1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

10bài thực hành Địa lý 12 (ôn nhanh)

7 2,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 164 KB

Nội dung

Bài 3: Tính bình quân sản lượng lương thực theo đầu người của Việt Nam Bình quân kg/người Bài 4 2 điểm Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì 199

Trang 1

10 BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÝ 12- ÔN THI TỐT NGHIỆP

Bài 1 Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn

tấn)

6042

19225 249636765 313937653 345687452 358497324

a Hãy tính năng suất lúa của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên

b Nhận xét sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 Giải thích

rõ nguyên nhân

Trả lời :

Tính năng suất lúa

Năng suất

(tạ/ha)

b Nhận xét và giải thích: Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990- 2006 liên tục

tăng, đến năm 2006 năng suất lúa đạt 48.9 tạ /ha

- Nguyên nhân: Do việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, giống mới, kĩ thuật canh tác, phân bón

+ Do các chính sách của nhà nước đã khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất

Bài 2:Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta

Năm

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện ở nước ta thời gian

từ 1990- 2006

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân trên

-Trả lời :

a Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường , đầy đủ chính xác (dầu thô, than vẽ biểu đồ cột; điện

vẽ biểu đồ đường)

- Chia tỉ lệ, khoảng cách năm , ghi số liệu, có chú giải tên biểu đồ

b Nhận xét và giải thích

*Nhận xét: Từ 1990-2005 sản lượng dầu thô, than , điện đều tăng liên tục (dẫn chứng)

- Than tăng 8,4 lần, dầu tăng 8,6 lần, điện tăng 6,7 lần

*Giải thích: Sản phẩm than, dầu, điện tăng vì đây là SP của ngành CN năng lượng,

ngành CN trọng điểm quan trọng của nước ta

- Than tăng nhanh do được đầu tư đổi mới trang thiết bị và mở rộng thị trường tiêu thụ

- Dầu khí tăng nhanh do thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, pat triển CN chế lọc dầu

- Điện tăng do nhu cầu lớn và phục vụ quá trình CNH-HĐH

Bài 3 Cho bảng số liệu:

Sản lượng lương thực và dân số của Việt Nam.

Trang 2

Năm Sản lượng lương thực (nghìn

Hãy tính bình quân sản lượng lương thực theo đầu người của Việt Nam dựa vào bảng số liệu trên

Bài 3: Tính bình quân sản lượng lương thực theo đầu người của Việt Nam

Bình quân

kg/người

Bài 4 (2 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì 1990- 2005 (Đơn vị %) Năm

Nguồn

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì 1990-2005

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước

ta thời kì trên

Trả lời :

a) Vẽ biểu đồ miền

b) Nhận xét và giải thích

- Thời kì 1990- 1995: thủy điện chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng) do hàng loạt các nhà máy thủy điện lớn được đưa vào sử dụng Nhiệt điện chiếm tỉ trọng nhỏ do các nhà máy nhiệt điện có công suất nhỏ, nhiều nhà máy đang trong thời gian xây dựng

- Thời kì 1995- 2005: Thuỷ điện giảm tỉ trọng và thấp hơn nhiệt điện (dẫn chứng) Nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh (dẫn chứng), chủ yếu là do nhà máy nhiệt điện Phú

Mỹ (một số nhà máy khác nữa) được đưa vào khai thác

Bài 5:Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế

1 Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) và cơ cấu của nó phân theo khu vực kinh tế

Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thời kì 1995-2005 Câu II (2 điểm)

Trả lời :Tính cơ cấu GDP (%)

Trang 3

2005 19,5 40,2 40,3

a Tính tương quan bán kính

r1995 = 1 đơn vị bán kính

r2000 = 273666 1, 2

195567 = đơn vị bán kính

r2005 = 393031 1, 4

195567 = đơn vị bán kính Kết quả có thể trình bày theo bảng sau:

b Vẽ 3 biểu đồ tròn cho 3 năm 1995, 2000, 2005

1 Nhận xét và giải thích

a Nhận xét: Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch khá rõ rệt: Tỉ trọng khu

vực II tăng (từ 29,9 % lên 40,2 %, tăng 10,3 %) Tỉ trọng khu vực I và khu vực III giảm Trong đó khu vực I giảm mạnh hơn (khu vực I giảm 6,8 %, khu vực III giảm 3,5 %)

b Giải thích

Sự chuyển dịch như trên phù hợp với xu thế chung Ở các nước đang phát triển như nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất, tức là chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II

Bài 6 Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm Nhiệt độ trung

bình tháng I ( 0 C)

Nhiệt độ trung bình tháng VII ( 0 C)

Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C)

a) Hãy tính biên độ nhiệt trung bình giữa tháng I và tháng VII tại các địa điểm trên b) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam Nguyên nhân sự thay đổi đó

Trả lời :

a) Tính biên độ nhiệt

Trang 4

b) Nhận xét

- Nhiệt độ TB tháng I và ,nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ nhất là tháng I Lạng Sơn 13.30C và TP Hồ Chí Minh 25.80C chênh nhau 12.50C)

- Nhiệt độ trung bình tháng VII ít có sự chênh lệch hơn TP Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình thấp hơn Hà Nội Huế và Đà Nẵng

- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam

Giải thích:

- Có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam vì càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn do góc chiếu của tia sáng Mặt trời lớn khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh dài hơn

-Miền Bắc do có gió mùa Đông Bắc nên có nhiệt độ TB tháng I và nhiệt độ TB năm thấp hơn các địa điểm khác

- Tháng VII nhiệt độ TB của TP Hồ Chí Minh thấp hơn các địa điểm khác vì có mưa lớn

Bài 7 Cho bảng số liệu sau:

