Những thay đổi về trọng lượng, chiều dài, tăng trọng Wg, tăng trọng theo ngày DWG, tỷ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm đều được ghi nhận.. Trọng lượng và kích t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN TRUNG KHÁNH
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ LÓC (Channa striata, Bloch 1793)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN TRUNG KHÁNH
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ LÓC (Channa striata, Bloch 1793)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts ĐỔ THỊ THANH HƯƠNG
2014
Trang 3KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊP CHO ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG CÁ LÓC
(Channa striata, Bloch 1793)
Trần Trung Khánh 1 và Đỗ Thị Thanh Hương 1
1 Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
ABSTRACT
The experiment investigated the effect of feeding on the growth rhythm of snakehead fish
in order to reduce production costs in intensive snakehead fish Fish snakehead (Channa striata) experiments have an average weight of 0.06 ± 5,6 g The experiment was completely random layout with 4 treatments: control treatment (NT1) is continuously fed
2 times/day during the experiment Treatment 2 (NT2) to eat 6 day starved 1 day, 3 treatments (NT3) for 5 days ate starved 2 days, 4 treatments (NT4) to eat 3 days 4 days
of starvation Each treatment repeated 3 times, time tracking experiments in 60 days The changes in weight, length, weight gain (Wg), daily weight gain (DWG), survival rate, feed conversion ratio and protein efficiency were recorded Results will be recorded in samples collected 4 times, each time with 15 days Experimental results show that the volume of fish after 60 days in the treatment NT1, NT2, NT3, NT4: 25,5 g; 23,9 g; 22,9 g; 17 g Results of statistical analysis showed that the volume of fish after the experiment in NT1, NT2, NT3 did not differ significantly (p>0,05) Volume of fish after NT4 experiments at lower statistical significance (p<0,05) compared with NT1, NT2, NT3 Weight gain of fish (Wg) ranged from 11,4 to 19,9 g statistical analysis of the results showed no significant difference NT1 (p>0,05) with NT2, NT3 and the difference was statistically significant (p<0,05) with NT4 Absolute growth (DWG) NT1 highest (0,35 g/day) mean differences (p<0,05) compared with NT4 (0,20 g/day) NT3 highest survival rate (88,7) did not differ significantly compared with NT2 (87,3) FCR (FCR) highest NT1 (2,3) and NT3 lowest (1,34) Nitrogen use efficiency (PER) in NT3 highest (1,89) and lowest NT1 (1,11) In conclusion, the level of compensatory growth of snakehead fish depend on starvation period
Keywords: Snakehead, alternative feeding, FCR
TÓM TẮT
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng của cá lóc nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất trong nuôi cá lóc thâm canh Cá lóc (channa striata) thí nghiệm có trọng lượng trung bình 5,61±0,06 g Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: Nghiệm thức đối chứng (NT1) được cho ăn liên tục 2 lần/ngày trong suốt quá trình thí nghiệm Nghiệm thức 2 (NT2) cho ăn 6 ngày bỏ đói 1 ngày, nghiệm thức 3 (NT3) cho ăn 5 ngày bỏ đói 2 ngày, nghiệm thức 4 (NT4) cho ăn 4 ngày
bỏ đói 3 ngày Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thời gian theo dõi thí nghiệm trong 60
Trang 4ngày Những thay đổi về trọng lượng, chiều dài, tăng trọng (Wg), tăng trọng theo ngày (DWG), tỷ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm đều được ghi
nhận Kết quả sẽ được ghi nhận trong 4 lần thu mẫu, mỗi lần cách nhau 15 ngày Kết
quả thí nghiệm cho thấy khối lượng của cá sau 60 ngày ở các nghiệm thức NT1, NT2,
