠNH TÚ
Trang 1Trong quá trình tham gia công tác quản lý tại Công ty TNHH Mạnh Tú, emnhận thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng không thể thiếuđối với bất kì doanh nghiệp nào Do đó cần tìm ra những biện pháp nhằm đem lạihiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, đây là một trong những khó khăn màhiện nay công ty đang quan tâm Tuy vậy nó không phải lúc nào cũng theo ý thíchcủa con người vì trong kinh doanh luôn tạo ra bất ngờ cho chúng ta Đây là các vấn
đề mà các doanh nghiệp quan tâm cho nên em đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MẠNH TÚ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 2
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
- Đưa ra những lợi thế và những khó khăn trong hiện tại cũng như tương lai
đối với sự phát triển kinh doanh của công ty
- Tìm hiểu những vấn đề còn tồn đọng cần khắc phục tại Công ty TNHH MạnhTú
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây để đánhgiá đúng thực trạng hiện tại của công ty
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Thu thập các tài liệu như tủ sách chuyên ngành, internet, thư viện …
- Thống kê các số liệu thứ cấp từ phòng kế toán(2008-2009-2010) để phân tích
và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Mạnh tú
- Tổng hợp các phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Đối tượng: Diễn biến tình hình hoạt động, kết quả và các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuấtkinh doanh tại Công ty TNHH Mạnh Tú
- Phạm vi không gian: tại Công ty TNHH Mạnh Tú
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích: 2008 – 2010 và định hướng phát triểntrong tương lai
5 BỐ CỤC CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN
Phần mở đầu
Phần nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
- Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty
- Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhtại công ty
Kết luận
Trang 3
CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau vềhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tài và phát
triển đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng và phát triển, đầu tư thêm thiết bị , phương tiện áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới , nâng cao đời sống người lao động
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quả được
đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chiphí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phíkhác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred - Kuhn và quan điểm
này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tếcủa các quá trình sản xuất kinh doanh
- Kết quả kinh doanh được xem là một đại lượng vật chất được tạo ra trongquá trình hoạt động kinh doanh Do đó có kết quả chưa chắc đã có hiệu quả
- Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh đầu vào và đầu ra trongquá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét toàn diện
cả về mặt không gian, thời gian, định tính và định lượng
Trang 4
- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng củacác chỉ tiêu kinh tế Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biếnđộng theo thời gian
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả.Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế
.- Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra một sốkhái niệm ngắn gọn như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, , thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằmđạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất laođộng xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệmật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sửdụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội,đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạtđược mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nộitại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần phânbiệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh Kết quả hoạtđộng kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinhdoanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanhnghiệp Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cảhai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quảtối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhấtđịnh hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây đượchiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực,đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọntốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực
Trang 5
hiện hoạt động kinh doanh này Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kếtoán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự Cách tínhnhư vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốtnhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trịthực hiện các chức năng của mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanhkhông những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhàquản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả haiphương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả Với
tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉđược sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầuvào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụngtừng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp
Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựachọn phương án sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phương án sảnxuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp Để đạt đượcmục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn
có Nhưng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là mộtbài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải Chính vì vậy, ta có thể nói rằngviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quảntrị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quảntrị
Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nócòn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự
có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực
Trang 6
tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại vàphát triển một cách vững chắc Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mộtđòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chếthị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệpđòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên Nhưng trongđiều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trìnhsản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Như vậy, hiệu quả kinh doanh làhết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo rahàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thờitạo ra sự tích lũy cho xã hội Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đềuphải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãitrong quá trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu táisản xuất trong nền kinh tế Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanhnhư là một nhu cầu tất yếu Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chấtgiản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộngcủa doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mởrộng theo đúng quy luật phát triển
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh vàtiến bộ trong kinh doanh Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệpphải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơ chế thịtrường là chấp nhận sự cạnh tranh Song khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnhtranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúcnày không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lượng, giá
cả mà cò phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa mục tiêu của doanh nghiệp là pháttriển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng
có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường Để đạt được mục tiêu
Trang 7
là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranhtrên thị trường Do đó doanh nghiệp cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt,giá cả hợp lý Mặt khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành,tăng khối lượng hàng hóa, chất lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện nângcao
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sựthắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Chính sự nâng cao hiệu quả kinhdoanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗidoanh nghiệp
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố, các tácđộng và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chính điều đó, việc đưa ra các biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể đạt được hiệu quả nếu chúng takhông xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Môi trường bên ngoài
1.3.1.1Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanhcủa doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động củadoanh nghiệp Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suấtngân hàng, chính sách tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ lạm phát, mức độ làm việc và tìnhhình thất nghiệp,…
