TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐẶNG ÁNH THI TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NỞ CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG Pila polita LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐẶNG ÁNH THI
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NỞ CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG
(Pila polita)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐẶNG ÁNH THI
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NỞ CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG
(Pila polita)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS NGÔ THỊ THU THẢO
2014
Trang 3TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI
GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NỞ CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)
ABSTRACT
This study included 3 research contents: 1) Orbserve the embyonic development; 2) Evaluate the effects of different substrates on hatching process and 3) Determine the effects of diferent hatching time on the growth and survival rate of black apple snail Results showed that the hatching process of snail eggs took around 12-13 days in coir substrates In Experiment 2, eggs were incubated with 4 types of substrates: Banana trunks; Water hyacinth roots; Coirs; Nylon bunches Hatching rate
of snail eggs in coir substrates (82.1%) was higher than water hyacinth roots (61.5%); nylon bunches (41.8%) or banana trunks (32.7%) Hatching time of the coir substrates (13.6 days) were earlier than the water hyacinth roots (14.2 days), nylon bunches (16.0 days) and banana trunks (22.0 days) In Experiment 3, snails after different hatching times: early hatching (10 days), average hatching (15
body weight and shell height of early hatched snails (0,39 g and 11,7 mm) were higher than the average (0,33 g and 11,3 mm) and the late ones (0,34 g and 11,4 mm) The survival rate early hatched snails (95%) was similar to the average (95%) and higher than the late ones (92%) The results in incubating and nursing at of the Black apple snail will provide the basis information to build a production process for development black apple snail
Title: The process of embryonic development, the influence different substrates and hatching time on
the growth and survival rate of black apple snail Pila polita
Keywords: Black apple snail, Pila polita, substrate, survival, hatching time
TÓM TẮT
Nghiên cứu này gồm 3 nội dung: 1) Nghiên cứu sự phát triển phôi; 2) Ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình nở trứng; 3) Ảnh hưởng của thời gian nở khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Kết quả thu được cho thấy quá trình phát triển phôi và nở của trứng ốc bươu
đồng trên giá thể xơ dừa kéo dài trong 12 - 13 ngày Bọc trứng ốc bươu đồng được ấp với 4 loại giá
thể khác nhau là: Thân cây chuối; Rễ lục bình; Xơ dừa và Chùm dây nylon Khi ấp trứng bằng giá thể
xơ dừa thì tỷ lệ nở (82,1%) cao hơn so với rễ lục bình (61,5%); chùm dây nylon (41,8%) và thân cây chuối (32,7%) Thời gian nở của ốc khi ấp bằng giá thể xơ dừa (13,6 ngày) tương đương với rễ lục bình (14,2 ngày) và sớm hơn các loại giá thể khác Thí nghiệm ương được thực hiện trên ốc giống với thời gian nở sau khi ấp khác nhau là: nở sớm (10 ngày), nở trung bình (15 ngày) và nở muộn (20
g và 11,7 mm) cao hơn so với ốc nở trung bình (0,33 g và 11,3 mm) và nở muộn (0,34 g và 11,4 mm)
Tỷ lệ sống ở ốc nở sớm (95%) tương đương với những con nở trung bình (95%) và cao hơn ốc nở muộn (92%) Kết quả nghiên cứu ấp trứng và ương ốc bươu đồng sẽ bổ sung cơ sở dữ liệu góp phần xây dựng qui trình kỹ thuật trong sản xuất giống ốc bươu đồng đạt hiệu quả cao
