bình một ngày, mỗi thương lái mua vào khoảng 7,4 con/ngày (0,67 tấn) với giá bình quân là 14.100 đồng/kg. Bảng 12 cho thấy giá mua vào của các thương lái có sự khác nhau giữ các vùng, chênh lệch bình giữa các vùng là khoảng 2000 đồng/kg, sự chênh lệch này là do nhu cầu thịt heo ở từng thời điểm và từng vùng khác nhau. Để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận thì những thương lái này phải mua heo với giá khác nhau theo nhu cầu tại thời điểm và thị trường vùng đó. Giá mua giảm mạnh tại thị xã Cao Lãnh (bình quân là 13.000 đồng/kg), nguyên nhân là do từ đầu năm 2006 không còn xảy ra dịch cúm gia cầm nên thị trường thịt
heo giảm đáng kể dẫn đến sản lượng heo giảm. Tại thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự giá mua heo bất ngờ tăng lên (bình quân là 15.000 đồng/kg), nguyên nhân là tại thời điểm khảo sát tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại ở tỉnh Bạc Liêu, có nguy cơ bùng phát trở lại trong tỉnh nên nhu cầu thịt heo ngày càng tăng, dẫn đến sản phẩm thịt heo bị hút hàng, làm cho giá heo tăng lên nhiều.
Bảng 12. Giá mua và số lượng heo mua hằng ngày
Giá Số lượng Trọng lượng Địa điểm (1000dồng/kg) (con) bình quân (kg)
Cao Lãnh 13 6,8 90 Sa Đéc 15 8,3 90 Tháp Mười 13,3 8,3 88,3 Hồng Ngư 15 6 93,3 Bình quân 14,1 7,4 90,4 0,8 0,75 0,73 0,6 0,61 0,56 0,4 0,2 0 Cao Sa Đéc Tháp Hồng Lãnh Mười Ngự
Biểu đồ 8: Sản lượng heo thịt hằng ngày
Từ biểu đồ 8, thấy rằng sản lượng heo thịt mà thương lại mua vào trong ngày bình là 0,67 tấn, cao nhất là 0,75 tấn (tại thị xã Sa Đéc), thấp nhất là 0,56 tấn (tại huyện Hông Ngự). Tại Sa Đéc, do dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại ở các tỉnh lân cận, nên thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm giảm, người tiêu dùng có xu hướng dùng sản phẩm thịt heo nhiều hơn, do đó sản lượng thịt heo tăng lên nhằm
đám ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tại huyện Hồng Ngự, sản lượng tiêu thụ hằng ngày thấp là do thời điểm này là mùa nước nên thị trường cá, tôm tăng nhanh đã thay thế một phần thịt heo trên thị trường. Vào mùa nước thì người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm từ cá tôm nhiều hơn.
Bảng 13. Chi phí thu mua và giết mổ cho một con heo
ĐVT: 1000 đồng/con Trọng lượng Địa điểm (kg) Chi phí thu mua Mua Vận Lò heo chuyển mổ Chi phí giết mổ Lao Thú Tổng động y Thuế chi CP/kg Cao Lãnh 90 1170 10,8 11 17 7 9 1224,8 13,6 Sa Đéc 90 1350 7 10 15 7 9 1398 15,5 Tháp Mười 88,3 1180 5 10 12,3 7 9 1223,3 13,9 Hồng Ngự 93,3 1400 5 10 10 7 9 1440,5 15,4 Bình quân 90,4 1275 6,95 10,3 13,6 7 9 1321,7 14,6
Phần lớn thương lái hiện nay kinh doanh theo hình thức mua heo về giết mổ tại lò mổ tập sau đó bán cho những người bán lẻ. Chi phí thu mua bao gồm chi phí mua heo và chi phí vận chuyển. Chi phí giết mổ bao gồm chi phí lò, chi phí thú y, lao động và thuế. Qua bảng 13 cho thấy rằng trọng lượng heo giết mổ bình quân là 90,4 kg, trọng lượng cao nhất là 93,3 kg, trọng lượng thấp nhất là 88,3 kg. Các thương lái thường mua heo hơi có trọng lượng từ 85-95 kg, bởi vì heo ở trọng lượng đó thường ít mỡ và tỷ lệ nạc cao, đem lợi nhuận cao cho họ. Thông thường thương lái đi mua, sau đó thuê mướn xe chở về lò mổ tập , chi phí vận chuyển tuỳ theo đoạn đường xa hay gần. Theo tính toán ở bảng 13, chi phí vận chuyển cho một con heo hơi là 6.950 đồng, giá trị cao nhất là 10.800 đồng/con, giá trị thấp nhất là 5.000 đồng.