Diện tích rừng nước ta các năm

Tính độ che phủ rừng của nước ta trong các năm nêu trên (lấy diện tích nước ta làm tròn là 33 triệu ha) Nhận xét về sự biến động độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên

1.Tính độ che phủ rừng của nước ta: Độ che phủ rừng được tính bằng:

( Diện tích rừng/ diện tích tự nhiên cả nước) x 100 (đơn vị là %)

Trả lời :

Độ che phủ rừng nước ta qua các năm

Đơn vị : %

- Độ che phủ rừng nước ta có sự biến động qua các năm:

+ Từ năm 1943 đến 1995 độ che phủ rừng nước ta giảm mạnh (dẫn chứng)

+ Từ 1995 đến 2006 độ che phủ rừng nước ta tăng Tuy nhiên chưa bằng độ che phủ rừng năm 1943 (dẫn chứng)

Bài 8: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)

(Đơn vị: tỉ đồng)

thực Rau đậu Cây công

nghiệp

Cây ăn quả Cây khác

1990 49 604,0 33 289,6 3 477,0 6 692,3 5 028,5 1 116,6

1995 66 183,4 42 110,4 4 983,6 12 149,4 5 577,6 1 362,4

2000 90 858,2 55 163,1 6 332,4 21 782,0 6 105,9 1 474,8

2005 107 897,6 63 852,5 8 928,2 25 585,7 7 942,7 1 588,5

a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng

Trang 5

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm

và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới

Trả lời :

a Tính tốc độ tăng trưởng và vẽ biểu đồ

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm

1990 bằng 100%)

thực

Rau đậu Cây

công nghiệp

Cây ăn quả

Cây khác

- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn

b Nhận xét

- Giai đoạn từ năm 1990 đến 2005 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 117,5 % Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của từng nhóm cây trồng có sự khác nhau:

+ Cây công nghiệp tăng nhanh nhất 282,3 %

+ Tiếp theo là nhóm cây rau đậu và cây lương thực

+ Nhóm cây ăn quả và cây khác tăng chậm nhất

- Trong cơ cấu của ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng nhóm cây công nghiệp và rau đậu tăng (cây công nghiệp tăng 10,4 %, cây rau đậu tăng 1,3 %)

+ Tỉ trọng nhóm cây lương thực, cây ăn quả và cây khác giảm (cây lương thực giảm 8 %, cây ăn quả giảm 2,7 % và cây khác giảm1,4 %)

- Sự thay đổi trên phán ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng

đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới

Bài 9: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %)

Dịch vụ nông

a) Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từ năm 1990 đến 2005

b) Dựa vào biểu đồ nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp

Trả lời :

a Vẽ biểu đồ miền

b Nhận xét

- Trong giai đoạn từ 1990 – 2005, Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm 4,8 %, tăng tỉ trọng ngành chăn

Trang 6

nuôi (tăng 5,5%) Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng còn thấp

Giải thích

- Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta nhưng còn chậm

- Ngành chăn nuôi tăng dần tỉ trọng và đang dần trở thành ngành sản xuất chính do: cơ

sở thức ăn đã được giải quyết tốt hơn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và dịch

vụ thú y phát triển, thị trường tiêu thụ mở rộng…

-Bài 9: Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta,

giai đoạn 1975-2005

Đơn vị: nghìn ha

Cây CN

hàng

năm

Cây CN

lâu năm

172,8 256,0 470,3 902,3 1 451,3 1 491,5 1 593,1

1 Vẽ biểu đồ thể hiện biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2005

2 Nhận xét và nêu nguyên nhân sự phát triển của cây công nghiệp nước ta trong thời gian qua

Trả lời :

Vẽ biểu đồ cột

2 Nhận xét: Nhìn chung tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm và diện tích cây công nghiệp lâu năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều:

+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng 6,56 lần

+ Cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định (tăng 4,27 lần)

+ Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và tăng liên tục (tăng 9,22 lần)

- Những nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của cây công nghiệp nước ta: + Nước ta có tiềm năng phát triển cây công nghiệp (đất, khí hậu…)

+ Có nguồn lao động dồi dào

+ Việc đảm bảo lương thực giúp chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng cây công nghiệp

+ Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của nhà nước + Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến

+ Thị trường xuất khẩu được mở rộng

Bài 10: Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sản xuất thuỷ sản nước ta, từ 1990 - 2007

Đơn vị: nghìn tấn

Năm

3

1357 1660,

9

1987, 9 2074,5

Trang 7

Nuôi trồng 162,1 389,1 425 589,6 1478 2123,3

a Vẽ biểu đồ (cột đôi) so sánh sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của nước

ta, từ 1990 – 2007

b Nhận xét và giải thích

Trả lời : Vẽ biểu đồ

Yêu cầu: đúng về giá trị, khoảng cách năm; đẹp; đầy đủ tên, chú thích.

- Nếu sai, thiếu 1 trong các yếu tố: - 0,25đ

- Vẽ sai dạng, không cho điểm.

b Nhận xét và giải thích.

- Sản lượng thủy sản của nước ta từ 1990 đến 2007 đều tăng, cụ thể:

+ Sản lượng đánh bắt tăng: …… nghìn tấn (hoặc tăng bao nhiêu lần )

+ Sản lượng nuôi trồng tăng: …… nghìn tấn (hoặc tăng bao nhiêu lần )

+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt

- Do:

+ Đầu tư trang thiết bị, ngư cụ hiện đại, đóng mới các tàu thuyền công suất lớn, phát triển đánh bắt xa bờ

+ Mở rộng diện tích nuôi trồng, đưa nhiều giống thủy sản mới vào nuôi trồng cho hiệu quả cao

+ CN chế biến phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Ngày đăng: 10/09/2015, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w