1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài học và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tại Việt Nam

10 3,5K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á - cuộc khủng hoảng lớn nhất trong khu vực kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế trong khu vực và sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bài học tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tại Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu á - cuộc khủng hoảng lớn nhất trong khu vực kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai - đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế trong khu vực sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Kể từ khi cơn lốc của cuôc khủng hoảng tài chính tiền tệ cuốn theo rất nhiều quốc gia vào vòng xoáy của nó, đến bây giờ cuộc khủng hoảng đã tạm qua đi, tình trạng thị trường đã trở nên ổn định hơn, quá trình khôi phục diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù vậy các nước vẫn còn phải tiếp tục lịch trình tái cơ cấu. Khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu diễn ra vào tháng 7-1997 tại Thái Lan ảnh hưởng tới hệ thống tiền tệ thị trường chứng khoán giá trị các tài sản khác của một vài quốc gia Châu Á, trong đó có nhiều nước đang được coi là những “chú hổ” châu Á. Inđônêxia, Hàn Quốc Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malayxia, Lào Philippines cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan Singapore thì tương đối không bị ảnh hưởng, Nhật Bản tuy được cho rằng không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhưng cũng gặp phải những khó khăn về kinh tế trong dài hạn ngày nay dang dần vượt qua. I.Vậy đâu là những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á? - Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn. Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị trường vốn. trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất. Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP. Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết. - Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp. Cũng giống như việc nối các thị trấn nhỏ với đường cao tốc mà trước đó không trang bị cho chúng hệ thống đường xá cảnh sát giao thông phù hợp để giám sát việc tuân thủ luật lệ, sẽ thật liều lĩnh khi mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển với thị trường vốn quốc tế mà chưa xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp đào tạo được đội ngũ cán bộ liêm khiết. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế. Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) Singapore (19%), tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế. - Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn. Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì nguồn cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của họ. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do sự “tắc trách” của người châu Á gây ra. Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức cân bằng hoặc thặng dư, không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều là do những thay đổi về mô hình của hoạt động trung gian tài chính quốc tế. Thứ nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thập niên 90 đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Vì thế, các giám đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn, thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm. Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Ví dụ như ở Mỹ, việc thâm hụt ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên đã dẫn đến tốc độ lạm phạt giảm do đó lãi suất giảm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình thâm hụt thương mại. khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tài chính châu Á chao đảo. Liệu điều tương tự có thể xảy ra lần nữa? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng, đã có khá nhiều thảo luận về việc hình thành một “kiến trúc tài chính toàn cầu”. Tuy nhiên từ đó đến nay, cái “kiến trúc” đó hầu như không có gì thay đổi. Vẫn chưa có được những công cụ điều tiết luồng vốn một cách hiệu quả. Về hành lang pháp lý, đã có nhiều cải tiến kể từ năm 1997. Giờ đây nhiều ngân hàng của châu Á hoạt động bền vững hơn, với tỷ lệ vốn lưu động tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tuy nhiên, trình độ quản lý vẫn chưa được cải thiện. Một cuộc điều tra gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy trên thực tế, chất lượng ở 4 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - Indonesia, Malaysia, Philippines Thái Lan - thậm chí còn có chiều hướng kém đi so với năm 1997, ở 6 thước đo: trách nhiệm quản lý, sự ổn định chính trị, hiệu quả của chính phủ, chất lượng của hệ thống luật pháp, sự tuân thủ pháp luật tình hình kiểm soát tham nhũng. Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp gián tiếp nước ngoài (FDI FPI) chứ không phải là đầu tư ngắn hạn. Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường hàng hóa hoạt động đầu tư tư nhân. như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo, nếu tình trạng mất cân đối trên thị trường tài chính quốc tế không được giải quyết một cách nhịp nhàng thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nói như nhà soạn kịch Eugene O'Neill, không có hiện tại hay tương lai, mà chỉ có quá khứ cứ lặp đi lặp lại. Cách nói này có thể hơi cường điệu. Có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói rằng lịch sử luôn lặp lại, nhưng có một chút thay đối. Nếu khôn ngoan thận trọng, chính phủ các nước sẽ cố gắng tìm ra sự khác biệt đó để có các biện pháp đề phòng. II. Tác động bài học kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính tới Việt Nam Từ khi “đổi mới” Việt Nam ngày càng mở rộng cửa hướng tới khu vực thị trường thế giới, do đó cũng đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Trên con đường chuyển đổi cơ chế hội nhập Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu cũng như phải đối đầu với không ít thách thức. - Tác động tiêu cực: + xét về lĩnh vực thương mại: dưới thời kì kế hoạch hoá, Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc giao dịch thương mại nước ngoài. Tại thời điểm đó, Liên Xô cũ Đông Âu là những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Tất cả mọi giao dịch đều do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + xuất khẩu: Sau đổi mới năm 1986, xuất khẩu được coi là mục tiêu số một. Rất nhiều chính sách đã được thi hành. Tự do hoá thương mại bằng việc giảm bớt sự hạn chế của hệ thống thuế quan phi thuế quan nhằm khuyến khích người xuất khẩu. Năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu đạt 23,5%. Năm 1991, tỷ lệ này giảm xuống -13,2% bởi sự tan rã của Liên bang Xô viết Đông Âu, những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Những năm sau, Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu mới, đó là các quốc gia Đông Á như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng thương mại tăng nhanh vượt 30% năm 94, 95, 96. Những con số này có xu hướng giảm từ năm 94 giảm mạnh vào năm 97 98 do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảngChâu Á vì nước ta chủ yếu dựa vào thị trường này để phát triển xuất khẩu. + Về nhập khẩu: tỷ lệ này là 7,3% năm 1990, sau đó giảm xuống -15,1% năm 1991, sau sự tan rã của Liên Xô cũ Đông Âu. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu đã tăng lại đạt tới 54,4% năm 93. Nhập khẩu tăng mạnh như vậy bởi quá trình phát triển công nghiệp cần nhiều nguyên liệu trang thiết bị. Đến năm 94 thì con số nhập khẩu lại giảm xuống vì nên kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính khu vực, giảm xuống 4% năm 97 -0,8% năm 98. + Nguồn vốn FDI: nói chung nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau, từ 1988 đến 1990, từ 1991 đến 1995 từ 1996 đến nay. Trong giai đoạn đầu từ 1988 đến 1990, nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam không đáng kể. Chỉ có 37 dự án được cấp phép vào năm 1988 với mức vốn 371,8 triệu đôla, con số này tiếp tục tăng trong những năm sau, tốc độ tăng trưởng từ 56,6% năm 1989 giảm xuống 44% năm 1990. Giai đoạn hai, được đánh dấu bởi sự tăng lên vượt bậc của dòng vốn FDI. So với thời kì trước, năm 1991 dòng vốn đạt con số 1322,3 triệu đôla, tốc độ tăng trưởng của FDI tăng mạnh từ 57,5% lên 63,7% rồi lần lượt là 33,9%; 29,8% 73,4% trong các năm 1992, 1993, 1994, 1995. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy những nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tin tưởng viễn cảnh kinh tế Việt Nam. Nhưng đến giai đoạn ba, từ 1996 đến 1998, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam ngày càng giảm. Khoản tiền cho các dự án giảm 16% năm 1996, 45,3% năm 1997, 16,1% năm 1998. Cuộc khủng hoảng tài chínhChâu Á năm 1997 ảnh hưởng lớn đến dòng vốn chảy vào Việt Nam nguồn vốn FDI ở Việt Nam giảm mạnh trong 2 năm 97 – 98. Từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với nhiều khó khăn tài chính, nhiều người đã phải thu hồi những khoản đầu tư ở nước ngoài, nhiều người khác không thể đầu tư thêm ra hải ngoại. Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi FDI bị rút khỏi đất nước vì chúng ta phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tư Châu Á. 60% nguồn vốn FDI tới từ các quốc gia Châu Á, 1/4 trong số đó là từ các nước ASEAN, nơi mà cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện đầu tiên tiếp tục ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. + Thất nghiệp: Trong một nghiên cứu gần đây của Bộ Lao động thương binh xã hội chỉ ra rằng lượng thất nghiệp trên toàn quốc tăng lên 6,6% trong lực lượng lao động năm 98. Lực lượng lao động nước ta tăng 1,1 triệu người hàng năm. Việc rút vốn FDI khiến cho càng có nhiều hơn những người thất nghiệp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại tạm ngừng sản xuất, càng làm cho vấn đề việc làm khó giải quyết hơn. + Lượng khách du lịch tới Việt Nam trong năm 98 giảm 10% so với năm trước đó, giảm 1,5 triệu còn giảm hơn trong năm 99. Các khách sạn ở Tp. HCM phải đối mặt với khó khăn vì thiếu khách. Mặc dù giá phòng cho thuê đã giảm từ 30% tới 50% nhung tỷ lệ phòng có người