1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự báo của IMF về kinh tế Việt Nam 2009 và cảnh báo tình hình kinh tế năm 2009.doc

5 882 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 95 KB

Nội dung

dự báo của IMF về kinh tế Việt Nam 2009 và cảnh báo tình hình kinh tế năm 2009

Trang 1

$ăm 2009: tỉ giá USD/VND sẽ ổn định hơn

Năm 2008, tỉ giá USD/VND biến động mạnh Sau khi giảm đáng kể trong khoảng 3 tháng đầu năm, có lúc xuống còn 14.500 đ/USD thì trong quý II và quý III tỉ giá

USD/VND đã tăng rất mạnh và lên cơn sốt Có lúc, giá bán ra đã chạm ngưỡng 20.000 đ/ USD, tăng tới 25% so với thời điểm đầu năm

Để giữ ổn định thị trường, giúp cân bằng cán cân cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, năm 2008 NHNN đã thực hiện một số giải pháp theo hướng điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND Tính đến cuối năm 2008, giá bán ra USD của các ngân hàng thương mại đã tăng lên 17.500 đ/USD, tăng trên 6% so với cuối năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Nguyên nhân khiến tỉ giá USD/VND trong thời gian này chủ yếu là do tình trạng mất cân đối với cung cầu ngoại tệ gia tăng cùng với tác động tiêu cực của yếu tố tâm lý.

Theo ước tính, năm 2008 thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam vào khoảng gần 3 tỉ USD, so với mức thặng dư trên 10 tỉ USD trong năm 2007 Tuy vậy, trong năm 2009 dự báo thị trường ngoại hối của nước ta sẽ ổn định hơn, tỉ giá USD/VND sẽ khó tăng mạnh Nhận định này được dựa trên một số cơ sở sau đây: Thứ nhất, về cung cầu ngoại tệ: Dự báo năm 2009 cung cầu ngoại tệ của nước ta sẽ bớt căng thẳng hơn, thậm chí năm 2009 chúng ta có thể có thặng dư cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn (ước đạt khoảng 6 tỉ USD) nhờ nhập siêu giảm mạnh, thực hiện giải ngân vốn FDI, ODA và dòng kiểu hối sẽ không giảm nhiều.

Theo dự báo, nhập siêu năm 2009 của cả nước sẽ giảm chỉ còn khoảng 11 tỉ USD, giảm 7 tỉ USD so với năm 2008 Thực hiện giải ngân vốn FDI và ODA năm 2009 sẽ đạt khoảng 12 tỉ USD, so với mức 14 tỉ USD trong năm 2008.

Ngoài ra, xu hướng rút vốn khỏi thị trường của khối đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế nhờ nền kinh tế nước ta sớm ổn định và phục hồi hơn so với nhiều nền kinh tế trên thế giới Bên cạnh đó, việc thị trường chứng khoán giảm sâu, thanh khoản kém cũng là một rào cản đối với ý định thoái vốn của khối đầu tư nước ngoài.

Tham khảo cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn của nước ta (tr USD)

Năm 2007Ước năm 2008 Dự báo năm 2009 A- Cán cân thanh toán vãng lai -6.992- 13.279-7.215

Cân đối thương mại (giá FOB)-10.360-18.028-11.000

Chuyển lợi nhuận FDI về nước -2.168-2.432-2.350

Trang 2

Vốn đầu tư gián tiếp 6.243-1.2001.200

Thứ hai: giảm giá VND để khuyến khích xuất khẩu Nhưng trong bối cảnh hiện nay khi mà thị trường xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thì cho dù có giảm giá VND cũng không giúp kim ngạch xuất khẩu của nước ta gia tăng thêm nhiều.

Thứ ba, nếu VND tiếp tục mất giá mạnh sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta như:

Ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân, của doanh nghiệp, làm gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế

Khiến giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, nhất là trong bối cảnh chúng ta vẫn cần nhập khẩu các mặt hàng là máy móc thiết bị và nguyên, nhiên liệu cơ bản để phục vụ cho đầu tư và sản xuất ở trong nước Theo thống kê, trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu cơ bản đã chiếm tới trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước

Làm gia tăng chi phí các khoản vay đến hạn phải trả nợ nước ngoài.

