1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ loài rong mơ sargassum microcystum và rong quạt padina gymnospora

15 552 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 351,57 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐÀM THỊ HỒNG HẠNH KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY TRÍCH TỪ LOÀI RONG MƠ Sargassum microcystum

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

ĐÀM THỊ HỒNG HẠNH

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY

TRÍCH TỪ LOÀI RONG MƠ Sargassum microcystum VÀ

RONG QUẠT Padina gymnospora

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

ĐÀM THỊ HỒNG HẠNH

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY

TRÍCH TỪ LOÀI RONG MƠ Sargassum microcystum VÀ

RONG QUẠT Padina gymnospora

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts NGÔ THỊ THU THẢO

2014

Trang 4

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY

TRÍCH TỪ LOÀI RONG MƠ Sargassum microcystum VÀ

RONG QUẠT Padina gymnospora

Đàm Thị Hồng Hạnh, Huỳnh Trường Giang và Dương Thị Hoàng Oanh

ABSTRACT

This study was conduct to evaluate chemical composition and antioxidant activity of polysaccharide extracted from Sargassum microcystum and Padina gymnospora Polysaccharide is extracted with 2 solvents, hot water and HCl 0.1N 100 o C within 3 and 6 hours for each solvents The results show that polysaccharide extracted by HCl 0.1N in 3 hours has highest yield about 18,9±0,5% and 31,3±0,6% in S microcystum and P gymnospora repectively whereas HCl 0,1N in 6 hours and hot-water in 3 and 6 hours have lower yield Carbohydrate concentration in each treatment is low from 8,2% to 26% in S microcystum and 0,33% - 9,54% in P gymnospora The contents of glucose in polysaccharide from S microcystum and P gymnospora highest in treatment hot-water within 3 hours 18,4% and 3,1% for others treatment DPPH free radicals scavenging activity, ferrous ion chelating and ferric reducing power increase proportionally with the rising of polysaccharide concentration It shows that the polysaccharide extracted from S microcystum and P gymnospora can be used as a rich compound in antioxidant activity and can research to apply in aquaculture in order to increase immunity of shrimp and fish

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ Sargassum microcystum và rong quạt Padina gymnospora Hỗn hợp polysaccharide được ly trích bởi 2 dung môi nước 100 o C và HCl 0,1N

100 o C trong thời gian 3 giờ và 6 giờ Kết quả cho thấy khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N 3 giờ thu được sản lượng cao nhất 18,9±0,5% và 31,3±0,6% tương ứng rong mơ S microcytum

và rong quạt P gymnospora, kế đến là nghiệm thức HCl 0.1N 6 giờ, nước 3 giờ và nước 6 giờ Hàm lượng carbohydrate ở các nghiệm thức tương đối thấp, dao động 8,2% – 26% với rong mơ S microcystum và 0,33% - 9,54% đối với rong quạt P gymnospora Hàm lượng đường glucose trong hỗn hợp polysaccharide ở rong mơ S microcystum và rong quạt P gymnospora cao nhất ở nghiệm thức nước 6 giờ, đạt 18,4% và 3,1% tương ứng Hoạt tính khử gốc oxy hóa DPPH, hoạt tính tạo phức với Fe 2+

và hoạt tính khử Fe +3 gia tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng hàm lượng của hỗn hợp polysaccharide và đạt cao nhất ở nghiệm thức nước 6 giờ Điều này cho thấy hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S microsystum và rong quạt P gymnospora có thể sử dụng là hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa nghiên cứu, ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường miễn dịch của tôm cá nuôi

1 GIỚI THIỆU

Rong biển là một trong những tài nguyên chứa nhiều nguồn dược liệu quý có tác dụng điều trị các bệnh như là vi khuẩn, nấm, protozoa, vi rút và kể cả ung thư Các hợp chất

