GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TÍCH HỢP HỆ THỐNG CMC.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Chuyên nghành : QTKD Thương mại
Trang 2KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 3MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Những lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3 1.1 Khái niệm, vai trò và sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3
1.1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3
1.1.2 Sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu 5
1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 7
1.2.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới, lựa chọn mặt hàng và đối tác kinh doanh 8
1.2.2 Tiến hành giao dịch, đàm phán, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.12 1.2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14
1.2.4 Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu 18
1.2.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 19
1.3 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá 19
1.3.1 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 19
1.3.1.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu (KDHNK) 19
1.3.1.2 Phân loại hiệu quả KDHNK 20
1.3.2 Chỉ tiêu đánh gía hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 25
1.5.1 Nhân tố khách quan 25
1.4.1.1 Thông tin về cung cầu trên thị trường thế giới và trong nước 25
1.4.1.2 Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới 25
1.4.1.3 Thuế quan 26
1.4.1.4 Tỷ giá hối đoái 26
1.4.1.5 Cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam 27
1.4.2 Nhân tố chủ quan 27
Trang 41.4.2.1 Chi phí lưu thông kinh doanh hàng nhập khẩu Error! Bookmark
not defined.
1.4.2.2 Công tác tổ chức tiêu thu hàng nhập khẩu 27
1.4.2.3 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 28
1.4.2.4 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp 28
1.4.2.5 Tiềm năng con người 29
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty CSI 31
2.1 Tổng quan về Công ty 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
2.1.2 Cơ cấu trình độ của nhân sự 38
2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty 38
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 39
2.2.1 Thực hiện quy trình nhập khẩu 39
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khâu của công ty 48
2.2.2.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty 48
2.2.2.2 Thị trường nhập khẩu của công ty 49
2.2.2.3 Lợi nhuận của việc kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của Công ty 50
2.2.2.4 Tỷ lệ các loại chi phí kinh doanh HNK 51
2.2.3 Bán sản phẩm nhập khẩu của Công ty 52
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty 54
2.3.1 Thành tựu 54
2.3.2 Tồn tại 56
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty và kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 58
3.1 Một số định hướng công tác nhập khẩu trong thời gian qua 58
3.1.1 Đặc điểm tình hình liên quan triển khai công tác nhập khẩu 58
3.1.2 Phương hướng của Công ty 60
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 61
3.2.1 Tăng thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nhập khẩu 61
Trang 53.2.2 Lựa chọn thị trường, mặt hàng và đối tác trong nhập khẩu 62
3.2.3 Đa dạng hình thức nhập khẩu 65
3.2.4 Lựa chọn ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng 65
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu 66
3.2.6 Tăng cường quản lý giá cả, giảm chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu 67
3.2.7 Xây dựng chiến lược nhập khẩu dài hạn có hiệu quả 68
3.2.8 Hoàn thiện bộ máy nhập khẩu và nghiệp vụ nhập khẩu 69
3.2.8.1 Hoàn thiện bộ máy nhập khẩu 69
3.2.8.2 Hoàn thiện các nghiệp vụ nhập khẩu 70
3.2.9 Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu 72
3.2.10 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng nhập khẩu 74
3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác 75
3.3.1 Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và nước ngoài 75
3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn 75
3.3.3 Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá 77
3.4 Một số kiến nghị 78
Kết luận 83
Tài liệu tham khảo 84
Trang 6Lời nói đầu
Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại,không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể đemlại sự phát triển cho đất nước mình Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.Nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đó là một nền kinh tế mở cửa theo hướnghội nhập quốc tế
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã xác định con đườngphát triển nền kinh tế đất nước nhanh nhất đó là việc thực hiện CNH-HĐH thôngqua xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tếnước ta đã có những bước chuyển đổi rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, xã hội Trong quá trình phát triển đó có sự đóng góp đáng kể và quan trọng củahoạt động thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóngvai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới,phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn khoa học
kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài
Nói đến thương mại quốc tế là nói tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.Nhưng ở nước ta hiện nay còn nghèo, cơ sở vật chất nhất là cơ sở hạ tầng còn lạchậu, trình độ khoa học và công nghệ còn kém phát triển Do đó năng suất lao động
và hiệu quả kinh doanh còn thấp Vì vậy nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại để phục vụ cho sản xuất Ngoài ra nhập khẩucòn tác động tích cực đến nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt như: sức lao động,vốn, tài nguyên, tiết kiệm được chi phí và thời gian
Công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC (CSI) là một công ty có hoạt độngxuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới, trong đó hoạt động nhập khẩu là chiếm
tỷ trọng khá lớn trong toàn công ty Chính vì vậy trong đợt thực tập tốt nghiệp nàycùng với những kiến thức được trang bị tại trường đại học và sự giúp đỡ của thầy
giáo Trần Văn Bão, các cán bộ nhân viên trong công ty nên em xin chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công
ty TNHH tích hợp hệ thống CMC”.
Trang 7Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kinhdoanh nhập khẩu mà công ty đang áp dụng Từ đó đưa ra một số giải pháp để công
ty có thể áp dụng Đồng thời rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong việc thực hiện tổchức hoạt động kinh doanh nhập khẩu trên thực tế
Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu: Dựa trên những cơ sở lý luận vàthực tiễn liên quan đến công tác tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩucủa công ty cùng với những kiến thức đã học
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp những kiến thức đã học ở trường và sựhướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng với những kinh nghiệm thực tế khi tham giathực tập tại công ty (CSI) Đồng thời sử dụng nguồn số liệu của công ty để phântích, đánh giá và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiệnhoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty (CSI)
Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu Chương II: Thực trạng kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty (CSI)
Chương III: Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh hàng nhập khẩu của Công ty
Trong quá trình nghiên cứu và viết về đề tài này không tránh khỏi nhữngthiếu sót, mong thầy cô giáo và bạn đọc thông cảm, đóng góp ý kiến để hoàn thiệnhơn Đề tài này được sự giúp đỡ cuả thầy giáo Trần Văn Bão và các anh, chị trongPhòng Phân phối dự án của Công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC
Hà nội, tháng 6 năm 2009
Trang 8Chương I Những lý luận chung về hiệu qủa hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.1 Khái niệm, vai trò và sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Nhập khẩu là hình thức kinh doanh quốc tế giữa các thương nhân có trụ sởkinh doanh tại các quốc gia khác nhau Trong đó người mua (người nhập khẩu ) yêucầu người bán (người xuất khẩu) cung ứng cho mình một lượng hàng hóa nhất địnhnhư đã thỏa thuận và hợp pháp Người nhập khẩu sẽ phải trả cho người xuất khẩumột lượng giá trị tương ứng với lượng hàng hóa đó
Nhập khẩu là một trong hai nghiệp vụ cấu thành của nghiệp vụ ngoại thương,
là một mặt không thể tách rời của thương mại quốc tế, nhập khẩu tác động một cáchtrực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.Nhập khẩu để bổ sungcác hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứngnhu cầu.Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hóa mà sảnxuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.Hai mặt nhập khẩu bổ sung vànhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực sự phát triển ba yếu
tố của nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công
cụ lao động, đối tượng lao động và lao động,đóng vai trò quan trọng nhất.Với cáchtác động đó ngoail thương được coi như một phương pháp sản xuất gián tiếp
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩuđược thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, nhập khẩu là tiền đề, là điều kiệncho quá trình tái sản xuất mở rộng, làm cho quá trình này liên tục và hiệu quả Nhậpkhẩu cho phép thúc đẩy khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nước vào việc pháptriển kinh tế Thông qua nhập khẩu hàng hóa, tiêu dùng được kích thích, tiêu dùngtrong nước pháp triển kịp với tiến trình chung của nhân loại
Trên cơ sở đó, nền sản xuất xã hội được đẩy mạnh hơn, đời sống nhân dânđược cải thiện do cung cấp đầy đủ hàng hóa, dịch vụ tốt, nâng cao hiệu qủa sảnxuất, tiêu dùng