Thứ tư, mặc dù VND tăng giá so với một số ngoại tệ trong thời gian gần đây nhưng VND vẫn giảm giá khá mạnh so với các ngoại tệ này xét trong trung và dài hạn Theo thống kê, nếu so với đầu năm 2007, hiện VND đã giảm giá tới 38% so với đồng yên; giảm 5,6% so với đồng euro tăng 5,6%, giảm 22% so với đồng NDT, giảm 10% so với đô la Singapore và đồng baht của Thái Lan.

$Thâm hụt cán cân vãng lai: Những dự báo lành mạnh

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và mở cửa với nền kinh tế thế giới, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày càng chịu tác động do những biến động của môi trường kinh tế thế giới.

Có thế thấy rõ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á xảy ra năm 1997, cán cân vãng lai của Việt Nam sau gần một thập kỷ thâm hụt đã bắt đầu thu hẹp từ năm 1998 và chuyển sang thặng dư từ năm 1999 Tuy nhiên, thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam không ổn định trong giai đoạn 1991- 2001 và kể từ năm 2002, cán cân vãng lai lại chuyển sang thâm hụt, đặc biệt trong năm 2003 thâm hụt ở mức lớn 1.879 triệu USD (chiếm 4,8% GDP), cao hơn nhiều so với mức 604 triệu USD (chiếm 1,8% GDP) năm 2002 Không ít các nhà kinh tế lo ngại về mức gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai và cho rằng cần phải có những giải pháp để quản lý cán cân thanh toán

Tuy nhiên, trên thực tế, xem xét tổng thể cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, có thể thấy cán cân thanh toán vẫn nằm trong tầm kiểm soát Có thể lý giải cho nhận định này trên một số khía cạnh sau đây:

Thâm hụt tăng mạnh trong năm 2003 nhưng chưa đáng lo ngại

Thâm hụt cán cân vãng lai năm 2003 chủ yếu do thâm hụt cán cân thương mại ở mức lớn, 2.528 triệu USD (chiếm khoảng trên 6% GDP) Thâm hụt cán cân thương mại không phải do những yếu kém về xuất khẩu, trái lại xuất khẩu trong năm 2003 đạt mức tăng trưởng cao (20,7%) theo hướng đa dạng hoá mặt hàng và thị trường Nguyên nhân chủ yếu của thâm hụt là do nhập khẩu ở mức 25.227 triệu USD (theo giá c.i.f, ước tính khoảng 22.704 triệu USD theo giá f.o.b), cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu nhập khẩu thấy rằng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao 7,24% trong năm 2003 Do vậy, có thể nói việc thâm hụt cán

Trang 3

cân thương mại và theo đó là thâm hụt cán cân vãng lai ở mức lớn là điều không đáng lo ngại bởi trong điều kiện Việt Nam còn thiếu vốn, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, việc cho phép nhập siêu là điều cần thiết để hỗ trợ đầu tư trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này

Dấu hiệu khả quan những tháng đầu năm 2004

Diễn biến trong 8 tháng đầu năm 2004 cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu có những chuyển biến theo hướng khá lạc quan Xuất khẩu ước đạt khoảng 16,8 tỷ USD, tăng 3,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức tăng trưởng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái Sự gia tăng của xuất khẩu đều nhờ sự tăng trưởng khá của hầu hết các mặt hàng chủ lực như gạo, dầu thô Nếu như trong năm 2003, tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tăng 20,7%; nhập khẩu tăng 27,8%) thì trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đã đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu (xuất khẩu tăng 25,7%; nhập khẩu tăng 19,9%), kết quả là thâm hụt thương mại được thu hẹp và theo đó thâm hụt cán cân vãng lai cũng được thu hẹp

Mặt khác, nếu nhìn vào nguồn thu ngoại tệ của cán cân vãng lai, có thể thấy rõ thâm hụt thương mại đã được tài trợ bởi một lượng lớn ngoại tệ từ nguồn chuyển tiền tư nhân (chủ yếu là chuyển tiền của Việt kiều và chuyển tiền của công nhân lao động làm việc ở nước ngoài), từ năm 2002 đạt mức trên 2 tỷ USD/năm

Lành mạnh và có điểm tích cực

Mặc dù mức thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng nhưng Việt Nam vẫn huy động được một lượng vốn lớn nước ngoài, chủ yếu vẫn là các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA và vay thương mại trung và dài hạn, là những nguồn vốn có tính ổn định cao Mặc dù vốn nước ngoài ngắn hạn vào Việt Nam gia tăng, góp phần tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai nhưng chủ yếu vẫn là vay dưới hình thức nhập hàng trả chậm (L/C trả chậm) nên không chứa đựng rủi ro của việc rút vốn đột ngột Điểm tích cực là ở chỗ trong năm 2003, nguồn ngoại tệ mà hệ thống ngân hàng thương mại trước đây đem gửi ở nước ngoài đã được rút về nước để cấp tín dụng ngoại tệ cho nền kinh tế khi thâm hụt cán cân thương mại gia tăng, phần còn lại bán hoặc gửi tại NHTW góp phần tăng dự trữ quốc tế, và theo đó tăng cường khả năng ổn định cán cân thanh toán cũng như thị trường ngoại hối của NHTW Trong 8 tháng đầu năm 2004, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực, các dự án của những năm trước tiếp tục giải ngân Mặt khác, vốn vay nước ngoài dưới hình thức ODA cũng như các khoản vay thương mại vẫn tiếp tục được thu hút, góp phần cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai

Tóm lại, cán cân vãng lai của Việt Nam vẫn tiếp tục thâm hụt và theo dự báo của một số nhà kinh tế nước ngoài, thâm hụt vào khoảng 5% GDP trong năm 2004 và 2005, nhưng những phân tích trên đây cho thấy mức thâm hụt này vẫn trong tầm kiểm soát Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô về trung hạn, trong quản lý cán cân thanh toán cần quân tâm đến một số khía cạnh như: Thứ nhất, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày càng biến động theo những diễn biến của môi trường kinh tế đối ngoại, có thể thấy rõ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Việt Nam có nhiều biến động, khó dự báo Ngoài ra, dự kiến vào tháng 11 tới, Trung Quốc tham gia vào khối mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và trước mắt giảm thuế tới 7.000 mặt hàng Đây là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đến công tác dự báo Thứ hai, lượng chuyển tiền tư nhân đạt mức trên 2 tỷ USD/năm là nguồn ngoại tệ rất lớn , góp phần làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai nhưng làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ này để đáp ứng nhu cầu chi ngoại tệ của nền kinh tế là việc cần được Chính phủ và các Bộ, ngành đặc biệt quan tâm

Hà Anh

Ngày 15/09/2004 $

Trang 4

3 dự báo của IMF về kinh tế Việt Nam 2009 và cảnh báo tình hìnhkinh tế năm 2009

Posted on February 14, 2009 by Nguyễn Thanh Hải

Tăng trưởng sẽ giảm xuống 5%, lạm phát sẽ xuống mức một con số, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại sẽ giảm…Những dự báo trên về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009 được

đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam công bố chiều 18/12.Đó cũng là những dự báo cơ bản sau chương trình làm việc của một phái đoàn thuộc tổ chức này tại Hà Nội (từ ngày 3/12 đến 18/12) nhằm thảo luận về Tư vấn Điều khoản 4 năm 2008 (trong khuôn khổ Tư vấn Điều Khoản 4, các chuyên gia của IMF tiến hành theo dõi hàng năm các diễn biến và chính sách kinh tế của các nước thành viên để Ban giám đốc IMF thảo luận).

