1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.

25 2,6K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 : “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Đề tài: Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1 Bản chất của thủ tục phân tích.

1.1.Khái niệm.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 : “Quy trình phân tích là việcphân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xuhướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tinliên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Nói theo cách khác thủ tục phân tích chính là cách thức xem xét các mối quan

hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợpcác phương pháp đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối…giữa các chỉ số củacùng 1 chỉ tiêu hoặc của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau, hoặc giữa các bộ phận

cấu thành chỉ tiêu đó Do bản chất của thủ tục phân tích liên quan đến các trị số của chỉ tiêu, trị số của tỷ suất nên thủ tục phân tích thuộc loại trắc nghiệm độ tin cậy và nằm trong thử nghiệm cơ bản

1.2.Các nội dung chính trong quá trình thực hiện phân tích.

Thủ tục phân tích thường gồm 3 nội dung chính trong quá trình thực hiện, đó

là : Dự đoán, so sánh và đánh giá.

- Dự đoán : là việc kiểm toán viên xây dựng các ước đoán về số dư của tài

khoản, giá trị của một nghiệp vụ hay giá trị của các chỉ tiêu, tỷ suất …

- So sánh : là việc kiểm toán viên so sánh số dự đoán của mình với số liệu trên

báo cáo để tìm ra các chênh lệch và biến động bất thường

- Đánh giá : là việc kiểm toán viên sử dụng các phương pháp chuyên môn và

cùng với các kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát để phân tích và kết luận về cácchênh lệch khi so sánh

Trang 2

2 Các loại thủ tục phân tích

2.1.Phân tích tính hợp lý chung.

- Khái niệm: Phân tích tính hợp lý chung là phân tích tổng quát dựa trên cơ sở

những so sánh cơ bản như : so sánh giữa giá trị sổ sách với giá trị ước tính củakiểm toán viên (ví dụ : chi phí lương, chi phí khấu hao), so sánh giữa số liệu thực

tế với số liệu dự toán và kế hoạch (kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua hàng, bánhàng) , so sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu chung của ngành ( như tỷ suấtđầu tư, tỷ lệ lãi gộp), song đặc biệt trong trường hợp so sánh với các chỉ tiêu củađơn vị khác trong ngành, kiểm toán viên cần chú ý về mức độ thống nhất trong quy

mô cũng như cách thức tổ chức quản lý, tổ chức hạch toán giữa các đơn vị trongngành và đơn vị khách hàng (chẳng hạn như phương pháp tính khấu hao, phươngpháp trích lập dự phòng, phương pháp tính giá hàng tồn kho,…)

- Ưu điểm: Phân tích tính hợp lý chung giúp kiểm toán viên điều tra, phát

hiện được những sai lệch lớn trên báo cáo tài chính hoặc những xu hướng biếnđộng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viêncần phải xem xét, thẩm định Mặt khác, thông qua phân tích tính hợp lý chung,kiểm toán viên sẽ tìm hiểu được rõ hơn về công việc kinh doanh của khách hàng,

về điểm mạnh và thế yếu của khách hàng, và cũng nhờ đó mà có thể hình thànhnên những dự đoán về rủi ro tiềm tàng

- Nhược điểm: Phân tích tính hợp lý chung chỉ có thể tìm ra được những sai

phạm hay bất thường lớn, mang tính chất chung chung và tổng quát nhất, chưa thể

đi sâu vào tìm ra sai phạm cụ thể Không những vậy, để có thể có những kết luậnxác đáng kiểm toán viên không thể so sánh các chỉ tiêu ở một thời điểm mà phải sosánh trong một khoảng thời gian nhất định

2.2.Phân tích xu hướng.