Trang 9- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtchuyển dịch kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảmbảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khảnăng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Ở đâynhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảmbảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác động này thểhiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trườngthuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nứớc nhậpkhẩu
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh do đó nền sản xuất trong nước muốn tồn tại
và pháp triển phải nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Tạo
ra sự cạch tranh giữa hàng nội và hàng ngọai tức là đã tạo ra động lực buộc các nhàsản xuất trong nứớc phải không ngừng vươn lên
- Nhập khẩu làm xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tếđóng, chế độ tự cung tự cấp.Hơn thế nhập khẩu tranh thủ khai thác tiềm năng vềhàng hóa, vốn cộng nghệ của các nước và các khu vực trên thế giới phù hợp hoàncảnh của nước ta
- Nhập khẩu làm tăng khả năng tiêu dùng, đa dạng hóa mặt hàng chủng loại,quy cách, cho phép thỏa mãn tốt hơn nhu cầu trong nước Nhập khẩu tăng cường sựchuyển giao công nghệ, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệmđược chi phí và thời gian, tạo ra sự phát triển đồng đều trong xã hội
Thông qua việc phát triển kinh doanh nhập khẩu, chúng ta có điều kiện mởmang dân trí, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của nhân loại Có như vậychúng ta mới kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở phân cônglao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy mạnh sự kết hợp giữa nước ta với cuộcsống văn minh nhân loại, nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả mọi tiềm năngcủa đất nước, thích ứng với xu hướng khách quan toàn cầu hóa nền kinh tế thế giớimột cách chủ động và có lợi
Trang 10Đối với nước ta là một nước đang phát triển thì vai trò nhập khẩu lại hết sứcquan trọng đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO) tháng 11 năm 2006 WTO là một tổ chức thương mại thế giới của tất cả cácnước trên thế giới, thực hiện ba mục tiêu cụ thể sau: Thúc đẩy tăng trưởng thươngmại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững
và bảo vệ môi truờng; thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết cácbất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệthống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc của Công pháp quốc tế;Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảođảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng Việt Nam gia nhậpWTO là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoatđộng kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động nhập khẩu Đảng và Nhànước ta đã đưa ra những chính sách nhập khẩu như: Nhập khẩu chủ yếu là vật tưphục vụ cho phát triển sản xuất hang xuất khẩu, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trongnước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu Hạn chế nhập khẩuhàng tiêu dùng xa xỉ Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất máy móc tiêntiến hiện đại, đổi mới công nghệ, có như vậy mới tạo cơ sở để tận dụng nguồn laođộng dư thừa trong nước, nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động Mặt kháchàng hoá được sản xuất từ máy móc thiết bị nhập khẩu có chất lượng tốt hơn, mẫu
mã đẹp hơn Nhập khẩu là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thếgiới Nó đem đến cho chúng ta những thành tựu của nền văn minh hiện đại màchúng ta chưa có khả năng nghiên cứu và sản xuất Bên cạnh đó, việc nhập khẩumáy móc thiết bị và công nghệ cần thiết cho nền kinh tế có thể đem đến cho chúng
ta cơ hội phát triển những nghành tiềm năng, là động lực ban đầu để nâng cao xuấtkhẩu hàng hoá với chất lượng cao, mẫu mã phong phú
1.1.2 Sự cần thiết hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Thương mại quốc tế coi như là một tiền đề, một nhân tố để phát triển kinh tếtrong nước trên cơ sơ lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyênmôn hóa quốc tế Vậy thương mại quốc tế là gì?
Trang 11Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nướcthông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận Trao đổi hàng hóa, dịch
vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộclẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ riêng biệt của cácquốc gia
Có thể nói rằng thương mại quốc tế có ý nghĩa sống còn đối với các nướctham gia vì nó cho phép các quốc gia tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiềuhơn và chủng loại phong phú hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của đườnggiới hạn khả năng sản xuất trong điều kiện đóng cửa nền kinh tế của nước đó Hay
có thể nói cách khác là thương mại quốc tế giúp mở rộng khả năng tiêu dùng củamột nước.Bên cạnh đó nó cũng cho phép các quốc gia thay đổi cơ cấu các nghànhnghề kinh tế, cơ cấu vật chất của sản phẩm theo hướng phù hợp với đặc điểm sảnxuất của mình hơn Hiện nay trong điều kiện quốc tế hóa đời sống thế giới trở nênsâu rộng hơn bao giờ hết và khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển đếnmột trình độ cho phép có thể phân chia các công đoặn của quá trình sản xuất thànhcác khâu khác nhau và phân bổ ở những vị trí cách xa nhau thì không một nước nào
có thể đóng cửa nền kinh tế, tự mình thực hiện một chính sách biệt lập tách khỏimối quan hệ cùng có lợi với thế giới bên ngoài và đồng thời phải chịu những ràngbuộc nhất định
Trước đây, thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bằng các hiệp định
thương mại song phương giữa hai nước Trước thế kỷ 19, khi chủ nghĩa trọng
thương còn chiếm ưu thế, đa số các nước áp đặt những mức thuế cao cùng nhiều
hạn chế thương mại khác đối với hàng nhập khẩu Kể từ thế kỷ 19, tư tưởng vềthương mại tự do dần dần nổi lên giữ vai trò chủ đạo ở các nước phương Tây, đặc
biệt là ở Anh Trong những năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các
hiệp định thương mại đa phương như GATT và WTO đã cố gắng xây dựng một cơchế thương mại quốc tế có sự thống nhất điều chỉnh trên phạm vi toàn cầu
Hướng tới thương mại tự do, các hiệp định thương mại không chỉ đàm phán
việc giảm thuế mà còn đàm phán cả các biện pháp phi thuế như hạn chế số lượng
nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, vệ sinh kiểm dịch, đầu tư nước ngoài, mua sắmchính phủ và tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hải
Trang 12quan Tóm lại thương mại quốc tế là một tất yếu khách quan, nó tạo ra hiệu quả caonhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như của toàn thế giới Trong đó nhậpkhẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế Nhập khẩu tác động trựctiếp và quyết định đến sán xuất và đời sống Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vậtchất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và tiêu dùng trong nướcnhững hàng hóa không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầutrong nước Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những hướng đimới trong đường lối chính sách của mình Hiện nay chúng ta đã và đang tạo mọiđiều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài, mở rộng để thu hút mọinguồn vốn đầu tư Trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 đề ra là “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dântộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực,đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở mang quan hệ đốingoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xãhội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để năm 2020nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế nhằmmục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn địnhnâng cao mức sống của nhân dân Do vậy, Xuất nhập khẩu là họat động kinh tế đốingoại dễ đem lại cho hiệu quả đột biến rất cao, hoặc có thể gây ra thiệt hại vì nóphải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể chủ thể thamgia trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được Vì vậy chúng tacần nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và kinh doanhnhập khẩu nói riêng
1.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, nó
có những nét đặc trưng riêng, phức tạp hơn rất nhiều so với trao đổi hàng trongnước Cho nên để kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả cao nhất thiết cần phải nghiêncứu và thực hiện tốt các khâu nghiệp vụ từ nghiên cứu tiếp cận thị trường; xây dựngphương án nhập khẩu cũng như tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
Trang 13nhập khẩu hàng hóa Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ biện chứng lẫn nhau
1.2.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới, lựa chọn mặt hàng và đối tác kinh doanh
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thônghàng hóa, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường Ta có thểhiểu thị trường theo hai góc độ: thị trường là tổng thể các quan hệ lưu thông hànghóa – tiền tệ Theo cách khác, thị trường là tổng khối lượng cầu có khả năng thanhtoán và cung có khả năng đáp ứng
Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới có rất nhiều ý nghĩa quan trong việcphát triển và nâng cao hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong công tác xuấtnhập khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp Nghiên cứu và nắm vữngbiến động của tình hình thị trường và giá cả hàng hóa trên thế giới là những tiền đềquan trọng đảm bảo cho các tổ chức xuất nhập khẩu hoạt động trên thị trường thếgiới có hiệu quả cao nhất
Đối với các tổ chức xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giớiphải trả lời được các câu hỏi sau: xuất nhập khẩu cái gì? Dung lượng của thị trườnghàng hóa đó như thế nào? Thương nhân (bạn hàng) trong giao dịch là ai? Vớiphương thức giao dịch như thế nào?
