Đình làng Phương Hoà

Một phần của tài liệu hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (Trang 26 - 31)

2.3.1. Quá trình thành lập làng Phương Hoà

Quá trình di dân lập nghiệp tiếp tục phát triển ở xứ Quảng Nam, nhiều làng tiếp tục được khai sinh và phát triển, trong đó có số vào xứ Đồng Rạ, Bàu Môn, Tro Xá, Đá Bạt, Bàu Trai... thuộc huyện Hà Đông. Năm vua Gia Long thứ nhất, trong quá trình củng cố đất nước, thiết lập một hệ thống bộ máy cai trị từ trung ương xuống địa phương, tiến hành xây dựng các đơn vị hành chính mới làng An Hoà xã ra đời, sau đổi tên thành làng Phương Hoà thuộc tổng Chiên Đàn, huyện Hà Đông. Đến năm 1906 (đời vua Thành Thái) huyện Hà Đông được chia ra làm hai, phía Đông gọi là phủ Tam Kỳ, phía Tây là huyện Tiên Phước. Làng Phương Hoà thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Làng có đường quốc lộ 1A đi qua, phía Đông giáp sông Bàn Thạch, phía Tây và Bắc giáp xã Chiên Đàn cũ, phía Nam giáp làng Mỹ Thạch cũ. Làng

Ấp Hương Trường thuộc xứ Đồng Rạ có 4 xóm: xóm ông Lảm, ông Thược, ông Tần, ông Xin.

Ấp Hoà Đông thuộc xứ Tro Xá, Bàu Trai.

Ấp Hoà Tây thuộc xứ Bàu Môn và xóm ông Soạn thuộc xứ Đá Bạt.

Tướng Thần Võ Đình Thông là người có công khai cơ Tân lập An Hoà xã, ông sinh hạ được bốn người con (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Người con trai trưởng tên Xuân ở lại làng, còn ba người con khác đi khai cơ lập nghiệp ở huyện Duy Xuyên, Tiên Phước ngày nay. Mộ tiền hiền được an táng tại xứ Đồng Rạ (xóm ông Thược) nay thuộc thôn Đàn Hạ (xóm Rổi) thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Năm 1998 phái Duy Xuyên, Tiên Phước và con cháu tộc Võ đóng góp xây dựng lại khang trang, bảo quản thờ tự. Sau tộc Võ, tộc Trần được coi là Hậu Hiền, tổ ông Trần Đăng Ứng “kiến canh điền bộ”, tổ ông Trần Đăng Cậy “lập nghiệp cơ đồ”.

Người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu, thời vụ phải dựa vào “nước trời” nên dân gian có câu “Tháng năm chờ đợi sao rua, tháng mười đồng chí làm mùa mới yên”. Ngoài ra, làng Phương Hoà nổi tiếng ở phủ Tam Kỳ lúc bấy giờ với nghề làm bún tươi truyền thống có cách đây gần 200 năm, ông tổ làm bún Đỗ Dột có vợ quê làng Cẩm Sa (Điện Bàn nay). Làng Cẩm Sa nổi tiếng với nghề này trong khắp xứ với câu hát “Ai từng ăn bún nhớ làng Cẩm Sa”, ông là người đã phổ biến, truyền nghề lại cho bà con trong vùng nhờ vậy mà đời sống người dân đã được cải thiện hơn. Hầu hết những người dân trong làng đều làm bún bên cạnh những thửa ruộng của mình, vì vậy mà làng còn có tên là Xóm Bún (tuy gọi là xóm nhưng địa vực phân bố rất rộng).

Ngoài hệ thống các đình đền, chùa miếu ra làng còn có số công điền, công thổ rất rộng, hơn 60 mẫu và 2 mẫu rừng để lấy củi, làng cũng đứng nghiệp chủ đập thời vụ ngã ba, tưới cho hơn 100 ha trong làng và các xã lân cận, nhiều lần địa chủ xã Chiên Đàn đến dụ dỗ mua chuộc không được kiện đến tri phủ Tam Kỳ nhưng không đủ chứng lý đành phải rút lui.

Trước đây, chỉ có con nhà khá giả hoặc con hương lý mới được đi học chữ Nho ở trường Tư Thục tại gia, về sau trường Tư Thục Hoà Tây được xây

dựng - tiền thân của trường tiểu học Nguyễn Hiền nay, hiện nay còn một dăm trống khắc chữ Hán ấp Hoà Tây Phương Hoà mà trường Nguyễn Hiền đang sử dụng và một dăm trống phải 3 người vòng tay ôm mới đủ, da một con trâu chỉ bịt được một trống mặt hiện nay đang được ông Bùi Giáo cất giữ.

2.3.2. Quá trình ra đời của đình làng Phương Hoà

Đình Phương Hoà thuộc làng Phương Hoà, nay thuộc khối phố Phương Hoà Đông, phường Hoà Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phía đông ngôi đình là trường mầm non Hoa Mai; phía tây giáp đường làng và các thửa T418/390, T142/390, T1226/1013; phía bắc giáp đường làng và các thửa T1113/440, T1178/264 (theo bản đồ địa chính của phường Hoà Thuận), phía nam giáp trường Tiểu học Nguyễn Hiền.

Từ trung tâm thành phố đi về hướng Bắc khoảng 4km, rẽ trái theo đường bêtông vào làng khoảng 1km là gặp ngôi đình.

Ngôi đình toạ lạc tại đồng Tro Xá, bên trường Phương Hoà, thuộc ấp Hoà Đông cũ nay là khối phố Phương Hoà đông là vị trí cuối cùng trong quá trình ngôi đình này được di dời (năm 1960), ngôi đình bị đổ nát quá nhiều do chiến tranh song bà con vẫn cố gắng khôi phục và đem về đây để làm hội quán, dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt là chính. Ban đầu, đình được xây dựng trên một khu đất cao tại xứ Bàu Môn, sau thời gian xây dựng trong làng xảy ra nhiều chuyện không hay, xem lại thấy vị trí đình gần suối nước chảy, dân làng mới cho rằng bị ảnh hưởng long mạch nên dân làng làm ăn không nên nổi, đình được dời xuống khoảng 500m về cuối làng, ao nước trước đình khá sâu, mùa khô vẫn không cạn mà còn có thể tưới nước cho cho mẫu ruộng hương điền bên cạnh, trong khuôn viên trồng 3 cây cốc và bức bình phong vôi đá .

Lần thứ hai không rõ vì nguyên nhân nào mà đình lại được di dời lần nữa, cũng thuộc xứ Bàu Môn nhưng thuộc về ấp Hoà Tây cũ (nay từ nhà thờ Tin Lành Phương Hoà quốc lộ 1A đi về hướng Tây khoảng 400m). Cũng được xây dựng trên một khu đất cao và cùng với đình lúc này là sự kết hợp hài hoà với miếu thờ Thần Hoàng phía Bắc, phía Nam có Chùa và cách đó không xa là một

Qua lời kể của các cụ già trong làng, trước đây khi còn toạ lạc ở trong sân vườn đình xứ Tro Xá thì đình là một tổng thể kiến trúc tam quan, thành bao quanh, ba gian hai chái, có nhà trù, miếu Thần Nông và bức bình phong che lối vào đình. Bên trong đình, lối vào hai gian còn có giá gỗ đặt vũ khí như : gươm, giáo, thanh long đao, xà mâu và tượng Quan Công, sau này không hiểu lý do vì sao mà bị mất đi.

Đình mang kiến trúc hình chữ Nhất, mặt chính quay về hướng đông. Phần nền chịu lực được bao quanh bằng đá ong màu nâu sẫm, mái lợp ngói âm dương, đình vẫn giữ được khung sườn bằng gỗ, toàn bộ khung nhà chịu lực trên 30 cột (6 dọc ×5 ngang) đều được làm bằng gỗ mít, đường kính bốn cột lớn nhất gian chính giữa là 12,54m. Các cột đều được kê trên đá tảng hình vuông, chúng liên kết với nhau theo kiểu thức kẻ chuyền với ba đoạn kèo ngắn. Các đầu, đuôi kèo đều được chạm khắc hình hoa lá và thú vật. Phần kèo nóc liên kết mái tiền và mái hậu theo kiểu thức giao nguyên, vì kèo này được xem là biến thể vì kèo Huế, phần đuôi trính được chạm khắc đầu rồng cách điệu, đặc biệt ở phần trên trụ trốn có lắp thêm một cây đòn đông hạ chính giữa mà phần bụng dưới có khắc chữ Hán ghi rõ thời gian xây dựng đình “Minh Mạng Nhị Thập Niên, Tứ Nguyệt Kiến Nhật Tạo Lập” nghĩa là được xây dựng vào ngày tốt, tháng tư, năm Minh Mạng thứ XVII (1832).