22,56% 25,81% 17,54% 34,09% Lò mổ Lao động Thú y Thuế
Biểu đồ 9: Tỉ trọng các chi phí giết mổ
Cũng từ bảng 13 cho thấy rằng chi phí lao động có trị giá cao nhất trong các chi phí giết mổ là chi phí lao động bình quân là 13.600 đồng/con, chiếm tỉ trọng 34,09 % (bảng 9), có giá trị cao nhất là 17.000 đồng/con, giá trị thấp nhất là 10.000 đồng/con. Phần lớn các thương lái đều thuê giết mổ và trả tiền theo hình thức khoán. Kế đến là chi phí lò mổ, bao gồm các chi phí như: điện nước, hoá chất, vệ sinh. Chi phí lò mổ này do nhà nước quy định, bình quân là 10.300 đồng/con, chiếm
tỉ trọng 25,81 %. Chi phí này thường được cán bộ thú y thu khi thương lái đưa heo vào lò giết mổ. Tiếp theo là chi phí thuế, bình quân là 9.000 đồng/con, chiếm tỉ trọng 25,56%.
Qua tính toán ở bảng 13, chi phí bình quân 1 kg thịt heo sau khi giết mổ là
14.600 đồng, trị giá cao nhất là 15.500 đồng/kg, trị giá thấp nhất là 13.600 đồng/kg. Tại thị xã Sa Đéc, chi phí sản xuất 1kg thịt heo cao là do giá heo hơi cao, chi phí vận chuyển, chi phí lao động khá cao nên chi phí sản xuất cao.
Bảng 14. Tỉ lệ móc hàm và lợi nhuận của thương lái
ĐVT: 1000 đồng Móc
hàm Giá
Địa điểm (%) bán Thu/con Lãi/con Lãi/kg %lãi/vốn Cao Lãnh 68,7 17,5 1546,2 321,4 3,6 26,2 Sa Đéc 69,3 21,9 1797,8 399,8 4,4 28,6 Tháp Mười 68,2 18 1476,1 252,8 2,9 21,1 Hồng Ngự 72,7 19,6 1714 273 2,9 18,9 bình 69,7 19,3 1633,5 311,8 3,5 23,7
Kết quả khảo sát ở bảng 14 cho thấy, một con heo hơi trọng lượng bình 90,4 kg, sau khi giết mổ còn lại khoảng 69,7 kg thịt bao gồm các loại thịt như thịt nạc, thịt đùi, thịt vai… (phụ lục 10). Để tính toán dễ dàng thì giá bán ra là giá bán
bình các loại thịt. Kết quả tính toán cho thấy, giá bán bình là 19.300
đồng/kg, giá cao nhất là 21.900 đồng/kg, giá thấp nhất là 17.500 đồng/kg (phụ lục
11). So với giá mua thì chênh lệch là 5.200 đồng/kg. Như vậy, nếu chỉ thực hiện việc giết mổ rồi bán ra, thương lái có lợi nhuận bình quân là 311.800 đồng/con.