- Khái niệm: Phân tích xu hướng hay còn gọi là phân tích ngang là quá trình

phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản hay số dư nghiệp vụ

Trang 3

Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng trong so sánh thông tintài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước, so sánh thông tin tài chính giữacác tháng trong kỳ, hay so sánh số dư hoặc số phát sinh của các tài khoản cần xemxét giữa các kỳ nhằm phát hiện những biến động bất thường để qua đó kiểm toánviên tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết Vì phân tích xu hướng so sánh thông tingiữa hai kỳ, hai giai đoạn nên để có thể đem lại hiệu quả cao, kiểm toán viên nênphân tích trong những khoảng thời gian dài hơn, ít nhất là 3 năm hoặc 5 năm.Chẳng hạn, khi xem xét về khả năng tiêu thụ, nếu chỉ so sánh số liệu của hai nămthì rất khó có thể đưa ra con số dự đoán chính xác về doanh thu, giá vốn, cũng như

số lượng hàng hoá sẽ bán trong năm nay

- Ưu điểm: Phân tích xu hướng thường cho hiệu quả rõ rệt với những số dư

hoặc loại nghiệp vụ được đánh giá có khả năng biến đổi lớn nhưng giá tri ghi sổkhông biến đổi hay biến đổi rất ít

- Nhược điểm: Trong ba loại phân tích phổ biến thì phân tích xu hướng đemlại độ tin cậy là thấp nhất vì kỹ thuật này chủ yếu dựa vào số liệu của năm trước để

dự đoán

2.3.Phân tích tỷ suất.

- Khái niệm: Phân tích tỷ suất hay phân tích dọc là sự so sánh giữa các

thương số được tính ra trên cơ sở hai chỉ tiêu có liên quan Các tỷ suất có thể đượcphân tích theo thời gian hoặc so sánh giữa các đơn vị hay giữa các bộ phận khácnhau có điều kiện tương tự Một điều cần chú ý là khi phân tích tỷ suất đồng thờicũng phải xem xét cả xu hướng của tỷ suất đó

Trong kiểm toán tài chính, nếu phân chia theo loại hình biểu hiện của cácnhân tố trong tỷ suất (tử số và mẫu số), thì phân tích tỷ suất xem xét các loại quan

hệ sau :

Trang 4

 Tỷ suất giữa số phát sinh nghiệp vụ với số dư một tài khoản Ví dụ như tỷsuất giữa doanh thu thuần với tổng tài sản, giữa chi phí khấu hao với tài sảnđược tính khấu hao,…

 Tỷ suất giữa số phát sinh loại nghiệp vụ này với loại nghiệp vụ khác có liênquan (như tỉ suất giữa hàng bán trả lại với doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu,…)

 Tỷ suất giữa số dư một tài khoản với số dư tài khoản khác có liên quan Ví

dụ như tỷ suất tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn, tỷ suất tài sản cố định hữuhình trên tổng tài sản, tỷ suất dự phòng hàng tồn kho với tổng giá trị hàngtồn kho,…

 Tỷ suất giữa chỉ tiêu tài chính với chỉ tiêu khác có liên quan đến hoạt động(như tỷ suất tổng chi phí lương trên tống số công nhân viên, tỷ suất giữachi phí bán hàng với tổng số lượng hàng bán,…)

Còn nếu phân chia tỷ suất theo các nhóm nội dung kinh tế thì kiểm toán viêncần quan tâm tới các nhóm tỷ suất sau :

 Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán : bao gồm tỷ suất khả năng thanh toánchung (hiện thời), tỷ suất khả năng thanh toán nhanh, và tỷ suất khả năngthanh toán tức thời

 Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời : gồm tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu,

tỷ suất lãi gộp trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu,…

 Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính : tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định, tỷ suất

tự tài trợ, tỷ suất nợ,…

 Nhóm tỷ suất về hoạt động : tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng tài sản, tỷ suấtlợi tức tài sản cố định, tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản (ROA), tỷ suấtdoanh thu trên vốn chủ sở hữu (ROE), …

- Ưu điểm : phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài

chính của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành Phân tích tỷ suất

Trang 5

được dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có liên quan nên việc phântích tỷ suất cũng đem lại thông tin có giá trị.

