1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn luyện từ và câu

32 3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 348,5 KB

Nội dung

A- PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Phân môn Luyện từ và câu nhằm luyện tập cho các em có một năng lực giaotiếp.Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng hệ thống hóa làm phong phú vốn từ củ

Trang 1

A- PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài:

Phân môn Luyện từ và câu nhằm luyện tập cho các em có một năng lực giaotiếp.Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng hệ thống hóa làm phong phú vốn từ củahọc sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn luyện chohọc sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tìnhcảm của mình, đồng thời giúp học sinh có khả năng hiểu biết các câu nói của ngườikhác Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết,phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em, giúp cho các em học tốt môn Tập làm văn.Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là:

Về kiến thức: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu( thông qua các mô hình) và thành phần câu ( thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp hai.Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về phép tu từ so sánh và nhân hóa( thông qua các bài tập)

Về kỹ năng: Rèn cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấucâu

Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu;

có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt

Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng hàngđầu Với tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, môn Luyện từ và câu sẽgiúp các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình, biết sử dụng Tiếng Việt cóvăn hóa, sản sinh văn bản trong tư duy, giao tiếp và học tập, hình thành kỹ năng ứng

xử trong các tình huống giao tiếp cụ thể của cuộc sống, làm cơ sở hình thành kỹ năngtiếp nhận và sản sinh văn bản ở các lớp trên

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc dạy phân môn Luyện từ và câu theo phươngpháp cũ học sinh sẽ học tập thụ động Các em không được chuẩn bị đúng mức để hoạtđộng độc lập và sáng tạo, việc học ít hứng thú, năng lực cá nhân không có điều kiệnbộc lộ và phát triển

Đối với giáo viên, việc tổ chức cho học sinh học tập chủ động còn nhiều hạn chế,

số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy Luyện từ và câu rất ít Trong quá trình giảngdạy, giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức đãhọc Từ đó các em không hứng thú và học một cách máy móc, rập khuôn

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn đề tài “Biệnpháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3”, với mong muốn tìm hiểusâu hơn về phương pháp giảng dạy, nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môncho bản thân và nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng và mônTiếng Việt nói chung của nhà trường

II Mục đích của đề tài:

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm:

Trang 2

- Giải quyết những khó khăn trong việc dạy phân môn Luyện từ và câu, rèn chohọc sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng dùng từ đặt câu, góp phần nâng caochất lượng môn Tiếng Việt.

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và cácgiáo viên trong khối dạy tốt phân môn phân môn Luyện từ và câu

- Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân môn phânmôn Luyện từ và câu, kiên trì rèn luyện cho các em có thói quen dung từ, đặt câuchính xác ngay từ các lớp dưới

III.Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:

1 Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

- Phân tích những nguyên nhân hạn chế khi học phân môn phân môn Luyện từ

và câu của học sinh lớp ba

- Đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy phân môn phânmôn Luyện từ và câu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn phân môn Luyện từ

IV Giới hạn nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về:

- Thực trạng học phân môn phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp Ba1

trường Tiểu học Đạo Thạnh A

- Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu

- Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

- Thiết kế trò chơi củng cố kiến thức về từ ngữ

V Khách thể và đối tượng nghiên cứu :

1 Khách thể nghiên cứu :

Hoc sinh lớp Ba1 trường Tiểu học Đạo Thạnh A

2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Luyện từ và câu

VI Giả thuyết nghiên cứu:

Nếu áp dụng tốt các biện pháp: Giáo viên nắm vững nội dung chương trình sáchgiáo khoa, phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn, phát huy tính tích cực củahọc sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu; Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ:

Trang 3

so sánh, nhân hóa; Sử dụng trò chơi củng cố kiến thức về từ ngữ thì chất lượng phânmôn Luyện từ và câu sẽ được nâng cao

VII Kế hoạch thực hiện :

Tháng 8,9/ 2013 - Nghiên cứu tài liệu

- Tìm hiểu thực trạng

- Đọc các tài liệu tham khảo, chọn cácbiện pháp thích hợp

- Tìm hiểu về thực trạng viết Luyện từ

và câu của học sinh lớp ba, trao đổi vớihọc sinh

Tháng 10/ 2013

đến 2 / 2014

Thực nghiệm theo cácbiện pháp đề ra

Hoàn chỉnh đề cương

Dạy thử nghiệm 1 số tiết dạy theo cácbiện pháp đề ra

Viết nháp đề cươngTháng 2 / 2014 Hoàn thành sáng kiến Đánh vi tính, trang trí

và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viếtthành câu; rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp

Với mục đích như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu chiếm vị trí hết sức quantrọng trong nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức hết sức cần thiết

để tìm hiểu và học tốt các môn học khác

b Cơ sở thực tiễn:

Phân môn Luyện từ và câu là phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nhằm

mở rộng vốn từ, cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại và về kiểu cấu tạo của các

từ thông qua vốn từ các em sẵn có các từ mới học Đồng thời rèn kỹ năng nói, viếtthành câu, dùng một số dấu câu khi viết, cung cấp những mẫu câu cần thiết đế họcsinh vận dụng trong giao tiếp và học tập

Đối với học sinh lớp 3 do vốn sống, vốn từ của các em còn quá ít, mà chúng ta

đã biết từ ngữ, ngữ pháp trong tiếng Việt rất phong phú, như nhiều người thường nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” Bởi vậy làm cho các em hiểu

Trang 4

đúng đắn về từ, câu để có thể phát triển một cách đồng đều về mọi mặt là một việckhông dễ.