1.3.1.2 Yếu tố chính trị xã hội và luật pháp.
Việt nam có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tếthị trường một mặt có những ưu điểm kích thích sản xuất phát triển, năng động, cólượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào nhưng mặt khác lại chứa đựng nguy cơ khủng
Trang 8
hoảng, lạm phát, thất nghiệp,… Vì vậy cần phải có sự quản lý của nhà nước để pháthuy những mặt tích cực hạn chế các mặt tiêu cực Đồng thời doanh nghiệp chịu ảnhhưởng của nền văn hóa, phong tục tập quán của xã hội đó
1.3.1.3 Yếu tố thị trường.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt để tồn tại
và phát triển Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và
cơ cấu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh doanh.Doanh nghiệp phải xác định được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lập mộtkênh phân tích thường xuyên những hoạt động này Bên cạnh đó doanh nghiệp phảinghiên cứu xu hướng tăng trưởng
của ngành, xu hướng tiêu dùng nhằm kịp thời lập chiến lược kinh doanh hợp lý đểchiếm lĩnh thị phần
1.3.1.4 Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,…biếnđộng nào của yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mà doanhnghiệp sản xuất kinh doanh Sự khan hiếm và cạn kiệt dần của nguồn nguồn tàinguyên là vấn đề lớn về chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Làm thế nào để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảokhông cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường
1.3.2 Môi trường bên trong.
1.3.2.1Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp Các nhà nghiên cứu đã tổng kết lại rằng: “ Một trong những nguyênnhân giúp cho các doanh nghiệp của Mỹ và Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là docác doanh nghiệp đó có nền văn hóa rất độc đáo” Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộgiá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp, nó có tác dụng đến tìnhcảm, lý trí hành vi của tất cả các thành viên
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Trang 9
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá nhân
có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải đặtlên hàng đầu, phải xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệplàm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động
và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức
1.3.2.3 Công nghệ.
Doanh nghiệp được trang bị máy móc, công nghệ tương đối hiên đại là lợithế cạnh tranh lớn Lợi thế cạnh tranh ở năng suất sản xuất tăng cao, hay phí nguyênvật liệu cho một sản phẩm nhỏ giúp chi phí sản xuất thấp tạo điều kiện cho doanhnghiệp cạnh tranh trên thị trường
Thông tin liên kết tất cả các chức năng kinh doanh với nhau và cung cấp sơ
sở cho các quyết định trong hoạt động quản trị Doanh nghiệp có hệ thống thông tintốt sẽ có ưu thế về chi phí sản xuất, đáp ứng cao nhu cầu mong đợi của khách hàng.Các bộ phận chức năng của doanh nghiệp nhờ có thông tin đã liên kết được thànhmột hệ thống hoạt động hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh
tế thị trường
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.4.1 Cơ sở phân tích.
- Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo được thành lập Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng
Trang 101.4.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một
hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấnđấu Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có haykhông có hiệu quả Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bìnhquân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả Nếu không có số liệu của toànngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước Cũng có thể nói rằng, các doanhnghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế Hệthống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hìnhdoanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau
* S c s n xu t c a v n:ức sản xuất của vốn: ản xuất của vốn: ất của vốn: ủa vốn: ốn:
Sức sản xuất của vốn = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh trong kỳChỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo
ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
* N ng su t lao đ ng c a m t công nhân viên: ăng suất lao động của một công nhân viên: ất của vốn: ộng của một công nhân viên: ủa vốn: ộng của một công nhân viên:
Năng suất lao động của
một nhân viên trong kỳ =
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳTổng số CNV làm việc trong kỳChỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêuđồng doanh thu
Trang 11
* Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Kết quả sản xuất trên một
đồng chi phí tiền lương =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳTổng chi phí tiền lương trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được baonhiêu đồng lợi nhuận
* H s s d ng lao đ ngệ số sử dụng lao động ốn: ử dụng lao động ụng lao động ộng của một công nhân viên:
Hệ số sử dụng lao động = Tổng số lao động được sử dụng
Tổng số lao động hiện cóChỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp: số laođộng của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyênnhân và giải pháp thích hợp
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
* S c s n xu t c a v n c đ nh:ức sản xuất của vốn: ản xuất của vốn: ất của vốn: ủa vốn: ốn: ốn: ịnh:
Sức sản xuất của vốn cố
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu
* S c sinh l i c a v n c đ nh:ức sản xuất của vốn: ời của vốn cố định: ủa vốn: ốn: ốn: ịnh:
Sức sinh lời của vốn cố định =
Lợi nhuận trong kỳVốn cố định bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh:
* S c s n xu t c a v n l u đ ng:ức sản xuất của vốn: ản xuất của vốn: ất của vốn: ủa vốn: ốn: ưu động: ộng của một công nhân viên:
Trang 12* S c sinh l i c a v n l u đ ngức sản xuất của vốn: ời của vốn cố định: ủa vốn: ốn: ưu động: ộng của một công nhân viên:
Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ
Vồn lưu động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu trong quá trình sản xuất kinh doanh
* H s đ m nhi m c a v n l u đ ng:ệ số sử dụng lao động ốn: ản xuất của vốn: ệ số sử dụng lao động ủa vốn: ốn: ưu động: ộng của một công nhân viên:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nêu trên thường được
so sánh với nhau giữa các thời kỳ Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụngcác yếu tố thuộc vốn lưu động tăng và ngược lại
Mặt khác, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng và tồntại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo choquá trình tái sản xuất Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, do đó, sẽ gópphần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Chính vì vậy, trong thực tế, người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độluân chuyển của vốn lưu động, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụngvốn lưu động
1.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
* Doanh thu trên chi phí s n xu t và tiêu th trong kản xuất của vốn: ất của vốn: ụng lao động ỳ
Trang 13
Doanh thu trên chi phí sản
xuất và tiêu thụ trong kỳ =
Doanh thu (trừ thuế)Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận ròng X 100%
Tổng doanh thuChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từmột đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanhnghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăngdoanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí
* T su t l i nhu n trên t ng v n:ỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: ất của vốn: ợi nhuận trên tổng vốn: ận trên tổng vốn: ổng vốn: ốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = Tổng lợi nhuận X 100%
Tổng vốnChỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốntạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn củadoanh nghiệp
* T su t l i nhu n trên chi phí s n xu t và tiêu th : ỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: ất của vốn: ợi nhuận trên tổng vốn: ận trên tổng vốn: ản xuất của vốn: ất của vốn: ụng lao động
Tỷ suất lợi nhuận trên
Trang 14
1 Sức sản xuất của vốn % Doanh thu (trừ thuế)
Tổng vốn kinh doanh
2 Doanh thu trên chi phí sản