Đối mặt thử tháchVề tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, IMF nhận định: “Sau một vài năm phát

triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với một số thử thách Sau khi phát triển nhanh năm 2007, đà tăng trưởng đã giảm xuống trong năm 2008 vì Chính phủ phải ổn định nền kinh tế đang quá nóng.Trong khi Chính phủ đã đạt được những tiến bộ rất đáng ca ngợi trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thì Việt Nam gần đây bắt đầu gặp phải ảnh hưởng xấu từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang giảm, phản ánh sự đi xuống của các nền kinh tế của những đối tác thương mại chính Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài, hai nguồn chính của hoạt động kinh tế năm 2007, cũng đang giảm xuống từ mức cao do sự suy giảm của các điều kiện kinh tế toàn cầu.Những thách thức bên ngoài này kết hợp với những thách thức bên trong bắt nguồn từ thâm hụt lớn của cán cân vãng lai cũng như những điểm yếu trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp làm tình hình khó khăn hơn”.Trong bối cảnh đó, phái

đoàn IMF có những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế Việt Nam với 3 dự báo chính:Thứ nhất,

do môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,5% trong

năm 2007 xuống 6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm hơn nữa xuống còn 5% trong năm 2009.Thứ

hai, với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức

một con số vào cuối năm 2009, mặc dù lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng

lượng) có thể giảm chậm hơn.Thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với

việc nhập khẩu giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối, nhưng vẫn giữ ở mức cao (9% của GDP) trong năm 2009 và vẫn còn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của Việt Nam tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu).Thông báo của IMF cũng nhận định rằng, với triển vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong những tuần tới Một sự suy giảm của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng đến xuất khẩu và kiều hối và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế và cán cân thanh toán.“Những áp lực này có thể sẽ trầm trọng hơn nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đang xấu đi làm giảm nữa đầu tư trực tiếp và các luồng vốn bên ngoài khác Và cuối cùng, những hoạt động kinh tế chậm lại làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng”, phái đoàn của IMF cảnh báo.

Rủi ro chuyển từ lạm phát sang tăng trưởngVề kết quả của chương trình làm việc của phái

đoàn IMF, thông báo cho biết những cuộc thảo luận về chính sách tập trung vào việc làm thế nào để chèo lái tốt nhất nền kinh tế Việt Nam vượt qua sự suy giảm kinh tế toàn cầu một cách an toàn.Có một nhất trí chung qua chương trình làm việc nói trên là cán cân rủi ro hiện đã chuyển từ lạm phát sang tăng trưởng và điều này đưa đến việc Chính phủ đã đối phó bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa.Tuy nhiên, phái đoàn nhấn mạnh rằng vị thế đối ngoại của Việt Nam không được mạnh như các nước khác trong khu vực và điều đó làm hạn chế khả năng của Chính phủ trong việc theo đuổi các chính sách nới lỏng Dù cho một biện pháp kích cầu nào đó có thể có lý nếu triển vọng kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm, thì gói kích cầu này sẽ cần được tính toán kỹ và đưa ra những ưu tiên để bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương.Cũng theo nhận định của phái đoàn IMF, những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009, do hoạt động kinh tế chậm lại Trong khi vốn và trích lập dự phòng được tăng trong hai năm qua đã tạo ra một chỗ đệm đáng kể, đặc biệt là với những ngân hàng cổ phần lớn, thì vị thế tài chính của các ngân hàng rất có thể sẽ yếu đi trong năm 2009.“Rất mong các nhà chức trách phải chuẩn bị đối phó với những điểm dễ bị tổn thương

Trang 5

đang gia tăng Về vấn đề này, phái đoàn khích lệ những bước đi mà Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện để tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng”, phái đoàn của IMF khuyến nghị.Về trung hạn, quan điểm được đưa ra trong thông báo này là triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009 vẫn có thuận lợi, miễn là Chính phủ vẫn duy trì các chính sách lành mạnh và tiếp tục cải cách để tăng tính cạnh tranh của Việt Nam.Và việc giữ vững đà cải cách trong giai đoạn khó khăn này được IMF xem là “rất quan trọng” để củng cố niềm tin của nhà đầu tư và giúp Việt Nam có vị thế tốt khi kinh tế thế giới thoát khỏi suy yếu.

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w