Chính vì nhận thức trên, chúng tôi nghĩ rằng muốn học sinh học tốt phân mônLuyện từ và câu giai đọan đầu ở bậc tiểu học, không gì hơn phải thiết kế và giảng dạysao cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo đượcnguyên tắc học sinh là nhân vật trung tâm, phát huy được tính chủ động tích cực củatừng học sinh, của tập thể học sinh trong giờ học

II Thực trạng của vấn đề:

1 Thuận lợi:

- Sĩ số học sinh không quá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra(chấm bài viết thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắcphục khi sử dụng vốn từ trong hoạt động nói và viết)

- Học sinh có đầy đủ vở Luyện từ và câu và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủnội dung bài tập Luyện từ và câu)

- Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh thói quen dùng từ, đặt câu trong học tập,cũng như trong giao tiếp ngay từ đầu năm học

2 Khó khăn:

- Tình hình thực tế học sinh lớp Ba ở đây vốn từ các em còn hạn chế Các emchỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô cùngphong phú

- Đa số gia đình các em sống về nghề nông còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làmmướn để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em

- Phần đông học sinh lớp sử dụng vốn từ trong hoạt động nói và viết còn hạnchế

3 Thực trạng vấn đề:

Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu “Biện pháp giúp học sinh lớp

ba học tốt phân môn Luyện từ và câu”, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việcdùng từ, đặt câu của học sinh ngay từ đầu năm học Qua khảo sát đầu năm tôi thống kêhọc sinh còn mắc dùng từ, đặt câu rất nhiều, có một số học sinh dùng từ chưa chínhxác, chưa hiểu nghĩa từ, đặt câu chưa đúng ngữ pháp, chưa dùng từ có hình ảnh sosánh (đã học ở lớp hai) Cụ thể khảo sát chất lượng môn Luyện từ và câu đầu năm, tôithống kê kết quả như sau:

TSHS

III Biện pháp thực hiện:

Với thực trạng nêu trên, ngay từ đầu năm, tôi đề ra Biện pháp nâng cao chấtlượng phân môn Luyện từ và câu theo các biện pháp đã đề ra:

Trang 5

1 Giáo viên nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn:

Từ việc phân loại đối tượng trên, tôi đề ra cho mình phương pháp dạy thật tốtphân môn Luyện từ và câu Tôi đã nghiên cứu ở sách giáo khoa, tham khảo để nắmvững chương trình và phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn này Có nắmvững nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, người giáo viên mới đi sâuvào nghiên cứu, giảng dạy tốt phân môn Luyện từ và câu

a.Về nội dung:

Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt đạt được mục tiêu rèn luyện

kỹ năng lên hàng đầu, các bài học không có tiết học lý thuyết riêng Cách đặt vấn đềcủa chương trình mới tỏ ra phù hợp với đặc điểm, với trình độ nhận thức của học sinhTiểu học Phân môn Luyện từ và câu được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, tíchhợp, tích cực hóa hoạt động của người học Mặt khác, học sinh lớp 3 phải hoàn thànhtốt kiến thức đã học ở lớp 2 về từ loại, các kiểu câu, các thành phần câu và dấu câu.Học sinh lớp 3 tiếp tục được trang bị những hiểu biết đầu tiên về biện pháp tu từ sosánh, nhân hóa để phục vụ việc đọc hiểu các loại văn bản và làm văn

Như vậy, việc dạy học Luyện từ và câu để đạt mục tiêu trên cần cho em tiếp xúcvới các loại bài tập cụ thể, để qua đó các em được rèn luyện những kỹ năng cần thiết

và bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ hình tượng văn học, rung động trước cái hay, cáiđẹp của cuộc sống của con người, của thiên nhiên, từ đó hình thành và phát triển nhậnthức, tình cảm, thái độ đúng đắn trước cuộc sống Nội dung kiến thức được sách giáokhoa trình bày rõ ràng, khoa học, có hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổchức giờ học

Chương trình Luyện từ và câu ở lớp 3 có những loại bài tập sau:

a.1) Mở rộng vốn từ:

- Gắn với các chủ điểm được học : Măng non, Mái âm, Tới trường, Cộng đồng, Quêhương, Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc,Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất

- Thông qua các bài tập

+ Tìm từ ngữ theo chủ điểm

+ Tìm hiểu, giải nghĩa của từ;

+ Hệ thống, phân loại vốn từ;

