1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỌC VÀ BÌNH LUẬN HIỆP ĐỊNH TRIPS VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

22 478 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 120,09 KB

Nội dung

Nội dung và bố cục Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới như sau: - Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới; - Phụ lục 1 Phụ lục 1A: Các Hiệp định Đa biên về thương mạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA LUẬT KINH TẾ

……

ĐỀ TÀI

ĐỌC VÀ BÌNH LUẬN HIỆP ĐỊNH TRIPS VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ

LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NHÓM HỌC VIÊN:

(1) CAO THỊ TRANG (2) ĐỖ ANH THƯ (3) ĐỖ HOÀNG TRUNG (4) TRƯƠNG CAO THUẬN

GVHD: TS LÊ VĂN HƯNG

HCM – 2015

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

1. Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới: Vòng đàm phán Uruguay

(1986 – 1994) quyết định hầu kết các Hiệp định liên quan trong khuôn khổ WTO được ký kết chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm

1994 (Tuyên bố Marrakesh - 1994) Văn kiện cuối cùng là kết quả đàm phán về

Thương mại đa biên - Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới

Nội dung và bố cục Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới như sau:

- Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;

- Phụ lục 1

Phụ lục 1A: Các Hiệp định Đa biên về thương mại hàng hóa

(1)Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994;

(2)Hiệp định Nông nghiệp;

(3)Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động thực vật;

(4)Hiệp định về Hàng dệt may (Lưu ý: Hiệp định này đã hết hiệu lực từ 01/01/2005);

(5)Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại;

(6)Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs);

(7)Hiệp định về Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994);

(8)Hiệp định về Xác định Trị giá tính thuế hải quan (Điều VII của GATT 1994);

(9)Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI);

(10) Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ;

(15) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của

quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Phụ lục 2:

(16) Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn

khổ WTO (DSU)

Trang 4

(20) Hiệp định quốc tế về sữa

Ghi chú: Hiệp định này đã chấm dứt năm 1997

2 WTO - Các nguyên tắc chung về vấn đề sở hữu trí tuệ

Theo quy định của TRIPS, việc ban hành và thực thi các biện pháp bảo hộ về quyền

sở hữu trí tuệ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Quốc gia thành viên phải dành cho các chủ thể

nước ngoài hưởng sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ, trong phạm vi (i) cho hưởng; (ii) duy trì; (iii) thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không kém thuận lợi hơn

sự bảo hộ dành cho công dân nước mình.

Nguyên tắcđối xử tối huệ quốc (MFN): Quốc gia thành viên phải dành cho các

chủ thể nước ngoài sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ như nhau.

PHẦN 2:HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN

SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)

Trong khuôn khổ của WTO, tổng cộng gồm 20 hiệp định, trong đó có Hiệp định quốc tế về sữa đã chấm dứt năm 1997, còn lại 19 hiệp định đang tồn tại và có hiệu lực Đề tài tập trung nghiên cứu Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định tại Phụ lục 1C của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới

1 TRIPS – Hiệp định riêng về Sở hữu trí tuệ

Trang 5

Quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực riêng biệt, mang tính chuyên môn và không phải lúc nào cũng gắn với thương mại Trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (cho hưởng, duy trì, thực thi quyền sở hữu trí tuệ) thường ảnh hưởng nhiều đến việc mua bán, sử dụng các sản phẩm trí tuệ do các lý do điển hình như sau:

(i) Mỗi quốc gia có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng sẽ gây phức

tạp và trở ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế;

(ii) Quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền hay người giữ quyền hợp phápkhông

được bảo hộ hoặc bảo hộ không đầy đủ khi một quốc gia không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến việc khuyến khích hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

(iii) Chủ sở hữu quyền hay người giữ quyền hợp phápđối với quyền sở hữu trí tuệlo

ngại do quyền sở hữu trí tuệ của mình sẽ bị gây thiệt hại khi đầu tư, kinh doanhdẫn đến tâm lý lo lắng khi nghiên cứu, đưa sản phẩm vào thị trường hoặc đầu tư sản xuất.

Mục tiêu của TRIPS: được thiết lập nhằm tạo ra quy định thống nhất, tương đối trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại tất cả các quốc gia thành viên như sau:

- Thiết lập bộ nguyên tắc khung, những tiêu chuẩn tối thiểu để bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hay người giữ quyền hợp pháp;

- Đưa ra các biện pháp thực thi quyền quyền sở hữu trí tuệ;

- Quy định lộ trình và các tiêu chuẩn tối thiểu trong bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ đối với mỗi quốc gia khi đăng ký gia nhập thành viên.

2. TRIPS–Nhóm nguyên tắc bắt buộc tuân thủ

Hiệp định TRIPS quy định năm nhóm nguyên tắc bắt buộc tuân thủ đối với các nước thành viên theo lộ trình đã cam kết như sau:

- Nhóm các nguyên tắc cơ bản và nghĩa vụ chung;

- Nhóm các tiêu chuẩn về mức độ bảo hộ tối thiểu phải tuân thủ liên quan đến: + Đối tượng được bảo hộ;

+ Các quyền được hưởng;

+ Các ngoại lệ được phép đối với các quyền nói trên;

+ Thời hạn bảo hộ.

Trang 6

- Nhóm quy định về thực tiễn chống cạnh tranh liên quan đến các hợp đồng

3 TRIPS - Nhóm đối tượng của các quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property – thực chất là các “tài sản trí tuệ”) là từ

được sử dụng để chỉ các quyền đối với các sản phẩm trí tuệ.

Bảng 2.2: Tóm tắt về các hình thức bảo hộ, đối tượng bảo hộ, lĩnh vực áp dụng chủ yếu:

Nhóm quyền

sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ Loại quyền Đối tượng bảo hộ áp dụng chủ yếu Lĩnh vực

1 Quyền sở hữu công

nghiệp (Industrial

Properties)

Bằng phát minh sáng chế (li-xăng) (Patent)

Các sáng chế mới, có tính sáng tạo và có khả năng ứng dụng công nghiệp

Các ngành sản xuất

Bằng sáng chế hữu dụng (Utility model) Sáng chế hữu dụng (quy mô nhỏ) Các ngành sản xuất Kiểu dáng công

nghiệp (Industrial design)

Kiểu dáng mang tính trang trí sử dụng cho sản phẩm công nghiệp

Các ngành quần áo, ô

tô, mô tô, sản phẩm điện tử

Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark) Dấu hiệu hoặc biểu tượng để phân biệt

hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác

Tất cả các ngành

Chỉ dẫn địa lý (Geographical indication)

Xác định địa phương xuất xứ của hàng hóa

mà chất lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa gắn liền với địa phương đó

Các ngành công nghiệp thực phẩm và nông sản (đặc biệt ngành sản xuất rượu vang và các đồ uống

Công trình sáng tạo của tác giả và các đống góp liên quan của người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm, tổ chức phát hành

Các lĩnh vực in ấn, giải trí (hình, video, phim ảnh), phần mềm, phát thanh truyền hình

Quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi (Breeder’s rights)

Các loại giống mới, ổn định, thuần nhất và có thể phân biệt được

Công nghiệp thực phẩm và nông sản Quyền đối với bố trí

mạch tích hợp (Integrated circuits)

Sơ đồ thiết kế gốc Công nghiệp vi điện tử

3 Quyền đối với Bí mật kinh

doanh (Trade secrets) Bí mật kinh doanh (Trade secrets) Thông tin về kinh doanh mang tính bí mật Tất cả các ngành

Trang 7

4 TRIPS – Quy định về bằng sáng chế

Bằng sáng chế là một trong những nội dung bảo hộ quan trọng hàng đầu của TRIPS bởi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế gắn liền với những lợi ích thương mại lớn và có mặt trong hầu hết các ngành sản xuất hiện đại.

TRIPS quy định về những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với bằng sáng chế như sau:

4.1 Về đối tượng được bảo hộBằng sáng chế chỉ được cấp cho các sáng chế (sản phẩm

sáng tạo) đáp ứng các điều kiện sau:

(1)Phải có tính mới;

(2)Phải có tính sáng tạo;

(3)Phải có khả năng ứng dụng công nghiệp.

Những sáng chế này có thể liên quan đến sản phẩm, hoặc cũng có thể là các quy trình (bao gồm cả quy trình sản xuất ra sản phẩm) trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trừ một số ít ngoại lệ.

Các trường hợp có thể bị từ chối cấp bằng sáng chế:

Để khuyến khích các nước sử dụng hệ thống bảo hộ riêng trong Công ước về bảo vệgiống cây trồng UPOV, TRIPS cho phép các nước thành viên có thể không bảo hộ dưới hình thức bằng sáng chế các đối tượng sau:

(1)Các phương pháp phẫu thuật, điều trị, chẩn đoán dùng trong điều trị cho người

và động vật;

(2)Các phát minh về cây trồng hoặc vật nuôi (ngoài các hình thái vi sinh);

(3)Các quy trình sinh học cần thiết để tạo cây trồng, vật nuôi trừ các quy trình phi sinh học và vi sinh.

Những trường hợp trên có thể là hoặc không là đối tượng của bằng sáng chế tùy theo quy định của mỗi quốc gia, không nhất thiết phải loại trừ ra khỏi phạm vi đối tượng của bằng sáng chế Ngoài ra, ngay cả khi một quốc gia quyết định không bảo

hộ những đối tượng trên theo chế độ bằng sáng chế thì vẫn có thể bảo hộ dưới một hình thức mà quốc gia đó cho là thích hợp.

4.2 Về nội dung bảo hộ

Trang 8

- Chủ sở hữu bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền đối với sáng chế của mình

- Các nhà sản xuất muốn sử dụng các sáng chế đã được cấp bằng bảo hộ thì phải được chủ sở hữu bằng đồng ý (thường thông qua hợp đồng li-xăng và phải trả một khoản phí gọi là phí li-xăng cho chủ sở hữu).

“Việc sử dụng” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:

(i) Đối với sáng chế là “sản phẩm”: việc sản xuất, tạo ra, bán hoặc nhập

khẩu sản phẩm đó;

(ii) Đối với sáng chế là “quy trình”: việc dùng quy trình, bán hoặc nhập khẩu

sản phẩm sản xuất ra từ quy trình đó.

Những hạn chế đối với độc quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế:

(1)Những trường hợp có thể sử dụng bằng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu:

(2) Các tình thế khẩn cấp quốc gia; các tình huống đặc biệt khẩn cấp (ví dụ sử dụng thuốc chống lại dịch bệnh khẩn cấp…);

(3) Các trường hợp không sử dụng vào mục đích thương mại;

(4)Các trường hợp bắt buộc cho phép sử dụng sáng chế (việc cho phép này có thể được cơ quan có thẩm quyền thực hiện nếu (i) chủ sở hữu bằng sáng chế cố ý

từ chối không cho phép sử dụng sáng chế bằng cách đặt ra những điều kiện bất hợp lý và (ii) tuân thủ một số điều kiện mà TRIPS quy định).

Với những trường hợp này, chủ sở hữu phải được thông báo về việc sử dụng sáng chế liên quan.

(ii) Công bố thông tin về sáng chế khi hết thời hạn bảo hộ

Việc bảo hộ sáng chế (thông qua bằng sáng chế) chỉ có thời hạn nhất định (tùy theo quy định của từng nước) Hết thời hạn này, chủ sở hữu bằng sáng chế phải:

Công bố thông tin về sáng chế;

Tạo điều kiện để những người có khả năng kỹ thuật hiểu và sử dụng thông tin này

để nghiên cứu thêm hoặc ứng dụng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ tối thiểu

TRIPS quy định sáng chế đã đăng ký phải được bảo hộ trong thời gian tối thiểu là

20 năm kể từ ngày đăng ký Thời hạn cụ thể do từng nước tự quy định.

5. TRIPS - Quy định về Quyền tác giả và các quyền liên quan

Trang 9

Đối tượng được bảo hộ Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả và các quyền liên quan bao gồm các tác phẩm thuộc lĩnh vực:

- Văn học;

- Nghệ thuật;

- Khoa học (chương trình vi tính, cơ sở dữ liệu).

Song, không phải bất kỳ tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật nào cũng được bảo hộ Để được bảo hộ, tác phẩm phải là nguyên tác (ý tưởng trong tác phẩm không nhất thiết phải là mới nhưng loại hình biểu hiện phải là nguyên bản sáng tạo của tác giả).

Nội dung bảo hộ

(i) Đối với quyền tác giả

Người có quyền tác giả được bảo hộ có quyền không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình nếu không được mình cho phép Sau đây là các trường hợp cho phép sử dụng tác phẩm (thông qua việc chuyển giao quyền, thường là với một mức phí nhất định trả cho người sở hữu quyền tác giả):

- Quyền xuất bản: sao chép và xuất bản tác phẩm;

- Quyền biểu diễn: biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Quyền ghi âm, ghi hình: ghi lại tiếng/hình ảnh bằng kỹ thuật chuyên môn;

- Quyền về hình ảnh phim: làm phim;

- Quyền phát sóng: phát sóng tác phẩm qua radio hoặc truyền hình;

- Quyền chuyển thể hoặc dịch thuật: dịch tác phẩm sang ngôn ngữ khác hoặc chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác.

Trang 10

Chú ý là các nội dung của quyền tác giả không chỉ bao gồm các quyền về kinh

tế (quyền chuyển giao được và có thể thu phí khi chuyển giao, còn gọi là quyền tài sản) mà còn bao gồm các quyền về nhân thân Vì vậy ngay cả khi đã chuyển giao một số quyền kinh tế (ví dụ đã cho phép chuyển thể tác phẩm) nhưng tác giả vẫn có thể đòi lại quyền sử dụng tác phẩm nếu không đồng ý với các hình thức bóp méo hay làm tổn hại tới tiếng tăm của tác phẩm (ii) Các quyền liên quan đến quyền tác giả Tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật thường không tự mình phổ biến tác phẩm của mình đến công chúng mà thường phải thông qua những người trung gian Những người này sẽ sử dụng kỹ năng chuyên môn để thể hiện và chuyển tải các tác phẩm này đến công chúng (ví dụ ca sỹ trình bày bài hát, nhạc công trình bày một tác phẩm âm nhạc…)

Và những trường hợp này cũng được bảo hộ quyền, gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm:

- Quyền của người biểu diễn (với việc biểu diễn của họ);

- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm (với tác phẩm ghi âm của họ);

- Quyền của tổ chức phát sóng (với các chương trình truyền hình hoặc radio) Thời hạn bảo hộ tối thiểu

TRIPS quy định các thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với quyền tác giả và các quyền liên quan theo Bảng sau đây (thời hạn cụ thể do nước thành viên tự quy định)

Bảng 2.5 Thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với quyền tác giả và quyền liên quan

Đối tượng bảo hộ Thời gian bảo hộ tối thiểu (năm)

1 Quyền tác giả Đời tác giả + 50 năm

2 Tác phẩm điện ảnh 50 năm sau khi tác phẩm đó được công bố trước

công chúng (trường hợp không được công bố thì tính từ thời điểm tác phẩm đó hoàn thành)

3 Tác phẩm nhiếp ảnh

(hoặc nghệ thuật ứng

dụng)

25 năm sau khi tác phẩm hoàn thành

4 Người biểu diễn hoặc sản

xuất bản ghi âm 50 năm kể từ cuối năm đĩa hát hoặc chương trình đó được thực hiện

5 Phát thanh truyền hình 20 năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch diễn

ra chương trình phát thanh/truyền hình đó

Trang 11

6. TRIPS – Quy định về thương hiệu

’Thương hiệu” là một hoặc tập hợp các ký hiệu để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác Các ký hiệu này có thể là chữ, ký tự, đường nét, màu sắc.

Trên thực tế, các thương hiệu được sử dụng rộng rãi và không buộc phải đăng ký Tuy nhiên, được bảo hộ theo pháp luật thì thương hiệu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

6.1 Điều kiện để được bảo hộ

- Thương hiệu phải đảm bảo yêu cầu “có thể phân biệt được” (để đảm bảo mục tiêu phân biệt hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu này với hàng hóa/dịch vụ cùng tính chất nhưng mang thương hiệu;

- Người đăng ký phải nêu rõ đặc điểm của hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu; 6.2 Nội dung bảo hộ

- Người có thương hiệu được bảo hộ có quyền cấm người khác sử dụng những ký hiệu giống hệt hoặc tương tự với thương hiệu đã đăng ký nếu ký hiệu đó có thể gây nên nhầm lẫn.

Các quốc gia:

- Không được buộc chủ sở hữu thương hiệu phải cho phép sử dụng thương hiệu trong bất kỳ trường hợp nào (trong khi với Bằng sáng chế thì lại có thể áp dụng quy tắc này trong một số trường hợp và với các điều kiện nhất định);

- Phải cho phép chủ sở hữu một thương hiệu của sản nghiệp thương mại được bán sản nghiệp thương mại mà không kèm theo thương hiệu của sản nghiệp đó.

6.3 Thời hạn bảo hộ Thương hiệu tối thiểu là 7 năm khi đăng ký lần đầu/đăng ký lại (không giới hạn số lần đăng ký lại)

Chú ý: TRIPS quy định việc bảo hộ thương hiệu sẽ chấm dứt nếu thương hiệu đó

không được sử dụng trong khoảng thời gian liên tục ít nhất 3 năm Thời hạn cụ thể sẽ do các quốc gia quy định.

7. TRIPS - Quy định về kiểu dáng công nghiệp

Ngày đăng: 10/09/2015, 11:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w