1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy bài thực hành địa lí 6

18 3,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 144 KB

Nội dung

Phần thứ hai HƯỚNG DẪN CỤ THỂ DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊA LỚP 6 Bài 6 TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu rõ cách thể hiện một đối tượng địa thực địa lên giấy 2. Kĩ năng - Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa trên thực địa. - Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ khi đưa lên lược đồ. - Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy. II. CHUẨN BỊ - Địa bàn - Thước dây. - Thước kẻ, com pa, giấy, bút chì, bút mực, tẩy III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 6 * Hoạt động 1 : Học cách sử dụng địa bàn - HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 địa bàn, quan sát và tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng địa bàn. - GV sử dụng địa bàn để giảng giải cho HS về tác dụng, cấu tạo và hướng dẫn các em cách sử dụng địa bàn. a) Tác dụng của địa bàn : dùng để xác định phương hướng nhanh và chính xác. b) Cấu tạo của địa bàn : + Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ. + Kim nam châm đặt trên một trục trong hộp, đầu kim chỉ hướng bắc thường có màu xanh, đầu kim chỉ hướng nam thường có màu đỏ. + Trên vòng chia độ có ghi 4 hướng chính : B (bắc), N (nam), Đ (đông), T (tây). Số độ ghi trong địa bàn từ 0 0 đến 360 0 (B ứng với 0 0 và 360 0 , N ứng với 180 0 , Đ ứng với 90 0 , T ứng với 270 0 . Nếu địa bàn sử dụng tiếng Anh thì hướng bắc có chữ N (North), nam có chữ S (South), đông có chữ E (East), tây có chữ W (West). c) Cách sử dụng địa bàn : + Đặt địa bàn thật thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng sắt như xe đạp, khung cửa bằng sắt Mở cần hãm địa bàn (nếu có) cho kim chuyển động. Sau một thời gian dao động, kim địa bàn sẽ đứng im, chỉ đầu xanh về hướng bắc. Lúc đó, xoay hộp cho vạch số 0 hoặc chữ B (N) nằm trùng với đầu kim màu xanh. Khi đó, địa bàn đã được đặt đúng hướng, đường 0 - 180 0 chính là đường bắc - nam. + Muốn biết hướng của các đối tượng trên thực địa (so với điểm quan sát), vạch từ tâm địa bàn một vạch thẳng kéo dài đến vị trí của đối tượng, rồi đọc trên vòng chia độ trị số đo góc của đường thẳng với hướng bắc của địa bàn (ví dụ : 30 0 , như vậy đối tượng nằm ở cách hướng bắc 30 0 về phía đông, nếu là 330 0 , đối tượng nằm ở cách hướng bắc 30 0 về phía tây. - HS thực hành, sử dụng địa bàn để xác định hướng của bức tường lớp học. - GV quan sát, hướng dẫn một số em sử dụng địa bàn, xác nhận cách làm đúng của một số em, sửa chữa cho những lỗi sử dụng của một số em khác, khẳng định hướng của bức tường lớp học. * Hoạt động 2 : Tính tỉ lệ và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vẽ một sơ đồ. - HS các nhóm phân công nhóm viên : đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, của cửa 7 ra vào, của bục, của bàn GV, của bàn HS . - GV cung cấp cho HS cách tính tỉ lệ các khoảng cách và cách vẽ sơ đồ lớp học sao cho vừa với khổ giấy. - HS tiến hành đo, tính kích thước theo tỉ lệ, ghi kết quả đo và tính được theo tỉ lệ vào bảng theo mẫu sau : KÍCH THƯỚC LỚP HỌC Các yếu tố Kích thước đo được (m) Kích thước theo tỉ lệ (cm) Các yếu tố Kích thước đo được (m) Kích thước theo tỉ lệ (cm) Chiều dài lớp học 8 8 Chiều dài bục giảng Chiều rộng lớp học 5 5 Chiều rộng bục giảng Chiều rộng cửa lớn 1,2 1, 2 Chiều dài bàn học sinh Chiều rộng cửa sổ Chiều rộng bàn học sinh Chiều dài bàn giáo viên Chiều rộng ghế học sinh Chiều rộng bàn giáo viên Cự li giữa các bàn học sinh - Tiến hành vẽ sơ đồ lớp học + Trước tiên cần vẽ khung lớp học, sau đó mới đến các đối tượng ở bên trong. + Bản vẽ phải có đủ : tên sơ đồ, tỉ lệ, mũi tên chỉ hướng bắc và các ghi chú khác. - GV dành thời gian cho các nhóm làm việc. Trong quá trình HS vẽ sơ đồ, GV kiểm tra và có thể giúp các nhóm nắm vững thêm cách làm. 8 Bài 11 SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất, cũng như ở hai nửa cầu Bắc và Nam. - Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 2. Kĩ năng - Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. II. CHUẨN BỊ - SGK với các hình 28, 29, các bảng ở trang 34, 35. - Quả Địa cầu - Bản đồ tự nhiên thế