+ Luyện cách sử dụng từ

a.2) Ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2

- Ôn vế các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thôngqua các bài tập có yêu cầu nhận diện)

- Ôn về các kiểu câu đã học ở lớp 2 :Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai thế nào?Các thành phần trong câu đáp ứng các câu hỏi Ai/ Là gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu?Bao giờ? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Thông qua các bài tập:

Trang 6

+ Trả lời câu hỏi;

+ Tìm bộ phân câu trả lời câu hỏi ;

+ Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu ;

+ Đặt câu theo mẫu ; ghép các bộ phận thành câu…

- Ôn về một số dấu câu cơ bản : dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấuchấm than Thông qua các bài tập :

+ Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống ;

+ Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trông ;

+ Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp ;

+ Tập ngắt câu

a.3) Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá

- Về biện pháp so sánh, SGK có nhiều loại bài tập như :

+ Nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh,các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh,…

+ Tập nhận biết tác dụng của so sánh

+ Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh

- Về biện pháp nhân hoá, SGK có những loại hình bài tập như :

+ Nhận diện phép nhân hoá : Cái gì được nhân hoá ? Nhân hoá bằng cách nào ?

+ Tập nhận biết cái hay của nhân hoá

+ Tập viết câu hay đoạn có dùng nhân hoá

b Các phương pháp dạy học chủ yếu:

Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa mới đã tạo điều kiện thuận lợi chogiáo viên vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh dùng từ đúng, nói viết thànhcâu Ở lớp 3, học sinh không phải học những kiến thức lý thuyết vế Tiếng Việt Trongsách giáo khoa, các kiến thức sơ giản về từ và câu được thực hiện qua các bài tập thựchành, luyện tập về dùng từ đặt câu; qua việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ, ngữ phápdần dẩn hình thành ở học sinh một cách tự nhiên các nhận biết ban đầu về các đơn vịkiến thức, về từ ngữ, ngữ pháp sẽ học ở các lớp trên

Cũng như các phân môn học khác trong môn học Tiếng Việt, khi dạy học Luyện

từ và câu các phương pháp thường được sử dụng rộng rãi là:

- Phương pháp luyện tập theo mẫu, đấy là phương pháp được sử dụng nhiềunhất khi dạy Luyện từ và câu lớp 3 Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm mẫu mộtphần của bài tập, giáo viên giúp các em nhận biết cách làm bài tập để từ mình hoànthành bài tập

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ, thường được sử dụng khi hướng dẫn họcsinh giải nghĩa từ hoặc mở rộng vố từ theo cấu tạo,…

Trang 7

- Phương pháp giao tiếp: Thông qua việc dạy từ dựa vào lời nói vào nhữngthông báo sinh động, vào giao tiếp ngôn ngữ, giáo viên hướng học sinh vào những tìnhhuống để tạo ra sản phẩm giao tiếp (là việc hiểu và dùng từ đúng và hay của học sinh)

- Phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi học tập …

Dạy Luyện từ và câu ở lớp 3 thực chất là việc tổ chức cho học sinh thực hiệncác bài tập Do vậy khi dạy Luyện từ và câu, dể học sinh hứng thú học tập, tôi thườngvận dụng các biện pháp phù hợp với từng loại bài

b.1 Tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập mở rộng vốn từ và hệ thống hoá vốn từ:

Từ tồn tại trong đầu óc con người được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởngnhất định Nhờ quy luật này, từ được tích luỹ nhanh chóng hơn Cũng nhờ quy luậtnày, từ mới có thể sử dụng được trong lời nói, vì khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liêntưởng, học sinh sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với yêư cầugiao tiếp

Toàn bộ loại bài tập mở rộng, hệ thống hoá vốn từ yêu cầu học sinh tìm những

từ theo một dấu hiệu chung nào đó Ở tiểu học, biện pháp được sử dụng phổ biến nhất

để hệ thống hoá vốn từ là mở rộng vốn từ theo chủ điểm Các chủ điểm này có phạm

vi rộng hẹp rất khác nhau, vì thế các bài tập rất đa dạng, phong phú Nhóm từ theo chủđlểm bao gồm các từ thuộc nhiều từ loại khác nhau Cái quy định là đề tài nên theophạm vi liên tưởng rộng, tuỳ thuộc vào các nhân học sinh Giáo viên cần định hướngnhững từ nhất định, thu hẹp phạm vi liên tưởng lại Cũng có thể liên tưởng theo mộtdấu hiệu ngữ nghĩa nào đó Để giải các bài tập này, tôi gợi ý cho học sinh tìm trongvốn từ của mình những từ có mang những nét nghĩa phù hợp với chủ điểm Cũng cóthể liên tưởng theo các lớp từ vựng: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa Cuối cùng là tìm các

từ có cùng cấu tạo

Giải các bài tập mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, học sinh sẽ xây dựng đượcnhững nhóm từ khác nhau Để hướng dẫn học sinh làm những bài tập này, giáo viêncần có vốn từ cần thiết và biết phân loại các từ Các bài tập mở rộng và hệ thống hoavốn từ vừa sức với học sinh tiểu học, được các em thực hiện một cách tự nhiên và cóhứng thú

b.2 Tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập giải nghĩa từ:

Tầm quan trọng của việc dạy nghĩa từ cho học sinh đã được thừa nhận từ lâutrong phương pháp dạy tiếng Việt Nó là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngônngữ của trẻ em Việc giải nghĩa từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ởđâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ

Để dạy nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phùhợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh Ở tiểu học, tôi thường sửdụng một số biện pháp giải nghĩa sau:

Trang 8

+ Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồv.v… để giải nghĩa từ

Ví dụ: Tôi đưa ra bức tranh vẽ hình quả na, củ sắn, cho học sinh tôi xem và nói

“Đây là quả mãng cầu dai” “Đây là củ khoai mì” Khi đọc bài “Hạt gạo làng ta”, tôicho học sinh xem tranh cái quang để giúp học sinh nắm nghĩa của từ

Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó giúp họcsinh hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi giáo viên phảichuẩn bị khá công phu và không thể dùng để giải thích những từ trừu tượng Biệnpháp này nên dùng ở các lớp đầu cấp Tương ứng với biện pháp giải nghĩa từ bằngtrực quan có các bài tập giải nghĩa từ

Ví dụ: Bài tập yêu cầu học sinh “Nhìn vào hình vẽ chỉ xem đâu là đỉnh núi,sườn núi, chân núi” hoặc đưa tranh, yêu cầu học sinh tìm một nét nghĩa: “Dựa vàotranh em hãy nói xe làm là loại xe dùng để làm gì?”

+ Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, mộtcâu, một bài để làm rõ nghĩa của từ Tôi không cần giải thích, nghĩa của từ được bộc

lộ nhờ ngữ cảnh

Ví dụ: Để giải nghĩa từ “rực rỡ”, tôi đưa ra câu “Những đoá hồng rực rỡ đangđón chào nắng sớm”

+ Giải nghĩa từ bằng đối chiếu, so sánh với từ khác

Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”: đồi thấp hơn núi,sườn thoai thoải hơn” Cách giải nghĩa này sẽ được xây dựng thành các bài tập kiểu

“Đồi khác núi như thế nào?”…

+ Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa Ví dụ: Hãy giải nghĩa các từdưới đây bằng từ trái nghĩa với nó: trẻ con, cuối cùng, xuất hiện, bình tĩnh

+ Giải nghĩa bằng cách phân tích thành các từ tố (tiếng) Ví dụ: “Tâm sự là một

từ ghép gốc Hán, có nghĩa là nỗi lòng (tâm: lòng, sự: nỗi)

+ Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dungnghĩa bằng một định nghĩa Ví dụ: “cộng đồng là những người cùng sống trong mộttập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau” Đây là biện pháp giải nghĩa phổ biếnnhất, là biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau.Hình thức giải nghĩa này có 3 dạng bài tập theo từ tực từ dễ đến khó như sau:

Mức độ thấp nhất: cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (từ), chỉ yêu cầuhọc sinh phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng Đó là kiểu bài tập yêu cầu nối một ô ởcột này (cột ghi các từ) với một ô tương ứng ở cột kia (cột ghi nội dung các từ) saocho hợp nghĩa Khi hướng dẫn giải bài tập này, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu ýnghĩa của từng yếu tố ở hai cột để thấy sự tương ứng của từng cặp

Mức thứ hai: cho sẵn nội dung từ (các nét nghĩa của từ) yêu cầu tìm tên gọi(từ) Ví dụ: bài tập yêu cầu điền tiếp vào chỗ trống trong các câu: “Người làm nghềcày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng gọi là …”, học sinh phải trả lời được câu hỏi

Trang 9

“Người làm nghề cày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng là ai?” để ghi vào chỗ trống từ

“nông dân” cho đúng

Mức cao nhất, cho sẵn từ, yêu cầu học sinh xác lập nội dung tương ứng Phổbiến nhất là kiểu bài tập đưa ra các câu hỏi trực tiếp “Theo em, thám hiểm là gì?” Đây

là dạng bài tập tương đối khó với học sinh tiểu học Để thực hiện loại bài tập này, họcsinh phải có kĩ năng định nghĩa Giải nghĩa bằng định nghĩa sẽ làm cho ngôn ngữ và tưduy của học sinh trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn Hình thức định nghĩa vừa sức với họcsinh là bài tập ra dưới hình thức trắc nghiệm, hỏi nghĩa của từ và đưa ra 3, 4 phương

án trả lời để học sinh lựa chọn

Việc phân chia thành các biện pháp và các bài tập giải nghĩa như trên chỉ làtương đối Trong thực tế, khi giải nghĩa từ hoặc xây dựng những bài tập giải nghĩa,người ta thường kết hợp các biện pháp khác nhau Việc lựa chọn các biện pháp và cácbài tập giải nghĩa tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Nó bị quy định bởi nhiệm vụhọc tập, bởi đặc điểm của từ, bởi trình độ của học sinh

b.3 Vận dụng phương pháp dạy thực hành giao tiếp để tổ chức dạy học:

Nội dung dạy luyện từ và câu được xây dựng qua hệ thống bài tập , không cóphần lý thuyết nên tổ chức thực hiện tốt các bài tập luyện từ và câu có vai trò quyếtđịnh đối với chất lượng dạy và học phân môn này Để đảm bảo thành công cho cáchoạt động thực hành, giáo viên phải dành thời gian chuẩn bị các nội dung thực hànhsao cho phù hợp với đối tượng học sinh, phải kiểm tra được các hoạt động thực hànhcủa học sinh để tránh tình trạng học sinh làm sai từ đầu đến cuối hoặc không tham giathực hành

Khi sử dụng phương pháp thực hành trong dạy luyện từ và câu, tôi sử dụng biệnpháp và kĩ thuật sau: Liên hệ với thực tế để biết mục đích của bài học, nêu rõ nhiệm

vụ của học sinh cần làm, hướng dẫn học sinh huy động kiến thức đã học và kinhnghiệm của cá nhân để hình thành kiến thức đã học và kinh nghiệm của các nhân đểhình thành kiến thức kĩ năng mới

b.5) Phương pháp học nhóm:

Dạy luyện từ và câu theo phương pháp hợp tác nhóm nhằm hình thành ở họcsinh khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ

Dạy học luyện từ và câu theo phương pháp hợp tác nhóm phải đáp ứng yêu cầu:

Đề tài đưa ra thảo luận có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, tò mò của các em học sinh,

Trang 10

hiểu được những gì được học thông qua thảo luận và khuyến khích động viên học sinhmạnh dạn tham gia thảo luận.

Cần lưu ý rằng không nên lạm dụng hình thức thảo luận nếu bài tập không quákhó với học sinh, lạm dụng thảo luận nhóm sẽ lãng phí thời gian của lớp

b.6) Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề trong tổ chức hoạt động:

Nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy tự giải quyết vấn đề, khả năng thíchứng, khả năng hợp tác trong đời sống, đặc biệt trong giao tiếp

Khi dạy học luyện từ và câu, tôi tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách nêu mụcđích hình thành kiến thức và kĩ năng mới, nêu nhu cầu cần biết kiến thức mới của bảnthân học sinh, dự báo khả năng nắm kiến thức của học sinh

Tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tránh cảm giác nặng nề trong việc tiếpnhận kiến thức lí thuyết ngôn ngữ của học sinh Đối với mỗi nhóm bài học, lựa chọnnhững phương pháp thích hợp

Ví dụ: Bài:“ Mở rộng vốn từ: Thành thị, nông thôn Dấu phẩy” tiết 16 Đối vớibài học mở rộng vốn từ theo chủ điểm, tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trong đó, tôi đặc biệt chú ý đếnphương pháp thảo luận nhóm để các em có thể huy động trí tuệ tập thể, phát triển vàtích cực hóa vốn từ của mỗi em, tạo được hứng thú cho học sinh Mặt khác, mở rộngvốn từ còn giúp các em chủ động lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ đó trong học tập

và giao tiếp hàng ngày Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tôivận dụng phương pháp thựchành giao tiếp để tạo hứng thú trong khi nói và viết cho học sinh (Cụ thể là: Quê các

em ở nông thôn hay thành thị? Ở nơi đó có những cảnh vật gì? Em thích cảnh vật nàonhất? Em thấy cảnh vật ở thành thành thị và nông thôn có gì giống và khác nhau? Phảitạo được tình huống thiết thực, tự nhiên cho học sinh)

2.Biện pháp dạy học theo sự phân hóa đối tượng và phù hợp với phương pháp dạy từng dạng bài:

a) Biện pháp dạy học theo sự phân hóa đối tượng:

Sau khi khảo sát ở đầu năm kết hợp dạy vài tiết dạy phân môn Luyện từ và câu

ở lớp, chúng tôi đã nắm rõ được lực học của các em, từ đó phân loại theo đối tượnghọc sinh (khá, giỏi, trung bình, yếu), theo khả năng tiếp thu (nhanh, chậm) của họcsinh và vạch ra kế hoạch giúp đỡ các em:

 Trong công tác chủ nhiệm chúng tôi xếp chỗ ngồi phù hợp, những em họcsinh yếu ngồi ở đầu bàn hoặc bàn đầu để giáo viên dễ kiểm tra

 Bầu ban cán sự lớp có năng lực, nhiệt tình học giỏi, giao nhiệm vụ cụ thể chotừng thành viên giúp đỡ những học sinh yếu

 Quá trình giảng dạy hệ thống câu hỏi phù hợp cho tất cả các đối tượng họcsinh để khuyến khích học sinh yếu, phát huy năng lực của học sinh khá giỏi

 Cuối tiết học bình chọn, nhận xét tuyên dương để khích lệ tinh thần học tậpcủa các em, hạn chế học lười học, chán học

Trang 11

 Thường xuyên gặp gỡ trao đổi tình hình học tập của các em với phụ huynh đềnghị cùng phối hợp.

 Trong giảng dạy, chúng tôi chú ý tìm ra những vấn đề vướng mắc khó khăn,xác định cần giúp đỡ học sinh ra sao, sử dụng những phương pháp nào phù hợp đểphát huy được tính tích cực học tập của các em, nhằm khuyến khích các em tự giác,thích thú thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên Tôi lập kế hoạch thật chi tiết

cụ thể, chọn phương pháp phù hợp cho từng hoạt động, từng loại bài, từng đối tượnghọc sinh Có những bài, tôi sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ tâm sinh lý của họcsinh Đảm bảo kiến thức theo hệ thống từ thấp đến cao, từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng

b)Phương pháp dạy từng dạng bài:

Phân môn Luyện từ và câu chủ yếu là cho học sinh thực hành, luyện tập nhiều

để hình thành kĩ năng sử dụng từ và câu Bài tập Luyện từ và câu được xây dựngthông qua hệ thống bài tập sắp xếp hợp lí Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của giáoviên trong giờ học này là hướng dẫn học sinh làm bài tập sao cho phát huy cao độ tínhtích cực, sáng tạo của các em; cung cấp một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu Quy trình chung tôi thường hướng dẫn học sinh làm bài tập theo các bước sau:

- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập ( bằng câu hỏi, lời giải thích hoặctranh, ảnh…)

- Hướng dẫn học sinh làm một phần của bài tập làm mẫu ( Tôi trực tiếp làm mẫuhoặc hướng dẫn 1 học sinh chữa mẫu trên lớp; cũng có thể với gợi ý của tôi, cả lớp tựlàm thử một phần của bài tập rồi cùng chữa bài làm mẫu)

- Tôi tổ chức cho học sinh làm các bài tập còn lại (theo cá nhân, nhóm…)

- Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ vềtri thức ( tôi hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả làm bài của bạn, tự đánh giá kết quảhọc tập của bản thân trong quá trình luyện tập

Lưu ý: Sau mỗi bài, giáo viên phải chốt lại ý đúng

- Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng

cố kết quả thực hành, luyện tập ở lớp ( thực hành giao tiếp ngòai lớp học, sử dụng kỹnăng đã học vào thực tế cuộc sống)

- Học sinh chủ yếu thực hành luyện tập thông qua hệ thống bài tập để làm quen vớinhững kiến thức sẽ học ở các lớp trên Đối với lớp 3, tôi nêu tóm tắt một số ý tóm lượcthật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài ( theo hướng dẫn trong sách giáo viên) nhưngkhông nên sa vào dạy lý thuyết

Tuy nhiên, tùy từng dạng bài tập, và đối tượng học sinh mà tôi sử dụng phươngpháp phù hợp:

Dạng bài tập sử dụng dấu câu:

*Kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trong câu:

Trang 12

Trọng tâm của dạng bài là giúp học sinh biết cách dùng đúng những dấu câunhư dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm,…trong các dấu câu này dấu phẩy có ý nghĩacực kỳ quan trọng trong thực tế viết văn của học sinh, việc sử dụng dấu phẩy liên quanđến hiểu biết về Tiếng Việt: sự phân biệt từ loại, thành phần phụ của câu với thànhphần nòng cốt câu Khi hướng dẫn học sinh sử dụng dấu phẩy đầu tiên giáo viên phảigiúp học sinh nhận biết chức năng của dấu phẩy được thể hiện trong câu Dấu phẩy cónhiều công dụng ngăn cách các danh từ/ cụm danh từ; động từ/ cụm động từ…đi liềnnhau trong câu; Ngăn cách thành phần nòng cốt của câu với thành phần phụ như trạngngữ Ví dụ: Hôm nay, Mai được cô giáo khen Ngăn hai hay nhiều vị ngữ song song,chủ ngữ song song Ví dụ: Bác Hồ rất yêu thương, quý mến thiếu nhi Lan, Bình vàPhong đi thăm cô giáo Tuy nhiên ở lớp 3 trong Luyện từ và câu, từ loại và cách dùngchúng được giới thiệu thông qua hệ thống bài tập với những tên gọi cụ thể là từ chỉhoạt động, trạng thái, từ chỉ sự vật, từ chỉ tính chất…Khái niệm chủ ngữ và vị ngữcũng không được giới thiệu tường minh mà chỉ thể hiện thông qua việc nhận diện cácmẫu câu với những bộ phận được diễn đạt dưới dạng câu hỏi như: “Ai làm gì? Ai thếnào? Ai là gì?” Mặt khác, thành phần phụ trạng ngữ cũng được giới thiệu theo cáchtương tự với những từ hỏi cụ thể như: “ Ở đâu? Khi nào? Làm gì? Do vậy khi tiếnhành các biện pháp dạy học các bài tập sử dụng dấu phẩy, tôi sử dụng thích hợp cáctên gọi và đặc điểm của thành phần câu hay từ loại như vừa nêu.

Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp tổ chức cho học sinh thực hiện cácbài tập sử dụng dấu trong câu:

* Cách 1: Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp để giúp học sinh phát hiện rachỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu

Ví dụ: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau?

a) Lớp em học tập tốt lao động tốt

b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh

c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo

- Để giúp học sinh nhận diện được những cụm từ/ từ cấn phân cách bằng dấuphẩy, giáo viên đặt câu hỏi: “ Lớp em làm gì?” (cho câu a), “Cô giáo chúng em nhưthế nào?” (cho câu b), “ Chúng em như thế nào đối với thầy cô?” (cho câu c) Một câuhỏi được hỏi nhiều lần; số lần hỏi phù hợp với số lượng yếu tổ cần phân cách dấuphẩy Với câu a sau khi học sinh đã trả lời được “học tập tốt lao động tốt” thì giáo viênnhanh tay ghi riêng bộ phận đó lên bảng rồi hướng dẫn tiếp.Theo các em, ta nên đặtdấu phẩy vào chỗ nào trong bộ phận này?, Học sinh lần lượt nêu ý kiến Tôi tổng hợplại và sử dụng một bìa cứng nhỏ có viết sẵn dấu phẩy ( viết bằng mực đỏ) cùng họcsinh thử nghiệm lại bằng cách đặt dấu phẩy lần lượt vào sau những bộ phận “học”,

“học tốt”, “ học tập tốt”, “học tập tốt lao động”, …rồi hỏi các em cảm thấy thế nào khiđặt dấu phẩy vào sau những bộ phận ấy.Học sinh nêu ý kiến, giáo viên chốt lại; Chúng

Trang 13

ta sẽ đặt dấu phẩy sau cụm từ “Học tập tốt” bởi vì “ học tập tốt” và “lao động tốt” là 2hoạt động của lớp em nên đặt dấu phẩy để ngăm cách 2 hoạt động nêu trên,

- Tiến hành tương tự với câu (b) và (c)

Điều quan trọng là giáo viên phải đưa ra câu hỏi học sinh chỉ được trả lời mộtviệc, hay một vật, một hành động, một tính chất…cho mỗi lần hỏi mà thôi Cách làmnày tập cho học sinh tiếp nhận về mối quan hệ giữa việc dùng dấu phẩy với ý diễn đạtmột cách có ý thức mà không rời xa ngữ cảnh

* Cách 2: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhómnhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu

Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?

a) Vì thương dân Chử Đồng Tử” và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồnglúa nuôi tằm dệt vải

b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã vềngay

c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời LêQuý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa

(TV3/ tập 2/ trang 70)

Đây là một dạng bài tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3.Với bài này, tôidùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗcần đặt dấu câu theo yêu cầu như sau:

Tôi đưa ra sơ đồ cho câu a: học sinh tìm các từ ngữ trả lời cho các câu hỏi: Vìsao? Ai?……… làm gì?

- Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình, giáo viên đưathêm mô hình phụ “ Dạy dân những cách gì?” để học sinh tách 3 việc “ dạy cách trồnglúa, nuôi tằm, dệt vải”

- Khi học sinh phân các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫnhọc sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: “Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vàonhững chỗ nào trong câu a?”.(Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơidạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.)

Câu b có mô hình tương tự mô hình tổng quát của câu a: “Vì sao? và ai?

mô hình hỗ trợ khác để giúp các em tìm ra chỗ cần phân cách bằng dấu phẩy Cáchtiến hành:

Trang 14

- Giáo viên đưa ra sơ đồ: Vì sao? Ai………thế nào?

- Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình trên, tôi đưa ra môhình phụ “Vì mấy điều?” để học sinh dựa vào đó nhận ra chỗ cần dùng dấu phẩy

- Học sinh phân cách theo sơ đồ xong, tôi hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩybằng cách đặt câu hỏi “ Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câuc?”

* Ở đây, lưu ý học sinh cụm từ đi trước nó là từ “và” thì không cần phân cáchbằng dấu phẩy

Câu d có cấu trúc tương tự câu c với phần trạng ngữ cũng gồm 3 cụm từ chỉđặc điểm đi liền nhau và cụm cuối cùng đi trước nó là từ “và” Do vậy, tôi đề nghị họcsinh vận dụng cách làm ở câu c để tìm ra chỗ cần dùng dấu phẩy trong câu d

* Cách 3:Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi cho nhóm nhỏ để tự phát hiện racác chỗ cần đặt dấu trong câu

- Tôi đưa ra một số câu hỏi trong bảng phụ, yêu cầu học sinh chọn câu hỏithích hợp cho từng câu trong bài

- Học sinh hỏi và trả lời theo nhóm

- Dựa vào câu trả lời xác định chỗ cần đặt dấu câu mà bài tập yêu cầu

*Cách 4: Khai thác kinh nghiệm của học sinh

Cho học sinh đọc lớn trong nhóm hay cặp, đến chỗ nào các em dừng thì gạch

xổ (/) phân cách, sau đó trao đổi sửa chữa với cả lớp và xác định lại chỗ đặt dấu câutheo yêu cầu Với biện pháp này, tôi khai thác vốn hiểu biết đối với Tiếng Việt của các

em Trên cơ sở ấy, học sinh trao đổi và xem xét để nhận diện việc sử dụng dấu câumột cách có ý thức

* Cách 5: Sử dụng trò chơi tập trung

Ví dụ: Hãy chép đọan văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinhhay Tày Mường hay Dao Gia - rai hay Ê- đê Xơ- đăng hay Ba-na và các dân tộc anh

em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết cónhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau

(TV3/tập1/trạng35)

Với bài tập này, tôi có thể tiến hành trò chơi tập trung như sau:

- Tôi đưa ra gợi ý: “ Đoạn văn có 2 câu, câu một có 4 dấu phẩy, các dấu phẩy

ấy nên đặt vào đâu? Câu 2 có 2 dấu phẩy, các dấu phẩy đó nên đặt vào đâu?”

- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn

- Các nhóm trao đổi, thảo luận và xác định các chỗ cần đặt dấu phẩy trong câuthời gian khoảng 5 phút

- Làm xong các nhóm đính sản phẩm lên bảng lớp

- Giáo viên đưa đáp án được viết trên bảng phụ hay trên giấy cứng Trên cơ sở

đó học sinh đối chiếu nhận xét nhóm làm đúng hay sai

Trang 15

- Tôi điều chỉnh, hướng dẫn và giải thích những trường họp học sinh đánh dấuphẩy nhầm lẫn (có thể đặt câu hỏi để học sinh tự giải thích).

*Kiểu bài hỗn hợp:

Điền dấu cuối câu và dấu trong câu

Đây là dạng bài xuất hiện nhiều ở lớp 3 Sau khi học sinh đã thực hành cách sửdụng riêng lẻ từng dấu cuối câu và dấu trong câu

Ví dụ: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống?

Tuấn lên bảy tuổi  em rất hay hỏi  một lần  em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời Có đúng thế khôngbố?

- Đúng đấy  con ạ? – Bố Tuấn đáp

- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

(TV3/tập 2/ trang 135)

Để giúp học sinh thực hiện dạng bài này một cách tích cực, tôi sử dụng mộttrong các biện pháp như đã áp dụng trong kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trongcâu

Dạng bài tập nhận diện về biện pháp tu từ nhân hóa:

Với loại bài tập này rèn luyện cho học sinh phát hiện biện pháp nhân hóa có trongbài văn, đoạn văn, nhằm cung cấp cho các em hiểu biết thế nào là nhân hóa, bài văn có

sử dụng biện pháp nhân hóa hay như thế nào? Từ đó, giúp cho học sinh có ý thức sửdụng biện pháp nhân hóa vào hoạt động đặt câu, viết văn và trong hoạt động giao tiếp

Để giúp học sinh học tốt dạng bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo biệnpháp sau đây:

Ví dụ: Bài tập 2 (TV3/tập2 /trang 27)

Cho bài thơ: Ông trời bật lửa.

Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồiĐất nóng lòng chờ đợiXuống đi nào, mưa ơi!

Mưa! mưa xuống thật rồi !Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười Làm bé chợt tỉnh giấc

Chớp bỗng lòe chói mắt

Soi sáng khắp ruộng vườn

Ơ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

(Đỗ Thanh Xuân).

Trang 16

Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Tôi hướng dẫn học sinh theo các câu hỏi gợi ý:

a) Các sự vật được gọi bằng gì?

b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?

c) Trong câu: Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?

Ở bài này, tôi tổ chức dạy như sau:

- Đối với học sinh khá, giỏi có thể gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ chỉ

sự vật được nhân hóa và những từ ngữ miêu tả sự vật đó

- Đối với học sinh trung bình và yếu hơn thì quả là khó khăn đối vói các em nên tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và thay đổi hình thức bài tập như sau: (phiếu học tập)

* Cách 1: Điền vào chỗ chấm

Chẳng hạn:

a) Hãy viết tiếp vào chỗ chấm các từ ngữ chỉ sự vật được nhân hóa và các từ miêu tả sự vật đó để trả lời câu hỏi

Tên sự vật

được nhân

hóa

Cách nhân hóa Các sự vật được gọi bằng Các sự vật được tả bằng

những từ ngữ

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

……… ……… ………

b)Trong câu: “ Xuống đi nào, mưa ơi” tác giả nói với mưa thân mật như………

* Cách 2: Bài tập nối ghép

Chẳng hạn: Hãy nói các ô ở bên trái với các ô ở giữa, các ô ở bên phải sao cho phù hợp để trả lời cho câu hỏi a,b

Từ chỉ người

dùng để chỉ

sự vật

Các

sự vật được nhân hóa

Những từ ngữ miêu tả các sự vật

hả hê uống nước

Ngày đăng: 11/09/2015, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w