NT3, NT4 lần lượt là 25,5 g; 23,9 g; 22,9 g; 17 g Kết quả phân tích thống kê cho thấy
khối lượng của cá sau thí nghiệm ở NT1, NT2, NT3 khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05) Khối lượng của cá sau thí nghiệm tại NT4 thấp hơn có ý nghĩa thống kê(p<0,05) so với NT1, NT2, NT3 Tăng trọng của cá (Wg) dao động 11,4– 19,9 g kết
quả phân tích thống kê cho thấy NT1 khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) với NT2, NT3 và
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với NT4 Tăng trưởng tuyệt đối (DWG) cao nhất
NT1 (0,35 g/ngày) khác biệt có nghĩa (p<0,05) so với NT4 (0,20 g/ngày) Tỷ lệ sống NT3 cao nhất (88,7) khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với NT2 (87,3) Hệ số thức
ăn (FCR) cao nhất NT1 (2,3) và thấp nhất NT3 (1,34) Hiệu quả sử dụng đạm (PER) ở NT3 cao nhất (1,89) và thấp nhất NT1 (1,11) Qua đó cho thấy,, mức độ tăng trưởng bù
của cá lóc phụ thuộc vào khoảng thời gian bị bỏ đói
Từ khóa: Cá lóc, cho ăn gián đoạn, FCR
1 GIỚI THIỆU
Sự thành công trong nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là quản lý hiệu quả các chi phí trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chi phí thức ăn Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) khi nuôi cá lóc tương đối cao, FCR đối với cho ăn bằng cá tạp là 4,45, thức ăn viên là 1,44 (Nguyễn Hoàng Huy, 2011) Hệ số chuyển hóa thức ăn cao sẽ làm giảm lợi nhuận của người nuôi Cần phải giảm chi phí thức ăn để giảm giá thành nhằm năng cao lợi nhuận cho người nuôi.Việc quản lý cho ăn không hiệu quả như cho cá ăn dư thừa không những làm lãng phí thức ăn, nâng cao chi phí sản xuất mà còn ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi, trong khi cho cá ăn không đủ sẽ làm cho cá chậm lớn và tỉ lệ chết cao là những nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá thành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản
Một trong những phương pháp tiềm năng để giảm chi phí trong nuôi trồng thủy sản chính là dựa vào ưu điểm của hiện tượng tăng trưởng bù Tăng trưởng bù trên cá là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh xuất hiện sau khi cá được tái cho ăn sau một giai đoạn bị
bỏ đói Kèm theo sự tăng trưởng bù là gia tăng sự thèm ăn bất thường trên cá Một số nghiên cứu về nhịp cho ăn trên các loài cá khác đã được thực hiện như Lê Thị Tiểu Mi (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên tăng trưởng của cá tra giống Ngiên cứu phương pháp cho ăn tối ưu trên cá tra cỡ giống 23 – 27 g/con (Dương Hải Toàn và ctv, 2011) Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo (2009), nghiên cứu về
mức độ tăng trưởng bù của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) phụ thuộc và thơi gian
cho ăn… Tăng trưởng bù của cá liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng nước, khẩu
Trang 5phần protein, sự phân đàn và năng lượng trong suốt thời gian cho ăn bù (Abdel- Hakim
et al, 2009) Những loài cá khác nhau có những biểu hiện tăng trưởng bù khác nhau Tuy
nhiên, nghiên cứu về nhịp cho ăn, mối quan hệ giữa phương thức cho ăn và tăng trưởng
của cá lóc (Channa striata) chưa được nghiên cứu sâu Với mục tiêu giảm chi phí thức
ăn, giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm nhu cầu sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá
lóc Đề tài “Ảnh hưởng nhịp cho ăn lên tăng trưởng của cá lóc (Chana striata)” được
thực hiện
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành từ 02/2013 đến 05/2013 tại bộ môn Dinh dưỡng
và Chế biến Thủy Sản, Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
2.1 Cá thí nghiệm
