Phương pháp lấy mẫu, khảo sát hiện trường Trong quá trình nghiên cứu, nước tại hồ Thác Bà đã được quan sát, ghi chép lại về màu sắc, mùi, thực vật thủy sinh và các yếu tố môi trường kh
Trang 1HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ THÁC BÀ
Trần Sơn, Nguyễn Thị Kim Anh, Tống Thị Ngân, Nghiêm Thùy Linh, Lục Tiến Dũng, Phạm Châu Long
Trung tâm NC Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Báo cáo trình bày kết quả thu được trong quá trình thu thập, điều tra, khảo sát và phân tích chất lượng nước hồ Thác Bà từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2013, từ đó đưa
ra kết luận về hiện trạng chất lượng nước hồ Thác Bà
1 Đặt vấn đề
Hồ Thác Bà là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Bà (nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam) thuộc tỉnh Yên Bái Hồ Thác Bà hình thành năm 1970 khi đập ngăn sông Chảy hoàn thành Giống như các hồ nhân tạo khác, hồ Thác Bà được đánh giá là loại hồ có mức dinh dưỡng nghèo đến mức dinh dưỡng bình thường
Hiện nay, hồ Thác Bà là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà, thành phố Yên Bái và cũng là nguồn cung cấp nước cho người dân sinh sống xung quanh khu vực hồ, tưới tiêu thủy lợi và thực hiện các mục đích cấp nước khác Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu tổng thể đánh giá chất lượng nước của nước hồ Thác Bà, vì vậy trong báo cáo này chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng nước hồ trong thời gian gần đây để có được sự khái quát chung về chất lượng nước hồ tại đây
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng
Báo cáo tập trung vào đánh giá chất lượng nước hồ Thác Bà tại một số vị trí nhất định Từ tháng 8 năm 2011, khi bắt đầu nghiên cứu về chất lượng nước hồ Thác
Bà, công việc lấy mẫu được thực hiện ở các khu vực sau: khu tập kết quặng, bãi đá Mông Sơn, mặt cắt cửa ra và mặt cắt cửa vào của đập thủy điện Cho đến năm 2012 và đầu năm 2013, mẫu nước của hồ Thác Bà được lấy định kỳ hàng tháng ở vị trí mặt cắt cửa ra và mặt cắt cửa vào của đập Riêng vị trí khu tập kết quặng và bãi đá Mông Sơn được tiến hành lấy mẫu và đánh giá vào tháng 11 năm 2011
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu, khảo sát hiện trường
Trong quá trình nghiên cứu, nước tại hồ Thác Bà đã được quan sát, ghi chép lại
về màu sắc, mùi, thực vật thủy sinh và các yếu tố môi trường khác trong khi lấy mẫu Việc quan trắc, theo dõi diễn biến về môi trường nước được thực hiện tại Trạm thực Nghiệm Môi trường hồ chứa Thác Bà Tại đây mẫu nước được lấy thường xuyên và liên tục hàng tháng, mẫu nước được đựng vào chai nhựa, có dán nhãn đầy đủ và được bảo quản đúng quy trình trước khi mang về phòng thí nghiệm phân tích Các chỉ tiêu không bền như pH, Ô xy hòa tan (DO), Độ dẫn điện (EC), độ đục được đo tại hiện trường bằng các máy đo nhanh
Trang 2Ảnh 1: Một số hình ảnh khảo sát 2.2.2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các mẫu nước được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phòng Thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, mã số Vilas 255 Các phép thử để phân tích các mẫu nước đều được thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế Sau khi thực hiện phân tích, các kết quả được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) theo cột A2 dành cho nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh
3 Kết quả phân tích chất lượng nước