+ Nhận biết mặt hàng nhập khẩu: Đây là nhân tố đầu tiên, có ý nghĩa rất
quan trọng, giúp cho việc nhập khẩu đúng chủng loại mà thị trường trong nước đangcần, kinh doanh có hiệu quả, đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp Việcnhận biết mặt hàng nhập khẩu trước hết phải dựa vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
về quy cách và chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và các thị hiếu, tập quán của từngvùng, từng lĩnh vực sản xuất Về mặt hàng nhập phải hiểu rõ giá trị, công dụng, cácđặc tính của nó, quy cách phẩm chất, mẫu mã Nắm bắt được đầy đủ về giá cả hànghóa, các mức giá trong từng điều kiện mua bán, phẩm chất hàng hóa, khả năng sảnxuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạch tranh, các họat động dịch vụphục vụ cho khách hàng như bảo hành, cung cấp phụ tùng,…Để lựa chọn được mặthàng nhập khẩu, một số nhân tố phải tính toán đến đó là tỷ suất ngoại tệ của các mặthàng Trong nhập khẩu thì tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số bản tệ có thể thu
Trang 14được khi chi ra một đơn vi ngoại tệ để nhập khẩu Nếu tỷ suất ngoại tệ mặt hàng đólớn hơn tỷ giá hối đoái thì lựa chọn mặt hàng nhập khẩu là có hiệu quả Ngườinghiên cứu thị trường cũng đóng vai trò quan tròng, nếu có kinh nghiệm có thể dựđoán được xu hướng biến động giá cả thị trường trong nước cũng như nước ngoài,lựa chọn đúng mặt hàng nhập khẩu, khả năng thương lượng để đạt tới điều kiện muabán ưu thế hơn.
+ Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm
vi thị trường nhất định trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ) Nghiêncứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu và nguồn một cách thực tế, kể cảlượng dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng Cùng với việcxác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường baogồm: việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng của sản xuất hàng thay thế, khảnăng lựa chọn mua bán
Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tùy theo diễn biến củatình hình, do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định.Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường thay đổi có thể chia làm 3 loại:
Loại 1: Là các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến động có tính chất
chu kỳ Đó là sự khủng hoảng có tính chu kỳ của kinh tế TBCN và tính chất thời vụtrong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Sự vận động của tình hình kinh tếTBCN là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới tất cả các thị trường hàng hóa trênthế giới Sự ảnh hưởng này có thể hiện trên phạm vi thế giới, khu vực, phải lưu ýphân tích sự biến động đó trong các nước giữ vai trò chủ yếu trên thị trường Nhân
tố thời vụ của sản xuất cũng có ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa Do đặc điểmcủa sản xuất, lưu thông các loại hàng khác nhau nên sự tác động của nhân tố này rất
đa dạng với các mức độ khác nhau
Loại 2: Là nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp chính sách của
Nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng,khả năng sản xuất hàng thay thế
Trang 15Loại 3: là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường như
hiện tượng đầu cơ gây ra những đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiêntai, bão lũ và hạn hán, động đất ,…,các yếu tố về chính trị xã hội như đình công,…
Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lượng thị trường Khinghiên cứu phải thấy rõ nhân tố nào có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng vậnđộng của thị trường trong từng giai đoạn Chỉ như vậy thì hoạt động thương mạiquốc tế nói chung cũng như họat động kinh doanh nhập khẩu nói riêng mới đem lạihiệu quả cao nhất
+ Lựa chọn đối tác giao dịch:
Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là nhữngngười có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồng mua bánhàng hóa, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật liên quan đếncung cấp hàng hóa Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trongTMQT chia làm 3 loại: Các hãng hay công ty, các liên đoàn kinh doanh, các cơquan đại diện của Chính phủ Phần lớn các nghiệp vụ mua bán trong TMQT do cáchãng hay công ty thực hiện Khi tìm hiểu về đơn vị hay công ty bên đối tác kinhdoanh ta cần xem xét trên các khía cạnh sau: khả năng tài chính, khả năng chuyênmôn về ngành hàng kinh doanh, uy tín trong kinh doanh của công ty,…
Về lựa chọn thương nhân - người xuất nhập khẩu để giao dịch nên chọnngười làm trực tiếp trực tiếp, hạn chế các họat động trung gian Song trong một sốtrường hợp như do đặc tính kinh doanh hay truyền thống kinh doanh thì sử dụngtrung gian có nhiều ưu thế nắm bắt các thông tin về hàng hóa, thị trường,…
+ Nghiên cứu giá cả hàng hóa nhập khẩu:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện mộtcách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ trong nền kinh tế quốc dânnhư mối quan hệ cung và cầu về hàng hóa, tích luỹ - tiêu dùng, công nghiệp – nôngnghịêp Giá cả luôn luôn gắn liền với thị trường, là một yếu tố cấu thành của thịtrường
Giá cả có thể bao gồm các yếu tố: gía trị hàng hóa đơn thuần, bao bì, chi phívận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác tùy theo từng bước giao dịch vàthỏa thuận của các bên tham gia Nghiên cứu giá cả bao gồm nghiên cứu mức gía
Trang 16từng mặt hàng tại từng thời điểm, các loại giá trên thị trường, xu hướng biến độngcủa giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Giá cả quốc tế có tính chất đại diệnđối với một loại hàng hóa nhất định trên thị trường thế giới Giá cả đó phải là giá cảnhững giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệtnào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi Xu hướng vận động của giá cảcác loại hàng trên thế giới rất phức tạp Trong cùng một thời gian, gía cả hàng hóa
có thể biến động theo những xu hướng trái ngược nhau với những mức độ ít nhiềukhác nhau Hơn nữa, thị trường thế giới có phạm vi rộng với nhiều vùng, nhiều khuvực khác nhau nên việc nắm bắt tình hình và xu hướng biến động của giá cả thịtrường thế giới là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có nhiều thông tin Các nhân tố tácđộng đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có nhiều và có thể phân loại theonhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu Dưới đây là một số nhân tốảnh hưởng đến giá cả thị trường và thế giới:
- Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế là nhân tố
cơ bản ảnh hưởng tới sự biến động giá cả của tất cả các loại hàng
- Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia Đây là nhân tố quan trọngảnh hưởng tới sự hình thành và biến động của giá cả trong giai đoạn hiện nay Lũngđoạn làm xuất hiện nhiều mức giá với cùng một loại hàng hoá thậm chí trên cùngmột thì trường Thị trường thế giới có giá lũng đoạn cao và giá lũng đoạn thấp
- Nhân tố cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo xu hướng khác nhautuỳ thuộc vào cuộc cạnh tranh là người mua hay người bán Cạnh tranh giữa nhữngngười bán, Cạnh tranh giữa những người mua, Cạnh tranh giữa người mua và ngườibán
- Nhân tố cung cầu: là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động củagiá cả hàng hoá Nếu cung vượt quá cầu thì sẽ thuc đẩy xu hướng giảm giá vàngược lại
- Nhân tố lạm phát gía cả hàng hoá không những được quyết định bởi giá trịcủa hàng hoá mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ Trên thị trường thế giới, giá
cả được biểu hiện bằng đồng tiền của những nước có vị trí quan trọng trong mậudịch quốc tế
Trang 17- Nhân tố thời vụ là nhân tố luôn tác động tới xu hướng biến động giá, nhất
là những loại hàng hoá có tính chất sản xuất hoặc tiêu dùng mang tính thời vụ
Như vậy khi định giá cho một mặt hàng nhập khẩu, chúng ta phải khảo sátgiá xuất khẩu mặt hàng đó ở các nước khác nhau, cước vận tải, bảo hiểm,… và vớimức giá đó cộng với các chi phí có liên quan liệu có phù hợp thị trường trong nướchay không
1.2.2 Tiến hành giao dịch, đàm phán, ký hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoảthuận của bên mua và bên bán Giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bánphải cung cấp hàng hoá và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá vàquyền sở hữu hàng hoá cho bên mua Và bên mua phải thanh toán tiền hàng
Yêu cầu của hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng phải dựa trên cơ sở pháp lývững chắc: Luật của nước người mua, nước người bán, các luật và các tập quán cóliên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế như inconterms, công ước viênnăm 1980, luật thương mại của Việt Nam năm 2005 … Chủ thể của hợp động ngoạithương phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc: là thương nhân hợp pháp,những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện hợp pháp chomỗi bên Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, được thể hiện trên hai vấn đề: Nộidung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ, tối thiểu phải gồm những nội dung sau, tênhàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm vàthời hạn giao nhận hàng
Giao dịch là sự tiếp sức, quan hệ giữa các cá nhân để trao đổi thông tin hoặcthoả mãn một nhu cầu nào đó Giao dịch kinh doanh là sự tiếp xúc, quan hệ giữa cácchủ thể kinh doanh nhằm trao đổi các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả, kinhnghiệm kinh doanh… Mục đích của giao dịch kinh doanh cũng hướng vào mục đíchhiệu quả, mục đích lợi nhuận
Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên đểcùng nhau nhất chí hay thoả thuận giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quanđến các bên kinh doanh Như vậy giao dịch là để thiết lập các quan hệ còn đámphán là để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các bên Bản chất của đàm phánkinh doanh: là đàm phán kinh doanh lấy lợi ích kinh tế đạt được là mục đích cơ bản,
Trang 18giá cả là hạt nhân của đàm phán, đàm phán kinh doanh chứa đựng những xung độtcủa lợi ích, đàm phán không phải là sự lựa chọn đơn nhất “hợp tác” và “xung đột”
mà là mâu thuẫn thống nhất giữa “hợp tác” và “xung đột”, đàm phán không phải làthoả mãn lợi ích của mình một cách không hạn chế mà là có giới hạn lợi ích nhấtđịnh
Trong thương mại quốc tế có 3 hình thức đàm phán:
- Đàm phán qua thư tín dụng: là hình thức mà qua thư từ gửi bằng bưu điện,telex, fax hoặc email, người mua và người bán đàm phán và thoả thuận với nhaunhững điều khoản cần thiết của một hợp đồng
- Đàm phán qua điện thoại: là hình thức qua đường dây điện thoại quốc tế,người mua và người bán thực hiện giao dịch đàm phán với nhau để đi đến ký kếthợp đồng ngoại thương