Từ khóa: Ốc bươu đồng, Pila polita, giá thể, tỷ lệ nở, thời gian nở
1 GIỚI THIỆU
Ốc bươu đồng Pila polita là đối tượng khá mới mẻ nhưng có nhiều triển vọng do giá
trị dinh dưỡng cao, chất lượng thịt thơm ngon và có thể sử dụng làm thuốc Do hiện nay, con giống phụ thuộc hoàn toàn từ tự nhiên và việc đánh bắt quá mức làm nguồn giống tự nhiên suy giảm Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất giống cũng như kỹ thuật
Trang 4nuôi thương phẩm loài ốc này các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về ương nuôi ốc bươu đồng (Nguyễn Thị Đạt, 2010) thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ và các loai thức ăn đến tốc độ tăng trưỡng và tỉ lệ sống của ốc bưu đồng trong nuôi thương phẩm Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất giống ốc bươu đồng trong điều liện nhân tạo là rất cần thiết nhằm tạo ra con giống nhân tạo phục vụ cho người nuôi, giảm áp lực khai thác để bảo vệ và bảo tồn nguồn giống tự nhiên Trong nghiên cứu sản xuất giống việc tìm hiểu đặc điểm phát triển phôi và ảnh hưởng của các loại giá thể lên tỷ lệ nở của trứng ốc bươu đồng là vấn đề cần quan tâm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng thu nhập cho người dân Đề tài này thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình phát triển phôi, ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tỷ
lệ nở và đánh giá ảnh hưởng của thời gian nở đến sinh trưởng của trứng ốc bươu đồng Kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra loại giá thể tốt nhất, nâng cao tỷ lệ sống để tăng thu nhập cho người dân khi áp dụng vào thực tế
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm: Bọc trứng thu từ tự nhiên ở Đồng Tháp vận chuyển về Trại Thực Nghiệm-Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản-Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ Có
3 thí nghiệm được bố trí như sau:
- Thí nghiệm1: Nghiên cứu sự phát triển phôi, thí nghiệm được bố trí trong bể composite hình vuông có thể tích 200 lít Mức nước trong bể duy trì 12 lít nước đảm bảo giữ được độ ẩm cho tổ trứng Bố trí 5 tổ trứng/bể và tổ trứng được đặt trên giá thể xơ dừa Mỗi 6 giờ lấy mẫu trứng để quan sát dưới kính hiển vi và chụp ảnh các giai đoạn phát triển phôi của trứng ốc
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình nở trứng, bố trí thí nghiệm vào bể 200 lít, mức nước duy trì trong bể là 12 lít, định kỳ thay nước 7 ngày/lần, mỗi lần thay 100% Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và bọc trứng ốc được đặt trên các giá thể: (I) rễ bèo lục bình, (II) xơ dừa, (III) thân cây chuối và (IV) chùm dây nylon Mỗi bọc trứng được đặt trên một giá thể tương ứng, 3 bọc trứng/3 giá thể sẽ được đặt trong mỗi bể ấp Hàng ngày quan sát màu sắc bọc trứng và đếm số lượng ốc con nở
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian nở khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và được bố trí xen kẽ dựa vào thời gian nở khác nhau của ốc con lần lượt như sau: (I)
ốc nở sớm (10 ngày sau khi ấp), (II) ốc nở trung bình (15 ngày) và (III) ốc nở muộn (20 ngày sau khi ấp) Bố trí vào bể 200 lít, mức nước duy trì là 10 cm, định kỳ 7 ngày/lần thay nước và giá thể, mỗi lần thay 100% Mật độ bố trí là 100 con/m2, sử dụng bèo cái làm giá thể chiếm diện tích bể 50% Sử dụng thức ăn công nghiệp 18% đạm, cho ốc ăn 3-5% khối lượng thân và lượng thức ăn thay đổi theo khối lượng của cơ thể ốc ương, cho ăn 2lần/ngày vào lúc 7-8 h sáng và 17-18h chiều, thức ăn được xay nhuyễn và sàng qua mắt lưới 200µm Định kỳ thu mẫu 7 ngày/lần đếm số lượng ốc, cân khối lượng và đo kích thước
ốc ương
Trang 52.2 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.1 Các chỉ tiêu môi trường
Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ (đo bằng nhiệt độ kế, theo dõi vào lúc 8h và 14h hàng ngày), NO2, độ kiềm, pH và NH3 /NH4+ được theo dõi hàng tuần, xác định bằng bộ test SERA (Germany)
- Các chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng
Tính số lượng hạt trứng/tổ trứng: cân khối lượng tổ trứng, sau đó dùng kim tách ra đếm từng hạt trứng, từ đó tính được số lượng trứng trong tổ
Số hạt trứng của bọc trứng (hạt/bọc) = × Trung bình số hạt trứng trong bọc
Trong đó: P: Khối lượng bọc trứng bố trí thí nghiệm (g)
Ptb: Khối lượng trung bình bọc trứng (g)
Khối lượng của ốc mới nở (g) = cân ốc con mới nở bằng cân điện tử 2 số lẻ, số lượng 5 con/1 bọc trứng
Đường kính trứng (mm) = tách từng hạt trứng và dùng thước kẹp Caliper có thang chia độ 0,1mm
Tỷ lệ nở % = (số con nở/tổng số trứng ấp) ×100
- Các chỉ tiêu trong quá trình ương giống
Tiến hành thu mẫu định kỳ 7 ngày từ khi bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm, đếm số lượng ốc trong bể, đo chiều cao và cân khối lượng ốc (40 con/bể) bố trí trong bể của từng
nghiệm thức
Tỷ lệ tăng sinh khối BGR (%) = × 100
Tăng sinh khối= số khối ốc sau – lượng sinh khối ban đầu
Theo Thiengo et al., 1993 thì tốc độ nở được xác định như sau:
Quá trình nở (ngày) = Thời gian bọc trứng nở hết (ngày) - Thời gian xuất hiện ốc con đầu tiên (ngày)
Thời gian nở (ngày) = Thời gian xuất hiện ốc con đầu tiên
Thời gian nở 50% (ngày) = Thời gian xuất hiện ốc con đầu tiên đến khi trứng nở 50% Thời gian nở 90% (ngày) = Thời gian xuất hiện ốc con đầu tiên đến khi trứng nở 90%
Tỷ lệ sống (TLS, %) của ốc được tính theo công thức:
TLS (%) = (N2/N1) × 100 Trong đó : N1 là số cá thể thả ban đầu thí nghiệm
N2 là số cá thể tại thời điểm thu mẫu
Tốc độ tăng trưởng đặc thù khối lượng (SGRW)
SGRW (%/ngày) = (W2)-Ln (W1)x100
t Ln
P (g)
Ptb(g)
Tăng sinh khối (g/bể)
Khối lượng đầu (g/bể)
Trang 6Tốc độ sinh trưởng khối lượng tuyệt đối (DWGW)
t
W1 2
Trong đó: W1 là khối lượng ban đầu bố trí thí nghiệm
t là thời gian nuôi (ngày)
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối (SGRL)
t Ln
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối (DWGL)
t
L1 2
Trong đó: L1 là chiều cao lúc ban đầu bố trí thí nghiệm
L2 là chiều cao tại thời điểm cân mẫu
T là thời gian nuôi (ngày)
Hình 1: Cân khối lượng và đo chiều cao ốc bươu đồng
Hình 2 Các loại giá thể (Chùm dây nylon; Xơ dừa; Rễ lục bình; Thân cây chuối)
Trang 72.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mền Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và ANOVA-One way trong SPSS 16.0 để so sánh sự khác biệt giữacác giá trị trung bình của các nghiệm
thức ở mức P<0,05 bằng phép so sánh Duncan
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Theo dõi quá trình phát triển phôi
Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước trong bểấp biến động ở mức thấp giữa buổi sáng
và buổi chiều (Bảng 1) Các yếu tố môi trường như NH3 /NH4+ (TAN), NO2-, pH và độ kiềm
đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển phôi của ốc bươu đồng Tương tự nghiên
độ không khí sáng 28,0 - 30,5oC và chiều 32,0 - 35,5oC thì thời gian bắt đầu nở của ốc chỉ 13 ngày, nhưng nếu nhiệt độ không khí buổi sáng 24,5 - 26,5oC và buổi chiều 27,5 - 28,5oC thì
thời gian nở kéo dài đến 22 ngày Từđó 2 tác giả nhận thấy rằng nhiệt độ không khí có ảnh
hưởng mạnh mẽđến tỷ lệ nở và thời gian nở của ốc bươu đồng, nhiệt độ không khí và môi
trường nước càng cao thì phôi phát triển càng nhanh, thời gian nở ngắn khoảng 13 - 15 ngày
và ngược lại thì phôi sẽ phát triển chậm và thời gian nở kéo dài 20 – 22 ngày
Bảng 1: Giá trị trung bình một số yếu tố môi trường
Chỉ tiêu theo dõi Giá trị trung bình