- Nhược điểm : Phân tích tỷ suất được thực hiện chủ yếu đối với khoản mục

trên Báo cáo kết quả kinh doanh và số dư trên Bảng cân đối kế toán Song, phântích tỷ suất thường không mang lại hiệu quả cao đối với các số dư trên Bảng cânđối kế toán vì các số dư này chỉ mang tính thời điểm Do vậy phân tích tỷ suấtthường được áp dụng nhiều hơn trong phân tích các khoản mục trên Báo cáo kếtquả kinh doanh

2.4.Các thủ tục phân tích khác

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 mục 7: “Trong quá trình thựchiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương phápkhác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sửdụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến”

Chính vì vậy, ngoài ba loại thủ tục phân tích phổ biến ở trên, kiểm toán viên

còn có thể sử dụng một số loại hình phân tích khác như phân tích thống kê, phân tích theo mô hình Dupont, phân tích các áp lực cạnh tranh,…Sở dĩ cần phải sử

dụng đến các kỹ thuật phân tích phức tạp vì các thủ tục phân tích cơ bản tuy đơngiản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí nhưng chỉ được thực hiện chủ yếu trên Báo cáotài chính, khả năng kế hợp với việc phân tích các thông tin phi tài chính lại chưacao Do vậy trong nhiều trường hợp kiểm toán viên cần phải sử dụng các thủ tụcphân tích phức tạp hơn vì các kỹ thuật phân tích phức tạp có thể gắn kết các thôngtin phi tài chính với thông tin tài chính và thông tin hoạt động Bên cạnh đó kỹthuật phân tích phức tạp có thể gắn kết được nhiều dữ liệu với nhau hơn và đem lạikết quả có ý nghĩa hơn Dưới đây là hai loại phân tích phức tạp thường hay được

sử dụng :

- Phân tích thống kê: Phân tích thống kê (hay phân tích hồi quy) là một

phương pháp thống kê giúp kiểm toán viên so sánh tỉ mỉ số liệu cho hai hoặc nhiều

Trang 6

biến, hay theo một cách khác, phân tích thống kê giúp kiểm toán viên có thể đánhgiá về giá trị của một biến dựa vào giá trị của các biến khác dựa trên môi tươngquan về thời gian Theo cách phân tích này, biến được đem ra dự đoán sẽ được xâydựng theo một mô hình quan hệ nào đó với các biến liên quan, thường được mô tảtheo dạng :

Yi = α +βXi +εiXi +εii

Trong đó : Yi là biến cần dự đoán, Xi là biến có thể biết được để hỗ trợ cho

dự đoán, α và βXi +εi là hai tham số hồi quy dùng để xác định mối quan hệ giữa Xi và

Yi, εii là sai số ngẫu nhiên phản ánh mối quan hệ không thể dự đoán một cáchchính xác

- Phân tích theo mô hình Dupont: Phân tích theo mô hình Dupont là việc

phân tích mà trong đó một chỉ tiêu tài chính được phân tích dưới dạng tổng hợp từcác chỉ tiêu tài chính khác Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ suất tổnghợp thành tích số của một số tỷ suất có mối liên hệ với nhau, do đó cho phép kiểmtoán viên xem xét ảnh hưởng của các tỷ suất đó tới tỷ suất tổng hợp Phương phápphân tích theo mô hình Dupont thường được sử dụng để phân tích các tỷ suất ROA(khả năng sinh lời của tài sản) và ROE (khả năng sinh lời của vốn)

3 Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Thủ tục phân tích do có ưu điểm là tương đối đơn giản, hiệu quả cao, tốn ítthời gian và chi phí mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác

và có giá trị về mặt kế toán, giúp kiểm toán viên đánh giá được tổng thể mà khôngkhông bị dàn trải bởi các nghiệp vụ cụ thể Chính vì vậy mà thủ tục phân tích được

sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán và được xem là rất hữuích

3.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Các bước công việc cần thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổngquát bao gồm : chuẩn bị kế hoạch kiểm toán; thu thập thông tin cơ sở; thu thập