5 4,4 4,5 4 3,6 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0 Cao Lãnh Sa Đéc 2,9 2,9 Tháp Mười Hồng Ngự
Tuỳ theo thời điểm mà thương lái có được lợi nhuận cao hay thấp. Từ biểu đồ 10 thấy rằng, thương lái có lợi nhuận bình quân là 3.500 đồng/kg, lợi nhuận cao nhất là 4.400 đồng/kg, lợi nhuận thấp nhất là 2.900 đồng/kg. Tại thị xã Sa Đéc, các thương lái có lợi nhuận cao là do tại thời điểm này thịt heo trên thị trường thực phẩm bị hút hàng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, do đó giá heo trên thị trường tăng lên. Tại huyện Tháp Mười, lợi nhuận bình quân của các thương lái thấp vì đây là hơi nơi có giá mua tương đối thấp, trong khi đó sản phẩm thịt chủ yếu cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong huyện, nên sản lượng bán ra hàng ngày thấp và giá cả cũng không cao. Vả lại, trọng lượng heo giết mổ nhỏ (bình quân là 88,3 kg/con), sau khi giết mổ tỉ lệ thịt mảnh thấp, dù bán với giá cao nhưng do lượng thịt ít, dẫn đến lợi nhuận không nhiều.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh sản phẩm thịt heo của các thương lái đều đem lại lợi nhuận cao. Xét về mặt kinh tế, thì tỉ suất lợi nhuận của các thương lái là rất cao, bình quân là 23,7 % (bảng 14). So với lãi suất ngân hàng, thì hoạt động kinh doanh của thương lái có hiệu quả rất cao.
4.3 BÁN LẺ
Những người bán lẻ ở đây là những người có quầy bán thịt ở chợ, cách thức mua của họ phần lớn là do các thương lái bỏ mối, với sản phẩm chủ yếu là thịt heo
mảnh, sau đó thuê lao động ra thịt theo từng loại và bán lại cho người tiêu dùng. Khách hàng chủ yếu của người bán lẻ là người tiêu dùng cá nhân, tức là người tiêu dùng cuối cùng chiếm 90 % (phụ lục 12). Còn khách hàng bỏ mối bao gồm quán cơm, nhà hàng chiếm 10 %. Sản lượng bán ra hàng ngày của người bán lẻ bình quân là 2,4 con/người (phụ lục 13).
Chi phí thu mua của người bán lẻ bao gồm các chi phí như: giá mua vào, chi phí vận chuyển, thuế, lao động. Các chi phí được thể hiện qua bảng 15:
Thuế
Bảng 15. Các chi phí của bán lẻ
ĐVT: 1000 đồng/con Địa điểm V.chuyển Thuế Lao động Khác
Cao Lãnh 5,3 15 6,3 29 Sa Đéc 6,3 15 7 40 Tháp Mười 6 13 6 34 Hồng Ngự 5 15 5 28,5 Bình quân 5,7 14,6 6,2 32,9 V.chuyển 9,60% Khác 55,39% 24,58% lao động 10,44%
Biểu đồ 11: Tỉ trọng các chi phí của bán lẻ
Qua bảng 15 cho thấy, chi phí thuê mướn nơi bán có giá trị cao nhất trong các chi phí của bán lẻ, có giá trị cao nhất là 40.000 đồng/con, giá trị thấp nhất là
28.500 đồng/kg, bình là 32.900 đồng/con, chiếm tỉ trọng 55,39 % (biểu đồ 11). Kế đến là chi phí thuế, có giá trị bình là 14.600 đồng/con, chiếm tỉ trọng 24,58%. Tiếp theo là chi phí lao động, ở đây là chi phí thuê người ra thịt và phân theo các loại thịt, chi phí bình quân là 6.200 đồng/con, chiếm tỉ trong 23,4 %. Chi phí còn lại là chi phí vận chuyển, có giá trị bình là 5.700 đồng /con, chiếm tỉ trọng 21,51 %, đây là chi phí thuê xe chở thịt từ ra chợ. Nói chung, chi phí thuế hiện
nay khá cao, đã gây khó khăn cho người bán lẻ. Những người không có quầy thịt ở chợ, do trốn thuế nên họ bán thịt với giá thấp hơn nhiều so với những quầy thịt trong chợ. Chính vì vậy, lượng thịt bán ra hàng ngày giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán lẻ.