Phát triển phôi và màu sắc bọc trứng: Trứng sau khi thụ tinh có hình cầu và có lớp
vỏ canxi màu trắng mỏng bao bọc bên ngoài, rất dễ vỡ, phần bên trong là khối cầu đặc sệt có màu hơi cam Sau 36 - 48 giờ lớp vỏ canxi bên ngoài sẽ bị tách ra và khi xem dưới kính hiển
vi có thể nhìn thấy một chấm nhỏ (mấu lồi), thời gian càng về sau càng thấy rõ hơn và đây
cũng là nơi ốc con thoát ra khỏi vỏ trứng Quá trình phân chia tế bào và hình thành phôi nang, phôi vị kéo dài trong 4 ngày Sau đó dần dần một số nội quan cũng được hình thành và ngày càng hoàn chỉnh theo thời gian Ốc con bắt đầu xuất hiện trong bọc trứng vào ngày thứ 7 Sau
12 - 13 ngày ốc con phát triển gần như hoàn chỉnh về cấu tạo bên trong lẫn bên ngoài, lúc này
ốc sẽ tự thoát ra ngoài Bên cạnh sự phát triển của phôi, màu sắc bên ngoài của bọc trứng
cũng thay đổi từ ngày quan sát đầu tiên đến khi trứng nở thành ốc con (Bảng 2 và Hình 3) Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường không thuận lợi, màu sắc trứng dần dần chuyển thành màu trắng đục đồng thời khối cầu đặc sệt màu cam bên trong cũng bị tiêu giảm
Hoạt động thoát ra khỏi bọc trứng của ốc con: Trong quá trình ấp, màu sắc của bọc
trứng có sự biến đổi rõ rệt đồng thời cũng phản ánh được sự phát triển phôi ốc ở bên trong
Trang 8bọc trứng Trước khi nở, bọc trứng trở nên mềm hơn, các hạt trứng rất dễ tách rời nhau và
lớp vỏ canxi bao quanh bọc trứng bị nứt vụn và bong ra Lớp màng bao xung quanh ốc con
vỡ ra và ốc thoát ra ngoài Theo thời gian ấp, các cơ quan, bộ phận của ốc con được hình thành và cuối cùng hình dạng của ốc con phát triển hoàn chỉnh, có thể nhìn rõ mắt và xúc tu
của ốc con trước khi nở ra bằng mắt thường Khi ốc con thoát ra khỏi bọc trứng, chúng tự tìm đến nơi có giá thể hoặc có nước Thời gian để toàn bộốc con thoát ra khỏi bọc trứng dao
động từ 3 - 5 ngày
Bảng 2: Các giai đoạn phát triển và hình thái bên trong, bên ngoài của trứng ốc bươu đồng
Ngày Đặc điểm Hình thái bên ngoài
trứng Hình thái bên trong trứng
1 – 2 Hình thành cực
cầu
Trứng màu trắng hồng tươi, vỏ mềm và có nhiều nhớt, sau đó chuyển sang
vỏ cứng ít nhớt
Nguyên sinh chất có màu đục bắt đầu tập trung tại mấu lồi ở một đầu của hạt trứng
3 – 4 Hình thành phôi Trứng chuyển sang màu
trắng đục và cứng lại
Phôi bào tập trung về một cực của tế bào trứng và bắt đầu quá trình phân cắt phôi
5 – 6
Hình thành một
số cơ quan và xuất hiện điểm mắt
Trứng có màu xanh xám, sau đó chuyển sang màu xám
Màng bao xuất hiện ở phần
đầu hạt trứng Xuất hiện một
số cơ quan, phân biệt được
điểm mắt và chân
7 – 8
Xuất hiện hình dạng ốc con trong bọc trứng
Trứng có màu xám
Xuất hiện vỏ ngoài của ốc và phần xoắn ở đỉnh vỏ, sau đó
tầng xoắn tăng lên
9
Xuất hiện nắp mài và ốc di chuyển
Hạt trứng có màu xám
đến xám đen
Vỏ ốc xuất hiện nhưng rất mỏng và mềm, có thể nhìn thấy các cơ quan bên trong Nắp mài xuất hiện và ốc di chuyển chậm Các xúc tu to và dài hơn
10 – 11
Hoàn thiện hình dạng ốc con và
ốc di chuyển
nhanh
Hạt trứng có màu xám, lớp vỏ canxi quanh hạt trứng bắt đầu nứt và tách rời nhau; bọc trứng mềm
Vỏ ốc màu vàng và vòng xoắn
ốc sâu; ốc cử động mạnh trong
lớp màng bao
12 – 13
Chân chuyển
động linh hoạt và
ốc nở ra
Trứng có màu xám đen;
Lớp vỏ canxi nứt vụn ra gần như hoàn toàn và ốc chui ra ngoài; bọc trứng rất mềm
Xuất hiện khối noãn hoàng Chân chuyển động linh hoạt
Ốc con bắt đầu chui ra khỏi
hạt trứng
Trang 9Ngày Màu sắc bọc trứng Quá trình phát triển phôi
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Hình 3A Các giai đoạn phát triển phôi của ốc bươu đồng từ ngày 1-4
Trang 10Màu sắc bọc trứng Quá trình phát triển phôi
Ngày 5
Ngày 6
Ngày 7
Ngày 8
Hình 3B Các giai đoạn phát triển phôi của ốc bươu đồng từ ngày 5-8