Cá thí nghiệm được mua từ trại giống tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Trọng lượng trung bình từ 5,61±0,06 g Cá hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh Sau khi vận chuyển kín từ trại cá giống về trại thực nghiệm, cá được thả nuôi trong bể composite 2 m3 ít nhất là 1 tuần để thích nghi với môi trường trước khi đưa vào làm thí nghiệm Khi thí nghiệm chọn cá khỏe trong bể thuần dưỡng để bố trí
2.2 Bố trí thí nghiệm
Cá bố trí phải đồng cỡ, không bị dị hình dị tật, không có dấu hiệu bệnh, bố trí ngẫu nhiên vào 12 bể composite 1m3 có chứa 500 lít nước, gồm 4 nghiệm thức, mật độ
bố trí 50 cá/bể Trọng lượng và kích thước cá bố trí sẽ được ghi nhận trước khi cho cá vào bể thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: Nghiệm thức đối chứng (NT1) được cho ăn liên tục 2 lần/ngày trong suốt quá trình thí nghiệm Nghiệm thức 2 (NT2) cho ăn 6 ngày bỏ đói 1 ngày, nghiệm thức 3 (NT3) cho ăn 5 ngày
bỏ đói 2 ngày, nghiệm thức 4 (NT4) cho ăn 4 ngày bỏ đói 3 ngày
2.3 Chăm sóc quản lý
Khi thí nghiệm cho cá ăn 5% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm là 40% đạm Lượng thức ăn cá sử dụng được ghi nhận hằng ngày bằng cách xác định lượng thức ăn cho cá ăn và lượng thức ăn thừa sau một giờ cho
ăn Thức ăn thừa được vớt ra khỏi bể và đếm số viên thức ăn để xác định tổng lượng thức ăn thừa dựa vào khối lượng bình quân của viên thức ăn Khối lượng bình quân của viên thức ăn được xác định bằng cách cân 30-50 viên thức ăn khô để tính ra khối lượng trung bình của một viên thức ăn Tổng thức ăn trong thời gian thí nghiệm là lượng thức
ăn cộng dồn theo ngày Thức ăn được dùng trong thí nghiệm là thức ăn của công ty Cargill Nước trong bể được thay 20-30% hàng ngày bằng phương pháp chảy tràn trước
Trang 6khi cho cá ăn vào buổi sáng và trước khi cho ăn vào buổi chiều, định kỳ (2 – 3 ngày) vệ
sinh đáy bể thí nghiệm
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
Các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH được ghi nhận vào buổi sáng và buổi chiều (trước khi tiến hành cho nước chảy) 1 tuần/lần trong suốt quá trình thí nghiệm Ghi nhận
bổ sung các yếu tố này khi thấy bể thí nghiệm cá có dấu hiệu bất thường
Cá bố trí sẽ được ghi nhận trọng lượng khi tiến hành bố trí Sau 15 ngày thu mẫu
một lần Theo dõi các chỉ tiêu sinh học như tỉ lệ sống (SR), tăng trọng trung bình
(AWG), tặng trọng trung bình trên ngày (DWG), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Trong đó, Tỷ lệ sống (Survival rate – SR): SR (%)= 100x (số cá thu/số cá thả) Tốc độ
tăng trưởng theo ngày (DWG): DWG (g/ngày) = (khối lượng sau – khối lượng đầu)/ thời gian thí nghiệm Tăng trọng (Weight gain – Wg) = khối lượng sau– khối lượng đầu
Lượng thức ăn ăn vào (FI): FI= [(tổng thức ăn/số cá)/ngày] Hệ số thức ăn (FCR): FCR=
Lượng thức ăn cá sử dụng/ (khối lượng cá thu – khối lượng cá ban đầu) Hiệu quả sử dụng đạm (protein): PER= (khối lượng đầu– khối lượng sau) /lượng protein (đạm) ăn vào
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ dùng phần mềm Excel 2003 và SPSS 13.0 để tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sự khác biệt về giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức sẽ dùng phương pháp one-way ANOVA và phép thử Duncan
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số yếu tố môi trường sau 60 ngày thí nghiệm
Quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của cá Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan giữa các nghiệm thức không có sự chênh lệch lớn, đều dao động trong khoảng cho phép xảy ra
Nhiệt độ trong bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho cá lóc phát triển Trong suốt thời gian thí nghiệm thì nhiệt độ vào buổi chiều cao hơn buổi sáng (bảng 1) Nhiệt