Trang 7

thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng; đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

và cuối cùng là tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và thông tin

về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên cần phải tiến hành phân tích

sơ bộ các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch nhằm xác địnhthời gian, nội dung cũng như bản chất các thử nghiệm kiểm toán sẽ được thực hiện

để thu thập bằng chứng

 Mục đích áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

 Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanhcủa khách hàng cùng với những biến đổi quan trọng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, các thay đổi về chính sách kế toán cũng như cácvấn đề liên quan đến khả năng tiếp tục hoạt động

 Soát xét các biến động bất thường trong Báo cáo tài chính từ đó xácđịnh vùng có rủi ro

 Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toánkhác

 Phương pháp tiến hành

Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước

sau :

 Bước 1 :Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính

Trong bước này, kiểm toán viên phải thu thập tất cả các thông tin từ doanhnghiệp gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến quá trìnhkinh doanh của đơn vị Các thông tin cần thu thập bao gồm :

 Thu thập thông tin tài chính từ phía khách hàng lập cho kỳ kếtoán hiện tại và các kỳ kế toán trước

Trang 8

 Thu thập các số liệu kế hoạch, dự toán, hoặc các tài liệu kháccủa khách hàng mà kiểm toán viên tin tưởng số liệu đó được lậptrên cơ sở hợp lý.

 Thu thập các thông tin phi tài chính như : giấy phép thành lập,điều lệ công ty, biên bản họp hội nghị cổ đông, các hợp đồngcam kết quan trọng, hay số lượng công nhân viên, số lượnghàng mua và bán, …Các thông tin này chủ yếu được sử dụng đểxác định sự phù hợp của số liệu trên Báo cáo tài chính so vớinhững hiểu biết, đánh giá của kiểm toán viên về hoạt động kinhdoanh của khách hàng

 Bước 2 : So sánh thông tin.

Sau khi đã thu thập được thông tin tài chính và phi tài chính, kiểm toán viêntiến hành so sánh, phân tích Mục tiêu của việc phân tích này chính là khoanh vùngrủi ro, kiểm toán viên cần phải chú ý tới các vấn đề như :

 Những biến động bất thường hay những biến động dự kiến sẽxảy ra nhưng thực tế lại không xuất hiện ở các khoản mục hoặc

số dư Chẳng hạn doanh thu trong kỳ tăng lên rõ rệt song khoảnmục giá vốn lại tăng không đáng kể

 Các mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tàichính Ví dụ : số lượng công nhân viên trong kỳ tăng lên với tỷ

lệ khá cao, trong khi đó tổng quỹ lương gần như không có sựbiến đổi

Sau khi đã xác định được vùng có rủi ro, kiểm toán viên tiếp tục tiến hànhbước tiếp theo đó là đánh giá kết quả

 Bước 3 : Đánh giá kết quả

Sau khi đã so sánh, kiểm toán viên đánh giá kết quả phân tích ban đầu để xemcác kết quả đó có phù hợp với nhận định và hiểu biết của kiểm toán viên hay

Trang 9

không Nếu như có biến động lớn so với dự đoán thì kiểm toán viên cần phải traođổi với ban giám đốc để có sự giải thích về những biến động đó Trong trường hợpkiểm toán viên đánh giá những giải thích của ban giám đốc là chưa thực sự hợp lýthì cần phải ghi chú những vấn đề này trong quá trình lập chương trình kiểm toán

và nhận định những sai sót tiểm tàng có thể ảnh hưởng tới số dư tài khoản

3.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

 Mục đích áp dụng thủ tục phân tích trong thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được xem như là một thử nghiệm cơbản bên cạnh các thử nghiệm chi tiết Việc sử dụng thủ tục phân tích nhằm cácmục đích sau :

 Giúp kiểm toán viên hiểu biết sâu hơn nữa về hoạt động kinh doanhcủa khách hàng và chính sách quản lý của khách hàng