Các kết quả nghiên cứu được so sánh với tiêu chuẩn và từ đó đưa ra những đánh giá xác thực về chất lượng nước hồ Thác Bà Dưới đây là kết quả đánh giá của một số chỉ tiêu, từ đó ta có thể nắm được sơ lược về chất lượng nước hồ trong 3 năm trở lại đây
3.1 Chất r n lơ lửng
Hình 1: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong hồ
Trang 3Từ biểu đồ trên ta thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng có sự khác nhau giữa hai vị trí cửa ra và cửa vào của đập Tại vị trí cửa ra, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với vị trí cửa vào và có chênh lệch lớn nhất vào tháng 8/2012 Trong quá trình khảo sát, có một tháng mà hàm lượng chất rắn lơ lửng ở cả hai vị trí khảo sát đạt giá trị cao nhất đó là vào tháng 5/2012 Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn giá trị tổng chất rắn lơ lửng là 30 mg/l Trong khi đó, chất rắn lơ lửng đo được trong các mẫu nước tại khu vực hồ Thác Bà được thể hiện ở biểu đồ trên luôn dao động ở mức dưới 16 mg/l, đạt tiêu chuẩn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
3.2 pH
Trong lĩnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mòn, hòa tan và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước như keo tụ, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt
Theo như kết quả theo dõi chỉ tiêu pH tại hồ Thác Bà được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường, giá trị pH của hồ luôn lớn hơn 7,2 và nhỏ hơn 8,4 và không có
sự chênh lệch nhiều giữa hai vị trí cửa vào và cửa ra của đập thủy điện So với giới hạn giá trị được quy định trong quy chuẩn là từ 6 đến 8,5 thì ta thấy rằng nước hồ Thác Bà đạt yêu cầu của quy chuẩn về giá trị pH
3.3 DO, COD, BOD5
Hình 2: So sánh giữa DO, COD và BOD5
Nhóm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước và khả năng tự làm sạch của thủy vực là nhóm chỉ tiêu DO, COD và BOD5
DO là thông số biểu thị cho độ oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước Nếu DO trong nước thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực
Dựa vào kết quả phân tích DO theo thời gian, ta có thể thấy trong ba năm khảo sát thì độ oxy hòa tan trong nước thay đổi không đáng kể, luôn dao động trong khoảng 7mg/l Từ đó thấy được rằng độ oxy hòa tan trong nước khu vực hồ Thác Bà luôn ổn định Khi so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt, DO tại khu vực hồ Thác Bà luôn đạt yêu cầu (≥4mg/l)
COD là chỉ tiêu thể hiện nhu cầu oxy hóa học, là lượng oxy cần thiết để oxy
Trang 4lượng ôxy các vi sinh vật cần dùng để ô xy hóa các chất hữu cơ có trong nước Nếu nhu cầu oxy hóa học và nhu cầu oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO trong nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nói chung
Kết quả phân tích cho thấy COD có sự thay đổi ít và dao động trong khoảng giá trị từ 3 đến 6 mg/l, luôn nhỏ hơn giới hạn cho phép được quy định trong quy chuẩn Việt Nam, và khi so sánh giữa hai vị trí khảo sát thì COD tại cửa ra cao hơn vị trí cửa vào Bên cạnh đó, giá trị BOD5 ở hồ Thác Bà luôn ở mức thấp, nằm trong khoảng 1 – 2,5 mg/l, trong khi giới hạn cho phép của BOD5 là 6 mg/l Từ đó ta có thể kết luận chỉ tiêu COD và BOD5 của nước hồ Thác Bà đều đạt yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật QCVN 08:2008/BTNMT trong ba năm phân tích và đánh giá
3.4 Hàm lượng Fe và Zn trong hồ
Hàm lượng Fe vẫn nằm trong giới hạn cho phép và đều nhỏ hơn 0,12 mg/l So sánh hàm lượng Zn trong các mẫu nước thu được với giới hạn cho phép trong quy chuẩn thì hàm lượng Zn trong hồ Thác Bà thấp hơn rất nhiều lần so với quy định trong QCVN Việc xác định được hàm lượng kim loại nặng trong nước hồ là rất quan trọng bởi nếu trong nước hồ Thác Bà có hàm lượng kim loại nặng cao thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực Ngoài hai vị trí khảo sát thường xuyên là mặt cắt cửa vào và cửa ra của đập thì vào những tháng cuối năm 2011 nước hồ còn được lấy tại các địa điểm khác như các khu tập kết quặng, khu tập kết gỗ hay bãi đá Mông Sơn Hàm lượng sắt tại các điểm kháo sát đó được thể hiện ở biểu đồ sau:
Hình 3: Hàm lượng sắt tại một số điểm khảo sát năm 2011
Tại khu tập kết quặng, hàm lượng sắt cao hơn so với tất cả các vị trí lấy mẫu còn lại Nước hồ Thác Bà ngoài mục đích cung cấp nước cho công trình thủy điện còn được dùng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho người dân nên cần chú
ý tránh gây ô nhiễm kim loại nặng trên khu vực hồ, đặc biệt là tại điểm tập kết quặng,
để không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh
Trang 53.5 Các thông số chất lượng nước mặt khác
Qua quá trình phân tích và khảo sát, nhìn chung các thông số đánh giá chất lượng nước mặt khác tại khu vực hồ Thác Bà đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép Đối với các nhóm chỉ tiêu vật lý, hàm lượng các ion NH4
+
, NO2-, NO3- và PO4
3-là một trong những thông số quyết định để đánh giá chất lượng nước, trong điều kiện bình thường thì hàm lượng các ion này là một trong các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như thực vật nói chung (tảo nói riêng) của hồ Khi hàm lượng các ion này quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và tăng khả năng sinh trưởng của các loài thực vật Các hợp chất chứa Nitơ (NH4
+
, NO2
-, NO3) và PO4
3-
chỉ thị trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước do sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt tạo thành Trong số các mẫu đã phân tích không có chỉ tiêu nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép và đều có giá trị thấp Hàm lượng NH4+ trong các mẫu phân tích có giá trị trung bình ở mức 0,053 mg/l
và không có điểm khảo sát nào có giá trị NH4
+
lớn hơn so với quy định Các ion NO2
-và NO3
-
cũng chỉ có hàm lượng rất nhỏ Hàm lượng NO2
có giá trị trung bình là 0,002 mg/l và không có điểm khảo sát nào có hàm lượng NO2
lớn hơn 0,006mg/l, giá trị trung bình này nhỏ hơn quy chuẩn cho phép 10 lần Bên cạnh đó, NO3
trong nước hồ Thác Bà có giá trị nằm trong khoảng 0,04 – 0,46mg/l, từ đó thấy rằng trong tất cả các điểm khảo sát, không có điểm nào có giá trị NO3
vượt ngưỡng quy định Đối với PO4
3-, kết quả phân tích các mẫu thu được (tính theo P) tại các điểm khảo sát đều rất nhỏ3-, không có mẫu nước tại vị trí khảo sát nào có giá trị lớn hơn 0,02mg/l và đều nhỏ hơn
so với QCVN (0,2 mg/l) rất nhiều lần
Độ kiềm và độ cứng trong nước đều nhỏ hơn giới hạn cho phép được quy định trong quy chuẩn Giới hạn độ cứng toàn phần của nước là 600 mg/l, giá trị độ cứng toàn phần có được sau khi phân tích mẫu tại các điểm lấy mẫu có giá trị trung bình là 41,77mg/l và không có giá trị nào lớn hơn 49,2mg/l Vì vậy, xét về độ cứng và độ kiềm của nước thì nước hồ Thác Bà đáp ứng được yêu cầu đối với nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, các hoạt động khác như thủy lợi, tưới tiêu Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phân tích hàm lượng Canxi và Magiê trong nước hồ Thác Bà
Ca có giá trị dao động từ 8,55 đến 13,8mg/l và Mg có giá trị từ 3,19 đến 4,39mg/l Cả hai chất này đều có giá trị đảm bảo đáp ứng yêu cầu đối với mục đích sử dụng của nước
Thông số biểu thị cho nguồn nước bị nhiễm phèn có gây hại đến sức khỏe là
SO42- có hàm lượng nhỏ Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng SO42- nhỏ nhất là 5,56mg/l và lớn nhất là 10,06mg/l Giới hạn hàm lượng SO4
trong quy chuẩn Việt Nam
là ≤ 400mg/l, như vậy hàm lượng SO4
trong nước hồ Thác Bà nằm trong giới hạn cho phép
Hàm lượng của các anion khác như F
-, Cl- đều nhỏ hơn rất nhiều lần so với quy chuẩn Cl
trong nước hồ qua thời gian khảo sát và phân tích có giá trị trung bình ở mức 1,21 mg/l, trong khi đó giới hạn hàm lượng Cl
trong nước được quy định là 400mg/l Hàm lượng Cl
trong nước hồ phân tích được nhỏ hơn hơn 300 lần so với giới hạn cho phép Hàm lượng F
trong nước phân tích được có giá trị nằm trong khoảng 0,112 đến 0,215 mg/l Giá trị này nhỏ hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép
Trang 6Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước khác như chỉ tiêu TDS (hàm lượng các chất hòa tan trong nước) có giá trị dao động từ 109,3 đến 125,1 mg/l Các cation như Na+
và K+ có hàm lượng nhỏ Na+ có hàm lượng trung bình là 2,18 mg/l và K+ có hàm lượng nằm trong khoảng giá trị từ 0,45 đến 2,12 mg/l Chỉ tiêu HCO3
-
trung bình tại các điểm khảo sát là 121,4 mg/l và độ dẫn điện của nước hồ Thác Bà dao động từ 170,8 đến 195,5 mS/cm Từ các kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước hồ chứa Thác Bà tương đối tốt, chưa có chỉ tiêu nào vượt quá giới hạn cho phép
4 Kết luận
Qua việc giám sát một số chỉ tiêu về chất lượng nước, báo cáo đã phác họa một bức tranh khá tổng quát về chất lượng nước hồ Thác Bà Và khi so sánh các chỉ tiêu này với giới hạn cho phép trong quy chuẩn về chất lượng nước thì chất lượng nước hồ Thác Bà khá sạch và đáp ứng được yêu cầu của nước dùng với mục đích sinh hoạt cho người dân và mục đích thủy lợi, tưới tiêu
Với mục đích cấp nước sinh hoạt cho người dân, chất lượng nước hồ như hiện nay cần được duy trì và có biện pháp xử lý thích hợp Bên cạnh đó việc sử dụng nước
hồ cho các mục đích khác nhau cũng cần có quy hoạch hợp lý, đặc biệt là việc nuôi trồng thủy sản để không ảnh hưởng tới chất lượng nước và đáp ứng được các mục đích
sử dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Các Quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam;
2 Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi, Cơ sở hóa học phân tích – NXB Khoa học kỹ thuật;
3 http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/chitietditichhothacba.aspx
4 Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước – NXB Khoa học kỹ thuật;
WATER QUALITY OF THAC BA LAKE
Tran Son, Nguyen Thi Kim Anh, Tong Thi Ngan, Nghiem Thuy Linh,
Luc Tien Dung, Pham Chau Long
Center for Environmental Research, National Institute of Meteorology and Hydrology
and Environment
Thac Ba Lake is one of the three largest manmade lakes in Viet Nam and it is a water supply sources for Thac Ba hydroelectric plant (the first hydroelectric plant in Viet Nam) Along with the function of supplying water for Thac Ba hydroelectric plant, it also supplies water for the inhabitant around that area But since it was created, the lake water quality has not been assessed generally and systematically Therefore, this report presents the results obtained during investigation, survey and analysis of indices for assessment of water quality
in this lake from which to conclude the status of water quality in Thac Ba Lake