xuất và tiêu thụ trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
vốn
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
5 Tỷ suất lợi nhuận trên chi
phí sản xuất và tiêu thụ
trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
6 Năng suất lao động bình
quân một công nhân trong
kỳ
đ/1đ Tổng giá trị sản xuất trong kỳ
Tổng số CNV bình quân trong kỳ
7 Kết quả sản xuất trên một
đồng chi phí tiền lương
đ/d Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Tổng chi phí tiền lương
8 Lợi nhuận bình quân tính
Trang 15việc của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc thực tếThời gian làm việc thiết kế
13 Sức sản xuất của vốn lưu
động
đ/đ Doanh thu (trừ thuế)
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
14 Sức sinh lời của vốn lưu
đ/đ Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế)
16 Số ngày một vòng quay Ngày Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động
Bảng 1.1 : Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
1.4.2.3 Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân Các doanhnghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triểncòn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quảkinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
* Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải cónhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuếdoanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước sẽ sửdụng những khoản thu
Trang 16
này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phầnphân phối lại thu nhập quốc dân
* Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèotình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến Để tạo ra nhiềucông ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậuđòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngườilao động
* Nâng cao đời sống người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệplàm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động Xéttrên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện quachỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mứctăng trưởng phúc lợi xã hội
* Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnhthổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênhlệch về mặt kinh tế giữa các vùng Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay,hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường,hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Kết thúc chương một, bao gồm những lý luận cơ bản của quá trình phân tích
hiêu quả hoạt động kinh doanh Chương hai của bài luận văn tốt nghiệp sẽ giới thiệu
về công ty TNHH MẠNH TÚ
Trang 17sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta và đáp ứng nhu cầu của thịtrường, các thành viên trong công ty đã cùng nhau nỗ lực, đưa công ty vượt quanhững khó khăn của bước đầu chập chững để tiến những bước dài, rộng và hiệu quảhơn trên con đường hội nhập thị trường được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ cũngđược phát triển rộng khắp cả nước, cho đến nay, công ty đang dần đi vào ổn định,bước đầu thu được lợi nhuận khá và chắc chắn thu được kết quả cao hơn trong thờigian tới.
Trang 18 Máy tính,các linh kiện máy tính và thiết bị kèm theo máy tính
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ,cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực tinhọc hóa,hiện đại hóa cho các công ty tổ chức
Hiện nay Mạnh Tú đang là nhà phân phối chính thức các sản phẩmcủa các hãng sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hàng đầu trên thếgiới như Intel,Ben Q,Kingston,Trancend,Foxconn,Asus,Giga….Nhờ
có khả năng tài chính ổn định và tính chuyện nghiệp cao trong kinhdoanh và dịch vụ,khả năng bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật ở mức tối đa,những mặt hàng Mạnh Tú phân phối luôn được khách hàng tin tưởng
Khảo sát, thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu củakhách hàng
Khi mới thành lập với quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài,Vì vậy công
ty TNHH Mạnh Tú đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lí sảnxuất ,tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh vớicác doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.Trải qua hơn 6 năm hoạt động công ty
Trang 19
đã tìm ra cách thức hoạt động riêng, đăc trưng cho công ty mình và thực tếMạnh Tú đã trở thành nhà sản xuất, lắp ráp, phân phối có tên tuổi với nhữngsản phẩm được thị trường thừa nhận
2.1.2.2 Nhiệm vụ.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký chịu mọi tráchnhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty bằng tàisản của các thành viên
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa màcông ty cung cấp
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và pháp luật
- Thực hiện đúng các chế độ báo cáo, thống kê, kế toán định kỳ theo quyđịnh
- Có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn vốn, chịu trách nhiệm về tính chính xác
trong các hoạt động tài chính của công ty.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
2.1.3.1Sơ đồ bộ máy của doanh nghiệp.