Trang 5

polysaccharide ly trích từ rong biển được sử dụng như là chất chống oxy hóa, chất chống đông máu, chống ung thư, chất kháng khuẩn… Hoạt tính chống oxy hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá miễn dịch của tế bào Các phân tử sinh học của tế bào

như là protein, DNA, lipid có thể bị phá hủy bởi những gốc oxy hóa này…(Wu et al., 1998)

Những chất chống oxy hóa, chất tăng cường miễn dịch và sức đề kháng trên động vật thủy sản

như tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Ấn Độ (Fenneropenaeus chinensis), thẻ chân trắng (Litopanaeus vannamei) được ứng dụng thành công trong nuôi trồng thủy sản ở một số nước bởi các hỗn hợp polysaccharide chiết xuất từ rong nâu Phaeophyceae (Chotigeat et al., 2004; Huang et al., 2006; Yeh et al., 2006; Giang et al., 2011) Rong nâu Phaeophyceae – nguồn tài

nguyên sẵn có và dồi dào trong tự nhiên với hơn 400 loài đã được miêu tả (Yoshida, 1983; Lu

và Tseng, 2004) Ở Việt Nam, trong gần 1.000 loài rong biển thì ngành rong nâu

(Phaeophyceae) chiếm 143 loài, trong đó giống Sargassum được phát hiện gồm 22 loài ở miền Bắc và 13 loài ở miền Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1969; Nguyễn Hữu Dinh và ctv., 1993) Trên Thế Giới, rong quạt Padina được phát hiện gồm 66 loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới

và nhiệt đới (Winanyuda, et al., 2013) Do đó, việc nghiên cứu về “Thành phần hóa học và

đặc tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide được ly trích từ loài rong Mơ

Sargassum mycrocystum và rong Quạt Padina gymnospora” ứng dụng vào ngành thủy sản

là một trong những xu hướng phù hợp trong giai đoạn hiện nay

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian thực hiện từ tháng 07/2014 đến 12/2014

Mẫu rong S microcystum và P gymnospore được thu tại vùng ven biển thuộc tỉnh Kiên

Giang (vùng biển huyện Kiên Lương và Hà Tiên) Tiến hành ly trích, xác định thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Phân tích chất lượng

nước – Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ

2.2 Chuẩn bị mẫu

Mẫu rong S microcystum và P gymnospora sau khi thu được làm sạch bằng nước máy và vận

chuyển về phòng Thí nghiệm Sau đó, mẫu rong được tráng sạch bằng nước cất và sấy ở 37

oC cho đến khi trọng lượng không đổi Tiếp theo mẫu rong được nghiền bằng máy và sàn qua rây với mắt lưới 125 µm Bột rong được bảo quản ở 4 oC cho đến khi tiến hành ly trích

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu bao gồm 2 thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Đánh giá hàm lượng hỗn hợp polysaccharide từ loài rong mơ S microcystum

và rong quạt P gymnospore sau khi ly trích bằng các dung môi khác nhau

10g bột rong được ly trích trong 300 mL dung môi khác nhau (nước, HCl) trong cùng nhiệt độ

100 oCở 8 nghiệm thức (NT) (mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần) Cụ thể như sau:

Trang 6

Bảng 1: Nghiệm thức ly trích rong mơ S microcystum và rong quạt P gymnospora

3 giờ 6 giờ 3 giờ 6 giờ 3 giờ 6 giờ 3 giờ 6 giờ

Sau thời gian nhất định, mẫu được lọc qua lưới lọc có mắt lưới 57 µm Sau đó, phần dung dịch vừa lọc được ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong 5 phút Phần dung dịch còn lại được loại nước ở 37 oC Tiếp theo, mẫu được cân và xác định hàm lượng hỗn hợp polysaccharide (%) thu hoạch

