Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi:

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 32)

Giá heo con giống và heo hơi

Theo kết quả khảo sát ở các vùng, giá bán heo con giống bình quân là 21.500 đồng/kg, giá bán heo hơi bình quân là 14.100 đồng/kg (phụ lục 7). Từ biểu đồ 4, cho thấy rằng giá bán heo giống ở mỗi vùng có sự sai lệch rất nhiều, giá bán heo con giống cao nhất là 25.000 đồng/kg (tại thị xã Sa Đéc), nguyên nhân là do giá heo hơi ở đây tăng cao (bình quân là 14.800 đồng/kg), thấy heo bán được giá cao từ đó người chăn nuôi tăng số đầu heo nuôi dẫn đến sản lượng heo con bán ra tăng nhiều làm cho giá heo giống cũng tăng. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó thì giá heo con giống tại huyện Tháp Mười lại có giá bán thấp nhất (bình quân là 18.000 đồng/kg).

25 Heo hơi

Đây là thời điểm mùa nước lũ bắt đầu kéo về nên diện tích chăn nuôi bị thu hẹp, làm cho người chăn nuôi giảm số đầu heo, dẫn đến lượng heo giống bán ra giảm, từ đó ảnh hưởng đến việc bán heo giống, người chăn nuôi sản xuất heo giống nhưng không có nguồn tiêu thụ.Vì thế họ buộc hạ giá thành của heo giống.

Cũng từ biểu đồ 4 cho thấy giá bán heo biến động không nhiều. Giá bán cao nhất, bình quân là 14.900 đồng/kg (tại huyện Hồng Ngự). Giá bán thấp nhất, bình quân là 12.900 đồng/kg (tại thị xã Cao Lãnh), nguyên nhân là do từ tháng 1 năm 2006 đến cuối tháng 10 năm 2006, không còn xảy ra dịch cúm gia cầm và thời điểm khảo sát là mùa nước cho nên sản phẩm từ gia cầm và tôm, cá đã thay thế một phần sản phẩm thịt heo trên thị trường, từ đó làm cho sản lượng heo giảm, dẫn đến giá của heo hơi bị tụt giảm. Tuy nhiên, khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại (tháng 11 năm 2006), thì giá heo hơi lại tăng lên kéo theo giá heo giống cũng tăng. Qua đó, cho thấy giá bán heo giống cũng phụ thuộc vào giá heo hơi, giá bán heo hơi thì giá bán heo giống cao và ngược lại.

30 25 21,3 Heo giống 21,7 20 15 10 5 0 12,9 Cao Lãnh 18 14,8 14,9 13,8 Sa Đéc Tháp Hồng Mười Ngự

Biểu đồ 4: Giá bán heo hơi và heo giống tại các vùng khảo sát

Doanh thu của người chăn nuôi

Doanh thu chủ yếu của người chăn nuôi là việc bán con giống và bán heo hơi.

Đối với heo giống, doanh thu bình quân cao nhất là 462.000 đồng/con, doanh thu 1600,0 1421,2 1400,0 1242,3 1200,0 1000,0 800,0 600,0 462,5 1440,8 1196,5 Heo giống Heo thịt 387,7 400,0 200,0 0,0 Cao Sa Lãnh Đéc 347 ,4 405,8 Tháp Hồng Mười Ngự

Biểu đồ 5: Doanh thu của người chăn nuôi

Từ bảng 5 cho thấy doanh thu từ heo hơi và heo giống biến động không nhiều. Đối với heo hơi, doanh thu bình quân cao nhất là 1.440.800 đồng/con, doanh thu bình quân thấp nhất là 1.196.500 đồng/con, bình là 1.325.200 đồng/con.

bình thấp nhất là 347.000 đồng/con, bình là 400.900 đồng/con (phụ lục 8).

Doanh thu từ các nguồn heo này phụ thuộc vào trọng lượng của chúng và giá heo trên thị trường, vì thế mà nó có sự biến động không nhiều.

Lợi nhuận của người chăn nuôi

Lợi nhuận của người chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợi nhuận của các hộ chăn nuôi heo thịt, vì đây là nguồn cung cấp sản phẩm thịt heo trên thị trường.

Bảng 7. Lợi nhuận của các người chăn nuôi heo

ĐVT: 1000 đồng/kg Địa phương Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

Cao Lãnh 13,9 12,9 -1

Sa Đéc 12 14,8 2,8

Tháp Mười 11,6 13,8 2,2

Hồng Ngự 11,5 14,9 3,4

thống tương đối cao, mức lời ở đây chủ yếu là lấy công làm lời.

Qua kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, bình quân chi phí cho một con heo hơi từ ngày nuôi đến ngày xuất chuồng phải tốn chi phí là 12.300 đồng/kg, khi đó người chăn nuôi sẽ có lợi nhuận là 1.800 đồng/kg (chưa tính công lao động). Nếu xét về mặt kinh tế thì lợi nhuận cho người chăn nuôi còn thấp.

Do thời gian nuôi một heo thịt kéo dài khoảng 4,5 tháng, thì heo đạt trọng lượng xuất chuồng bình là 94,1 kg, như vậy tổng lợi nhuận thu được là:

1.800 đồng/kg x 94,1 kg = 169.380 đồng

Nếu tính theo từng ngày thì người chăn nuôi thu nhập được hay bỏ ống được là:

169.380 đồng / 135 ngày (4,5 tháng) = 1254,7 đồng.

Tổng chi phí trên là chưa tính đến công lao động nhà. Chi phí công lao động mà người chăn nuôi bỏ ra lớn hơn lợi nhuận mà họ đạt được. Vì vậy nếu tính cả chi phí công lao động vào tổng chi phí thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ rất thấp, thậm chí có thể bị lỗ. Tuy nuôi heo không có lời nhiều nhưng lãi suất hằng tháng của chăn nuôi heo vẫn cao hơn lãi suất ngân hàng (0,7 %), lãi suất hàng tháng là 3,2 %. Điều đó, chứng tỏ rằng, những hộ chăn nuôi này còn sản xuất theo kiểu truyền

Bảng 8. Tỉ lệ các hộ chăn nuôi lời, lỗ ở vùng khảo sát

ĐVT: %

Địa phương Lời Lỗ

Cao Lãnh 10,71 25

Sa Đéc 21,42 0

Tháp Mười 17,85 3,57

Hồng Ngự 21,42 0

Tổng 71,43 28.57

Khi giá heo hơi giảm đến mức thấp, thì phần lớn các hộ chăn nuôi đều bị lỗ. Từ bảng 7, thấy rằng các hộ chăn nuôi tại thị xã Cao Lãnh đều bị lỗ khi giá bán heo hơi là 12.900 đồng/kg. Tại đây có đến 25 % (bảng 8) hộ chăn nuôi bị lỗ, nguyên nhân một phần là do từ đầu năm 2006 dịch cúm gia cầm không còn xảy ra làm cho nhu cầu thị trường sản phẩm heo nơi đây giảm dẫn đến giá heo giảm, một phần là

do lượng thức ăn mà các hộ chăn nuôi cho heo ăn hằng ngày tương đối cao (bình quân 1,4 kg/con), làm cho chi phí thức ăn cao (bình quân là 1.040.300 đồng/con). Khi giá heo hơi tăng cao, bình quân khoảng 14.900 đông/kg, thì các hộ chăn nuôi mới có lợi nhuận. Tại Sa Đéc và Hồng Ngự số hộ chăn nuôi nuôi heo có lời cao (cùng chiếm 21,42 %), không có hộ bị lỗ. Tại thị xã Sa Đéc, chi phí thức ăn thấp (bình quân là 764.000 đồng/kg, bảng 6), là do họ tận dụng nguồn phụ phẩm làm từ việc sản xuất bột trộn với thức ăn hỗn hợp (bình quân 0,6kg/con/ngày, phụ lục 9). Tại huyện Hồng Ngự, dù lượng thức ăn heo ăn hàng ngày cao (bình quân 1,3 kg/con) nhưng giá thức ăn ở đây thấp, bình quân là 4.500 đồng/kg), cho nên chi phí cho thức ăn cũng không cao. Vả lại đây là nơi có thể xuất heo qua Campuchia, làm cho giá heo tương đối ổn định và cao (bình quân là 14.900 đồng/kg), có thời điểm giá heo hơi tăng đến 16.000 đồng/kg. Nhìn chung lợi nhuận của người chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào giá heo hơi trên thị trường, giá heo tăng thì lợi nhuận của người chăn nuôi tăng và ngược lại.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt heo tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w