giới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Cho biết tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa cầu - HS (cá nhân) quan sát hình 28, tính toán để biết : + Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc. + Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam. Ghi kết quả tính được vào bảng theo mẫu sau : 9 TỈ LỆ DIỆN TÍCH LỤC ĐỊA VÀ DIỆN TÍCH ĐẠI DƯƠNG Ở MỖI NỬA CẦU Tỉ lệ diện tích lục địa (%) Tỉ lệ diện tích đại dương (%) Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam - GV mời một số em đọc kết quả tính được trước lớp, hướng dẫn HS khẳng định : phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu các lục địa - HS (cá nhân) quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa cầu và bảng ở trang 34 SGK, cho biết : + Trên Trái Đất có những lục địa nào ? + Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ? + Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ? + Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam ? + Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc ? - GV hướng dẫn HS vừa quan sát bảng, vừa xác đinh vị trí của các lục địa trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. - HS (cá nhân) thực hiện các câu hỏi của bài thực hành. - GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các lục địa trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc quả Địa cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 3 : Cho biết các bộ phận của rìa lục địa - HS (cá nhân) quan sát hình 29 và cho biết : + Rìa lục địa gồm những bộ phận nào ? + Nêu độ sâu của từng bộ phận. - GV yêu cầu HS ghi kết quả làm việc vào bảng theo mẫu gợi ý sau : 10 CÁC BỘ PHẬN CỦA RÌA LỤC ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU Các bộ phận của rìa lục địa Độ sâu (m) - GV mời một số em đọc kết quả được trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát hình 29 để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 4 : Tìm hiểu các đại dương trên Trái Đất - HS (cá nhân) quan sát bảng ở trang 35, cho biết : + Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km 2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm ? + Tên của bốn đại dương trên thế giới. + Đại dương nào có diện tích lớn nhất trong bốn đại dương ? + Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trong bốn đại dương ? - GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các đại dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc quả Địa cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Xác định tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa cầu TỈ LỆ DIỆN TÍCH LỤC ĐỊA VÀ DIỆN TÍCH ĐẠI DƯƠNG Ở MỖI NỬA CẦU Tỉ lệ diện tích lục địa (%) Tỉ lệ diện tích đại dương (%) Nửa cầu Bắc 39,4 60,6 Nửa cầu Nam 19,0 81,0 2. Tìm hiểu các lục địa - Tên các lục địa trên Trái Đất : Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li- a. - Lục địa có diện tích lớn nhất: Âu - Á, nằm ở nửa cầu Bắc. - Lục địa có diện tích nhỏ nhất : Ô-xtrây-li-a, nằm ở nửa cầu Nam. 11 - Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam : Nam Cực, Ô-xtrây-li-a - Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc : Âu-Á. 3. Các bộ phận của rìa lục địa CÁC BỘ PHẬN CỦA RÌA LỤC ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU Các bộ phận của rìa lục địa Độ sâu (m) Thềm lục địa 0 - 200 Sườn lục địa 200 - 2500 4. Các đại dương trên Trái Đất - Tỉ lệ diện tích bề mặt các đại dương : 70,78% (cách tính : 361 triệu km 2 : 510 triệu km 2 x 100). - Tên của bốn đại dương trên thế giới : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Đại dương có diện tích lớn nhất: Thái Bình Dương - Đại dương có diện tích nhỏ nhất: Bắc Băng Dương 12 Bài 16 ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được khái niệm đường đồng mức và ý nghĩa của đường đồng mức trên bản đồ (lược đồ) địa hình. 2. Kĩ năng - Dựa vào đường đồng mức để tìm độ cao và tính khoảng cách và nhận biết hình dạng của sườn núi (đồi). II. CHUẨN BỊ - Hình 44 (lược đồ địa hình tỉ lệ lớn) phóng to - Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, có các đường đồng mức (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đường đồng mức - HS (theo nhóm đôi) quan sát các đường đồng mức trên hình 44 SGK, trao đổi với nhau, cho biết : + Đường đồng mức là những đường như thế nào ? + Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình ? - GV hướng dẫn HS chú ý đến các con số ghi độ cao trên các đường đồng mức, độ dày và thưa của các đường đồng mức trên bản đồ. - HS thực hiện nhiệm vụ bài thực hành. - GV mời một số em trình bày trước lớp, hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi và rút ra kết luận đúng. * Hoạt động 2 : Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ 13 - HS (theo nhóm đôi) quan sát hình 44 SGK, thực hiện các việc sau : + Xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh núi A1 đến A2. + Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu ? + Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3. + Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2. + Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn ? - GV hướng dẫn HS cách xác định độ cao, vì đây là nội dung tương đối phức tạp hơn. Muốn xác định độ cao của các địa điểm trên bản đồ, phải căn cứ vào các đường đồng mức, vào các kí hiệu thể hiện độ cao . + Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm trên đường đồng mức có ghi số thì chỉ cần đọc số ghi ở đường đồng mức. + Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm trên đường đồng mức không ghi số thì cần xác định trị số của đường đồng mức đó. Muốn làm được việc này, cần phải tìm được số ghi của hai đường đồng mức cạnh nhau để biết được khoảng cách giữa hai đường đồng mức là bao nhiêu. Sau đó, dựa vào đường đã có ghi số để tính, tìm trị số của đường đồng mức có địa điểm cần xác định độ cao. Ví dụ : hai đường đồng mức nằm cạnh nhau có ghi 100m và 200m. như vậy, khoảng cách giữa hai đường đồng mức là 100m. Biết được khoảng cách này có thể tính ra được khoảng cách của các đường đồng mức khác. + Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm ở khoảng giữa các đường đồng mức thì phải tính cụ thể để biết khoảng cách của địa điểm đó đến các đường đồng mức gần nhất, từ đó suy ra độ cao của địa điểm cần tìm. - GV dành thời gian để HS thực hiên các yêu cầu của bài thực hành. - GV mời một số em trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát hình 44 SGK để xác định các ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu về đường đồng mức - Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao ở trên bản đồ. - Dựa vào đường đồng mức, có thể biết được độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ và cả đặc điểm hình dạng của địa hình : độ dốc (các đường đồng mức thưa hay dày 14 đặc) 2. Mô tả các đặc điểm địa hình trên bản đồ có đường đồng mức - Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 : tây - đông - Sự chênh lệch về độ cao giữa hai đường đồng mức : 100m. - Độ cao của đỉnh : A1 = 900m, A2 = 700m, B1 = 500m, B2 = 650m, B3 = 550m - Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 : khoảng 7500m - Sườn phía tây của núi A1 dốc hơn sườn phía đông (các đường đồng mức ở phía tây sát gần nhau hơn). 15 [...].. .Bài 21 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1 Kiến thức - Biết được cấu trúc và ý nghĩa của biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa 2 Kĩ năng - Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ - Nhận dạng biểu đồ nhiệt độ... Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm) - GV giao nhiệm vụ cho HS : + Một nửa số nhóm phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội, thực hiện bài tập 2 : dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi kết quả vào bảng (mẫu ở SGK) + Một nửa số nhóm phân tích hai biểu đồ hình 56 và 57, trả lời các câu hỏi trong bảng ở SGK - Sau khi HS các nhóm hoàn thành nhiệm vụ,... quan sát các biểu đồ và trao đổi, khẳng định các ý đúng - GV yêu cầu HS thảo luận lớp về bài tập 5 : từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc ? Biểu đồ nào là của địa điểm ở nửa cầu Nam ? Vì sao ? - Một số HS trả lời GV khẳng định ý kiến đúng B BÀI LÀM THỰC HÀNH 1 Nhận biết nội dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - Những... ở nửa cầu Bắc (mùa nóng, mưa nhiều từ tháng IV đến tháng X) - Biểu đồ B (hình 57) là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam (mùa nóng, mưa nhiều từ tháng X đến tháng III) 19 Bài 25 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1 