Thí nghiệm 2: Xác định thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của các hỗn hợp

polysaccharide ly trích được từ rong mơ S microcystum và rong quạt P gymnospore

Từ 8 NT tương ứng (giống như thí nghiệm 1) mỗi hỗn hợp được phân tích xác định thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa Mỗi nghiệm thức được phân tích lặp lại 3 lần

2.3.2 Phương pháp phân tích mẫu

Phân tích thành phần hóa học:

Bảng 2 : Phương pháp phân tích thành phần hóa học của hỗn hợp polysaccharidde

STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

1 Protein Công phá Kjedahl và so màu bằng phương pháp Phenate (APHA et al.,

1999)

2 Photpho Công phá Kjedahl và so màu bằng phương pháp SnCl 2 (APHA et al., 1999)

3 Carbohydrate Phenol-sulfuric acid (Dubois et al., 1956)

4 Glucose GC/MS (Dubois et al., 1956)

5 L-fucose Phenol-sulfuric acid (Dubois et al., 1956)

6 SO 4

2-Turbidimetric (Terho và Hartiala, 1971; APHA et al., 1999)

7 Phlorotannin Folin phenol (APHA et al., 1999)

Phân tích hoạt tính chống oxy hóa: hoạt tính khử gốc tự do DPPH● (2,2-diphenylpicylhydrazyl) – C18H12N5O6+ được xác định dựa theo phương pháp của Shimada et

al., (1992); hoạt tính tạo chelat với Fe2+ được xác định theo phương pháp của Dinis et al.,

(1994); khả năng khử Fe3+ của các hỗn hợp polysaccharide được xác định theo phương pháp của Oyaizu (1988)

2.4 Xử lý số liệu

Hàm lượng polysaccharide được tính giá trị trung bình và độ lệnh chuẩn ở các nghiệm thức Các chỉ tiêu hoạt tính loại bỏ gốc DPPH●; hoạt tính tạo phức với Fe2+

và khả năng khử Fe3+ dựa vào nồng độ polysaccharide và hoạt tính (%) được xử lý để đánh giá độ tương quan

Trang 7

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

Rong mơ Rong quạt

IC50 là giá trị nồng độ polysaccharide mà hoạt tính đạt được là 50% được ước lượng thông qua phương trình tương quan Y = aX + b giữa nồng độ polysaccharide và hoạt tính (%)

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hàm lượng polysaccharide ly trích từ rong S mycrocystum và P gymnospora

Sản lượng thu được ở rong quạt P gymnospora cao nhất nghiệm thức HCl 0.1N 3 giờ (31,32±0,6%), tiếp đến là nghiệm thức HCl 0.1N 6 giờ (30,20±0.4%) và nghiệm thức nước 3

giờ (23,51±0,4%), thấp nhất là nghiệm thức nước 6 giờ (19,87±0,6%) Sản lượng thu được ở

rong mơ S microcystum cao nhất ở nghiệm thức HCl 0.1N 3 giờ (18,9±0,5%), tiếp đến là

nghiệm thức HCl 0.1N 6 giờ (18,67±0,4%) và nghiệm thức nước 3 giờ (9,92±0,6%), thấp nhất

là nghiệm thức nước 6 giờ (7,97±0,5%) Nhìn chung, sản lượng thu được ở rong quạt P

gymnospora (31,32%) cao hơn rong mơ S microcystum (18,9%) trong cùng nghiệm thức HCl

3 giờ

Hình 1 : Hàm lượng polysaccharide từ rong S microcystum và P gymnospora

Giang et al., (2011) đã báo cáo sản lượng polysaccharide S hemiphyllum var chinense thu hoạch được là 31% khi sử dụng dung môi nước 100o

C trong 3 giờ Lim et al., (2002) đã nghiên cứu ly trích rong mơ S siliquastrum bằng methanol, và nước 100oC, kết quả cho thấy sản lượng polysaccharide thu được là 6,42 và 2,41% tương ứng Kết quả thấp hơn so với kết

quả của Giang et al (2013) khi nghiên cứu S microcystum khi ly trích bằng dung môi HCl

0.1N và nước 100oC thu được sản lượng tương ứng 40,2% và 25% Davis et al (2014) sử dụng dung môi HCl 0,2N, thu được sản lượng 21,1-24,5% đối với S fluitans và 16,3-20,5%

cho S oligocystum, tương ứng cho S dentifolium 3,25%, S asperifolium 12,4%, và S

latifolium 17,7% Những kết quả trên cho thấy hàm lượng polysaccharide thay đổi tùy theo

dung môi, nhiệt độ và loài rong biển Bên cạnh đó, Jormalainen và Honkanen (2004) còn nhận định sản lượng ly trích cũng thay đổi theo loài, theo mùa vụ thu mẫu rong cũng như là

điều kiện dinh dưỡng mà rong phát triển Qua nghiên cứu này có thể thấy rằng, rong P

gymnospora ở dung môi HCl 0,1N – 3 giờ 100oC được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc

ly trích polysaccharide vì đạt được hàm lượng cao (31,32%)

3.2 Thành phần hóa học của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S microcystum

và rong quạt P gymnospora

3.2.1 Protein và phot pho

Hàm lượng protein trong hỗn hợp polysaccharide rất thấp, cao nhất khi ly trích bằng dung môi

nước 6 giờ ở cả hai loài S microcystum (6,8±0,8%), P gymnospora (10±1,1%) và thấp nhất ở nghiệm thức HCl 3 giờ với hàm lượng 1,3±0,2% (S microcystum), 2,8±0,3% (P

Trang 8

A

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

nước 3 giờ nước 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

Rong mơ Rong quạt

0 2 4 6 8 10 12

nước 3 giờ

nước 6 giờ

Rong m ơ Rong quạt

0

2

4

6

8

10

12

nước 3 giờ nước 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

Rong mơ Rong quạt

A

gymnospora) Tương tự, hàm lượng photpho trong hỗn hợp polysaccharide cũng rất thấp, chỉ

dao động từ 0,14% đến 0,32% rong mơ S microcystum và 0,35% đến 0,46% rong quạt P

gymnospora, tương ứng với dung môi HCl 3 giờ và nước 6 giờ

Hầu hết các loài rong nâu Phaeophyceae hàm lượng protein và photpho không cao Theo

Santoso et al 2013, hàm lượng protein trong Padina australis đạt 10,76% Theo Dawczynski

et al., 2007, protein trong rong P fernandeziana dao động từ 6 - 8% Cũng theo tác giả hàm

lượng protein thay đổi theo mùa và điều kiện của môi trường S illicifolium đạt 9,18% protein (Hafezieh et al, 2014) Tuy nhiên cũng có một số loài có hàm lượng protein khá cao như là S

longicruris (27,7±1,5%) (Rioux et al., 2007) Giang và Chen (2010) cho biết hỗn hợp

polysaccharide ly trích từ S hemiphyllum var.chinense bằng phương pháp nước 100oC hàm

lượng protein chỉ ở mức 9,1%

Hình 2: Hàm lượng protein (A) và photpho (B) trong các hỗn hợp polysaccharide

3.2.2 Đường glucose,L- fucose và SO 4 2-

Hàm lượng đường glucose thu được của cả hai loại rong biển cao nhất ở nghiệm thức nước 6

giờ (18,4±0,072% đối với S microcystum và 3,1±0,01% ở P gymnospora), thấp nhất ở nghiệm thức HCl 3 giờ (2,8±0,002% S microcystum và 0,2±0,003% P gymnospora) Hàm lượng đường L-fucose thu được ở rong mơ S microcystum cao nhất ở nghiệm thức nước 6 giờ (9,9±0,037%) và thấp nhất ở nghiệm thức HCl 3 giờ (3,6±0,002%), còn rong quạt P

gymnospora cao nhất 3,6±0,036% ở nghiệm thức HCl 6 giờ và thấp nhất 0,7±0,029% nghiệm

thức HCl 3 giờ Hàm lượng SO42- thu được ở rong mơ S microcystum dao động từ 4,4% đến