- Phương pháp gặp gỡ trực tiếp để đàm phán: là hình thức đàm phán có ưuđiểm so với cả hai cách thức đàm phán qua thư từ và điện thoại
Quy trình thực hiện HĐNT:
Thực tế có nhiều công việc cần làm để thực hiện một cuộc đàm phán HĐNT.Tuy nhiên ta chỉ nghiên cứu hai phương thức đàm phán trực tiếp và phương thứcgiao dịch bằng thư từ
+ Với phương thức đàm phán trực tiếp:
a, Giai đoạn chuẩn bị đàm phán: trong giai đoạn này thông thường các nhàkinh doanh cần thực hiện 5 công việc cụ thể như sau: nghiên cứu thông tin, lậpphương án đàm phán, tổ chức đoàn đàm phán, chuẩn bị thời gian, địa điểm
b, Tiến hành đàm phán thử: sau khi đã có sự chuẩn bị nên gặp gỡ hoặc traođổi qua thư từ, điện thoại để thử đàm phán nhằm thăm dò thái độ, quan điểm củabên đối tác, có dịp hiểu thêm về đối tác thì khả năng trong đàm phán sẽ càng chắcchắn hơn
c, Thực hiện tiếp xúc đàm phán tạo không khí hữu nghị và tin cậy sẽ giúpcho cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi và dễ dàng thành công Muốn vậy nhà kinhdoanh cần phải tôn trọng phong tục tập quán thói quen sở thích của bên đối tác,tuyệt đối tránh không bao giờ tranh cãi đễn những vấn đề liên quan đến chính trị,tôn giáo, đạo đức, chủng tộc trong khi đàm phán Muốn vậy nhà kinh doanh cần
Trang 19phải nhạy bén khi đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết địnhnên ở mức độ nào là vừa phải, vận dụng những khả năng thương lượng, thuyết phục
mà mình đã tích luỹ được trong quá trình công tác, phải biết hết sức mình để đạtđược những điều khoản trong hợp đông mà mình đã đề ra
d, Những công việc cần làm sau khi đàm phán: nên có một cuộc hợp lạitrong đoàn phía mình sau khi đàm phán để đánh giá việc thực hiện phương án đàmphán và kết quả ra sao, đúc kết lại những gì đã thoả thuận được, rút kinh nghiệmcho những lần đàm phán sau, chuẩn bị soạn thảo hợp đồng ngoại thương
e, Ký kết hợp đồng ngoại thương: Một số chú ý: tránh quy đinh dùng tậpquán thương mại địa phương để giải quyết các tranh chấp xảy ra sau này, tránh đưavào hợp đồng những điều khoản trái với quy luật hiện hành của nước người bán,người mua… tránh dùng những từ ngữ mập mờ có thể suy diễn bằng nhiều cách đểdiễn đạt nội dung của hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng hợp đồng là ngôn ngữ cả hai bênthông thạo, nếu hợp đồng do bên đối tác soạn thảo phải kiển tra kỹ càng trước khi
ký kết Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp chomỗi bên, người khác ký phải có giấy uỷ quyền hợp lệ
+ Với phương thức đàm phán bằng thư từ: Ta cần thực hiện các bư ơc sau:
Thư hỏi hàng, thư chào hàng hay báo giá, đơn đặt hàng, thư hoàn giá, trả giá, thưchấp thuận bán hàng, giấy xác nhận mua bán hàng hoá
1.2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Khi một hợp đồng nhập khẩu muốn thực hiện được các quyền lợi và nghĩa vụcủa mỗi bên thì phải thông qua quá trình thực hiện hợp đồng Hiệu quả kinh tế củaviệc mua bán đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng Quátrình thực hiện hợp đồng bao gồm:
- Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép xuất, nhập khẩu là một biện phápquan trọng để Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu Vì vậy, sau khi ký kết hợp đồngnhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó.Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (ILP) chia giấy phép thành hai loại:
Tự động và không tự động Giấy phép nhập khẩu tự động được cấp dưới hình thức
xác nhận đăng ký nhập khẩu của doanh nghiệp cho mỗi lô hàng Doanh nghiệp cóhàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải gửi cho Bộ Công thương một bộ hồ sơ đề
Trang 20nghị cấp giấy phép nhập khẩu tự động gồm gần 10 chứng từ có liên quan Doanhnghiệp nộp bộ hồ sơ này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Văn thưcủa Bộ Công thương (không nộp trực tiếp cho cán bộ cấp phép) Trong vòng 10ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Côngthương sẽ cấp giấy phép theo chế độ tự động cho doanh nghiệp Giấy phép không
tự động, thường được dùng để quản lý các hạn chế số lượng, phải được cấp trong
khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp giấy phép theo nguyên tắc ''đến trước - cấp trước'', và 60 ngày nếu tất cả các đơn xin cấp giấy phép
được xem xét cùng một lúc
- Mở thư tín dụng L/C theo yêu cầu của bên bán ( nếu có )
Khi hợp đồng NK quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong cáccông việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng đó là việc mởL/C
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định thì phụ thuộc vào thời giangiao hàng, thường thì mở trong khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời hạn giaohàng
- Thuê phương tiện vận chuyển:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chởhàng được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng muabán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải Nếu điều kiện cơ sởgiao hàng của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng nhập khẩu phảithuê tàu biển để chở hàng
Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin vềtình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vì vậy trong nhiềutrường hợp chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước chomột công ty hàng hải như công ty đại lý tàu biển (VOSA) …
- Mua bảo hiểm hàng hoá
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì thế bảohiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương Cácchủ hàng nhập khẩu của ta khi cần mua bảo hiểm đều mua tại các công ty ViệtNam Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc bảo hiểm chuyến
Trang 21Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàngxuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bảngọi là (giấy báo bắt đầu vận chuyển) Khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửiđến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là (Giấy yêu cầu bảo hiểm) Trên cơ sở giấynày, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Có 3 điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A) bảo hiểm
có tổn thất riêng (điều kiện B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều kiện C) Ngoài
ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như bảo hiểm chiến tranh (war risk),…
Việc lựa chọn bảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau: Điều khoản hợp đồng,tính chất hàng hoá, tính chất bao bì và phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở
- Làm thủ tục hải quan: hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đềuphải nhập thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước sau:
Bước 1: Khai báo hải quan: chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ
khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ Yêu cầu của tờ khai là trungthực và chính xác Nội dung của tờ khai bao gồm loại hàng, tên hàng, số, khốilượng, giá trị hàng … Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng
từ chủ yếu sau: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kêchi tiết, hợp đồng
Bước 2: Xuất trình hàng hoá: hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự
thuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở,đóng các kiện hàng Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực củachủ hàng
Bước 3: Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra quyết định
như: cho hàng được phép ngang qua biên giới, lưu kho ngoại quan hàng khôngđược nhập… Nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết địnhđó
- Giao nhận hàng hoá dưới tàu: Đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếphoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận tiến hành: ký kết hợp đồng uỷthác cho cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về Xác nhậnvới cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý … cungcấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá Thông báo cho các đơn vị
Trang 22trong nước đặt mua hàng nhập khẩu về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chởhàng về bến cảng Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận,bốc xếp, bảo quản theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải, lập những biênbản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập khẩu: cơ quan giao thông phảikiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải Nếuhàng có thể có tổn thất hoặc xếp không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thôngmời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu Nếu hàng chuyên chởđường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có “Biên bản kết toán nhận hàng với tàu”,còn nếu bị đổ vỡ phải có “biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng” Doanh nghiệp nhập khẩuphải lập thư dự tháng nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất, sau đó phảiyêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đãđược mua bảo hiểm
- Giao hàng cho đơn vị nhận hàng
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếuchủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếuhụt, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đốitượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng không phù hợp với hợp đồng,
Trang 23có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng
bộ, thanh toán nhầm lẫn … Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổnthất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải gâynên Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảohiểm bị tổn thất do thiên tai tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ 3 gây nên, khinhững rủi ro này đã được mua bảo hiểm
1.2.4 Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu
Tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ hàng nhập khẩu nói riêng là mộtkhâu quan trọng mấu chốt nhất chỉ có tiêu thụ được doanh nghiệp mới có thể thuhồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục mở rộng sản xuất kinhdoanh Ngày nay trong thị trường luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng, vì thếtiêu thụ hàng hoá là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Tiêu thụ hànghoá là cầu nối giữa cung là doanh nghiệp và cầu là khách hàng có mối quan hệkhăng khít với nhau hơn, đồng thời thông qua đó mà doanh nghiệp xác định đượcphương hướng sản xuất kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả
Kênh tiêu thụ là việc thiết lập và sắp xếp các phần tử tham gia vào quá trìnhphân phối, tuyên truyền quảng cáo và bàn hàng cho doanh nghiệp Có thể khái quátcác kênh tiêu thụ như sau:
Kênh 1: Mua bán hàng hoá trực tiếp giữa nhà nhập khẩu hàng hoá với người
tiêu dùng – tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân Kênh này đảm bảo chohàng hoá lưu chuyển nhanh, giảm chi phí lưu thông, quan hệ giao dịch mua bán đơngiản, thuận tiện
Kênh 2: Việc lưu thông hàng hoá phải qua khâu trung gian - người bán lẻ.
Đó là loại kênh phân phối ngắn thuận tiện cho người tiêu dùng, hàng hoá cũng đượcgiải phóng khỏi chức năng bán lẻ
Kênh 3: Việc mua bán hàng hoá phải qua nhiều khâu trung gian – bán buôn
và bán lẻ Kênh phân phối này tuy thời gian lưu chuyển và chi phí lưu thông lớnhơn các kênh trước, nhưng thích hợp cho điều kiện sản xuất và lưu thông nhiều loạisản phẩm, phù hợp với quan hệ mua bán của nhiều loại doanh nghiệp, từng khâucủa quá trình sản xuất và lưu thông được chuyên môn hoá, tạo điều kiện để pháttriển sản xuất, mở rộng thị trường, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và tiền vốn
Trang 24Kênh 4: Sự vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng như
kênh 3, nhưng trong quan hệ giao dịch mua bán xuất hiện nhiều khâu môi giới trunggian Người môi giới mua bán cần thiết khi xuất hiện cung hoặc cầu về hàng hoá màngười bán hoặc người mua thiếu kênh thông tin hoặc khó khăn về tiếp cận, giaodịch mua bán
Mỗi kênh tiêu thụ đều có ưu, nhược điểm riêng, do đó ta cấn cân nhắc kỹ khichọn một hoặc một số kênh sao cho việc tiêu thụ hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất
1.2.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Các chỉ tiêu thường dùng để so sánh, đánh giá hoạt động nhập khẩu là:
- Số lượng thực hiện nhập khẩu so với đơn hàng
- Chủng loại mặt hàng thực hiện so với kế hoạch
- Doanh số mua và bán hàng hoá
- Chi phí kinh doanh
- Lợi nhuận đạt được so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước
1.3 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu và hệ thống chỉ tiêu đánh giá
1.3.1 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.
1.3.1.1 Quan niệm về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu (KDHNK).
Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh hàng nhập khẩu là mối quantâm hàng đầu của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩunói riêng Đối doanh nghiệp nhập khẩu hiệu quả KDHNK là tiêu chuẩn cơ bản đểxác định phương hướng hoạt động ngoại thương Tuy nhiên, hiệu quả ấy là gì? Nhưthế nào là có hiệu quả? Không phải là vấn đề được giải quyết triệt để
Hiệu quả KDHNK là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm đạt kết quả cao nhất tronghoạt động KDHNK với chi phí thấp nhất Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chứcquản lý kinh doanh mà còn là vấn đế sống còn của mỗi doanh nghiệp
Kinh doanh TMQT thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đem lại cho nềnkinh tế một khối lượng thu nhập quốc dân nhờ tranh thủ được những lợi thế so sánhtrong quá trình trao đổi với nước ngoài, tạo thêm tích luỹ cho quá trình tái sản xuấttrong nước Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh doanh TMQT làgóp phần thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội, nghĩa là tiết kiệm lao động
Trang 25xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích luỹcho sản xuất và nâng cao mức sống ở trong nước.
1.4.1.2 Phân loại hiệu quả KDHNK.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả KDHNK được biểu hiện ở nhữngdạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quảKDHNK, nó tác dụng thiết thực cho công tác quản lý ngoại thương Nó còn là cơ sở
để xác định các chỉ tiêu và mức hiệu quả và xác định những biện pháp nâng caohiệu quả kinh tế ngoại thương Hiệu quả này được chia thành các loại sau:
+ Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động ngoạithương của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ, mặt hàng xuất nhập khẩu Biểuhiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được
Hiệu quả kinh tế xã hội mà ngoại thương đem lại cho nền kinh tế quốc dân là
sự đóng góp cho hoạt động ngoại thương vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơcấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho nhânsách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,…
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệnhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả KTQD chỉ đạt được trên cơ sở hoạtđộng có hiệu quả của các doanh nghiệp ngoại thương Tuy nhiên có doanh nghiệpxuất nhập khẩu không đảm bảo được hiệu quả nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệuquả
+ Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp:
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môitrường và thị trường của nó Doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyếtnhững vấn đề then chốt: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và vớichi phí bao nhiêu
Mỗi nhà cung cấp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trongnhững điều kiện tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lýlao động, quản lý kinh doanh Họ đưa ra thị trường sản phẩm của mình với một chiphí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ được hàng hoá của mình giácao nhất Tuy vậy, khi đưa hàng hoá của mình ra bán trên thị trường, họ chỉ có thể
Trang 26bán theo một giá là giá cả thị trường nếu sản phẩm của họ hoàn toàn giống nhau vềmặt chất lượng Sở dĩ như vậy là vì thị trường chỉ thừa nhận mức trung bình xã hộicần thiết về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá Quy luật giá trị đã đặt tất
cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt hàng traođổi, thông qua mức gía cả thị trường
Để đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu không thể khôngđánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây, nhưng lại cần thiết đánhgiá hiệu quả của từng loại chi phí Như vậy hiệu quả kinh tế ngoại thương nóichung, hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng được tạo thành trên cơ sởhiệu quả của các loại chi phí cấu thành Các đơn vị sản xuất và kinh doanh nhậpkhẩu là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra các giá trị
sử dụng khác nhau Vì vậy, bản thân các đơn vị sản xuất và kinh doanh nhập khẩuphải quan tâm xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diệntrên các yếu tố của quá trình tái sản xuất
+ Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh:
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụthể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Chẳng hạn,tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành) Người taxác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ ra chi phí để thực hiện một thương vụ nào
đó, để biết đựơc những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định
có nên bỏ ra chi phí hau không cho thương vụ đó
Hiệu quả so sánh được xác định bắng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệtđối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mứcchênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Mục đích chủ yếu của việc tínhtoán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọnmột cách làm có hiệu quả nhất
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong nhập khẩu có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối Trước hết việc xác định hiệuquả tuyệt đối là cơ sở xác định hiệu quả so sánh Nghĩa là trên cơ sở những chỉ tiêutuyệt đối của từng phương án, ngừơi ta so sánh mức hiệu quả của từng phương ánvới nhau Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh Tuy vậy, có những chỉ tiêu
Trang 27hiệu quả so sánh được tính không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối.Chẳng hạn việc so sánh giữa mức chi phí của các phương án với nhau để lựa chọnphương án có chi phí thấp nhất, thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của cácphương án