 Thông qua thủ tục phân tích chi tiết kiểm toán viên sẽ thu thập đượcbằng chứng kiểm toán có chất lượng, đáng tin cậy với chi phí thấp,đồng thời giảm thiểu được các thử nghiệm chi tiết, tiết kiệm thời gian.Thủ tục phân tích thường cung cấp bằng chứng đáp ứng được nhiều

cơ sở dẫn liệu, xác định được các vấn đề khó có thể phát hiện đượcnếu như kiểm toán viên bỏ qua thủ tục này mà thực hiện ngay thửnghiệm chi tiết Thủ tục phân tích hướng kiểm toán viên tới nhữngkhoản mục chứa đựng nhiều rủi ro để từ đó có thể tập trung thực hiệncác thử nghiệm chi tiết với những khoản mục trọng yếu vừa được pháthiện

 Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán viêncòn có thể xác định được rủi ro hoặc sự hoạt động kém hiệu quả của

hệ thống kiểm loát nội bộ mà trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánchưa phát hiện được

 Phương pháp tiến hành

Trang 10

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích thường được thực hiện

và phạm vi của các thử nghiệm chi tiết và trong giai đoạn này thủ tục phân tích nênđược vận dụng cho tất cả các số dư cũng như khoản mục trọng yếu Thông thườngthủ tục phân tích chi tiết được thực hiện qua các bước sau :

 Bước 1 : Phát triển một mô hình.

Thực chất của bước này chính là việc kiểm toán viên xác định số dư haykhoản mục cần kiểm tra, sau đó hình thành các mối quan hệ giữa khoản mục đóvới các nhân tố khác có ảnh hưởng, đây có thể coi như là việc xây dựng một môhình phân tích Các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình được coi là các biến (có thể làbiến tài chính hoặc biến hoạt động) Chẳng hạn chi phí lương có thể được xâydựng theo một mô hình mà trong đó các biến số sẽ là số lượng sản phẩm và đơngiá tiền lương hoặc số lượng công nhân viên và mức tiền lương bình quân Kiểmtoán viên cũng cần phải chú ý rằng việc xác định các biến cụ thể trong mô hình cònphụ thuộc vào mục đích của việc áp dụng thủ tục phân tích, thủ tục phân tích đóđược áp dụng để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay dự đoán biến động so với tàikhoản năm trước Ví dụ, khi dự đoán về doanh thu của một khách sạn, nếu nhưmục đích dự đoán khoản mục này dựa vào các yếu tố của năm hiện tại thì có thểcác biến xây dựng trong mô hình phân tích sẽ là tổng số phòng, tỷ lệ số phòng chothuê trong năm và giá thuê phòng Nhưng nếu mục đích dự đoán doanh thu nămnay dựa vào doanh thu năm trước thì các biến sẽ khác đi, có thể là giá thuê phòng,

tỷ lệ biến động thuê phòng năm nay so với năm trước và doanh thu năm trước

Để có thể tăng tính chính xác cho việc xây dựng mô hình, kiểm toán viên nênchi tiết hoá dữ liệu, có nghĩa là sẽ không xây dựng mô hình cho khoản mục tổnghợp mà chia nhỏ khoản mục đó ra thành nhiều tiểu mục hay tiểu số dư và tiếnhành phân tích cho từng tiểu mục (hay tiểu số dư) Ví dụ khi áp dụng phân tích chokhoản mục giá vốn, kiểm toán viên có thể chi tiết khoản mục này theo loại sản

Trang 11

phẩm (nếu như chủng loại sản phẩm không quá nhiều) hoặc cũng có thể chia giávốn trong năm thành 12 khoản mục theo từng tháng.

 Bước 2 : Xem xét tính độc lập, tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ.