Hiện nay công ty có 25 nhân viên làm trong các phòng ban và bộ phậnkhác nhau.Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từngphòng ban, bộ phận sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo luônnắm bắt được những thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, thịtrường cũng như khả năng tài chính của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Mạnh Tú được mô tả bằng hình
vẽ như sau:
Trang 20
Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Mạnh Tú
2.1.3.2 Chức năng của từng bộ phận
* Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu trong Công ty, có toàn quyền
quyết định về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
* Phó giám đốc: Là người điều hành các hoạt động kinh doanh thương
mại của công ty và quản lý các phòng ban
* Phòng kinh doanh: Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương
hướng sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cũng như mua được nguồnhàng có giá rẻ, tìm được nhiều đối tác, khách hàng mới cho công ty, mở rộng vàphát triển thị trường,cập nhật số lượng hàng hóa mua vào, bán ra và công nợ củakhách hàng
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh phân phối
Phòng bảo hành Phòng kế toán
Phòng kinh doanh bán lẻ
Trang 21
* Phòng bảo hành: Trực tiếp lắp các sản phẩm, hàng hóa và hướng dẫn
khách hàng sử dụng, bảo hành, bảo trì, chịu trách nhiệm sửa chữa các sản phẩm chokhách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm cả về các thiết bị, máy móc sử dụng trongcông ty
* Phòng kế toán:
- Lập các chứng từ gốc để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,chứng minh sự hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích kinhdoanh
* Bộ phận bán hàng: Thực hiện giao dịch bán sản phẩm của công ty cho
khách hàng và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng hiểu rõ công dụng của sản phẩm
- Phân loại chứng từ, tổ chức luân chuyển chứng từ, tổng hợp các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo đúng nguyên tắc, chế độ quy định
- Mở các loại sổ kế toán cần thiết để phản ánh, theo dõi, tổng hợp tìnhhình huy động và sử dụng các loại tài sản phù hợp với đặc điểm vận động của tàisản trong hoạt động kinh doanh
- Tổ chức, bảo quản, lưu trữ chứng từ sổ sách và các tài liệu khác có liênquan đến kế toán, tài chính, thống kê của công ty
- Phát hiện những lãng phí, những việc làm kém hiệu quả ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh trong kỳ để đề xuất với giám đốc các giải pháp nhằm phát huyđiểm mạnh, khắc phục những điểm yếu
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua.( 2008-2009-2010)
Là một trong những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố, Công
ty TNHH Mạnh Tú chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, với ngành nghềchính là : Sản xuất kinh doanh các thiết bị và dịch vụ tin học, mua bán linh kiệnmáy tính, cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực tin học hóa, định rõ loại hình doanhnghiệp và các sản phẩm có thể cung ứng nên trong những năm qua, công ty đã gặthái được một số kết quả nhất định
Trang 22hàng 1.132.527.833 1.089.839.580 640.246.499 42.688.253 -3,77 449.593.081 -41,25 Chi phí
quản lý 60.354.384 47.876.415 45.350.062 12.477.969 -20,67 2.526.353 -5,28 Chi phí HĐ
tài chính 145.013.120 87.109.949 65.347.225 57.903.171 -39,93 21.762.724 -24,98 Chi phí bất
thường 632.554 101.789 200.000 530.765 -83,91 98.211 96,48 3.Giá vốn
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Căn cứ số liệu bảng số 2.1, chúng ta có thể thấy được rằng từ năm 2008đến năm 2009 và năm 2010 công ty TNHH TM Mạnh Tú đã liên tục làm tăng được
lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh Cụ thể lơi nhuận tăng từ 1.403.948.288VND
năm 2008 lên 1.817.041.168VND năm 2009 và 2.185.259.592VND năm 2010 Tốc
Trang 232.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.
- Sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng, luôn đáp ứng được nhu cầuthị hiếu của người tiêu dùng
- Giá cả phù hợp được người tiêu dùng chấp nhận Công ty luôn nỗ lựckhông ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nhằm đápứng mong đợi của người tiêu dùng
- Có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và có quan hệ rộng rãi trên thịtrường Đây sẽ là một cách quảng cáo hữu hiệu cho sự phát triển của công ty
2.15.2 Khó khăn
- Chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài chưa nghiêm làm cho ý thức chấp hànhpháp luật trong kinh doanh còn thấp, hiện tượng luồng lách khá phổ biến, tạo nêntình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây lãng phí lớn, làm tổn hại tới cục diện củanền kinh tế
Trang 24
- phương thức kinh doanh của công ty ngày càng đơn giản hóa các thủ tục,tạo điều kiện cho khách hàng, nhưng rủi ro sẽ nhiều hơn, tỷ lệ thu hồi nợ thấp, nợkhó đòi phát sinh nhiều hơn
- Các doanh nghiệp sử dụng chính sách giá thấp để cạnh tranh trong ngắnhạn làm cho lợi nhuận thấp dần
- Sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vựckinh doanh, hàng loạt các đối thủ ra đời làm thị phần của công ty bị chia nhỏ
- Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phânkhúc thị trường còn dựa trên những kinh nghiệm và thăm dò hơn là căn cứ vàonhững số liệu, thông tin phân tích
- Chưa chuẩn bị nội lực để cạnh tranh ,mặt khác chưa thống nhất vềgiá,thiếu kỹ thuật tay nghề giỏi,chưa tạo sự khác biệt dẫn đến sức mua bị giảm
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1 Kênh phân phối.