đặt ở các khách sạn Tp. HCM chỉ đạt 35% các công ty du lịch bị ảnh hưởng mạnh bởi việc khách hàng giảm đáng kể. Lý do của việc này là do sự giảm đáng kể của lượng khách đến từ Châu Á, nơi mà chiếm tới 70% tổng lượng khách du lịch vào Việt Nam. Lý do thứ hai là bởi việc sụt giảm trong nguồn vốn FDI khiến cho một lượng lớn doanh nhân nước ngoài không tới Việt Nam nữa. - Tác động tích cực: Bên cạnh không ít ảnh hưởng tiêu cực, Việt Nam vẫn thu được những tác động tích cực. Vì lạc hậu về công nghệ trang thiết bị mà sản phẩm làm từ Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với những sản phẩm tương tự tại các quốc gia láng giềng không chỉ trên thị trường thế giới mà còn ở ngay cả thị trường khu vực. Công nghệ mới trở nên cấp thiết. Khi cuộc khủng hoảng khu vực xảy ra, máy móc, trang thiết bị trở nên rẻ hơn, khuyến khích các doanh nhân Việt Nam đầu tư trang bị mới các xí nghiệp của họ sao cho hiệu quả nhất có thể như trường hợp nhà máy nhựa dệt may. Việt Nam giờ đây có thể tranh thủ thêm một số bài học rút ra từ khu vực điều chỉnh chính sách nhằm ngăn chặn khủng hoảng. Thực tế từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng khu vực đến này, đã có một loạt các chủ trương chính sách chương trình mới theo hướng cải cách nhận thức rõ sự cần thiết phải đạt được những tiến bộ lớn hơn về những biện pháp cải cách cụ thể như Nghị quyết 4 của Trung Ương Đảng tháng 12/1997, chính thức kêu gọi đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thái độ thận trọng hơn của nhà nước khi bảo lãnh vay nợ của các doanh nghiệp, những cải tiến trong quy định về đầu tư nước ngoài trực tiếp.v.v. Vấn đề là làm sao cho những chủ trương chính sách này đi vào hoạt động. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Khả năng đầu tư tài chính từ các nước trong ngoài khu vực giảm xuống có nghĩa tốc độ tài trợ của nước ngoài vào Việt Nam sẽ được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tốc độ cải cách thực tế, như vậy giảm tình trạng đầu tư có tính rủi ro cao hay quá mức cần thiết. Trong tương lai, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chú ý nhiều hơn tới tính hợp lý của môi trường đầu tư tổng thể khả năng thương mại của từng khoản đầu tư cụ thể. Việc tăng cường sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực để giành được vốn đầu tư nước ngoài mà giờ đây trở nên khan hiếm hơn cuối cùng sẽ tác dụng thúc đẩy Việt Nam tiến hành các biện pháp cải cách cụ thể hơn nhằm thu hút được một phần đầu tư nước ngoài này tránh bị tụt hậu quá nhiều so với các nước khác trong khu vực. - Vậy tại sao cuộc khủng hoảng lại ít ảnh hưởng đến Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm gần đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu vốn nước ngoài (FDI ODA), nay các nguồn này đang có chiều hướng giảm sút. Tỷ lệ tiết kiệm đầu tư trong nước thấp, bởi vậy sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. Cán cân thanh toán vãng lai cán cân thương mại thâm hụt kéo dài ở mức cao so với GDP gây sức ép với tỷ giá hối đoái tăng số dư nợ nước ngoài của Việt Nam. Bội chi ngân sách nhà nước kéo dài ở mức cao gây sức ép tăng vay nợ làm hao hụt dự trữ ngoại tệ vốn đã nhỏ bé của nước ta. Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng khá nhanh từ sau khi nước ta bình thường hoá quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế. Cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý, hệ thống tài chính ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu còn non yếu trong quản lý, kinh doanh, đặc biệt trong khâu phòng ngừa rủi ro. Những nguyên nhân trên là lí do chính tại sao Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực tuy vậy không nặng nề như các quốc gia khác do: + Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, chưa nhập sâu vào thị trường tài chính khu vực, tại thời điểm khủng hoảng thị trường chứng khoán chưa hình thành. Đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi tự do nên ít chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng. + Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp, dài hạn (chiếm trên 80%). + Nợ nước ngoài chủ yếu là nợ chính phủ từ nguồn ODAvà chủ yếu là nợ trung, dài hạn (chiếm 90%) nên sức ép đột biến của viêc thanh toán nợ không mạnh. Việc vay trả nợ của các doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ thông qua ngân hàng nhà nước. + Chính sách tỷ giá được điều chỉnh từng bước linh hoạt. Cụ thể từ năm 1986 đến 1990 tỷ giá đồng Việt Nam so với USD tăng từ 80 VND/USD lên 6.500 VND/USD. Năm 1991 lên 12.000 VND/USD. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Việc giảm đáng kể cán cân thâm hụt thương mại (nhập siêu năm 97 giảm 37,5% so với năm 96, 8 tháng đầu năm 98 giảm 9,2% so với cùng kì năm 97). Tiến bộ trong giải ngân ODA FDI so với các năm trước đã góp phần làm giảm sức ép về cán cân thanh toán của Việt Nam. - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Câu hỏi đặt ra sau một loạt những nhìn nhận đánh giá về cuộc khủng hoảng chínhbài học nào đáng để cho nền kinh tế Việt Nam học tập từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997? Trong một thời gian dài, nhiều nền kinh tế trong khu vực có thể phát triển nhanh nhờ việc đi vay của nước ngoài, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Điều này thực chất vượt quá tiềm năng nội lực của các quốc gia này. Tốc độ tăng trưởng cao thì kết quả là nợ nước ngoài cũng tăng cao, trong đó các khoản nợ ngắn hạn cũng chiếm vai trò quan trọng dẫn tới kết cục như trên. Việc đầu tư không thích hợp hiệu quả, đầu tư bất động sản tiếp tục bùng nổ trong khi thực tế thì các văn phòng, khách sạn căn hộ đang phải nếm trải sự thiếu vắng khách hàng phần lớn các khoản đầu tư tài chính đều bằng tiền đôla vì lãi suất của các khoản vay loại này thấp hơn so với vay bằng đồng nội tệ. Không có bất kì một sự quan tâm nào tới tính nguy hiểm của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Ấn định tỷ giá hối đoái trong một thời gian dài dẫn tới nâng giá trị tiền tệ cạnh tranh không hiệu quả. Hệ thống ngân hàng yếu kém, tín dụng bị tiêu dùng cạn kiệt tới mức chúng trở nên không thể quản lý nổi các khoản vay xấu tăng lên. Xuất khẩu – chiến lược này đã giúp cho các quốc gia Đông Nam Á đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Nhưng khi phải đối mặt với sự không ổn định của thị trường quốc tế thì nó lại trở nên rất dễ bị tấn công. Trường hợp của Việt Nam thì sao? Có thể nói rằng tình trạng hiện thời cho thấy nguy cơ khủng hoảng đang ngày càng nổi lên trong nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng hệ thống 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 pháp lý tương đối yếu. Lĩnh vực bất động sản, cả trong ngoài nước gặp phải những rắc rối liên quan đến việc một lượng lớn bất động sản đang ách tắc không có người mua hay thuê. Sự xây dựng các căn hộ cao cấp các khách sạn vượt quá nhu cầu. FDI đang giảm nhanh. Trong thời gian ngắn, sự vắng mặt các thị trường vốn tiền tệ không dễ dàng chuyển đổi, Việt Nam vẫn có thể tiến lên. Nhưng trong dài hạn Việt Nam cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tài chính để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Thủ tục đầu tư được khuyến khích đơn giản hoá là thực sự cần thiết để thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài nhằm duy trì mở rộng các hoạt động kinh tế trong tương lai. Trên cơ sở đó ta tóm lược được ba bài học chính sau: Bài học 1: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả kinh té quốc gia là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững phải trở thành một mục tiêu chỉ tiêu của quản lý kinh tế đất nước, quản lý ngành, quản lý doanh nghiệp. Để khắc phục sự thiếu chú ý đúng mức đến hiệu quả sản xuất kinh doanh phát triển, cần đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế phải báo cáo hàng năm của mỗi địa phương mỗi ngành cả nước các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận tỉ suất giá trị gia tăng trên vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành các thành phần kinh tế, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động của chỉ số ICOR với mỗi địa phương cả nước. Bài học 2: Để các doanh nghiệp nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn vay để đầu tư phải tương đương hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Như vậy để phát triển bền vững lãi suất tín dụng chủ yếu hình thành qua hệ thống cung cầu vốn trên thị trường chứ không phải dựa vào ý chí của nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp sản phẩm doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp sẽ càng phát triển nhanh hiệu quả kinh doanh cao nếu càng vay được nhiều vốn. Tức là vay vốn mà lại phát triển bền vững. Bài học 3: cần có một tổ chức chuyên trách của chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước quốc tế, cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề xuất các chính sách điều tiết cần thiết bảo đảm phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối cao. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tóm lại, xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính khiến lượng vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ngày càng tăng. Xu hướng này làm gia tăng, song song với các cơ hội mới, là nguy cơ khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đó là vì hệ thống tài chính dễ bị tổn thương của các nước này phản ứng dây chuyền giữa các nền kinh tế này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở một nền kinh tế. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng như sự hợp tác giữa các nền kinh tế, điều kiện tiên quyết để bảo vệ một nước đang phát triển khỏikhủng hoảng tài chính là tự tăng cường hạ tầng tài chính về nhiều phương diện. Nổi bật là những nhà quản lý những chủ thể lớn có liên quan phải tham gia xây dựng một hành lang pháp lý tinh vi để một mặt nó phải cởi mở minh bạch để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng trước hết, như bài học từ cuộc khủng hoảng tài chínhchâu Á, phải đảm bảo được sự ổn định phát triển bền vững cho cả hệ thống tài chính kinh tế của đất nước. 10

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w