độ nước vào buổi sáng (25,4 – 25,5 oC) và buổi chiều (26,1 – 26,3 oC) chênh lệch nhau thấp Theo Trương Quốc Phú (2006) thì khoảng chịu đựng nhiệt độ của cá từ 20 – 35oC
Từ kết quả trên cho thấy nhiệt độ sáng và chiều đều nằm trong khoảng thích hợp để nuôi
cá lóc
Qua kết quả thu mẫu thì pH trong ngày dao động không lớn buổi sáng (7,28 – 7,30) và buổi chiều (7,30 – 7,40), đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của
Trang 7cá lóc Theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH thích hợp cho thủy sản từ 6,5 – 9 thấp hơn hay cao hơn đều không có lợi cho tôm, cá
Bảng 1 Nhiệt độ, pH và Oxy trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm
thức
NT1 25,5±1,67 26,2±1,44 7,30±0,18 7,40±0,24 5,15±0,91 5,09±0,64 NT2 25,4±1,86 26,3±1,55 7,30±0,20 7,30±0,31 5,10±0,99 5,15±0,79 NT3 25,4±1,68 26,2±1,49 7,28±0,20 7,40±0,29 5,43±0,77 5,37±0,66 NT4 25,5±1,65 26,1±1,57 7,30±0,19 7,30±0,22 5,56±0,70 5,49±0,57 Hàm lượng O2 qua các đợt thu mẫu không có sự biến động lớn buổi sáng (5,10 – 5,56 ppm) và buổi chiều (5,09 – 5,49 ppm) là do mô hình nuôi trong hệ thống bể có máy che và sục khí liên tục, nên hàm lượng O2 ít biến động Nồng độ oxy hòa tan trong nước từ 1 – 5 ppm cá sống được nhưng sinh trưởng chậm, nồng độ oxy hòa tan lý tưởng cho tôm cá từ trên 5 ppm (Swingle (1969) trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006) Cá lóc là loài có cơ quan hô hấp phụ nên mức độ dao động của hàm lượng oxy hòa tan sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự sống và sinh trưởng của cá
3.2 Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá lóc sau 60 ngày thí nghiệm
3.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng
Qua kết quả bảng 2 cho thấy, khối lượng ban đầu của cá thí nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Khối lượng sau của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3, NT4 lần lượt là 25,5 g, 23,9 g, 22,9 g, 17 g Kết quả phân tích thống kê cho thấy khối lượng trung bình của cá sau thí nghiệm ở NT1, NT2, NT3 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Khối lượng trung bình của cá sau thí nghiệm tại NT4 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so NT1, NT2, NT3 (p<0,05)
Tăng trọng của cá trong thí nghiệm dao động từ 11,4 g – 19,9 g, trong đó tăng trọng cao nhất ở NT1 (19,9 g) cao hơn tăng trọng của cá ở NT2 (18,2 g) và NT3 (17,3 g), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) Điều này cho thấy cá ở NT2 và NT3 đã có dấu hiệu tăng trưởng bù một phần so với cá ở NT1 Cá ở NT4 lại cho kết quả thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) so với tăng trọng của
cá ở NT1; NT2 và NT3
Trang 8DWG (g/ngày)
b a
a
a
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
Nghiệm thức
Bảng 2: Khối lượngcủa cá khi cho ăn gián đoạn trong thí nghiệm
Ghi chú: Những giá trị trên cùng một cột mang ký hiệu giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95% (p >0,05)
Hình 1 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá lóc
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá ở NT1 0,35 g/ngày cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với NT4 0,20 g/ngày (p<0,05) DWG của cá ở NT2 và NT3 lần lượt là 0,32 g/ngày và 0,30 g/ngày khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT1 (p>0,05) và khác biệt có ý nghĩa với NT4 (p<0,05) Như vậy, chế độ cho cá lóc ăn gián
đoạn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Dương Hải Toàn và ctv (2011), tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối (DWG) ở nghiệm thức cá được cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày tốt nhất và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với cá được cho ăn liên tục
3.2.2 Khối lượng cá cuối thu hoạch và tỷ lệ cá phân đàn sau 60 ngày theo dõi