2.2.1.1 Hệ thống trung gian phân phối.
Đây là hệ thống bán hàng chủ yếu của công ty, với hình thức hoạt động làliên kết hợp tác cùng những người có ý định và đủ điều kiện kinh doanh sản phẩmcủa công ty Công ty sẽ cung cấp hàng hóa đồng thời hỗ trợ, tư vấn cho các đốitượng này kinh doanh đạt hiệu quả nhất thông qua đội ngủ nhân viên kinh doanh hếtsức chuyên nghiệp
2.2.1.2 Hệ thống cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty
Với nhiệm vụ chính là vừa bán hàng cho người tiêu dùng vừa quảng báthương hiệu sản phẩm của công ty cũng như cung cấp hàng sỉ cho những địa điểmkinh doanh nhỏ lẻ Hiện công ty có 2 cửa hàng bán lẻ đặt tại những vị trí tương đốithuận tiện trên địa bàn hoạt động
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
2.3.1 Môi trường bên ngoài
2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế.
Trang 25- Tỷ giá hối đoái: Hiện nay tỷ giá hối đoái của Việt Nam tương đối thấp,chính điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phầnxuất nhập khẩu, hàng xuất khẩu tăng sức cạnh tranh
- Lạm phát: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế nước ta tươngđối ổn định nhờ ít lạm phát đã tạo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư
2.3.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp
Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế chínhtrị ổn định nhất nhì trên thế giới Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp trong nước đầu tư phát triển về lâu về dài cũng như thu hút được sự mạnhdạn đầu tư hợp tác làm ăn của cá nhà đầu tư nước ngoài
Về mặt pháp luật dù còn hơi “rối rắm” nhưng ngày nay với xu hướng hộinhập về kinh tế thì nhà nước ta ngày càng nới lỏng sự quản lý, bỏ bớt một số thủ tụckhông cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước vànước ngoài Đây là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như cácdoanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đổi lại chúng ta sẽ phải chấp nhận đối đầu cạnhtranh trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài
Muốn hội nhập tốt, vượt qua những thử thách đòi hỏi doanh nghiệp chúng
ta phải có năng lực cạnh tranh tốt nhất, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệpđược hình thành từ nhiều nhân tố trong đó cốt lõi là năng lực cạnh tranh của sảnphẩm và thương hiệu của doanh nghiệp
2.3.1.3 Yếu tố thị trường
Trang 26
Trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng máy tính trên thị trường nội địa,thương hiệu của công ty có thị phần nhỏ và sức cạnh tranh còn yếu do đó việc hiểucác đối thủ cạnh tranh ở hiện tại là hết sức cần thiết Đồng thời khách hàng quyếtđịnh sẹ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do vậy phải làm thế nào có đượckhách hàng và giữ được khách hàng là vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp cần phảiquan tâm Chìa khóa để giữ được khách hàng của công ty chính là làm cho họ luônluôn được hài lòng Mục tiêu này của công ty Mạnh Tú đạt được thông qua việcthực hiện công tác nghiên cứu khách hàng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ
2.3.2 Môi trường bên trong
2.3.2.1 Văn hóa doanh nghiệp
- Mục tiêu của văn hóa là nhằm xây dựng một phong cách quản trị cóhiệu quả, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, xây dựng mối quan hệ hợptác một cách thân thiện giữa các thành viên, làm cho doanh nghiệp trở thành mộtcộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy gắn bó nhau và có tinh thần cầutiến Trên cơ sở đó hình thành chung một lòng tin vào thành công của tập thể Tuynhiên văn hóa không thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp, mà nó chỉ pháthuy vai trò trong quan hệ tương tác với các phương tiện và nguồn lực khác như cácchiến lược, các kế hoạch kinh doanh,… Do đó muốn nâng cao hiệu quả kinh doanhthì phải biết cách kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa với các yếu tố khác nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh
2.3.2.2 Nguồn nhân lực.
Như chúng ta đã biết điều kiện cần cho hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp là phải có đủ vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trangthiết bị máy móc,… Nhưng sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào yếu tố “phần hồn” của doanh nghiệp Một trong những yếu tố cấu thành phầnhồn làm cho các hoạt động của doanh nghiệp có sức sống hơn đó là bản lĩnh, tàinăng của nhà quản trị Tại công ty Mạnh Tú một trong những ưu điểm nổi bật đóchính là đội ngủ lãnh đạo trẻ, trình độ chuyên môn cao, am hiểu công việc và bảnlĩnh công tác
Trang 27TRÌNH ĐỘĐại
Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Mạnh Tú
Toàn nhân sự của công ty tính đến cuối năm 2009 là 31 người, trong đó có
13 người đạt trình độ đại học (chiếm 42%); cao đẳng 4 người (chiếm 13%), trungcấp và THPT 14 người (chiếm 44%) Cơ cấu nhân sự khối phòng ban của công tytương đối mỏng, tập trung chủ yếu là nhân sự cho phòng kinh doanh So với nhữngnăm trước, nhân sự của công ty không thay đổi nhiều, chỉ tăng thêm nhân sự chophòng kinh doanh và đội giao hàng Trong những năm tới, công ty dự kiến sẽ tuyểnthêm nhân sự cho phòng kinh doanh và đội giao hàng, đây chắc chắn sẽ là nhữnghạt nhân làm gia tăng doanh số và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty
2.3.2.3 Công nghệ
- Nhờ vào máy móc thiết bị hiện đại đã làm giảm hao phí nguyên vật liệu,
các chi phí ẩn khác trong quá trình sản xuất từ đó giá thành được giảm đáng kể gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Các sản phẩm của công ty bán ra là những sản phẩm mang tính công nghệ
và chất lượng cao sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng
Trang 28
2.3.2.4 Yếu tố marketing
- Hiện tại công ty chưa thành lập phòng ban marketing mà chỉ do cấp lãnh
đạo của công ty chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện Đây là điểm yếu nhất màcông ty cần chú trọng để xây dựng phong ban này nhằm giúp sản phẩm của doanhnghiệp ngày càng phù hợp với thị trường góp phần làm tăng lợi nhuận kinh doanh
2.3.2.5 Hệ thống thông tin
Công ty cần phải thiết lập hệ thống thông tin, các công cụ xử lý thông tinhữu hiệu để từ đó có thể phát hiện sớm nhất những cơ hội cũng như những rủi ronảy sinh, kịp thời có những quyết định quản trị và kinh doanh phù hợp Trong đóhết sức coi trọng công tác đánh giá và dự báo các tình huống có thể xuất hiện, cầnphải nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý và phân tíchkinh doanh Thật vậy thông tin là lĩnh vực rất quan trọng, thông tin nối liền giữatiêu dùng và sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Một chiến lượckinh doanh muốn thích ứng với môi trường bên trong và bên ngoài của công ty thìcần phải có thông tin Vì vậy việc thu thập thông tin nhanh và chính xác sẽ giúpcho công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2.4.1 Phân tích biến động của cơ cấu tài sản.
Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều có những thể mạnh và điểm yếu khác nhau Tuy nhiên để có thể đi đến thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đồng vốn bỏ ra một cách hiệu quả Việc sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quảthể hiện ở chỗ phân bổ vốn có phù hợp với tình hình và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không Dưới đây chúng ta sẽ phân tích tình hình biến động tài sảncủa công ty trong những năm gần đây :