Bảng 10. Tỉ lệ các hộ chăn nuôi lời, lỗ theo từng loại hình chăn nuôi ĐVT: %
Loại hình Lời Lỗ Tổng
Thịt 64,29 35,71 100
Nái-Thịt 66,67 33,33 100
Giống-Thịt 100 0 100
Bảng 10 cho thấy loại hình chăn nuôi kết hợp giữa bán con giống và nuôi heo thịt có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên , loại hình này có thời gian chăn nuôi kéo dài và đòi hỏi phải có nhiều vốn, vì vậy có ít hộ chăn nuôi nuôi heo theo loại hình sản xuất này.
4.2 THƯƠNG LÁI
Qua kết quả khảo sát thì các thương lái đều không qua trường lớp đào tạo nào. Hiện nay, thương lái thường mua heo đem đến lò mổ tập , sau khi giết mổ, họ đem bán sản phẩm thịt heo cho người bán thịt ở chợ với hình thức bán thịt mảnh hay xẻ thịt ra bán theo từng loại. Gia truyền Lợi nhuận 26,57% 42,86% 30,57% Sở thích
Theo kết quả khảo sát từ 14 thương lái ở các vùng cho thấy phần lớn thương lái này đều đến với nghề là do lợi nhuận từ việc kinh doanh giết mổ heo (chiếm
42.86 %), kế đến là do gia truyền và sở thích (cùng chiếm 28,57 %). Tất cả họ đều thu mua heo, giết mổ ở các lò mổ tập và mướn thú y kiểm dịch.
Khi mua heo hơi, do sự quen biết mà ít khi nào thương lái chủ động tìm đến người chăn nuôi, chủ yếu là đợi đến khi nào người chăn nuôi cần bán và nhắn tin thì họ mới đến mua, trừ ít trường hợp là vào các dịp lễ tết, hoặc những thời điểm hút hàng thì họ mới chủ động đi tìm mua. Kết quả cho thấy có 85,7 % thương lái đến nơi người chăn nuôi mua heo khi có nhắn gọi, chỉ có 21,4 % tự đi tìm nguồn mua và mua ngẫu nhiên (bảng 11).
Bảng 11. Cách thức tìm nguồn heo
Cách thức Số hộ sử dụng (%) Liên hệ với người chăn nuôi 21,4 Người nuôi nhắn tin 85,7
Việc thu mua sản phẩm heo thịt của thương lái thì chủ yếu mua tại nơi người chăn nuôi. Phương tiện hoạt động của lái heo là xe ba gác và thuê người vận chuyển. Thị trường thu mua của thương lái chủ yếu là các hộ chăn nuôi ở cùng huyện. Và thị trường bán ra của lái heo là người bán lẻ, họ thường bán tại khu vực chợ, các nơi thuận tiện việc giao dịch kinh doanh gần nơi họ đang sinh sống.