Kiến thức - Biết được một số dòng biển chính - Biết được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và lạnh với... hình 56 và 57 Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ của địa điểm A Biểu đồ của địa điểm B Tháng có nhiệt độ cao nhất Tháng IV Tháng XII Tháng có nhiệt độ thấp nhất Tháng I Tháng VII Mùa mưa bắt đầu từ Mùa mưa bắt đầu từ Những tháng có mưa nhiều (mùa 18 mưa) bắt đầu từ tháng đến tháng tháng V - X tháng X - III 5 Từ bảng thống kê trên, xác định : - Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa. .. xét vị trí của từng địa điểm gần hay xa các dòng biển ; nơi gần dòng biển nóng có nhiệt độ cao hợn hay thấp hơn những nơi gần dòng biển lạnh Từ đó, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua - Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV mời một số trình bày ý kiến, HS toàn lớp quan sát sơ đồ và trao đổi, khẳng định các ý đúng B BÀI LÀM THỰC HÀNH 1 Xác định vị... (trao đổi với bạn trong lớp) dựa vào hình 65 (lược đồ nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua), trả lời các câu hỏi SGK : + So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 60 0B + Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua - GV gợi ý HS để giải thích được vì sao các địa điểm ở trên cùng một vĩ độ lại có nơi... nửa cầu Nam II CHUẨN BỊ - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm A và B III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Nhận biết nội dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở (dựa vào các câu hỏi ở mục 1 bài tập 1 SGK) với hình 55 (biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội) để HS nhận biết được nội dung và... đạo : dòng biển Bắc xích đạo tách ra một dòng nhỏ chạy dọc bờ biển Bắc Bra-xin thành hải lưu Guy-an Hải lưu này chảy vào vịnh Mê-hi-cô rồi nhập vào dòng Bắc xích đạo chảy ở phía đông quần đảo Ăng-ti, hình thành dòng biển nóng Gơn-xtrim Dòng này chảy theo bờ biển phía Đông Bắc Mĩ lên hướng đông bắc sang bờ biển Bắc Âu thành dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương rồi chảy vào Bắc Băng Dương Dọc theo bờ phía... thấp (vùng ôn đới và nhiệt đới) 2 Nêu ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua - So sánh nhiệt độ các điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 60 0B : Tuy cùng nằm trên vĩ độ 60 0B, nhưng nhiệt độ tại các địa điểm khác nhau : + Nhiệt độ tại A, B thấp : A (-190C), B (-80C) + Nhiệt độ tại C, D cao hơn : C (+20C), D (+30C) - Nguyên nhân của sự khác biệt về nhiệt độ trên chính . DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỊA LÍ LỚP 6 Bài 6 TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu rõ cách thể hiện một đối tượng địa lí ở thực địa lên giấy 2. Kĩ năng - Sử dụng địa bàn để xác định

Ngày đăng: 28/09/2013, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- HS (cá nhân) quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa cầu và bảng ở trang 34 SGK, cho biết : - Dạy bài thực hành địa lí 6
c á nhân) quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa cầu và bảng ở trang 34 SGK, cho biết : (Trang 5)
- GV mời một số em đọc kết quả được trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát hình 29 để xác định các ý kiến đúng. - Dạy bài thực hành địa lí 6
m ời một số em đọc kết quả được trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát hình 29 để xác định các ý kiến đúng (Trang 6)
- HS (cá nhân) quan sát bảng ở trang 35, cho biế t: - Dạy bài thực hành địa lí 6
c á nhân) quan sát bảng ở trang 35, cho biế t: (Trang 6)
4. Đọc hai biểu đồ hình 56 và 57 - Dạy bài thực hành địa lí 6
4. Đọc hai biểu đồ hình 56 và 57 (Trang 13)
3. Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội - Dạy bài thực hành địa lí 6
3. Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội (Trang 13)
- HS thảo luận lớp. Trước hết mỗi HS (trao đổi với bạn trong lớp) dựa vào hình 65 (lược đồ nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua), trả lời các câu hỏi SGK : - Dạy bài thực hành địa lí 6
th ảo luận lớp. Trước hết mỗi HS (trao đổi với bạn trong lớp) dựa vào hình 65 (lược đồ nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua), trả lời các câu hỏi SGK : (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w