1.3.2 Chỉ tiêu đánh gía hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu.
Để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu mộtcách có cơ sở khoa học cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồmchỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu cụ thể để tính toán Trong đó chỉ tiêu tổng quát là cơ sởđịnh hướng để tính toán từng chỉ tiêu cụ thể, còn chỉ tiêu cụ thể phải phù hợp vàthống nhất với chỉ tiêu tổng quát
Chỉ tiêu tổng quát:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp HNK được xác định bởi tương quangiữa hai đại lượng là kết quả thu được từ kinh doanh HNK và chi phí bỏ ra đểKDHNK, cả hai đại lương này đều phức tạp và khó đánh giá
Hiệu quả kinh doanh HNK =(1)Kết quả thu được trong kinh doanh đo bằng các chỉ tiêu như tổng doanh thu,lợi nhuận, doanh thu nội tệ nhập khẩu còn chi phí bỏ ra như lao động, vốn cố định,vốn lao động, chi phí ngoại tệ nhập khẩu … Công thức (1) phản ánh mức sinh lợicủa các chỉ tiêu chi phí bỏ ra, có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được baonhiêu đơn vị kết quả Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhậpkhẩu có thể tính bằng cách so sánh:
Hiệu quả kinh doanh HNK = (2)
Công thức (2) phản ánh mức hao phí của các chỉ tiêu chi phí bỏ ra, có nghĩa
là một đơn vị kết quả thu được thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí
Các chỉ tiêu cụ thể:
a, Lợi nhuận: là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh kết quả cuốicùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận được tính băng công thức:
P = DT– CP
Trang 28Trong đó: P : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu trong kỳ.
DT: Tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
CP: Tổng chi phí thực hiện hoạt động nhập khẩu
Như vậy lợi nhuận là động lực để doanh nghiệp thúc đẩy trong hoạt độngkinh doanh của mình Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lãi khi LN > 0,ngựợc lại không có hiệu quả khi LN < 0, còn LN = 0 thì hoạt động kinh doanh hoàvốn Trong doanh nghiệp còn có lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế, lợinhuận trước thuế (lợi nhuận thuần), lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi chưalàm nghĩa vụ thuế đối nhà nước Lợi nhuận sau thuế là sau khi doanh nghiệp đã nộpkhoản thuế cho nhà nước Hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu làmột vấn đề phức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quản trị kinh doanh.Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tô cơ bản củaquá trình kinh doanh một cách hiệu quả
b, Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi)
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Pv = x 100%
Trong đó: Pv: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh HNK trong kỳ (%)
P : Lợi nhuận KDHNK trong kỳ
V: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn KDHNK mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận cho doanh nghiệp KDHNK
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:
Pdt =
Trong đó: Pdt: Mức doanh lợi của doanh số bán HNK trong kỳ
P : Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
Trang 29P : Lợi nhuận KDHNK trong kỳ
C : Tổng chi phí kinh doanh HNK
Chỉ tiêu này biểu hiện mức lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng chi phíkinh doanh HNK
c, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Số vòng quay của vống lưu động:
K =
Trong đó: K : Số vòng quay của vốn lưu động
DT: Doanh thu bán hàng nhập khẩu trong kỳ
Vlđ: Vốn lưu động KDHNK bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ ra KDHNK mang lạibao nhiêu đơn vị doanh thu, hay thể hiện số vòng quay của vốn lưu động
- Mức doanh lợi của vốn lưu động:
Pvlđ =
Trong đó: Pvlđ: Mức doanh lợi của vốn lưu động
P : Lợi nhuận hoạt động KDHNK
Vlđ : Vốn lưu động sử dụng kinh doanh hàng NK
Mức doanh lợi của vốn lưu động biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ ra để thựchiện hoạt động kinh doanh HNK trong kỳ mang lại được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
d, Hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động bình quân của một lao động KDHNK:
W = hoặc W =
Trong đó: W : Năng suất lao động bình quân trong kỳ
DT: Doanh thu hoạt động KDHNK trong kỳ
LĐbq: Số lao động bình quân trong kỳ
Trang 30P: Lợi nhuận thực hiện KDHNK trong kỳ.
LĐbq: Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp trung bìnhcủa mỗi người lao độngvới doanh nghiệp vào lợi nhuận hay kết quả kinh doanh trong kỳ
e, Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận kinh doanh hàng nhập khẩu
- Lợi nhuận tính cho một mặt hàng
PXN = Q (P - F)
Trong đó: PXN : Lợi nhuận một mặt hàng nhập khẩu
Q : Khối lượng hàng nhập khẩu
P : Giá trị một đơn vị hàng hoá
F : Chi phí đầy đủ của một đơn vị hàng hoá
- Tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp nhập khẩu
PXN = PXN1 + PXN2 +….+PXNn
Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.5.1 Nhân tố khách quan.
1.5.1.1 Thông tin về cung cầu trên thị trường thế giới và trong nước.
“Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán”
“Thị trường là nơi gặp gỡ cung và cầu”
“ Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá hay là cái chợ…”
Thị trường bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, nó rất phức tạp, đòi hỏi chúng taphải nghiên cứu kỹ trước khi gia nhập Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì thị trường lúc này lại càng phức tạp, thị trường làrộng lớn Do vậy để tìm hiểu về thị trường doanh nghiệp cần các thông tin về thịtrường như: tổng số cung và cầu, quan hệ cung cầu đối từng loại hàng hoá, giá cảthị trường,… Để có được thông tin đó ta có thể tiến hành nghiên cứu tại bàn haynghiên cứu thực tế, dù phương pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm do vậy cầnnghiên cưu kỹ lưỡng Thông tin thị trường cũng có nhiều nguồn cung cấp ta nênchọn nguồn cung cấp đáng tin cậy, cần lấy thông tin một cách nhanh, chính xác vàđảm bảo sao cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả nhất
1.4.1.2 Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới.
Trang 31Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Giá cả hàng nhập khẩukhông liên quan đến chất lượng công tác quản lý hoạt động KDHNK nhưng lại ảnhhưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ cấu tổng chi phíKDNK thì chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khi mua hàng giá cao thì làmtăng chi phí do đó lợi nhuận giảm hay hiệu quả KDHNK đạt không cao, ngược lạikhi mua giá thấp tức chi phí thấp, do đó lợi nhuận cao Như vậy khi tiến hành hoạtđộng kinh doanh ta cần xem xét giá cả các mặt hàng từ đó lựa chọn mặt hàng củahãng có giá cả hợp lý nhất, đó là giá cả thị trường.
1.4.1.3 Thuế quan
Thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước Thuế quan là thuếđánh vào hàng hoá,dịch vụ mua bán và vận động qua “ biên giới hải quan của mộtquốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan” Đối doanh nghiệp KDHNK thì có thuế quannhập khẩu, tức là thuế đánh vào hàng hoá,dịch vụ nhập khẩu vào một quốc gia hayvùng lãnh thổ Thuế quan nhập khẩu có vai trò:
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân
- Tăng thu cho ngân sách nhà nước
- Kích thích đầu tư sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất thay thế nhập khẩu
- Công cụ gia tăng sức mạnh thương lượng với đối tác
Mức thuế ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hiện nay mức thuế thunhập doanh nghiệp mà nhà nước đang áp dụng đối mọi doanh nghiệp là 28% Cácloại thuế mà doanh nghiệp KDHNK đang phải nộp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng,thuế vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…Cácdoanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác quản lý của nhà nước thông qua công
cụ thuế để tiến hành kinh doanh mặt hàng đúng pháp luật, mặt hàng mà nhà nướckhuyến khích
1.4.1.4 Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế,đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhậpvào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế như Việt Nam.TGHĐ được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước Ví
Trang 32dụ: USD/VND hay EUR/VND Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường vàđược xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ Được coi là mấu chốt trongquản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế,lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiềntệ Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thôngqua kênh giá cả Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu củamột loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác Vì vậy, tỷ giá thayđổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu Chẳng hạn khi TGHĐtăng,đồng tiền trong nước mất giá Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu
vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thịtrường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ đó giữ ở mức ổn địnhtrên thị trường trong nước Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh củahàng hoá, dịch vụ của nước đó Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lêntương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định Chính vì vậy
mà một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu
1.4.1.5 Cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu của Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam hướng chính sách nhập khẩu thuận lợi vào những sau:Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất máy móc tiên tiến hiện đại, đổi mớicông nghệ, khuyến khích nhập hàng phi mậu dịch,…Doanh nghiệp nên chú ý nhiềuvào chính sách này, nếu thay đối có thể gây khó khăn hay thuận lợi cho doanhnghiệp từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp Do đó đòi hỏidoanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ kịp thời các thông tin về sự thay đổi cơ chế,chính sách nhập khẩu để từ đó có những biện pháp ứng phó kịp thời
Bên cạnh đó còn có các nhân tố khác như: lạm phát, hàng giả, hàng nhập lậu,
…cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu
1.4.2 Nhân tố chủ quan.
1.4.2.1 Công tác tổ chức tiêu thu hàng nhập khẩu.
Sau khi nhập hàng về thì công việc không kém phần quan trọng là tổ chứctiêu thụ hàng đó, sao cho nhanh, không ứ đọng vốn và mang lại hiệu quả cao nhất.Việc tiêu thụ có thể phải qua trung gian hay tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng,tiêu thụ trung gian là tất cả khách hàng thực hiện hành vi mua hàng để nhằm thoả
Trang 33mãn như cầu của một tổ chức chứ không nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân Trongkhi đó, ngược lại người tiêu dùng cuối cùng là bao gồm tất cả những người đangsống trong một không gian địa lý cụ thể nào đó và khi xuất hiện họ mua hàng và đểthoả mãn nhu cầu của cá nhân họ Mỗi nhóm khách hàng họ có những điểm khácnhau, do vậy doanh nghiệp cần chú ý công tác xúc tiến để tiêu thụ hàng cho tốt.Lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ lớn, giá cao và tiết kiệm được chi phí tiêu thụ sẽtạo khả năng tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lạinếu quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu không tốt thì sẽ làm giảm hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp.
1.4.2.2 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
Một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt thành các bộ phận cóảnh hưởng độc lập với nó Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nóiriêng, chúng cũng như một hệ thống tổng thể, bao gồm nhiều bộ phận, chức năng cóquan hệ hữu cơ với nhau Do vậy kết quả thực hiện của một doanh nghiệp không chỉ
là tổng của kết quả thực hiện của các bộ phận đó được xem xét riêng biệt, mà nó làhàm số của những tương tác giữa chúng Một doanh nghiệp muốn đạt mực tiêu củamình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tương ứng Một khi trình độ quản lý tốtthì hoạt động kinh doanh mới tốt được
1.4.2.3 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoáđược đưa ra đáp ứng khách hàng, liên quan đến mức độ thoả mãn nhu cầu, khả năngcạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.Đây là nhân tố phán ánh nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp, nó là yếu tốthúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng vậy, khi có thiết bị hiệnđại, công nghệ cao chứng tỏ sự phát triển, không ngừng lớn mạnh tạo cho doanhnghiệp có sức cạnh tranh lớn với các đối thủ cùng kinh doanh chung mặt hàng Khi
đó khách hàng có cảm giác sự yên tâm, tin tưởng và thiện cảm hơn do làm ănchuyên nghiệp, hiện đại hơn,…
1.4.2.4 Trình độ nghiệp vụ của nhân viên nhập khẩu.
Trang 34Trong kinh doanh con người nói chung và trình độ nghiệp vụ nhân viên nhâpkhẩu nói riêng là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hàngnhập khẩu Kenichi đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánhgiá sức mạnh của một doanh nghiệp Chính con người với năng lực thật của họ mớilựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản,
kỹ thuật,… Đánh gía và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưutiên manh tính chiến lược trong kinh doanh Chiến lược con người và phát triểnnguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người doanhnghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh vàthích nghi của kinh tế thị trường
Trình độ nghiệp vụ của nhân viên nhập khẩu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Người cán bộ kinhdoanh phải có kiến thức, kỹ năng, am hiểu thị trường, trung thành và luôn hướng vềdoanh nghiệp, có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng lực và sáng tạo, cósức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt Một doanh nghiệp có sức mạnh vềcon người là doanh nghiệp có khả năng lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động chotừng vị trí cống tác và sắp xếp đúng người trong công việc Doanh nghiệp phải cónhững hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng, để tạo động lực thúcđẩy người lao động nỗ lực hơn nữa trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ củamình, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch sản xuấtkinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Chỉ có như vậy mớitạo ra một lực lượng lao động có năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó giảm chi phíkinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu Do năng suất laođộng cao chứng tỏ lao động giỏi, có trình độ có khả năng phân tích thị trường tốt,lựa chọn mặt hàng kinh doanh tốt, năng động trong các phương án kinh doanh
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, đối mỗi doanh nghiệp khác nhau thì mức độ tác động là khác nhau.Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, sự hiểu biết các nhân tố này sẽ giúpcho doanh nghiệp đưa ra những biện pháp phòng ngừa những ảnh hưởng xấu, đồngthời kích thích những tác động tốt nhằm tận dụng tốt mặt mạnh, cơ hội trong kinhdoanh
Trang 36Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty CSI.
2.1 Tổng quan về Công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Từ năm 1995, tiền thân là phòng Kinh doanh dự án, Công ty CMC đã đặtnhững viên gạch nền móng đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh tích hợp hệ thống,với mục tiêu trở thành một đơn vị tích hợp chuyên nghiệp, năm 1999 Trung tâmTích hợp hệ thống được thành lập Đến tháng 4 năm 2006, CMC SI chính thức trởthành công ty thành viên của Tập đoàn CMC và được công nhận là Nhà cung cấpgiải pháp, tích hợp hệ thống hàng đầu tại Việt Nam CMC SI luôn đi tiên phong vàchiếm ưu thế trong các giải pháp công nghệ thông tin cho Giáo dục Đào tạo, Tàichính và Bảo hiểm của Việt Nam trong thời gian qua Trải qua nhiều năm kinhnghiệm thực tiễn trong cơ chế thị trường đầy thách thức, đến nay, với kỹ năngchuyên môn của đội ngũ nhân viên CMC SI, công ty đã có thể cung cấp một dải cácsản phẩm và dịch vụ phong phú và đa dạng từ việc cung cấp các thiết bị CNTTcông nghệ cao, tư vấn xây dựng giải pháp, đến cung cấp một giải pháp tổng thể chomột hệ thống thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao côngnghệ tiên tiến trên thế giới, các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng có uy tín trên thị trường
trong nước CMC SI luôn cố gắng hết mình với phương châm hoạt động “Chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, uy tín lâu dài, phục vụ tận tâm”, và đảm bảo
sẽ mang đến cho quí khách hàng sự yên tâm, tin cậy và hài lòng về chất lượng sảnphẩm và dịch vụ, đáp ứng được mọi nhu cầu kỹ thuật của hệ thống thông tin phục
vụ kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ thường nhật của khách hàng Không chỉ tậptrung vào công việc của những dự án, CMC SI có chính sách động viên khuyếnkhích mọi nhân viên đóng góp những kiến thức của mình một cách hiệu quả và cóích vào sự phát triển của toàn xã hội, nhân viên CMC SI đã chứng tỏ sự nhiệt tình
và sáng tạo trong công việc bằng rất nhiều các dự án quy mô lớn thành công trong
thời gian qua.,
Tên giao dịch: CMC system intergration Company Limited
Trang 37Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai BàTrưng, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.39721135 Fax: 04.39721141
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng)
Tên chủ sở hữu: Công ty cổ phần Tập Đoàn Công Nghệ CMC
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103015824
Do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày07/02/2006
Nhiệm vụ và mục tiêu của CSI:
Giữ vững và phát triển hơn nữa vị trí là nhà tích hợp hệ thống và cung cấpgiải pháp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực
Cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin kỹ thuật cao và chuyên nghiệp
Cung cấp các sản phẩm có chất lượng, thời gian giao hàng nhanh và chế
độ dịch vụ tốt nhất, đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng
Đối tác của CMC SI:
Là công ty tích hợp hệ thống hàng đầu Việt Nam, CMC SI muốn đem đếncho khách hàng các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tổng thể, toàn diện và tối ưu từcác hãng Công nghệ trên thế giới CMC SI đã thiết lập được các mối quan hệ đối tácchiến lược, trở thành nhà cung cấp, đại lý phân phối, dịch vụ ủy quyền của các hãngcông nghệ hàng đầu thế giới như: Microsoft, Cisco, HP, IBM,… Với hệ thống đốitác này CMC SI có thể cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tổng thể, toàndiện, tối ưu và hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Máy tính: HP,IBM, LENOVO, CMS, ACER
Mạng: Cisco, NOKIA, AMP, …
Bảo mật hệ thống: Cisco, TREND, NOKIA,…
Khách hàng của CMC SI:
Khách hàng của CMC SI trải rộng trên nhiều lĩnh vực, trong suốt 13 nămqua, CMC SI luôn là đối tác tin tưởng, nhà tư vấn, cung cấp về công nghệ và kỹthuật CNTT của các Bộ, Cơ quan Chính Phủ, các Tổng công ty, các tổ chức Giáodục Đào tạo, các cơ quan trong lĩnh vực Tài chính, các Ngân hàng, Chứng khoán,Bảo hiểm, Viễn thông, các công ty đa quốc gia trên toàn quốc,
Trang 38Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm như: Bank, Techcombank, incombank,VIBank,Bảo Minh, SSC,….