Tính độc lập, tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình

có một vai trò rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác củacác ước tính và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích Để đánhgiá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét các yếu tố sau:

 Nguồn của dữ liệu : Dữ liệu có nguồn gốc từ nguồn bên ngoài có

độ tin cậy cao hơn nguồn dữ liệu từ bên trong doanh nghiệp.Với nguồn dữ liệu từ bên trong, nếu chúng độc lập với ngườichịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán thì độ tin cậy cũngcao hơn và những dữ liệu đã được kiểm toán năm trước có độtin cậy cao hơn những dữ liệu chưa được kiểm toán

 Hệ thống kiểm soát nội bộ : nếu một hệ thống kiểm soát nội bộ

có hiệu lực thì dữ liệu thu được sẽ có độ tin cậy cao hơn

 Tính liên đới của các dữ liệu : nếu như thông tin từ nhiều nguồn

dữ liệu khác nhau cùng xác minh cho một vấn đề, thì thông tin

đó sẽ đáng tin cậy hơn Chính vì vậy, kiểm toán viên nên mởrộng phạm vi dữ liệu sử dụng

 Bước 3 : Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ.

Sau khi đã xây dựng được mô hình và xem xét độ tin cậy, độc lập của dữ liệu,kiểm toán viên cần thực hiện tiếp 3 nội dung công việc nữa trong bươc thứ 3 đó là:

 Ước tính giá trị

Dựa vào mô hình cũng như các mối quan hệ và sự biến động hợp lý, kiểmtoán viên ước tính cho số dư hay khoản mục đang phân tích

 Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được(Threshold)

Trang 12

Số chênh lệch có thể chấp nhận được là số chênh lệch tối đa giữa ước tính củakiểm toán viên với giá trị ghi sổ mà kiểm toán viên cảm thấy có thể chấp nhậnđược Khi số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính của kiểm toán viênnhỏ hơn Threshold thì kiểm toán viên không cần kiểm tra thêm Ngược lại, nếu lớnhơn thì kiểm toán viên cần làm rõ nguyên nhân gây ra số chênh lệch đó, công việcnày sẽ được thực hiện trong bước 4 Khi xác định giá trị trọng yếu Threshold, kiểmtoán viên cần quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng như là : giá trị trọng yếu chi tiết(MP) căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, chỉ số về độ tin cậy, số lượng các tiểumục (hay tiểu số dư) trong khoản mục bị phân tách, tính chính xác của số ước tính.

 Xác định chênh lệch trọng yếu cần kiểm tra

Khi đã xác định được giá trị có thể chấp nhận được, kiểm toán viên so sánhgiữa chênh lệch thực tế với Threshold, nếu chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold thìđược coi là chênh lệch trọng yếu và kiểm toán viên cần phải tìm hiểu và phân tíchnguyên nhân chênh lệch

 Bước 4 : Phân tích nguyên nhân chênh lệch.

Chênh lệch trọng yếu phát sinh có thể do sai phạm tồn tại trong khoản mụcsong cũng có thể do chính ước tính của kiểm toán viên trong phân tích Để làm rõnguyên nhân một cách nhanh chóng, hiệu quả trước hết kiểm toán viên cần làmviệc với nhân viên của khách thể kiểm toán, tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp nhânviên phụ trách phần hành có khoản mục đang được kiểm tra, xem xét báo cáo củakhách hàng về những biến động giữa số kế hoạch và số thực hiện,…Và nếu quatiếp xúc vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý thì kiểm toán viên cần xem lại cácgiả định cũng như dữ liệu đã sử dụng trong quá trình xây dựng mô hình để ướctính Trong trường hợp vẫn còn chênh lệch sau khi kiểm tra lại quá trình thực hiệnthì kiểm toán viên cần thực hiện kiểm tra chi tiết để xác minh rõ vấn đề và thu thậpbằng chứng

 Bước 5 : Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 1: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính. - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.
i ểu 1: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính (Trang 17)
Sau khi đã so sánh thông tin, kiểm toán viên bắt đầu phân tích sơ bộ về Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời phản ánh kết quả này trên giấy tờ làm việc - Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.
au khi đã so sánh thông tin, kiểm toán viên bắt đầu phân tích sơ bộ về Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời phản ánh kết quả này trên giấy tờ làm việc (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w