hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

44 136 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc

Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là sức mạnh nội tại của mỗi dân tộc. Văn hoá làng là những đặc trưng văn hoá đặc thù, được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng dân cư . Và đình làng ra đời được xem như nơi “hội tụ văn hóa” trong làng xã Việt Nam cổ truyền. Đình không những là cơ quan tối cao điều hành toàn bộ mọi hoạt động của làng xã mà đây còn là nơi thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của những người dân quê chân chất, hiền lành. Chính vì thế, ngôi đình đã trở thành biểu tượng linh thiêng mỗi làng xã Việt Nam cổ truyền. Song hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng thì hình ảnh thân thuộc đó đang dần trở nên xa lạ, lạc lõng với nơi mà nó đã tồn tại hàng trăm năm. Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng không nằm ngoài tiến trình lịch sử đó. Là một vùng đất mới mở của người Việt (thế kỷ XV), Tam Kỳ nói riêng và Quảng Nam nói chung là nơi kết tinh giá trị văn hóa Việt – Chăm để tạo ra nét văn hóa đặc thù riêng của mình. Trong quá trình di dân, lập ấp ấy, những ngôi đình cũng dần xuất hiện trên mảnh đất Quảng Nam như một minh chứng cho sự gắn kết trong cộng đồng làng. Hiện nay, những yếu tố văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền ở Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng đang dần biến mất. Tam Kỳ - thành phố tỉnh lỵ cũng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Hàng loạt các công trình hiện đại được xây dựng đã tạo ra sự biến đổi không thể phục hồi lại của những ngôi làng với những nét văn hóa đặc trưng. Trong dòng chảy ấy, đình làng Tam Kỳ cũng dần hoang phế vì không được bảo tồn, dần bị phá bỏ vì không được chú ý. Vì vậy, tôi chọn đề tài này, hi vọng thông qua hệ thống đìnhTam Kỳ nắm bắt rõ hơn văn hoá truyền thống dân tộc, góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, giáo dục lối sống cho người dân, nhất là thế hệ trẻ cũng như tình hình thực trạng đời sống văn hoá của người GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 1 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ dân, của lớp trẻ hiện nay ở quê hương mình, góp phần vào bảo tồn các giá trị, lưu giữ thuần phong mỹ tục. Là sinh viên nghành Việt Nam học, là người con của thành phố Tam Kỳ tôi muốn góp phần nhỏ vào việc bảo vệ, khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống, lấy nó làm nền tảng cho quá trình phát triển của quê hương. 2. Đối tương nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đình làng là đề tài được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cho đến nay có khá nhiều bài viết về đề tài này như Toan Ánh với “Làng xóm Việt Nam” (trong bộ Nếp cũ, NXB Trẻ 2004), Nguyễn Thế Long với “Đình và Đền Hà Nội” (NXB Văn Hoá Thông Tin 2005) . tuy nhiên các công trình này chỉ đề cập đến vai trò của đình làng trong làng xã Việt cổ truyền nói chung, cách sắp đặt một số ngôi đình cũng như tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của đình làng Việt. Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ, đề tài tôi viết dưới đây chủ yếu dựa trên kết quả điền dã thực tế bản thân, thông qua lời kể của các vị cao niên. Ngoài ra, tôi cũng tham khảo những bài viết về kiến trúc, niên đại thành lập của một số đình làng như Mỹ Thạch, Phương Hoà thông qua cuốn “Di tích và Danh thắng Quảng Nam” với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu do Sở VHTT tỉnh Quảng Nam xuất bản. Vì đây là những ngôi đình đã được công nhận là di tích Lịch sử- Văn hoá- Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh nên Trung tâm Quản lý DT&DT Quảng Nam cũng lưu trữ hồ sơ di tích với bảng mô tả kiến trúc trước đây và hiện tại sau khi đã được trùng tu theo ngân sách của tỉnh. Ban trị sự các ngôi đình gồm những cụ già trong làng cũng có bài viết về sự hình thành và kiến trúc đình làng mình thông qua lời kể và những gì “tai nghe mắt thấy”. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 2 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục tiêu: Tìm hiểu một cách khái quát hệ thống đình trên địa bàn thành phố Tam Kỳ ở nhiều khía cạnh khác nhau như văn hoá, chính trị, tín ngưỡng .Từ đó, làm nổi bật những giá trị của hệ thống đình làng trong đời sống nhân dân Tam Kỳ hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ: Tìm hiểu lịch sử ra đời của thành phố Tam Kỳ - không gian của đề tài. Tìm hiểu quá trình xuất hiện của các đình làng tiêu biểu tại thành phố Tam Kỳ. Làm rõ giá trị về nhiều mặt của đình làng như lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, văn hoá . Từ đó, có cách nhìn biện chứng về vai trò của đình làng trong đời sống hiện nay. 5. Giới hạn của đề tài Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những đình làng tiêu biểu của thành phố Tam Kỳ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19. Không gian: Các xã, phường thuộc thành phố Tam Kỳtiêu biểucác phường Hoà Thuận, Tân Thạnh, Hoà Hương và xã Tam Thăng. 6. Điểm mới của đề tài Góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển làng xã thành phố Tam Kỳ và đời sống văn hoá của người dân. Nêu bật giá trị về mọi mặt của đình làng trong đời sống người dân Tam Kỳ nay. Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài tôi sử dụng những phương pháp sau: 7.1. Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những yêu cầu về phương pháp luận như gắn lý luận với thực tiễn, tính chính xác và tính khách quan . GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 3 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ 7.2. Phương pháp cụ thể: + Phương pháp điền dã. + Phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin. + Phương pháp thu thập, tìm hiểu thông tin từ Internet, sách báo và một số tư liệu từ Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng. 8. Cấu trúc của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục được thiết kế gồm các chương sau: Chương 1: Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ. Chương 2: Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố. Chương 3: Giá trị của đình làng Tam Kỳ trong đời sống hiện nay. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 4 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ B. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát về lịch sử hình thành và cư dân Tam Kỳ 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam được thành lập tại Nghị định số 113 ngày 29/9/2006 của chính phủ. Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, thành phố Tam Kỳ phía Bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía Tây giáp huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển Đông. Tam Kỳ cách Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh một quãng đường gần như ngang bằng nhau khoảng 880km. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam và là vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Hiện nay, Tam Kỳ có 9.263,56 ha diện tích tự nhiên, dân số khoảng 103.730 người, trong đó hầu hết là người Kinh và một số ít người Hoa (người Minh Hương) sống tập trung ở phường Phước Hoà. Trong dân tộc Kinh, có một số người Minh Hương mà tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc và cũng có những người thuộc các họ: Ông, Ma, Trà, Chế mà tổ tiên là người Chiêm Thành. Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành ba vùng rõ rệt: vùng ven biển gồm các xã dọc sông Trường Giang và phía Đông; vùng đồng bằng gồm các xã nằm dọc đường quốc lộ 1A; vùng giáp ranh trung du và miền núi (bán sơn địa). Tam Kỳ có nhiều núi thấp xen kẻ với đồng ruộng và khu dân cư: núi đất Quảng Phú, An Hà (Tam Phú), núi Quánh (Tam Ngọc). Bờ biển Tam Kỳ tương đối bằng và thẳng, bên ngoài thềm lục địa nông thuận lợi cho khai thác thuỷ sản. Có nhiều sông, vũng đầm như sông Bàn Thạch nối liền vùng đầm An Hà với sông Ba Kỳ, sông Cây Trâm nối liền sông Tam Kỳ với sông Ông Bộ, sông Trường Giang nối hai cửa biển An Hoà và Cửa Đại chạy dọc theo bờ biển. Các sông ở Tam Kỳ không có đầu nguồn xa lại có độ dốc cao, mùa nắng mau cạn và bị nước triều từ biển dâng vào sâu; Tam Kỳ có đầm An Hà (thuộc xã Tam Phú và Tam Thăng). Vào thời mà “bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền” thì bến đò Ba Bến (hay còn gọi là bến Tam Phú ở Tam Phú) luôn tấp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 5 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ nập ghe thuyền, người người qua lại, tại đây ngược sông Ba Kỳ lên tận Trường Xuân, Tư Yên ., theo đường sông vào Cửa Lỡ, An Hoà (Kỳ Hoà) hay ra Thu Bồn, Cửa Đại . Tam Kỳ thuộc vùng khí hậu duyên hải, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6: 28,9 0 C và tháng thấp nhất là tháng 1: 21,4 0 C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2585,8mm, cao nhất là vào tháng 10: 709,3mm, thấp nhất là vào tháng 3: 37,2mm. Giờ nắng trung bình trong ngày là 5-9 giờ, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 82%. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, hàng năm bảo lụt thường xảy ra, gây nhiều tổn thất không nhỏ cho đời sống kinh tế- xã hội cho địa phương. 1.2. Lịch sử hình thành 1.2.1. Địa giới hành chính qua các thời kỳ Địa giới thành phố Tam Kỳ nay vốn là hai châu Ô, Rí của người Chămpa xưa, năm 1306 vùng đất này được vua Simhavarman III (Chế Mân) dùng làm của lễ hồi môn dâng cho Đại Việt để được cưới Huyền Trân công chúa. Năm 1402, sau chiến thắng của vua Hồ Hán Thương (1401-1407), người Việt đã chiếm lại được Thuận Châu (từ Quảng Bình đến Quảng Trị ngày nay), Hoá Châu (vùng đất từ phía nam Thừa Thiên cho đến bờ bắc Thu Bồn ngày nay) và còn chiếm thêm vùng Cổ Luỹ (vùng đất phía bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) của Chiêm Thành. Như vậy, vùng đất phía nam tỉnh Quảng Nam ngày nay, trong đó có thành phố Tam Kỳ đã thuộc lãnh thổ Đại Việt, sau đó nhà Hồ đã lập châu Thăng (tương ứng với huyện Thăng Bình và Duy Xuyên ngày nay) và châu Hoa (tương ứng với thành phố Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn ngày nay). Dưới thời nhà Hồ (1402-1407), châu Hoa được chia thành 3 huyện: Huyện Vạn Yên: vùng đất thuộc thành phố Tam Kỳ và vùng ven biển huyện Núi Thành ngày nay Huyện Cu Hy: tương ứng với các vùng nguồn Chiên Đàn. Huyện Lễ Đễ: tương ứng với các vùng nguồn Hữu Bang (tức cùng Tiên Phước, Trà My nay). GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 6 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Như vậy, dưới thời nhà Hồ vùng đất Tam Kỳ ngày nay thuộc huyện Vạn Yên của châu Hoa. Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đã thành lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam, châu Thăng và châu Hoa hợp nhất với nhau thành phủ Thăng Hoa. Theo “ Thiên Nam Dư Hạ Tập”- bộ tùng thư mang tính điển chế do Lê Thánh Tông giao cho các văn thần biên soạn năm 1483[4] thì đến năm 1490 vua Lê Thánh Tông đã đổi tên Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành Xứ Quảng Nam và chia phủ Thăng Hoa thành 3 huyện: Huyện Hà Đông: tương ứng với huyện Vạn Yên dưới nhà Hồ Huyện Lệ Giang: tương ứng với huyện Thăng Bình ngày nay Huyện Hy Giang: tương ứng với huyện Duy Xuyên ngày nay Như vậy, dưới thời nhà Hậu Lê, thành phố Tam Kỳ thuộc huyện Hà Đông. Dưới thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1604) phủ Thăng Hoa chỉ còn lại 2 huyện: Huyện Lễ Dương: tên mới của huyện Lệ Giang Huyện Hà Đông: bao gồm phần đất của thành phố Tam Kỳ ngày nay. Tuy nhiên địa danh Tam Kỳ chưa xuất hiện trong cơ cấu