7,9% ở nghiệm thức nước 6 giờ và HCl 6 giờ, 8,8% đến 9,1% ở nghiệm thức HCl 6 giờ và

nước 6 giờ đối với rong quạt P gymnospora

Hình 3: Hàm lượng glucose (A) và L- fucose (B) trong các hỗn lợp polysaccharide

B

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

nước 3 giờ nước 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

Rong mơ Rong quạt

Trang 9

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

nước 3 giờ

nước 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

rong mơ rong quạt

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

nước 3

giờ

nước 6 giờ

HCl 3 giờ

HCl 6 giờ

Rong quạt

L-fucose là một dạng đường trung tính rất quan trọng và thường chứa nhiều trong ngành rong nâu (Phaeophyta) và đường sulfate fucan là dạng đường chủ yếu được tìm thấy trong rong nâu Khi ly trích bằng dung môi nước 100oC 2 giờ hàm lượng đường L-fucose thu được ở 3

loài rong Padina australis, P minor, Sargassum polycystum tương ứng 6,65%, 7,1%, 4,25%

Còn khi ly trích bằng dung môi HCl 2M 5 giờ thì thu được hàm lượng L-fucose là 6,8%,

3,8%, 5,75% Hàm lượng glucose thu được ở P minor khi ly trích bằng hai dung môi trên rất thấp, chỉ dao động từ 0.09% đến 0.10% Hàm lượng đường sunfate thu được ở P australis, S

polycystum là 9.88% và 10,9% (Kasetsart et al., 2010) Eluvakkal et al., (2010) báo cáo ở

rong S wightii có hàm lượng SO42- (9,9%), L-fucose (23,3%) Nếu so sánh với các kết quả trước đây thì hàm lượng SO42- trong rong mơ S microcytum ( 0,6% - 2,33%) và rong quạt P

gymnospora (0,37% - 0,64%) là rất thấp

3.2.3 Phlorotannin

Hàm lượng phloprotannin trong hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S microcystum

và rong quạt P gymnospora có hàm lượng rất thấp, S microcystum dao động từ 0,48% đến 0,63%, P gymnospora dao động 0,51% đến 0,63% ở nghiệm thức nước 3 giờ và HCl 6 giờ

Tannin trong tự nhiên bao gồm Hydrolysable-tannin thường tìm thấy trong các cây hạt kín (Waterman và Mole, 1994); Flavonoid-tannin là dạng tìm thấy trong rượu vang, trà, hạt ca cao (Santos-Buelga và Scalbert, 2000) và phlorotannin (bao gồm các phloroglucinol) chỉ tìm thấy duy nhất trong rong nâu Phaeophyceae (Ragan và Glombitza, (1986) Hàm lượng tannin trong

Sargassum (0,12%) là đáng kể Theo Okwu, (2004), hàm lượng phlorotannin biến động tùy

theo từng loài theo giai đoạn phát triển, các bộ phận khác nhau trên thân và phương pháp chiết tách

Hình 4 : Hàm lượng SO 4 2- (A) và phlorotannin (B) trong hỗn hợp polysaccharide

3.2.4 Carbohydrate

Nghiệm thức ly trích polysaccharide bằng dung môi nước 6 giờ đạt hàm lượng carbohydrate

cao nhất (đối với cả hai loài rong) S microcystum (25,99%) và P gymnospora (9,54%), thấp nhất ở nghiệm thức HCl 3 giờ là 8,20% (S microcystum) và 0,33% (P gymnospora)

