1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thử nghiệm khả năng thay thế artemia bằng giáp xác chân chèo (apocyclops dengizicus) trong ương ấu trùng cua biển (scylla paramamosain estampador, 1949)

14 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 391,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HUỲNH THUẦN DUY THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA BẰNG GIÁP XÁC CHÂN CHÈO Apocyclops dengizicus TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN Scylla paramamos

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THUẦN DUY

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA BẰNG

GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (Apocyclops dengizicus) TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN (Scylla paramamosain

Estampador, 1949)

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THUẦN DUY

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA BẰNG

GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (Apocyclops dengizicus) TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN (Scylla paramamosain

Estampador, 1949)

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs Ts VŨ NGỌC ÚT

2014

Trang 3

1

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG THAY THẾ ARTEMIA BẰNG GIÁP XÁC

CHÂN CHÈO (Apocyclops dengizicus) TRONG ƢƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN

(Scylla paramamosain Estampador, 1949)

ABSTRACT

Copepods are the dominant group of zooplankton populations in the sea and are great potential as initial food for marine fish species and crustacean larvae The

copepod Apocyclops dengizicus has been isolated from the coastal areas of the Mekong Delta and used to substitute Artemia in mud crab (Scylla paramamosain)

larval rearing In the first experiment, from zoea1 to zoae 5, crab larvae were fed with different regimes including 100% Artemia nauplii (control), 50% Artemia nauplii and 50% copepod nauplii, and 100% copepod nauplii The experiment was designed in 30 L tank system at 30ppt salinities with density of 200 larval/L Umbrella stage of Artemia nauplii was used to feed the crab larvae Densities of Artemia and copepod nauplii were 5 ind mL-1 The results showed that there was a significant difference in survival of the crab larvae between treatments Larvae fed with 100% Artemia and 50% copepods had higher survival rate than that of those fed with 100% copepods (55.00±17.29%, 60.83±8.78% and 8.67±9.78%, respectively) In the second experiment, from megalopae to crablet stage, three treatments including 100% Artemia, 50% copepods and 50% Artemia, and 100% copepods with three replicates each were designed Salinity was maintained at 26ppt Megalopae were stocked at 25 ind L-1 in 18 L of 20 L buckets The results indicated that although higher survival rates of crablets obtained in 100% and 50% copepod replacement treatments, differences were not significant Survival rates of crablets fed with 100% Artemia, 50% Artemia and 50% copepods, and 100% copepods were 8.08±3.061%, 12.15±1.735%, and 11.33±5.032%, respectively

Replacement of Artemia by 50% copepods (A dengizicus) could improve survival

of zoeal stages but not improve survival rate of crablets of mud crab Scylla

paramamosain

TÓM TẮT

Copepoda là nhóm chiếm ƣu thế trong các quần thể động vật phiêu sinh và là nguồn thức ăn ban đầu tiềm năng cho ấu trùng cá và giáp xác biển Loài copepoda

Apocyclops dengizicus đƣợc phân lập từ các vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu

Long đƣợc sử dụng thay thế Artemia trong ƣơng ấu trùng cua biển Scylla

paramamosain Ở Thí nghiệm 1, giai đoạn từ Zoea 1 đến Zoea 5, ấu trùng cua đƣợc

Trang 4

2

cho ăn các chế độ khác nhau gồm 100% ấu trùng artemia (đối chứng), 50% ấu trùng copepoda cùng với 50% ấu trùng Artemia và 100% ấu trùng copepoda Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể composite có thể tích 30 L, độ mặn 30‰ và mật độ ấu trùng cua là 200 cá thể/L Ấu trùng Artemia được sử dụng cho ăn là giai đoạn bung

dù Mật độ Artemia và copepoda cho ăn là 5 cá thể/mL Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của ấu trùng cua trong nghiệm thức 100% Artemia và 50% copepoda cùng với 50% Artemia cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức cho ăn 100% copepoda, lần lượt là 55,00±17,29%, 60,83±8,78% và 8,67±9,78% Ở Thí nghiệm 2, giai đoạn từ Megalope đến cua 1, 3 nghiệm thức được bố trí bao gồm 100% Artemia, 50% copepoda cùng với 50% Artemia, và 100% copepoda, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Độ mặn nước ương là 26‰ Mật độ Megalope là 25 con/L trong xô 20 L với thể tích là 18 L Kết quả cho thấy mặc dù tỉ lệ sống của Cua 1 cao hơn trong nghiệm thức thay thế Artemia bằng 50% và 100% copepoda nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức cho ăn 100% Artemia Tỷ lệ sống của Cua 1 trong các nghiệm thức 100% Artemia, 50% Artemia-50% copepoda và 100% copepoda lần lượt là 8,08±3,061%, 11,33±5,03% và 12,15±1,73% Như vậy, việc thay thế

Artemia 50% hay hoàn toàn bằng ấu trùng copepoda Apocyclops dengizicus có thể cải thiện tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla paramamosain giai đoạn Zoae 1 đến

Zoae 5 nhưng không cải thiện đáng kể tỷ lệ sống ở giai đoạn từ Megalope đến Cua1

I GIỚI THIỆU

Cua biển là một đối tượng nuôi đang được ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh ven biển Việt Nam Tuy nhiên, giai đoạn sản xuất giống với tỉ lệ sống thấp, không ổn định ở các trại cua biển làm sản lượng cua giống không đủ cung cấp cho người nuôi Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998), sản xuất giống cua biển chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nuôi thương phẩm, còn lại là khai thác từ tự nhiên Một số biện pháp kỹ thuật và quy trình sản xuất giống cua biển được nghiên cứu và áp dụng nhằm nâng tỉ lệ sống ấu trùng cua biển như quy trình nước trong, nước xanh, tuần hoàn có lọc sinh học và kết hợp, tuy nhiên tỉ lệ sống đến giai đoạn cua vẫn còn tương đối thấp (<10-15%)

Ấu trùng của biển thường được cho ăn thức ăn tự nhiên truyền thống là ấu trùng Artemia trong tất cả các quy trình được áp dụng hiện nay Tuy nhiên, copepoda là một trong những đối tượng thức ăn tự nhiên rất tiềm năng, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu hàm lượng acid béo cao không no (HUFA) (Støttrup và Norsker, 1997; Vũ Ngọc út, 2013) có thể cải thiện được tỉ lệ sống và chất lượng ấu

Trang 5

3

trùng cua biển Để đánh giá khả năng sử dụng copepoda trong ương nuôi ấu trùng

của biển, đề tài “Thử nghiệm khả năng thay thế Artemia bằng giáp xác chân

chèo (Apocyclops dengizicus) trong ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949)” được thực hiện

II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ

2.2 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn nước thí nghiệm

Nước mặn được thu từ ruộng muối Vĩnh Châu (độ mặn 80 – 100‰) được pha với nước ngọt (nguồn nước máy) thành nước có độ mặn 30‰ dùng trong thí nghiệm Nước sau khi pha được xử lý bằng Chlorine nồng độ 20 – 30 mg/L trong vòng 48 giờ và sục khí liên tục Hàm lượng Chlorine dư được kiểm tra bằng test Chlorine và được trung hòa bằng Natrithiosulphate Nước xử lý xong được để lắng trong thời gian 24 giờ, sau đó được lọc qua túi lọc vải trước khi sử dụng trong thí nghiệm

Nguồn ấu trùng cua biển

Ấu trùng cua biển được thu từ cua mẹ mang trứng được ấp tại Trại thực nghiệm Khoa Thủy sản Cua mang trứng được cung cấp từ cơ sở sản xuất cua giống Đức

Nguyên, Bạc Liêu

Nguồn giáp xác chân chèo (Copepoda)

Copepoda Apocyclops dengizicus được cung cấp từ phòng thí nghiệm của bộ môn

Thủy sinh học ứng dụng, khoa Thủy Sản sau khi phân lập từ tự nhiên (thu tại các thủy vực ven biển Sóc Trăng và Kiên Giang)

Dụng cụ-hóa chất

Hệ thống bể ương: bể composite có thể tích 100L, xô nhựa có thể tích 20 L/xô, bể

ấp Artemia

Hệ thống sục khí : máy sục khí, ống dây nhựa, đá bọt, van điều chỉnh

Ống hút nhựa, khúc xạ kế, cốc thủy tinh, kính hiển vi, kính lúp, cân điện tử, dụng cụ

đo nhiệt độ - pH Hóa chất: Formol, Chlorine, thuốc khử Chlorine và men vi sinh

2.3 Bố trí thí nghiệm

2.3.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm thay thế ấu trùng Artemia bằng ấu trùng Nauplius

của copepoda Apocyclops dengizicus trong ương cua biển từ Zoea 1 đến Zoea 5

Trang 6

4

Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể composite 30 L có độ mặn 30‰, mật độ

ấu trùng cua là 200 cá thể/L, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức với các

tỉ lệ copepoda và Artemia như sau:

Nghiệm thức 1: 100% Artemia– đối chứng

Nghiệm thức 2: 50% copepoda A dengizicus và 50% Artemia

Nghiệm thức 3: 100% copepoda A dengizicus

Artemia sử dụng trong thí nghiệm là Artemia Vĩnh Châu được ấp bung dù và cho ăn

4 lần/ngày (lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ) Thức ăn nhân tạo Frippak pL+150 của công ty thức ăn Inve được cho ăn 2 lần/ngày (lúc 10 giờ và 15 giờ) Ấu trùng nauplius Artemia được cho ăn ở mật độ 5 cá thể/mL Tỉ lệ thức ăn và cách thức cho

ăn được trình bày trong Bảng 1

Bảng 1: Thành phần và tỷ lệ cho ăn trong các nghiệm thức trong thí nghiệm 1

Nghiệm

Giai đoạn

Zoea1-Zoea5 100%

Artemia

Artemia(cá thể/mL/lần) 5 Frippark pL+150 (g/m3/lần) 1,5 50%

copepoda

Artemia: copepoda 2,5 : 2,5 Frippak pL +150 (g/m3/lần) 1,5 100%

copepoda

Artemia: copepoda 0 : 5 Frippark pL+150 (g/m3/lần) 1,5

2.3.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm thay thế Artemia bằng copepodid của loài A

dengizicus trong quy trình ương cua biển từ giai đoạn Megalopae – Cua 1

Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể 20 L với thể tích 18 L, độ mặn nước ương

là 26‰, mật độ Megalope được bố trí 25 cá thể/L, sử dụng dây nilon làm giá thể ngay từ lúc bố trí, các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

Trong thí nghiệm này, Artemia được thay thế bằng copepodid của A dengizicus với

các tỉ lệ theo các nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức 1: Thức ăn là 100% Artemia nở (đối chứng)

Nghiệm thức 2:Thức ăn là 50% copepodid : 50% Artemia

Nghiệm thức 3: Thức ăn là 100% copepodid

Tương tự như Thí nghiệm 1, ấu trùng Artemia được sử dụng trong thí nghiệm là Artemia Vĩnh Châu, cho ăn 4 lần/ngày (lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ) với mật

Trang 7

5

độ 10 cá thể/mL Tỉ lệ và cách thức cho ăn Artemia, copepoda và thức ăn nhân tạo được mô tả chi tiết trong Bảng 2

Bảng 2: Thành phần và tỉ lệ cho ăn trong các nghiệm thức trong thí nghiệm 2

Nghiệm

thức

Thức ăn Mật độ (cá thể/ml)

100%

Artemia

5gLansy Shrimp/m3/lần 100% Artemia 10

50%

copepoda

5gLansy Shrimp/m3/lần

Thay 50% bằng copepodid

5 Artemia + 5 copepoda 100%

copepoda

5gLansy Shrimp/m3/lần

Thay 100% bằng copepodid

10

2.4 Cách chăm sóc và theo dõi thí nghiệm

Ấu trùng cua biển giai đoạn Zoea1 đến Zoea4 cho ăn bằng artemia bung dù và thức

ăn nhân tạo, Zoea5 đến Megalopae sẽ được cho ăn bằng ấu trùng Artemia, nauplius

Apocyclops dengizicus theo mật độ như bố trí và thức ăn nhân tạo, từ Zoea 2 đến

Cua 1 thay nước mỗi ngày một lần Kích thước chiều dài Nauplius Apocyclops

dengizicus từ 70-240µm; copepodid Apocyclops dengizicus từ 250-650µm Thu

nauplius copepoda dùng vợt lọc có mắt lưới 300µm, copepodid là 600µm Tiến

hành thay nước khi các chỉ tiêu môi trường xấu đi, mỗi lần thay nước từ 20% -25% thể tích nước ương

Nhiệt độ và pH được đo 2 lần/ngày lúc 7h00 và 14h00 Nhiệt độ được đo bằng nhiệt

kế và pH được đo bằng test pH Các yếu tố TAN, N-NO2

được thu 3 ngày/lần và kiểm tra bằng bộ Test của Đức Chiều dài ấu trùng cua được đo bằng kính hiển vi

Tỷ lệ sống ở giai đoạn Zoea 5 và cua 1 được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm Tỷ lệ sống được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ sống (%) = (Tổng số ấu trùng thu được/Tổng số ấu trùng bố trí) x 100%

2.5 Xử lý số liệu

Các số liệu trung bình và độ lệch được xử lý bằng phần mềm Excel Office phiên bản 2007 và tỷ lệ sống và so sánh thống kê bằng phương pháp phân tích thống kê ANOVA (p<0,05) với phần mềm SPSS 16.0

III KẾT QUẢ

1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm thay thế ấu trùng Artemia bằng ấu trùng Nauplius

của copepoda Apocyclops dengizicus trong quy trình ương cua từ giai đoạn Zoea 1

đến Zoea 5

Trang 8

6

1.1 Biến động các yếu tố môi trường nước ương

Nhiệt độ và pH buổi sáng và buổi chiều dao động trong khoảng từ 28 – 300C và 8,4– 8,8 (Bảng 3) TAN tăng dần từ ngày đầu đến ngày cuối của thí nghiệm, dao động trong khoảng từ 1,2 – 4mg/L Hàm lượng TAN trung bình qua các ngày cao nhất được ghi nhận ở nghiệm thức 100% Artemia là 3mg/L và thấp nhất ở nghiệm thức 100% copepoda là 2,07±0,153mg/L (Hình 1) Hàm lượng NO2- trung bình qua các ngày cũng tăng dần trong thời gian thí nghiệm và dao động trong khoảng 0,5 – 5 mg/L (Hình 2), cao nhất ở nghiệm thức 50% copepoda là 3,53±0,125 mg/L và thấp

nhất ở nghiệm thức 100% Artemia là 2,1±0,034mg/L

Bảng 3: Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 1

Chỉ tiêu NT 100%

Artemia

NT 50%

Copepoda:

50% Artemia

NT 100% Copepoda

Nhiệt độ (oC) Sáng 29a 28,67± 0.023a 29,67± 0,046a

Chiều 29a 28,67± 0,035a 29,67± 0,072a

pH Sáng 8,67±0,044a 8,64±0,023a 8,69±0,065a

Chiều 8,69a 8,63±0,058a 8,73±0,058a

0

1

2

3

4

5

Ngày

NT 100%

Artemia

NT 50%

Copepoda

NT 100%

1 2 3 4 5 6

Ngày

NT 100%

Artemia

NT 50%

Copepoda

NT 100%

Copepoda

Hình 1: Sự biến động TAN trong thí nghiệm 1 Hình 2: Sự biến động NO 2

trong thí nghiệm 1

1.2 Chiều dài ấu trùng và tỷ lệ sống của ấu trùng qua mỗi giai đoạn

Kết quả theo dõi sự phát triển chiều dài của ấu trùng từ giai đoạn Zoea 1 đến Zoea 5 cho thấy ở nghiệm thức cho ăn bằng 100% copepoda chiều dài ấu trùng khác biệt

không có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức cho ăn bằng 100% Artemia và 50%

copepoda Tỷ lệ sống của ấu trùng cua qua các giai đoạn cho thấy ấu trùng cua đạt

tỷ lệ sống cao nhất đến giai đoạn Zoea 5 ở nghiệm thức thay thế 50% copepoda

Trang 9

7

(60,83±8,78%), kế đến là nghiệm thức 100% Artemia (55,00±17,29%) và thấp nhất

là nghiệm thức 100% copepoda (8,67±9,78%) (Bảng 4)

Bảng 4: Chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Z1-Z5 trong thí nghiệm 1 Giai đoạn 100% Artemia 50% copepoda 100% copepoda

Chiều dài ấu trùng

Zoea 1 1,34a±0,020 1,35a±0,026 1,33a±0,013

Zoea 2 1,58a±0,238 1,66a±0,022 1,65a±1,015

Zoea 3 2,15a±0,219 2,16a±0,239 2,16a±0,031

Zoea 4 2,74a±0,039 2,73a±0,023 2,74a±0,022

Zoea 5 4,28a±0,063 4,31a±0,083 4,26a±0,091

Tỷ lệ sống ấu trùng(%)

Zoea 2 84,83b±3,51 82,33b±4,65 35,67a±19,09

Zoea 3 66,50b±3,97 65b±5,77 21a±8,53

Zoea 4 59,83b±12,11 64,00b±5,29 10,22a±8,40

Zoea 5 55,00b±17,29 60,83b±8,78 8,67a±9,78

Cùng một chỉ số, các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có

ý nghĩa thống kê (p<0,05)

100

84.83

66.33

100

82.33

100

35.67

21

0

20

40

60

80

100

120

NT 100% Artemia

NT 50%Copepoda

NT 100% Copepoda

Hình 3: Tỷ lệ sống ấu trùng qua các giai đoạn trong thí nghiệm 1

Trang 10

8

2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm thay thế Artemia bằng copepodid của loài

Apocyclops dengizicus trong quy trình ương cua biển từ giai đoạn Megalopae –

Cua1

2.1 Biến động các yếu tố môi trường nước ương

Nhiệt độ và pH ít biến động và nằm trong khoảng thích hợp (Bảng 5) Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức 100% Artemia, 50% copepoda, 100% copepoda có giá trị lần lượt là 2,08±0,382 mg/L, 2,67±0,473mg/L và 2,45±0,382mg/L và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức Tương tự, hàm lượng NO2

có giá trị lần lượt là 2,94±0,329 mg/L, 2,74±0,084mg/L và 2,52±0,25mg/L và khác biệt không có

ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Hình 4 và 5)

Bảng 5: Nhiệt độ và pH trong Thí nghiệm 2

Chỉ tiêu NT 100 %

Artemia

NT 50%

copepoda

NT 100% copepoda

Nhiệt độ (oC) Sáng 29±0,012a 29a 29a

Chiều 29a 29a 29a

pH Sáng 8,46±0,058a 8,43±0,115a 8,5±0,1a

Chiều 8,5±0,1a 8,57±0,058a 8,5±0,1a

0

1

2

3

4

5

Ngày

NT 100%

Artemia

NT 50%

Copepoda

NT 100%

Copepoda

0 1 2 3 4 5

Ngày

NT 100% Artemia

NT 50%

Copepoda

NT 100% Copepoda

Hình 4: Sự biến động TAN trong Thí nghiệm 2 Hình 5: Sự biến động NO 2

trong Thí nghiệm 2

2.2 Chiều dài và tỷ lệ sống của Megalope và Cua 1

Chiều dài của Megalope và Cua 1 ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê Tỷ lệ sống của cua 1 trong các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tỷ lệ sống trung bình của cua 1 trong các nghiệm thức 100%

Ngày đăng: 16/09/2015, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w