Doanh nghiệp như: EVN, MobiFone, VietnamAirlines,…
Cung cấp 5000 máy tính CMS cho ngành Giáo dục Đây là một trong các dự
án lớn nhất từ trước đến nay tại Việt nam với số lượng máy tính cung cấp trong dự
án là 5000 máy tính CMS và phạm vi triển khai trên 630 trường phổ thông trên toànquốc
Năm 2002
Được lựa chọn triển khai trong nhiều dự án của Quỹ nâng cao chất lượng
-dự án Giáo dục Đại học do World Bank tài trợ Đây là một trong những năm thànhcông nhất của CSI trong thị trường Giáo dục với tỷ lệ thắng thầu trên 60% tổng số
dự án Các dự án chủ yếu cung cấp các thiết bị tin học, lắp đặt các mạng Campustốc độ cao và phần mềm Thư viện Điện tử tại các trường Đại học lớn tại Việt Nam
Triển khai thành công các dự ánngành Tài chính & Dự án sao lưu dữ liệu choTổng cục Thuế Giữ vững thị trường truyền thống, năm 2002 CSI được lựa chọnlàm nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho nhiều dự án của ngành Tài chính vớitổng trị giá lên tới 4 triệu USD Trong đó điển hình là dự án triển khai hệ thống saolưu tự động tại 2 Trung tâm CNTT của Tổng cục Thuế và 30 Cục Thuế Dự án được
HP lựa chọn làm dự án điển hình trong năm tại VN
Năm 2001
Cung cấp giải pháp hệ thống thông tin Thư viện Điện tử/ Thư viện Số - Thưviện Quốc gia và các Tỉnh Cùng với sản phẩm phần mềm iLIB, Smilib, CSI đãcung cấp và lắp đặt một hệ thống CNTT hoàn thiện cho Thư viên Quốc gia bao
gồm: Kết nối mạng cục bộ (LAN) tốc độ cao, hệ thống máy chủ,máy trạm, các thiết
Trang 39bị ngoại vi; kết nối và cung cấp dịch vụ mạng Internet, kết nối mạng VPN với cácthư viện Tỉnh/Thành phố, các hệ thống bảo vệ kho mở
Dự án cung cấp trang thiết bị Tổng cục Thuế Mặc dù được lựa chọn làm nhàcung cấp thiết bị trong dự án của ngành Tài chính nhưng đây là dự án lớn đầu tiênCMC được lựa chọn làm nhà cung cấp thiết bị & lắp đặt hệ thống mạng tại các CụcThuế và Tổng cục Thuế là nền móng quan trọng cho các dự án tiếp theo với ngànhThuế
Trở thành đại lý uỷ quyền cung cấp dịch vụ của HP Với đội ngũ kỹ thuậthùng hậu, CSI được HP công nhận trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ bảo hành
và các dịch vụ khác tại Việt Nam
Năm 2000
Triển khai thành công dự án cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống WANBackbone Tổng công ty Điện lực CSI được Tổng công ty Điện lực lựa chọn làmđối tác trong việc cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống mạng WAN Backbone toànquốc kết nối ba điểm Hà Nội – Đà Nẵng – Thành phố HCM Với đội ngũ cán bộ kỹthuật cao và giàu kinh nghiệm, CSI đã triển khai thành công dự án với chất lượng và
độ tin cậy cao, khẳng định được trình độ kỹ thuật và chất lượng dịch vụ mà công tyCMC cung cấp cho khách hàng
Công bố bản việt hoá Linux Qua một thời gian dài đầu tư và phát triển CSIlần đầu tiên công bố bản việt hoá Linux Đây là một trong các phiên bản Việt hoáLinux đầu tiên tại Việt Nam với giao diện tiếng Việt thân thiện, hệ thống ứng dụngphong phú Đây là nền tảng cho việc triển khai và ứng dụng các hệ thống phần mềm
mã nguồn mở theo định hướng phát triển ứng dụng CNTT tại Việt Nam mà công tyCMC đang từng bước thực hiện
Trở thành đại lý uỷ quyền cung cấp dịch vụ của Compaq Với đội ngũ kỹ thuật hùng hậu, CSI được Compaq công nhận trở thành đối tác cung cấp các dịch vụbảo hành và các dịch vụ khác tại Việt Nam
Trở thành đối tác giải pháp của IBM CSI trở thành đối tác giải pháp củaIBM cho các giải pháp lớn và máy chủ Unix
Năm 1999
Triển khai thành công dự án KTKB/ORA cho 7 tỉnh/Thành phố Kho bạc Nhànước Đây là một các dự án có tính chất dịch vụ phức tạp bao gồm cung cấp thiết bị,
Trang 40lắp đặt mạng cục bộ, mạng diện rộng, dịch vụ chuyển đổi hệ thống, đào tạo đượcthực hiện trên địa bàn 7 tỉnh/thành phố và với gần 100 KBNN huyện Đây là mộttrong các dự án lớn đầu tiên công ty CMC tham gia triển khai với KBNN Nhưngvới đội ngũ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm, ý thức tổ chức cao công ty CMC đã triểnkhai thành công dự án, được khách hàng đánh giá cao; đây là tiền đề cho công tytrong việc tham gia các dự án của ngành Tài chính.
Cung cấp giải pháp hạ tầng truyền thông ngành Tài chính Dự án hạ tầngtruyền thông ngành Tài chính là một trong các dự án kết nối mạng diện rộng(WAN) có quy mô lớn, tính chất công nghệ phức tạp nhất Việt Nam Về quy mô,đây là mạng cung cấp dịch vụ kết nối (Frame-relay) diện rộng cho 60 Tỉnh/Thànhphố trong cả nước với hàng nghìn điểm truy nhập Dự án được chia làm nhiều giaiđoạn, thực hiện trong nhiều năm Năm 1999 là khởi đầu của dự án và công ty CMC
là một trong các đợn vị được lựa chọn tham gia dự án Dự án đã được triển khaithành công và đây cũng là dự án đánh dấu bước trưởng thành về công nghệ, khẳngđịnh vị trí hàng đầu của công tytrong lĩnh vực tích hợp hệ thống
CSI trở thành nhà tích hợp hệ thống (SI) của Cisco Với các nỗ lực phát triển
về thị trường, về nhân lực và về trình độ kỹ thuật CMC đã được Cisco chỉ định làmnhà tích hợp hệ thống đầu tiên của Cisco tại Việt Nam
CSI trở thành nhà tích hợp hệ thống của Compaq
Thành lập trung tâm CSI Qua nhiều năm phát triển, năm 1999 đánh dấu sựtrưởng thành của công ty, thành lập trung tâm tích hợp hệ thống - CSI mở ra mộthướng đi quan trọng về thị trường và lĩnh vực dịch vụ Đây là sự thể hiện quyết tâmcủa công ty trong việc phát triển lĩnh vực tích hợp hệ thống
Năm 1998
Trở thành đại lý tích hợp hệ thống của HP Với các thành công trong dự áncung cấp thiết bị và thiết lập hệ thống mạng cho Tổng cục Đầu tư và Tổng công tyBảo hiểm Việt Nam, CMC chính thức trở thành đại lý tích hợp hệ thống của HP