Từ bảng 3 cho thấy, khối lượng của cá vào cuối thu hoạch tại nghiệm thức NT4 thấp nhất (709,7 g) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) đối với các nghiệm thức còn lại Nghiệm thức NT2 có khối lượng cuối thu hoạch cao nhất (1037 g) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với NT1 và NT3 và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) đối với NT4
Trang 9Bảng 3 Khối lượng cá cuối thu hoạch
NT2 (không cho ăn 1 ngày trong tuần) 1037 ± 39,5a
NT3 (không cho ăn 2 ngày trong tuần) 1015 ± 59,4a
NT4 (không cho ăn 3 ngày trong tuần) 709,7 ± 87,7b
Ghi chú: Những giá trị trên cùng một cột mang ký hiệu giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95% (p> 0.05)
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
Khối lượng (g)
NT1 NT2 NT3 NT4
Hình 2 Tỷ lệ cá phân đàn sau 60 ngày theo dõi
Hình 2 cho thấy, cá có sự phân đàn trong từng nghiệm thức Trong đó tại nghiệm thức NT4 có số lượng cá đạt trọng lượng dưới 20 g là cao nhất với (75%) Cá có trọng lượng trên 35 g chiếm không cao trong các nghiệm thức Trọng lượng cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 20 – 25 g chiếm tỷ lệ cao
3.2.3 Tỷ lệ sống của cá lóc khi cho ăn gián đoạn trong thời gian 60 ngày
Tỷ lệ sống của cá sau 60 ngày thí nghiệm là tương đối cao, dao động trong khoảng 74 – 88,7% ở các nghiệm thức Như vậy, tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng bởi phương pháp cho ăn, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
Qua kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ sống của cá lóc đen tại NT2 (87,3%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT3 (88,7%) và NT4 (83,4%) (p>0,05), tuy nhiên lại khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với NT1 74% (p<0,05) Tỷ lệ sống ở NT1 (74%) là thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với NT2 và NT3 (87,3% và 88,7%) và thấp hơn không
có ý nghĩa (p>0,05) so với NT4 (83,4%)
Trang 10Bảng 4: Tỷ lệ sống của cá lóc đen trong quá trình thí nghiệm
NT2 (không cho ăn 1 ngày trong tuần) 87,3±3,71a
NT3 (không cho ăn 2 ngày trong tuần) 88,7±2,40a
NT4 (không cho ăn 3 ngày trong tuần) 83,4±3,61ab
Ghi chú: Những giá trị trên cùng một cột mang ký hiệu giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95% (p> 0.05)
Kết này cũng phù hợp với nghiên cứu tăng trưởng bù trên cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus) tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức T0, T1, T2, T3, T4 và T5
đều khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) (Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo, 2009)
3.2.4 Hiệu quả sự dụng đạm, hệ số chuyển hóa thức ăn và lượng thức ăn ăn vào của cá lóc trong thời gian thí nghiệm
Hệ số thức ăn (FCR) của cá trong thí nghiệm cao nhất ở nghiệm NT1 (2,30) và thấp nhất ở nghiệm thức NT3 (1,34) Hệ số thức ăn nghiệm thức cho ăn liên tục khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 3 nghiệm thức còn lại (Bảng 5) Bênh cạnh đó, hiệu quả sử dụng đạm PER ở nghiệm thức NT3 cao nhất (1,89) do có hệ số thức ăn thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với NT1 (1,11)
Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá quá trình sử dụng thức ăn
Ghi chú: Những giá trị trên cùng một cột mang ký hiệu giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95% (p > 0.05)
Lượng thức ăn ăn vào (FI) của cá tại các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 và NT4 đều khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) FI ở NT1 cao nhất (0,73) nhưng hiệu quả sử dụng đạm thấp nhất (1,11) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với NT3 FI (0,39) nhưng PER cao nhất (1,89)