Bảng16. Giá cả mua vào và bán ra của bán lẻ
ĐVT: 1000 đồng/kg
Giá Chênh
Loại thịt Mua Giá bán lệch
Móc hàm 19,2 21,3 2,1 Nạc 27,1 29,6 2,5 Đùi 23,5 26 2,5 Vai 20,5 22,8 2,3 Ba rọi 18,1 20,3 2,2 Xương 20,4 22 1,6 Mỡ 5,4 6,8 1,4 Đầu 11,1 13,4 2,3 Tim, gan, cật 33,3 37,7 4,4 Lòng 16,2 18,4 2,2 bình 19,5 21,8 2,4
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm thịt heo được bán với nhiều hình thức khác nhau như thịt tươi sống, thịt chế biến.Thịt tươi sống thường được bán ở những quầy ở chợ bao gồm các loại thịt như: nạc, đùi ,vai,… Đa số những người bán lẻ mua thịt mảnh với giá bình 19.200 đồng/kg (phụ lục 14). Sau đó, họ xẻ thành các loại thịt và định giá cho chúng (phụ lục 15). Nhìn chung, giá cả bán ra từ người bán lẻ có phần ổn định. Nếu so sánh giá mua vào và giá bán ra tại người bán lẻ thì thấy rằng chúng có phần chênh lệch trong khoảng 1.400 đồng đến 4.400 đồng tuỳ heo các loại thịt, bình là 2.400 đồng/ kg.
Giá mua vào và bán ra theo các loại thịt của người bán lẻ chênh lệch nhau chiếm giá trị cao nhất trong các loại thịt là tim, gan , cật, bình quân 4.400 đồng/kg, kế đến là thịt nạc, đùi bình quân là 2.500 đồng/kg. Theo kết quả ở bảng 16, cho thấy rằng người bán lẻ chú trọng đến kinh doanh thịt. Nguyên nhân là do đặc tính sinh học của con heo nên thịt luôn chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, do việc bán thịt dễ kiếm lời hơn.
Bảng 17. Lợi nhuận/con heo của bán lẻ
ĐVT: 1000 đồng Chi Doanh Lợi Lợi
Địa điểm phí thu nhuận nhuận/kg Cao Lãnh 1643,4 1975 331,4 4 Sa Đéc 1873,8 2200,8 326,5 3,8 Tháp Mười 1533,8 1853 318,3 3,8 Hồng Ngự 1721,3 2090,3 369,5 4,2 Bình quân 1693 2029,7 336,7 3,9
Qua bảng 17, cho thấy rằng lợi nhuận của người bán lẻ đạt được khá cao, bình quân là 3.900 đồng/kg, giá trị cao nhất là 4.200 đồng/kg, giá trị thấp nhất là 3.800 đồng/kg. Sở dĩ, họ có lợi nhuận cao như vậy là do họ luôn chủ động cho giá bán của mình cao hơn giá mua vào và do đặc điểm sản phẩm thịt heo dễ bị hư nên họ cũng quan tâm đến việc bán sản phẩm càng nhanh càng tốt. Vì thế đối với những bạn hàng lấy với số lượng nhiều , thì người bán lẻ bán với giá thấp hơn giá thị trường 500 đến 1000 đồng/kg hoặc bán bằng giá nhưng họ lại lựa loại thịt tốt để giao. Tại Tháp Mười, người bán lẻ có lợi nhuận thấp là do nơi đây thị trường tiêu thụ không cao làm lượng thịt bán ra trong ngày chậm, đến buổi chiều thì người bán lẻ phải bán chạy, có khi giảm phân nửa giá để tiêu thụ lượng thịt bị tồn, từ đó mà người bán lẻ ở đây có lợi nhuận thấp.
Tóm lại, để hoạt động kinh doanh có lời người bán lẻ luôn bán với giá cao hơn với giá mua vào, trừ trường hợp bất đắc dĩ lắm họ mới bán bằng giá hoặc thấp hơn. Nguyên nhân là do việc bán thịt vào buổi sáng trở nên chậm dần hoặc lượng thịt còn lại chất lượng xấu.