Theo Santoso et al., (2013), hàm lượng carbohydrate trong rong Padina australis chiếm 62,21% Rong P fernandeziana có hàm lượng carbohydrate dao động từ 30 – 40% (Goecke, Escobar, Collantes., 2012) Theo Peng et al., (2013), S naozhouense chứa 47,73% tổng số carbohydrate Khi ly trích hai loài rong P australis và S polycystum bằng dung môi nước

100oC 2 giờ thu được hàm lượng carbohydrate tương ứng 40,07% và 40,1% (Kasetsart

Trang 10

A

64.1

81.2

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

H20 3 giờ H20 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

72.3

0 10 20 30 40 50 60 70 80

H20 3 giờ H20 6 giờ HCl 3 giờ HCl 6 giờ

Rong quạt

.,2010) Cũng theo tác giả thì hàm lượng carbohydrate ở các loài rong nâu phụ thuộc vào dung môi, nhiệt độ, thời gian ly trích và môi trường sống của chúng Từ kết quả trên cho thấy hàm

lượng carbohydrate thu được từ rong mơ S microcystum (25,99%) và rong quạt P

gymnospora (9,54%) là rất thấp

3.2 Hoạt tính chống oxy hóa của các hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S

microcystum và rong quạt P gymnospora

3.2.1 Hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH •

Hoạt tính loại bỏ gốc DPPH• gia tăng tỉ lệ thuận với nồng độ của hỗn hợp polysaccharide

Hỗn hợp polysaccharide ly trích bằng nước 6 giờ có hoạt tính loại bỏ gốc DPPH• cao nhất ở

S microcystum (81,2% ở nồng độ 0,8 mg/mL) và nghiệm thức HCl 6 giờ rong P gymnospora

(72,3% ở nồng độ 4 mg/ml), thấp nhất nghiệm thức HCl 6 giờ S microcystum (19,1% ở nồng

độ 0,8 mg/mL) và nghiệm thức nước 3 giờ ở P gymnospora (55,3% ở nồng độ 4 mg/mL).

Hình 5: Hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH của rong mơ S microcystum (0,1-0,8mg/mL) và rong quạt P

gymnospora (0,5-4mg/mL)

Hoạt tính loại bỏ gốc oxy hóa DPPH• đạt 26,77% khi xử lý với hỗn hợp polysaccharide ly

trích từ rong nâu S pallidum ở nồng độ 3,3 mg/mL (Budhiyanti et al, 2012) Theo Zahra et

al., 2007 hoạt động chống oxy hóa của S boveanum đã đạt mức 90% ở nồng độ 7 mg/ml và

giá trị IC50 là 3,82 mg/mL Hỗn hợp polysaccharide ly trích từ P tetrastromatica có hoạt tính

loại bỏ gốc tự do DPPH• là 78,6 mg/mL (Kayalvizhi et al., 2014) S hemiphyllum khi ly trích

bằng dung môi nước 180oC cho thấy hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH• gia tăng với sự gia năng nồng độ với phương trình tuyến tính (y = 25.78x + 9,25, r2

= 0,960) (Hwang et al.,

2010) Từ những nhận định trên cho thấy hỗn hợp polysaccharide ly trích bằng nước 6 giờ của

rong mơ S microcystum có hoạt tính loại bỏ gốc oxy hóa tự do DPPH• trong nghiên cứu hiện tại khá cao (81,2% ở nồng độ 0,8 mg/mL)

3.2.2 Hoạt tính tạo chelat với Fe 2+

Nhìn chung, sự tương quan giữa nồng độ và hoạt tính tạo phức với Fe2+

khá cao Ở rong mơ

S microcystum, hoạt tính tạo chelat với Fe2+ cao nhất khi ly trích polysaccharide bằng dung môi nước 6 giờ đạt 49,6% ở nồng độ 0,8 mg/mL, thấp nhất khi ly trích bằng dung môi HCl 3

giờ đạt 14,7% ở nồng độ 0,8 mg/mL Còn đối với rong quạt P gymnospora, hoạt tính tạo

Ngày đăng: 16/09/2015, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w