Ngoài ra, các đầu cột (hàng ba tiền) có khắc tên 5 tộc họ đã có công lớn trong việc xây dựng đình là Trần, Võ, Nguyễn... còn hai đầu cột khắc tên hai tộc còn lại đã bị thất lạc qua nhiều lần di dời nên không thể biết chính xác nhưng theo lời cụ Cao Toàn (87 tuổi - phó Ban trị sự đình) thì hai tộc còn lại có thể là tộc Cao và Bùi.

Hệ thống cửa bảng khoa ở lối vào ba gian cũng được làm bằng gỗ mít, ba gian bệ thờ với hai bên tả ban hữu ban thờ tiền hiền tộc Võ và hậu hiền tộc Trần, ông tổ nghề bún của làng trước đây được thờ trong một ngôi miếu riêng nay cũng được đem về thờ trong đình. Căn chính giữa thờ vị tướng Thần Võ Đình Thông cũng chính là Thành Hoàng của làng, phía bên trên ở gian chính giữa là bức hoành phi được sơn son thếp vàng với ba chữ Hán “THƯỢNG ĐẲNG

THẦN ”, các bản sắc phong, phổ hệ cũng như bài vị nay đã không còn nữa mà theo cụ Nguyễn Khoa kể lại thì do một vị chủ tế của làng lúc bấy giờ là Bùi Nghị đốt đi do ông thay đổi tư tưởng theo lối duy tân.

Hai bên hiên có cây trụ biển cao to, vẽ hình long qui phụng quyện vào nhau tượng trưng cho sự vững chắc của đình, mái được lợp bằng ngói âm dương, trên nóc là hình tượng “lưỡng long chầu nhật”.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, đại hội Lão thành cứu quốc Tỉnh đã dự họp taị đây, đình cũng từng là an dưỡng đường của tỉnh Quảng Nam.

2.3.3. Lễ hội tại đình làng Phương Hòa

Lệ làng được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 6 âm lịch hàng năm, đây là dịp để cúng tế nhớ ơn tổ tiên nguồn cội, dịp để mọi người cùng vui chơi và cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình mình. Vào những ngày đầu năm hay cuối năm tại đình cũng diễn ra những lễ cúng linh đình, đặc biệt gần đây, khi ngày Giỗ tổ Hùng Vương được xem là Quốc lễ thì trong làng người dân cũng tổ chức ăn giỗ cho cả làng, người già được trọng hơn cả với bộ áo dài khăn đóng được ngồi bên trong đình, đây cũng được xem là một ngày hội lớn không chỉ của cả nước mà còn của cả làng khi có sự góp mặt đầy đủ của người dân cũng như các ban nghành, đoàn thể địa phương.

Bài văn tế lễ tiền hiền, hậu hiền của làng Phương Hoà nay như sau:

“ ... Tiết nhơn xuân trát ký:

Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh, Sư tổ làng nghề bún tươi Phương Hoà.

Xin cẩn dĩ trai bàn: Cầm trà hương đăng hoa quả phù lang tửu tạp bàn soạn tư thành thanh chước Nhất thủ trư- Nhị hùng khê- Thứ phẩm chi nghi cung trầm bạc tế.

Phục vọng chư vì:

Ngài hoàng thiên Hậu thổ vạn phước Nguyên quân. Ngài bổn cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngài hậu hiền tộc Trần: tổ ông Trần Đăng Ứng kiến canh điền bộ, tổ ông Trần Đăng Cậy lập nghiệp cơ đồ.

Ngài Đỗ Dột sư tổ làng nghề đem lại cuộc sống ấm no cho con cháu.

Các ngài tiền nhân- chư tiên đã có công khai canh khai khẩn. Cùng những bậc cao nhân vì làng vì nước đấu tranh anh dũng hi sinh vì dân tộc từ thưở sơ khai cầm gươm đi mở nước.

Xin hương hồn các Ngài cùng chư tiên linh đồng thuỳ chứng giám.”

Đình Phương Hoà được xem là một trong những ngôi đình có kiến trúc- nghệ thuật độc đáo còn lại trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, di tích được đăng ký bảo vệ theo QĐ số 2378 ngày 9/8/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam và được công nhận là di tích Lịch sử Kiến trúc- Nghệ Thuật cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu hệ thống các đình tiêu biểu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (Trang 26 - 31)