hành chính. Dưới thời Tây Sơn (1788-1801), theo sách “Hoàng Việt Long Hưng Chí” thì Đạo Thừa tuyên Quảng Nam được chia thành 2 phủ và 5 huyện [4] Phủ Điện Bàn quản lãnh 2 huyện: Diên Phước và Hoà Vang Phủ Thăng Hoa quản lãnh 3 huyện: Phong Dương, Duy Xuyên và Hà Đông trong đó có vùng đất của Tam Kỳ ngày nay. Vào đầu thế kỷ XIX, năm 1801 vua Gia Long tách phủ Điện Bàn và phủ Thăng Hoa để lập dinh Quảng Nam. Năm 1827 dưới thời vua Minh Mạng đổi thành trấn Quảng Nam rồi đến năm 1832 đổi thành tỉnh Quảng Nam cho đến ngày nay. Theo địa bạ thời Gia Long, dinh Quảng Nam gồm 2 phủ, 5 huyện, 29 tổng, 973 làng xã. Trong đó huyện Hà Đông gồm 4 tổng 2 thuộc 153 làng (tổng Chiên Đàn Trung (4 làng), tổng Đức Hoà Trung (6 làng), tổng Tiên Giang GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 7 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Thượng (6 làng), tổng Vinh Hoa Trung (3 làng), thuộc Hội Sơn Nguyên (2 làng), thuộc Liêm Hạ (133 làng)).[4] Thành phố Tam Kỳ ngày nay thuộc tổng Chiên Đàn Trung. Năm 1906 theo đạo dụ của vua Thành Thái, huyện Hà Đông được đổi thành phủ Hà Đông và sau đó là phủ Tam Kỳ (bao gồm thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn ngày nay). Năm 1920, thực dân Pháp đã cắt bớt một số xã ở phía Tây phủ Tam Kỳ và sáp nhập vào một số xã vùng thấp của huyện Trà My để thành lập huyện Tiên Phước. Phủ Tam Kỳ gồm 7 tổng, 157 xã và lần đầu tiên xuất hiện địa danh Tam Kỳ là một xã thuộc tổng Chiên Đàn. Sau Cách mạng Tháng 8 -1945, theo quyết định của Uỷ ban Kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ tiến hành hợp xã lần thứ nhất, từ 157 xã cũ thành 52 xã mới, trong đó vẫn có xã Tam Kỳ. Năm 1949, huyện Tam Kỳ tiến hành hợp xã lần thứ hai, từ 52 xã cũ thành 15 xã mới. Trong Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, theo Nghị định số 241- MNS ngày 30/1/1951 của Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, thị xã Tam Kỳ được thành lập, là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ngày 1/11/1951 Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã ra nghị định đổi tên thị xã Tam Kỳ thành Xã đặc biệt Tam Kỳ, trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ giữa năm 1956 - 1958, tỉnh Quảng Nam gồm có 2 thị xã, 10 huyện, 4 nha. Vào thời kỳ này, Tam Kỳ không còn là một thị xã nữa mà chỉ là một huyện. Ngày 24/6/1958 Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà chia tỉnh Quảng Nam thành 12 đơn vị quân quản gọi là quận. Quận Tam Kỳ gồm một quận lỵ và 23 xã, lúc này Tam Kỳ chỉ là quận lỵ của quận Tam Kỳ. Đến ngày 31/7/1962, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ra sắc lệnh số 162- NV chia tỉnh Quảng Nam thành 2 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc và tỉnh Quảng Tín ở phía Nam. Thị xã Tam Kỳ là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 8 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Tín, quận Tam Kỳ gồm thị xã Tam Kỳ và 19 xã. Sau đó, Khu uỷ khu V đã chia Quảng Nam thành hai tỉnh là Quảng Đà (ở phía Bắc) và Quảng Nam (ở phía Nam). Tỉnh Quảng Nam bao gồm một thị xã là Tam Kỳ và 6 huyện. Ngày 4/4/1975 UBND Cách mạng Nam Trung Bộ đã ra Quyết định số 119-QĐ sáp nhập tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1984 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm 16 đơn vị hành chính, 1 thành phố là Đà Nẵng và 2 thị xã là Tam Kỳ và Hội An, 13 huyện. Huyện Tam Kỳ tách thành hai đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ (7 phường, 13 xã) và huyện Núi Thành (1 thị trấn, 13 xã). Ngày 6/11/1996 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị hành chính độc lập là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam gồm 2 thị xã (Tam Kỳ và Hội An) và 12 huyện. Thị xã Tam Kỳ gồm 7 phường và 13 xã như cũ. Ngày 5/1/2005 một phần thị xã Tam Kỳ được tách ra để thành lập huyện Phú Ninh, sau khi tách 10 xã để thành lập huyện Phú Ninh, thị xã Tam Kỳ có cơ cấu đơn vị hành chính gồm 9 phường và 4 xã. Đến ngày 29/9/2006 thành phố Tam Kỳ được thành lập, hiện nay gồm 13 đơn vị hành chính (9 phường và 4 xã). Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ, là trung tâm hành chính - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam cho đến nay. Các xã, phường hiện nay của thành phố Tam Kỳ gồm: - Phường Phước Hoà. - Phường An Sơn. - Phường An Mỹ. - Phường Hoà Hương. - Phường An Xuân. - Phường Hoà Thuận. - Phường Trường Xuân (một phần xã Kỳ Hương cũ 1954-1975). - Phường Tân Thạnh (một phần xã Kỳ Hương cũ 1954-1975). - Phường An Phú (một phần xã Kỳ Phú cũ). - Xã Tam Phú (tách ra từ xã Kỳ Phú cũ). GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 9 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ - Xã Tam Thanh (tách ra từ xã Kỳ Phú cũ). - Xã Tam Ngọc (tách ra từ xã Tam Thái cũ). - Xã Tam Thăng (xã Kỳ Anh cũ). 1.2.2. Sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ và ý nghĩa tên gọi Thế kỷ XI- XVIII chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam bởi nó chứa đựng một biến động to lớn, sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và văn hoá của dân tộc. Vùng Thuận Hoá với sự cai trị của Nguyễn Hoàng, một chế độ cai trị khoan hòa “Chúa thường vỗ về thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên”[2], đã lôi kéo được nhiều người đến với vùng Thuận Hoá (đây là vùng đất cũ của Champa, được sáp nhập dần dần vào lãnh thổ Đại Việt, bắt đầu từ thời Lý) để sinh sống, làm ăn. Xứ Quảng Nam thời kỳ này bao gồm dải đất miền Trung từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, năm 1471 dưới thời Lê Thánh Tông đèo Cù Mông trở thành biên giới phía Nam của Đại Việt. Cục diện Nam - Bắc triều với hai chính quyền Đàng Trong là vùng đất Thuận - Quảng, Đàng Ngoài là chính quyền vua Lê chúa Trịnh. Đàng Trong với chính sách cai trị mềm dẻo, mở cửa phát triển kinh tế, đời sống người dân tăng thì ở Đàng Ngoài “dân nghèo ngày một xiêu dạt dần, cùng khốn quá lắm”. Vì vậy mà từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV đã có nhiều lớp cư dân từ miền Bắc mà chủ yếu là vùng Thanh - Nghệ vào đây sinh cơ lập nghiệp, ngoài ra một số cựu thần nhà Minh “phản Thanh phục Minh” bị thất bại cũng chạy sang nương nhờ chúa Nguyễn Phúc Nguyên và được ông giúp đỡ. Địa danh Tam Kỳ xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, bắt nguồn từ tên gọi của một vùng đất xưa nằm dọc con sông Ba Kỳ chảy qua vùng Phú Ninh, Trường Cửu ., một quần cư đông đúc với những hoạt động tấp nập dưới thời kỳ đó, vì vậy mà năm 1906 vua Thành Thái đã lấy địa danh Tam Kỳ đặt thay địa danh phủ Hà Đông thành phủ Tam Kỳ. Có khá nhiều giả thiết giải thích cho sự ra đời của danh xưng Tam Kỳ nhưng đáng tin cậy nhất vẫn là giai thoại gắn liền với quá trình nam tiến của dân tộc. Trong cuộc hành trình mở cõi của mình, dưới thời Lê Trung Hưng (từ năm 1602) những đợt di dân ào ạt từ những cư dân Thanh - Nghệ - Tĩnh vào đây để GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 10 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba [...]... SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Chương 2 Những đình làng tiêu biểu trên địa bàn thành phố 2.1 Đình làng Hương Trà 2.1.1 Khái quát về quá trình ra đời của làng Hương Trà Nằm ở hướng Đông Nam thành phố Tam Kỳ, Tây giáp quốc lộ 1A, Nam và Đông giáp sông Tam Kỳ, Đông Bắc giáp làng Phú Lộc ven sông Bàn Thạch, Bắc và Tây Bắc giáp làng Hương Sơn, làng... tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ “ Hương ba vĩnh bảo quang thiên cổ Trà cẩm trường tồn kỷ vạn niên” 2.1.2 Quá trình ra đời của đình làng Hương Trà Đình Hương Trà thuộc làng Hương Trà (nay là phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) Ngôi đình toạ lạc trên một vùng đất cạnh bờ sông Tam Kỳ, nằm ở phía Đông Nam của thành phố Nhìn về hướng Tây cách quốc lộ 1A khoảng... này là đất Ba Gò, sau đổi dần thành Ba Kỳ và cuối cùng là Tam Kỳ Chữ Kỳ trong gốc Hán có nhiều cách viết khác nhau và vì vậy cũng có nhiều nghĩa khác nhau Tuy nhiên, căn cứ vào những sử liệu chính thống và gia phả của các tộc họ lớn ở địa phương như tộc Lê, Trần, Nguyễn, Ngô thì dù Tam Kỳ xã” hay Tam Kỳ phủ” đều có sự thống nhất trong cách viết chữ Kỳ , trong chữ Kỳ này có bộ “sơn” đứng trước... riêng, Tam Thăng nói GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 31 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ chung được xem là xã anh hùng bởi truyền thống đấu tranh cách mạng trung kiên, anh dũng của người dân 2.4.2 Quá trình ra đời đình làng Vĩnh Bình Di tích lịch sử văn hoá đình làng Vĩnh Bình toạ lạc tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ Phía... GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 22 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ 2.2.2 Quá trình ra đời của đình làng Mỹ Thạch Đình làng Mỹ Thạch thuộc làng Mỹ Thạch, tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Nay thuộc khối phố Mỹ Thạch Đông, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Phía đông giáp con đường Bạch Đằng đang xây dựng, hướng bắc là dãy... hình thành được các khu, cụm công nghiệp Trường Xuân, Thuận Yên, Tam Thăng, khu phố mới Tân Thạnh, các khu dân cư và đặc biệt là tập trung xây dựng các công trình giao thông, kè sông, kè biển Tam Thanh, trung tâm thương mại, siêu thị Từ những thành tựu trên, tháng 10/2005 Tam Kỳ được công nhận là đô thị loại III và phấn đấu trở thành đô thi loại II trong năm 2010 Đến tháng 10/2006 Tam Kỳ trở thành thành... tiền nhân ” Đình được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh ngày 20/2/2009 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 34 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Chương 3 Giá trị đình làng trong đời sống hiện nay của người dân thành phố Tam Kỳ 3.1 Giá trị của đình làng trong đời sống hiện nay Về văn hoá - tín ngưỡng: trước tiên đình là nơi thờ Thành hoàng... Trải qua nhiều thế hệ Nhân khương, vật phụ, hoà lạc điền viên Nhật khương phát đạt, trù mật dân cư ” Với những giá trị trên, đình đã được công nhận là Di tích Kiến trúc văn hoá nghệ thuật cấp tỉnh, là một ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và được công nhận theo quyết định số : 2387/ QĐUB ngày 9/8/1999 2.3 Đình làng Phương Hoà 2.3.1 Quá trình thành lập làng Phương... mở nước Xin hương hồn các Ngài cùng chư tiên linh đồng thuỳ chứng giám.” Đình Phương Hoà được xem là một trong những ngôi đình có kiến trúcnghệ thuật độc đáo còn lại trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, di tích được đăng bảo vệ theo QĐ số 2378 ngày 9/8/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam và được công nhận là di tích Lịch sử Kiến trúc- Nghệ Thuật cấp tỉnh 2.4 Đình Vĩnh Bình 2.4.1 Quá trình thành lập làng Vĩnh Bình... hữu cổng đình (Hiện nay, hai khối sa thạch này còn được lưu giữ ở ngôi trường làng) Như vậy, theo quá trình thành lập làng và bản sắc phong tướng Thần thì có thể nói ngôi đình được thành lập vào thế kỷ XVIII GVHD: Th.S Nguyễn Thị Vĩnh Linh - 17 - SVTH: Bùi Thị Thu Ba Đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu hệ thống đình làng ở thành phố Tam Kỳ Ngôi đình quay mặt về hướng Đông - Nam, nơi có dòng sông Tam Kỳ chảy . đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ (7 phường, 13 xã) và huyện Núi Thành (1 thị trấn, 13 xã). Ngày 6 /11 /19 96 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai. xã Tam Kỳ được thành lập, là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ngày 1/ 11/ 19 51 Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã ra nghị định đổi tên

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan