1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử sử học thế giới báo cáo tổng kết đề tài

113 2,4K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,51 MB
File đính kèm LSTG.rar (1 MB)

Nội dung

Hơn nữa, nghiên cứu đề tài lịch sử sử học sẽ chuẩn bị một nguồn tư liệu quý phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên khoa lịch sử trong các trường đại học và cho

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI LỊCH SỬ SỬ HỌC THẾ GIỚI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI LỊCH SỬ SỬ HỌC THẾ GIỚI

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

I Lý do chọn đề tài 4

II Lịch sử vấn đề 4

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

IV Phương pháp nghiên cứu 9

V Nguồn tư liệu 10

VI Cấu trúc đề tài 10

B NỘI DUNG CHƯƠNG I: SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI CỔ ĐẠI 12

I Khái quát nhận thức lịch sử trong thời kỳ công xã nguyên thủy 12

II Sử học thế giới thời cổ đại 13

1 Hoàn cảnh ra đời 13

2 Sở học phương Đông thời cổ đại 14

3 Sử học phương Tây thời cổ đại 36

CHƯƠNG II: SỬ HỌC THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ TRUNG ĐẠI 45

I Hoàn cảnh ra đời của sử học phong kiến 45

II Sử học châu Âu thời phong kiến 46

1 Bối cảnh lịch sử 46

2 Sử học Thiên chúa giáo đầu thời Trung cổ 47

3 Sử học biên niên thế kỷ XI - XIV 49

4 Sử học thời kỳ Phục Hưng 50

III Sử học Phương Đông thời phong kiến 54

1 Hoàn cảnh lịch sử 54

2 Sử học phong kiến phương Đông 54

CHƯƠNG III: SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI CẬN ĐẠi 60

I Hoàn cảnh lịch sử 60

II Các trào lưu sử học thời cận đại 61

1 Sử học tư sản 61

2 Sự ra đời của sử học Mácxit 73

CHƯƠNG IV: SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI HIỆN ĐẠI 80

Trang 4

II Sự phát triển của sử học mác xít từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đến nay 81

1 Bối cảnh lịch sử 81

2 Những thành tựu 81

III Sử học tư sản thời hiện đại 87

1 Bối cảnh lịch sử 87

2 Một số khuynh hướng sử học tư sản chủ yếu 88

IV Xu thế phát triển của sử học thế giới ngày nay 92

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHẦN PHỤ LỤC: Một số thuật ngữ lịch sử sử học 103

Trang 5

sử học một cách khoa học và hiệu quả

Phục dựng lại bức tranh quá trình ra đời và phát triển của khoa học lịch sử, ghi nhận

và đánh giá công lao của các nhà sử học cũng như giá trị của các công trình sử học của các nhà sử học tiền bối là một công việc cần thiết và có ý nghĩa Việc trình bày lịch sử sử học một cách có hệ thống và có phê phán sẽ giúp những nhà sử học hậu thế phát huy những kinh nghiệm tốt, tránh lặp lại những hạn chế của những nhà sử học tiền bối đã gặp phải

Lịch sử sử học là một khoa học mới, nó ra đời sau khoa học lịch sử một thời gian dài trên cơ sở sự phát triển của sử học và nhu cầu nghiên cứu ngay chính bản thân khoa học lịch

sử Ở Việt Nam hiện nay môn lịch sử sử học đang được đưa vào nhà trường giảng dạy cho sinh viên các khoa lịch sử với một thời lượng khiêm tốn Việc nghiên cứu lịch sử sử học cũng đang còn ít được các nhà sử học quan tâm đầu tư đúng mức Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu lịch sử sử học chúng tôi mong muốn góp phần lấp vào khoảng trống đó Hơn nữa, nghiên cứu đề tài lịch sử sử học sẽ chuẩn bị một nguồn tư liệu quý phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên khoa lịch sử trong các trường đại học và cho những người quan tâm

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Đã có nhiều nhà sử học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu lịch sử sử học Có nhiều công trình của các nhà sử học thế giới đã được xuất bản

Cuốn "Lịch sử là gì?" của nhà sử học Xô viết N.A Êrôphêép do nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản năm 1991 Có thể nói đây là một

Trang 6

cuốn sách trình bày về lí luận sử học được dịch và phổ biến khá sớm ở nước ta Cuốn sách được trình bày khá hấp dẫn những vấn đề về phương pháp luận sử học và lịch sử sử học Trong phần lịch sử sử học Êrôphêép đã trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành

và phát triển của khoa học lịch sử Từ những tri thức lịch sử đầu tiên mang tính chất truyền thuyết và huyền thoại, nhận thức của con người về lịch sử qua các thời kì trung đại, cận đại

và hiện đại Tác giả chú ý phân tích khá chi tiết và công phu về mốc ra đời của khoa học lịch

sử, đặc biệt là từ khi Chủ nghĩa Mác ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nhận thức

sử học Đây là một quyển sách có giá trị cung cấp những tri thức nhập môn về lịch sử sử học, nhưng do cuốn sách được xuất bản ở Liên Xô vào những năm 60 nên chưa thể cập nhật được những kiến thức và quan điểm mới về lịch sử sử học

Cuốn "Các trường phái lịch sử" của tác giả Guy Thuillier và Jean Tulard, giáo sư trường đại học Paris - Sorbonne do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2002 Cuốn sách gồm

có 7 chương, chương 1 trình bày lịch sử trong thời trung đại làm cơ sở cho việc trình bày các trường phái sử học trong thời cận đại như Trường phái thực chứng, những biến đổi của sử học, sự khủng hoảng của sử học, thực trạng của sử học ngày nay và dự báo về tương lai của

sử học

Cuốn sách cùng tên "Các trường phái sử học" của Guy Bourdé -Hervé Martin là một cuốn sách trình bày về các trường phái sử học Sách gồm có 14 chương, trình bày khá hệ thống về các giai đoan hình thành và phát triển của sử học thế giới như các quan điểm về phương pháp biên soạn lịch sử cổ đại, sử học Thiên chúa giáo, sử học biên niên, Chủ nghĩa Mác và lịch sử, đổi mới lịch sử chính trị v.v

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây lịch sử sử học cũng được quan tâm nghiên cứu

ở các trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn Hà Nội, trường đại học sư phạm Hà Nội

và các trường đại học khác Nhiều trường đại học có khoa lịch sử đã đưa môn lịch sử sử học vào giảng dạy chính khóa cho sinh viên

Lịch sử sử học được trình bày trong các cuốn Nhập môn sử học do Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1987 Đây là một cuốn sách mỏng thường được dùng để dạy cho sinh viên khoa sử trường đại học sư phạm năm thứ nhất nên việc trình bày lịch sử sử học trong cuốn sách này cũng chỉ ở dạng tóm lược

Trang 7

Lịch sử sử học đã được trình bày trong cuốn Phương pháp luận sử học do GS Phan

Ngọc Liên và các giảng viên khoa Lịch sử, Trường đại học sư phạm Hà Nội biên soạn, xuất

bản vào các năm 1999, 2003 Tuy nhiên mục đích của các cuốn sách là trình bày về phương pháp luận sử học cho nên phần lịch sử sử học chi được trình bày một cách sơ lược, nhiều nội dung chưa được đề cập một cách thấu đáo

Cuốn Lịch sử sử học thế giới của Hoàng Hồng, giáo trình cơ sở giai đoạn 1, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, in năm 1990 Tác giả đã hệ thống quá trình phát triển của lịch sử

sử học thế giới, tuy nhiên trong khuôn khổ của một giáo trình, cuốn sách không có điều kiện

để trình bày thật chi tiết những nội dung của lịch sử sử học Hơn nữa vì cuốn sách đã in cách đây 18 năm nên những vấn đề mới của sử học thế giới chưa được đề cập tới

Cuốn Lịch sử sử học thế giới do Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế xuất bản trình bày lịch sử sử học một cách có hệ thống hơn Tuy nhiên do đối tượng của cuốn sách là dùng cho học viên từ xa của Huế nên trình bày lịch sử sử học thế giới từ cổ chí kim mà chỉ vỏn vẹn

59 trang, vì thế cũng không tránh khỏi việc trình bày một cách sơ lược về những thành tựu sử học thế giới

Cuốn Lịch sử sử học thế giới do GS Phan Ngọc Liên và GS Đỗ Thanh Bình đồng

chủ biên cùng các giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội biên soạn, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2005 Có thể nói đây là một cuốn sách Lịch sử sử học thế giới tương đối đầy đủ và hệ thống từ trước tới nay Sách dày 236 trang với 4 chương được kết cấu và phân kì theo truyền thống tương ứng với 4 giai đoạn là lịch sử sử học thời cổ đại, thời trung đại, thời cân đại và thời hiện đại Sách có phần đọc thêm chiếm 62 trang làm sáng tỏ thêm những nội dung vấn đề đã được trình bày trong phần chính Tuy nhiên do phần phụ lục chiếm đến một phần tư dung lượng cuốn sách nên phần nội dung chính còn lại cũng rất khiêm tốn Hơn nữa, phần sử học thời hiện đại, nhất là các xu hướng, quan điểm và thành tựu

sử học ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sử học các nước Á, Phi, Mĩ - Latinh chưa được trình bày trong sách

Kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học trước đã đạt được, bổ sung thêm những nội dung mới để mong muốn có một kết quả nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện

về lịch sử sử học thế giới là mong muốn của chúng tôi

Trang 8

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Thuật ngữ lịch sử sử học tương ứng với thuật ngữ: Historiographie của tiếng Pháp; Histography trong tiếng Anh; Istoriagraphia của tiếng Nga và từ nhiều thuật ngữ của các ngôn ngữ có gốc Latinh khác Lịch sử loài người bắt đầu từ khi con người và xã hội ra đời Ngay từ khi đó con người luôn tìm cách để tìm hiểu về nguồn gốc của mình, của xã hội loài người và thế giới tự nhiên ở xung quanh Như vật từ khi xã hội loài người xuất hiện con người đã có ý thức tìm hiểu thế giới Từ thực tế đó mà Engels đã nói “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó"

Lúc đầu mới chỉ là những nhận thức lịch sử còn sơ khai mang nặng tính chất truyền thuyết, huyền thoại, dần dần khoa học lịch sử ra đời và phát triển Con người xuất hiện cách nay khoảng 3 - 4 triệu năm còn khoa học lịch sử thì mới xuất hiện gần đây

Từ sự phát triển không ngừng của khoa học lịch sử đến một mức độ nào đó, các nhà

sử học thấy cần thiết phải nhận thức ngay chính quá trình phát triển của khoa học mình Cũng như các sự vật hiện tượng, các bộ môn khoa học đều có lịch sử của mình, đó là quá trình ra đời, phát triển qua các thời kỳ khác nhau

Như vậy, lịch sử sử học là khoa học nghiên cứu chính bản thân khoa học lịch sử Về

cơ bản nội dung của thuật ngữ này thể hiện một trong những hình thức quan trọng để nhận thức xã hội loài người

Nội hàm của thuật ngữ lịch sử sử học có hai nội dung chính Thứ nhất, nó chỉ toàn bộ những công trình nghiên cứu về một đề tài nhất định, hay về một thời kỳ lịch sử, như các công trình sử học về chiến tranh Việt Nam, về Cách mạng tháng Mười Nga, về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại Đó là những tác phẩm sử học của một thời đại, của một nước, một giai cấp theo một cơ sở lý luận hay một khuynh hướng tư tưởng nhất định như sử học Mác xít, sử học Liên Xô, sử học Trung Quốc Thứ hai, nó dùng để chỉ một khoa học chuyên nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử

Với thuật ngữ này trên ngữ nghĩa tiếng Việt và cách hiểu thống nhất thì lịch sử sử học

là một khoa học chuyên nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử với quá trình hình thành, phát triển của nó Nghiên cứu lịch sử

Trang 9

của khoa học lịch sử trên cơ sở tìm hiểu các giai đoạn của quá trình nhận thức và tích lũy tri thức lịch sử, quá trình xác lập các quan điểm, các khuynh hướng và phương pháp luận nghiên cứu tác giả, tác phẩm

Lịch sử sử học với tư cách là một khoa học thể hiện việc tổng kết những hiểu biết của con người về lịch sử, đạt tới trình độ khái quát hóa, đi sâu vào bản chất, phát hiện quy luật của việc nhận thức lịch sử, tiếp cận chân lý, phục vụ nghiên cứu lịch sử

Từ việc phân tích trên đây, chúng ta có thể xác định đối tượng của lịch sử sử học như sau: Đối tượng nghiên cứu của lịch sử sử học là quá trình ra đời và phát triển của chính bản thân khoa học lịch sử

Quá trình hình thành và phát triển đó được nhận thức, nghiên cứu trên các mặt sau đây:

- Tìm hiểu quá trình hình thành và tích lũy tri thức lịch sử của nhân loại qua các giai đoạn lịch sử

- Việc xác lập các quan điểm, các khuynh hướng, các trường phái trong nghiên cứu lịch sử

- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử của các tác giả, tác phẩm

- Các giai đoạn phát triển và những thành tựu nghiên cứu sử học thế giới

So sánh đối tượng nghiên cứu của sử học và lịch sử sử học, chúng ta thấy rằng cũng như các khoa học khác, lịch sử sử học với tư cách là một khoa học thể hiện ở việc tổng kết những hiểu biết của con người về lịch sử, đạt tới trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, đi sâu vào bản chất, phát hiện quy luật của việc nhận thức lịch sử, tiếp cận chân lý, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Còn khoa học lịch sử nghiên cứu ngay chính quá trình phát triển của xã hội loài người trong sự nghiệp chinh phục tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển không ngừng

Trang 10

- Các quan điểm, các trường phái sử học ra đời và phát triển cũng như đóng góp của

nó vào kho tàng sử học nhân loại

- Những thành tựu trong việc ngày càng hoàn thiện phương pháp luận, các phương pháp chuyên ngành, hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong nghiên cứu lịch sử của sử học thế giới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong giới hạn cho phép, tác giả đề tài đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Tìm hiểu sự tích lũy tri thức lịch sử của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến

ngày nay, chủ yếu là từ khi khoa học lịch sử ra đời

- Tổng kết và hệ thống những thành tựu nghiên cứu lịch sử của nhân loại qua các chặng đường phát triển của lịch sử sử học thế giới trong những điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại, của từng quốc gia, dân tộc

- Các khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng của một nền sử học, những cuộc đấu tranh

trên lĩnh vực sử học giữa các trường phái

- Tìm hiểu quá trình tích lũy hệ thống các phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu

lịch sử, những kỹ thuật nghiên cứu, sự kế thừa và phát triển các phương pháp trong nghiên

cứu lịch sử

- Thân thế, sự nghiệp của các nhà sử học tiêu biểu, giá trị của những công trình sử học tiêu biểu

- Tác dụng của sử học đối với nhân loại, dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu

Từ những cơ sở phương pháp luận nói trên, chúng tôi sẽ tập trung vào một số vấn đề

cơ bản như xuất phát từ thực tế khách quan để xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện với khái quát lý luận Bởi chỉ có xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện và khái quát lý luận, chúng ta mới có thể sử dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic

trong nghiên cứu lịch sử sử học

Trang 11

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng lưu ý đến vấn đề phân kỳ lịch sử sử học Đây là một trong những vấn đề trọng tâm về phương pháp luận trong nghiên cứu lĩnh vực lịch sử sử học Việc phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển của sử học trước hết phải dựa trên những lí luận về phân kỳ lịch sử, trên bản thân khoa học lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin

Để phân kì lịch sử sử học một các khách quan, chính xác, chúng tôi dựa trên những tiêu chí của sự phân kỳ lịch sử sử học sau đây như dựa vào sự phân kỳ lịch sử thế giới và lịch

sử dân tộc; khi phân kỳ lịch sử sử học phải xác định những mốc lớn, những sự kiện quan trọng và những thành tựu trong nghiên cứu lịch sử, đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển của sử học

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin nói trên, vì lịch sử sử học là một chuyên ngành hẹp của khoa học lịch sử nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử như phương pháp lôgic, phương pháp lịch

sử, phương pháp định lượng, phương pháp sử học so sánh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành có liên quan

V NGUỒN TƯ LIỆU

Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã dựa trên những nguồn tư liệu sau đây:

- Những tác phẩm sử học của các nhà sử học tiêu biểu qua các giai đoạn phát triển của

sử học

- Những công trình nghiên cứu về các nhà sử học, các trường phái sử học và thành tựu

sử học của các nhà sử học trong và ngoài nước

- Các tài liệu thông tin ở trên các vebsit

VI CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được chia làm các phần như sau:

Trang 12

A Phần mở đầu :

1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Nguồn tư liệu

6 Cấu trúc của đề tài

B Phần nội dung

Chương I SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI CỔ ĐẠI

Chương II SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI TRUNG ĐẠI Chương III SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI CẬN ĐẠI Chương IV SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI HIỆN ĐẠI Kết luận

C Tài liệu tham khảo

D Phần phụ lục

Trang 13

CHƯƠNG I: SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI CỔ ĐẠI

I Khái quát nhận thức lịch sử trong thời kỳ công xã nguyên thủy

Loài người xuất hiện cách ngày nay gần 4 triệu năm Khi con người xuất hiện cũng là lúc đánh dấu sự ra đời của xã hội loài người với những sinh hoạt xã hội, cộng đồng ở mức độ

sơ khai Bên cạnh những họat động lao động sản xuất để duy trì và phát triển cuộc sống, con người luôn tìm cách để tìm hiểu thế giới tự nhiên và tìm hiểu ngay chính bản thân xã hội loài

người "Con người bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó" Tư duy sơ khai đầu tiên của con

người là tìm hiểu chính bản thân mình và thế giới xung quanh Họ tìm cách trả lời những câu hỏi về nguồn gốc con người và xã hội loài người, tìm hiểu thế giới tự nhiên bao la xung quanh mình Những tri thức và quan niệm về lịch sử đã có trong các câu chuyện dân gian, truyền miệng của mỗi bộ tộc, dân tộc có lẽ cũng không nhằm mục đích trả lời những câu hỏi

đó Những tri thức đầu tiên đó là sản phẩm của tư duy, phản ánh những quan niệm của tập đoàn người về chính bản thân mình, về các sự kiện xảy ra xung quanh, về những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với nhau

Qua các truyền thuyết, cổ tích, các nhà sử học đã rút ra được những sử liệu về cuộc sống của con người và quan niệm cổ xưa của họ về lịch sử Tuy nhiên nhận thức lịch sử của con người trong xã hội công xã nguyên thủy còn có những hạn chế nhất định khi nhận thức

về thời gian và về các sự kiện có thực trong lịch sử

Con người trong thời kì công xã nguyên thủy tuy đã ý thức được về thời gian, coi thời gian là một yếu tố hiện hữu gắn với cuộc sống của họ Nhưng thời gian trôi đi trở thành quá khứ đối với họ chỉ là một cái gì có trước hiện tại, họ không phân biệt được quá khứ xa và quá khứ gần, quá khứ của ngày hôm qua và ngày hôm kia Điều này được các nhà khoa học chứng minh trên cơ sở nghiên cứu tâm lí trẻ em mới lớn và ở nhận thức của các bộ lạc còn lạc hậu hiện nay trên thế giới

Nhận thức của con người trong thời kì này cũng còn mang nặng tính chất thần bí, tôn giáo Hình như bất cứ sự thật lịch sử nào cũng được thần

Trang 14

thoại hóa và truyền thuyết hóa Lúc bấy giờ do con người chưa có chữ viết, nên những sự kiện lịch sử chỉ được lưu truyền lại bằng truyền miệng từ thời này qua thời khác Thời gian đã trải qua khá lâu, những thế hệ sau cũng không biết những gì mà mình nghe được có phải là sự thực không Việc lưu truyền bằng miệng các câu chuyện lịch sử, ngoài việc bị "tam sao thất bản" có lẽ con người cũng cần truyền thuyết hoá các câu chuyện cho li kì, hấp dẫn để dễ thuộc, dễ nhớ

Những hạn chế nói trên đã được khắc phục khi chữ viết ra đời Sự phát minh ra chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức lịch sử của con người trong thời

kì công xã nguyên thủy

Nhờ có chữ viết, một phương tiện để con người ghi chép lại những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày Nhờ sự ghi chép đó mà giúp con người phân biệt đâu là những sự kiện có thực và đâu là những sự kiện chỉ có trong truyền thuyết và huyền thoại Thời gian như được kéo dài ra bởi nó được nêm chặt bởi những sự kiện được ghi chép lại Và cũng nhờ

sự ghi chép đó mà con người biết được sự vận động của thời gian theo chiều thẳng đứng đi từ quá khứ đến hiện tại, đến tương lai không bao giờ trở lại,

Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng sáng tạo và cải tiến công cụ lao động Nhờ sự cải tiến công cụ lao động mà lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, năng suất lao động không ngừng được tăng lên, xã hội phân chia thành kẻ giàu người nghèo Giai cấp

và nhà nước xuất hiện, xã hội loài người bắt đầu bước vào thời đại văn minh Việc xã hội loài người bước vào thời kì văn minh, nhận thức của con người, trong đó có nhận thức lịch sử có điều kiện phát triển, nhận thức được nâng lên một tầm hiểu biết mới cả về tri thức lịch sử lẫn hình thức thể hiện Trong thời cổ đại, xã hội loài người đã bước đầu đạt được những thành tựu trong nhận thức và thể hiện lịch sử

II Sử học thế giới thời cổ đại

1 Hoàn cảnh ra đời

Sự chuyển biến của xã hội từ không có giai cấp sang xã hội có giai cấp và nhà nước là một bước phát triển của xã hội loài nguời Tuy việc xuất hiện giai cấp và nhà nước đã dẫn đến tình trạng người bóc lột người nhưng mặt tích cực của nó là từ đây xã hội đã được tổ chức và có trật tự nhờ

Trang 15

những quy định hay những điều luật bắt buộc tất cả mọi người trong xã hội đều phải tuân thủ

Để cũng cố và duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị đã biết sử dụng những tri thức khoa học để làm công cụ thống trị, khống chế và đàn áp giai cấp bị trị Giai cấp thống trị tạo điều kiện cho một số người có khả năng chuyên tâm nghiên cứu khoa học Việc xuất hiện một bộ phận những người không phải trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất

để chuyên vào việc nghiên cứu khoa học làm cho khoa học bắt đầu ra đời Làm khoa học cũng được coi là một nghề mà trong các ngành nghề khoa học đó có nghề viết sử Như vậy việc nhận thức lịch sử từ nhu cầu và công việc của tất cả mọi người trong xã hội đã trở thành một nghề của một số ít người chuyên viết lịch sử Họ viết sử để phục vụ cho giai cấp thống trị, cho nhà nước đã nuôi sống họ

Bên cạnh nền sử học chính thông của giai cấp thống trị, nhân dân lao động vốn rất yêu thích lịch sử, vẫn ghi nhớ lịch sử và dùng tri thức lịch sử để giáo dục cho các thế hệ con cháu Xuất phát từ địa vị khác nhau, có chỗ đứng và lợi ích khác nhau nên đã hình thành nên những cách nhìn nhận khác nhau về lịch sử Điều đó nó phản ánh những quan điểm khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp lúc bấy giờ mà biểu hiện cụ thể của nó là đấu tranh trên lĩnh vực nhận thức lịch sử

Sử học trong xã hội có giai cấp nói chung và trong xã hội chiếm hữu nô lệ nói riêng được hình thành và mang tính giai cấp của giai cấp thống trị, phục vụ cho giai cấp thống trị

Các nhà sử học, các nền sử học thời cổ đại đã hình thành trong bối cảnh lịch sử đó

Do ra đời ở những vùng đất khác nhau, có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên đã hình thành các nền sử học khác nhau ở phương Đông và phương Tây

2 Sở học phương Đông thời cổ đại

2.1 Cơ sở hình thành

Xã hội phương Đông xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nil ở Ai Cập, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, sông Tigrơ và Ơphrát ở Lưỡng Hà Lưu vực của những con sông này là những vùng đồng bằng phì nhiêu, có khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ là những

Trang 16

điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Từ những trung tâm nông nghiệp này đã hình thành nên những nền văn minh từ rất sớm Người phương Đông cổ đại đã sớm phát hiện và lợi dụng những thuận lợi để phát triển sản xuất và xây dựng nên nền văn minh của mình

Tuy nhiên các quốc gia cổ đại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp, những sa mạc mênh mông, sông sâu, biển rộng mà phương tiện giao thông còn hạn chế lúc bấy giờ

đã làm cho những nền văn minh các nước phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc

Sức sản xuất ở trình độ thấp nên ở phương Đông không phát triển chế độ chiếm hữu

nô lệ một cách điển hình Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển yếu ớt, công xã nông thôn tồn tại dai dẳng, tính chất của xã hội thị tộc nguyên thủy đã gây nên tình trạng trì trệ, yếu kém của nền văn minh phương Đông

Về mặt xã hội, phương Đông cổ đại tồn tại một hình thức nhà nước đặc thù, nhà nước

quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mà mọi quyền lực đều ở trong tay nhà vua và một

bộ máy quan lại cồng kềnh, quan liêu Chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức bóc lột kiểu gia trưởng tồn tại lâu dài cũng là một yếu đặc thù của xã hội phương Đông

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sử học phương Đông từ quan niệm về mục đích viết sử, vể hình thức phản ánh và trình bày sử học

2.2 Sử học phương Đông thời cổ đại

2.2.1 Sử học Trung Quốc

Bối cảnh lịch sử:

Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ trung đại Cũng như các nước khác ở phương Đông, Trung Quốc có hai dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang chảy qua đều dài trên 4000 kilômét đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển nông nghiệp từ rất sớm Cư dân ở đây có kinh nghiệm làm thủy lợi, trồng kê, cao lương, dệt vải, đúc đồng Chính sự thống nhất hai trung tâm nông nghiệp Hoàng Hà và Trường Giang đã hình thành nên nền văn minh Trung Quốc

Khoảng thiên niên kỷ II TCN xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên của Trung Quốc

đã hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà Từ địa bàn chủ yếu vùng lưu vực sông Hoàng Hà, các triều đại ở Trung Quốc đã xâm

Trang 17

chiếm đất đai, mở mang bờ cõi về phía Nam, vì thế địa bàn của Trung Quốc dần dần được

mở rộng đến tận lưu vực sông Trường Giang

Cư dân của Trung Quốc ở lưu vực sông Hoàng Hà lúc đầu gọi là bộ tộc Hạ hoặc Hoa

Hạ, là tổ tiên của người Hán sau này Còn ở lưu vực sông Trường Giang có các nước Sở,

Ngô, Việt sinh sống có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với cư dân vùng Hoàng Hà Trong thời Xuân Thu, trải qua quá trình tiếp xúc, cư dân ở đây đã đồng hóa với người Hoa

Hạ Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, cư dân ở đây không những có cùng lãnh thổ mà

còn có cộng đồng về sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, chữ viết và tâm lí đã hình thành nên một dân tộc ổn định Người Trung Quốc đã tự cho mình ở giữa là trung tâm của tinh hoa nên còn gọi là Trung Hoa, còn các dân tộc khác ở xung quanh đều lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch

Quyền lực của giai cấp thống trị được mở rộng bao gồm địa chủ, quí tộc, quan lại (vương hầu, tôn thất, quan lại lớn trong triều đình ) Cũng như các quốc gia cổ đại phương Đông khác, do những yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối Trung Quốc tồn tại hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua có quyền lực vô hạn được coi là Thiên

Tử, còn chính quyền nhà nước được gọi là Thiên triều Nhờ quyền lực vô hạn, nhà nước Trung Quốc đã huy động sức mạnh to lớn của thần dân tạo nên một nền văn minh rực rỡ từ rất sớm

Bên cạnh những kinh nghiệm và thành tựu về sản xuất nông nghiệp, người Trung Quốc cũng đã có những thành tựu văn minh về khoa học kĩ thuật, về kiến trúc, nghệ thuật Hệ thống đền đài, lăng tẩm, hoàng cung, công trình kiến trúc Vạn lí Trường thành là những kiệt tác tầm cỡ thế giới Đặc biệt là bốn phát minh về kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn đã khẳng định những đóng góp to lớn của nền văn minh Trung Quốc vào nền văn minh nhân loại Những học thuyết về tư tưởng - tôn giáo đã ra đời như Nho giáo, Lão giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng, chi phối to lớn đến tư tưởng xã hội, trong đó có sử học

Trên cái nền kinh tế - văn hóa đó nền sử học Trung Quốc từ rất sớm đã ra đời và phát triển

Những thành tựu sử học

Trung Quốc là một nước rất coi trọng sử học trên thế giới, vì thế ngay từ thời cổ đại

Trang 18

tộc trên thế giới con người trong xã hội nguyên thủy Trung Quốc ghi nhớ về những truyền thuyết của thị tộc, bộ lạc và quá trình phát triển của thị tộc bộ lạc đó Họ kể lại một cách hệ thống và hấp dẫn cho hậu thế những điều ghi nhớ ấy bằng truyền khẩu, khắc vào đá hay bằng văn tự kết thừng Những người làm việc đó có thể là những người tộc trưởng hay những thầy phù thủy

Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng ngay từ thời Hoàng Đế, Trung Quốc đã có sử Lúc bấy giờ đã xuất hiện những sử gia như Đại Náo, Thương Hiệt mà tên tuổi còn lưu lại đến bây giờ Tuy nhiên những cứ liệu đáng tin cậy về sự xuất hiện những tri thức lịch sử sớm nhất ở Trung Quốc là vào đời nhà Thương Trong các văn tự giáp, cốt người ta đã phát hiện

ra những tư liệu lịch sử có giá trị và có thể xem là mầm mống của sự ra đời của sử học

Đời Hạ có sử quan Chung Cổ, đời Thương có Hướng Chấp, đời Chu có Sử Dật, Chu Nhiệm, Sử Trụ Thời Chu, trong bộ máy nhà nước có các viên quan - những người "thư kí"

chuyên lo việc giấy tờ của triều đình Ngoài việc trông coi, soạn thảo các giấy tờ cho vua, các thư kí còn có nhiệm vụ ghi chép các sự việc xảy ra chủ yếu ở trong cung đình mà người ta

gọi là sử quan sử quan còn được chia thành các loại: Thái sử (Tả sử), tiểu sử, nội sử ( Hữu

sử), ngoại sử, ngự sử

Cùng với những nhiệm vụ khác nhau nên sử quan cũng được phân chia theo các công việc được đảm nhận như:

Quan nội sử chuyên lo viết các mệnh lệnh của nhà vua để ban bố trong nước

Quan ngoai sử lo việc đối ngoại, bang giao với bên ngoài như truyền lệnh nhà vua cho các chư hầu

Quan ngự sử chuyên viết các bài ca ngợi công đức của nhà vua

Quan thái sử chuyên ghi chép những sự việc xảy ra trong triều đình, và một phần những công việc xảy ra trong dân chúng

Nghề viết sử lúc bấy giờ đã có những quan niệm về đạo đức nghề nghiệp, có sử quan luôn trung thực, giữ vững lập trường, khí tiết của mình dù bị đe dọa, trấn áp, thà chết chứ không chịu chép sai sự thực Ở trung Quốc còn lưu truyền câu chuyện vào thời Xuân Thu ở nước Tề có các quan chép sử luôn tôn trọng sự thật, dù tín mạng bi uy hiếp Các nhà chép sử Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc, Thái sử Quý và Nam sử Thị sống

Trang 19

vào thế kỉ thứ VI TCN Lúc bấy giờ, Thôi Trữ đã giết vua để cướp ngôi nhưng lại bắt Thái sử

Bá chép là "Tiên quân bị bệnh mà băng hà" Nhưng Thái sử Bá vẫn chép: "Mùa Hạ, tháng năm, Thôi Trữ mưu sát Quốc quân Quang (tên tục Tề Trang Công)" Hai người em của Thái

sử Bá là Thái sử Trọng và Thái sử Thúc cũng chấp nhận chết để viết sự thật như anh của mình, vì "làm chức thái sử chỉ sợ không trung thực chứ không sợ chết" Thôi Trữ phải khuất phục trước sự khảng khái của ba anh em Thái sử Bá mà chấp nhận tha chết cho hai người còn lại

Mặc dù vậy, nhưng vì phần lớn các sử quan đều hưởng lộc của triều đình nên luôn trung thành với nhà vua, ghi chép mọi sự việc có liên quan đến nhà vua, phục vụ cho triều đình mà ít đề cập đến đời sống của của nhân dân lao động Nếu có đề cập đến quần chúng nhân dân thì cũng được nhắc tới như là giặc giã, nổi loạn

Những nhà sử học tiêu biểu

KHỔNG TỬ (551- 479 TCN)

Khổng Tử tên là Khổng Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ Cha của Khổng Tử tên là Thúc Lương Ngột vốn là một quan võ có dòng dõi quý tộc Mẹ là Nhan Chinh Tại, vợ thứ của Thúc Lương Ngột, kém chồng rất nhiều tuổi Hai người lấy nhau đã lâu nhưng không

có con, trong lúc Thúc Lương Ngột lại nóng lòng muốn có đứa con trai nên hai người đã đưa nhau lên núi Ni Khâu xin thần Núi phù hộ cho sớm sinh quý tử Quả nhiên sau đó Nhan Chinh Tại mang thai và đến năm Lỗ Tương Công thứ 22 ( 551 TCN) sinh được một con trai kháu khỉnh Thúc Lương Ngột rất lấy làm vui mừng và đặt tên con là Khổng Khâu, tên chữ là Trọng Ni, tức là đứa con trai thứ hai sinh ra nhờ cầu khấn ở núi Ni Khâu

Khi Khổng Tử mới lên ba tuổi, cha của ông qua đời, vì thế hai mẹ con ông đã phải sống một cuộc đời rất cực khổ Người vợ cả của Thúc Lương Ngột không cho Nhan Chinh Tại đi đưa tang chồng và đối xử bất công với mẹ con Khổng Tử

Mẹ con ông phải dắt díu nhau đến Khúc Phụ vốn là nơi đô thành của nước Lỗ Là một phụ nữ giàu nghị lực, mẹ Khổng Tử đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và nuôi con khôn lớn Khúc Phụ vốn là nơi đô hội lúc bấy giờ, chỉ thua kém Lạc Ấp vì thế nơi đây còn lưu giữ

những tục lệ, phép tắc và văn hóa truyền thống của Trung Hoa Vốn là người thông minh và

Trang 20

động, từ tóc còn nhỏ Khổng Tử đã thích thăm viếng những đền đài, lăng tẩm, quan sát những bậc kì lão trang nghiêm tế lễ Ngoài việc học tập văn chương, Khổng Tử chú trọng đến những suy ngẫm về đạo đức như hiếu đễ với mẹ, kính nhường người lớn, thương người như thể thương thân

Đến năm 30 tuổi, "tam thập nhi lập" như ông đã từng nói, Khổng Tử mở trường dạy học Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông, đánh dấu sự trưởng thành của ông Khổng Tử đã có một học vấn vững chắc trên con đường học tập và tu chính đạo đức Tiếng tăm và đức hạnh được nhiều người biết đến, ông được vua nước Lỗ trao cho chức Trung đô tễ Đến năm 52 tuổi ông được thăng chức Tư không kiêm Đại tư khấu Và đến năm

56 tuổi, ông được vua phong cho chức Tướng quốc

Tuy quyền cao chức trọng nhưng Khổng Tử vẫn một mực khiêm cung, lời nói hòa ái

mà cương trực giúp cho quyền thế nhà vua trở nên mạnh mẽ, địa vị nước Lỗ trở nên hùng cường Trong thời gian làm tướng quốc, ông đã giúp vua thu hồi những phần đất bị thôn tính bởi ngoại bang, bộ máy cai trị của nước Lỗ vận hành một cách trôi chảy, dân chúng tin tưởng

và sống theo lễ nghĩa, nhiệt thành với vua và quốc gia đại sự

Nhưng chốn quan trường đã làm ông thất vọng, vào năm 68 tuổi ông cáo quan trở về lo việc đèn sách với ba việc lớn: Suy ngẫm đạo lí, thuật kinh sách và giáo huấn đệ tử

Trung Quốc dưới thời nhà Chu, các nước chư hầu thường xuyên đánh nhau để tranh giành đất đai, quyền lực Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ bất ổn, nền nền kỷ cương bị đảo lộn Nhân dân oán trách vì đời sống của họ rất cực khổ Trong bối cảnh đó, Khổng Tử muốn đưa

ra những cải cách xã hội, lấy Nhân và Lễ làm hạt nhân tư tưởng chính trị của mình Khổng

Tử đã nêu một số tấm gương đạo đức, nghĩa hiệp trong lịch sử để răn dạy người đương thời, góp phần vào việc giữ gìn trật tự phong kiến Tư tưởng sử học của Khổng Tử được tập hợp trong các bộ kinh như Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Xuân Thu

Kinh Thi

Là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc tập hợp những sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu Kinh Thi trước đó gọi là Thi sau đó được Khổng Tử san định lại và gọi là Kinh Thi

Trang 21

Lúc đầu Thi có trên 3000 bài nhưng Khổng Tử đã ''bớt những thiên trùng điệp, lấy

những thiên có ích cho lễ, nghĩa" Dưới thời Tần Thủy Hoàng do chính sách phản văn hóa

của nhà Tần, "đốt sách, chôn học trò" nên nên Kinh Thi cùng chung số phận với các cuốn sách quý khác, đều bị đem đốt Rất may là Kinh Thi được viết bằng thể thơ nên được nhiều người còn nhớ và lưu truyền đến ngày nay Bản lưu truyền đến ngày nay là bản Mao Thi có

305 bài, chia làm 3 phần là Phong (còn gọi là Quốc phong), Nhã (gồm Đại nhã và Tiểu nhã), Tụng (Chu tụng, Thương tụng, Lỗ tụng )

Phong là phần tập hợp dân ca của các nước, là phần tinh túy, giá trị nhất của Kinh Thi, nó phản ánh sinh động và chính xác cuộc sống sinh hoạt của người dân Trung Quốc thời bấy giờ Ngoài những bài vịnh cảnh, hay nói đến đời sống sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, những bài trong Quốc phong cho thấy những tình cảnh nhân dân và bộ mặt của vua quan phong kiến lúc bấy giờ

Một phần quan trọng trong Quốc Phong là nói về tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng

thể hiện dưới nhiều sắc thái rất phong phú và đa dạng Những tình cảm cao đẹp khác như tình

yêu thương và biết ơn cha mẹ, tình bạn bè, sự thông cảm giữa người với người trong những hoàn cảnh khó khăn, ca tụng những người tài đức, phê phán những thói xấu cũng được trình bày trong Kinh Thi

Nhã là phần phản ánh những sinh hoạt của quý tộc phong kiến trong cung đình Đại nhã là phần nội dung phản ánh sinh hoạt của đại quý tộc và tiểu nhã phản ánh sinh hoạt của tiểu quý tộc Nhiều bài miêu tả cách sinh hoạt, phục sức của các quan lại, ông hoàng, bà chúa Đây là phần chứa đựng tư liệu lịch sử nhiều nhất trong Kinh Thi, nó cho chúng ta hình dung được bộ mặt xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, nhất là đời sống của tầng lớp quý tộc

Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát, khấn vái khi cúng tế ở miếu đường Tụng bao gồm các bài tụng của các nước lớn lúc bấy giờ như Chu tụng, Lỗ tụng, Thương tụng Do là những bài ca tụng công đức của các vua nến đây cũng phần có chứa đựng những tư liệu lịch sử Các bài Huyền vu, Sinh dân, Công lưu trong kinh thi thực chất là những sử thi anh hùng về tổ tiên của người Thương, Chu

Phương pháp biên soạn Kinh Thư cũng rất phong phú và đa dạng, làm tăng thêm khả

Trang 22

phú, tỉ và hứng Phú là miêu tả, phô bày sự việc một cách trực tiếp và biểu hiện thái độ của tác giả trong đó, như các phần Cốc Phong, Thương Trọng Tử, Thất Nguyệt Tỉ là so sánh,

ẩn dụ mượn một vật một sự kiện nào đó để ám chỉ điều muốn diễn tả như các bài Thạc thử,

Xi Hào Hứng là nói quanh co để đưa đẩy vào chủ đề chính như Quan Thư, Đào Yêu, Ân Kì Lôi

Khổng Tử đã đặt ra một số nguyên tắc về phương pháp trong khi biên soạn Kinh Thi như chổ nào rời rạc, không mạch lạc hoặc thiếu sót thì so sánh đối chiếu với các bản ghi chép

để bổ sung và hoàn thiện Sự thống nhất về văn thể và ngôn từ trong suốt toàn bộ tác phẩm đã chứng tỏ tính chất xác thực của văn bản, vì vậy chúng ta có thể coi Kinh Thi là một cuốn tài liệu "tín hữu tín trung”(1) cung cấp cho người đời sau những sự kiện xác thực để nghiên cứu

Kinh Thi không chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tác phẩm phản ánh hiện thực tình hình xã hội Trung Quốc đương thời Qua Kinh Thi chúng ta có thể hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng cũng như phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc Kinh Thi được các nhà nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó Dù bất cứ ở phần nào, ít hay nhiều Kinh Thi cũng phản ánh những sinh hoạt xã hội, những tấm gương trong lịch sử, những mối quan hệ quốc gia, xã hội và quan niệm về xã hội, con người Đây là những tư liệu sử học quý giá để lại cho đời sau

Kinh Thư

Để thực hiện ý định truyền bá tư tưởng Nho giáo, Khổng Tử đã san định Kinh Thư chép những điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh của vua tôi dạy bảo, khuyên răn nhau từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn cho đến đời Đông Chu (2357 - 770 TCN)

Trang 23

Kinh Thư không chỉ được coi là cuốn sử cổ nhất Trung Quốc mà còn được coi là bộ

sử sớm nhất phương Đông (còn gọi là thượng thư) với cách sắp xếp căn bản theo trật tự thời gian, gồm các phần sau:

Phần thứ nhất: Ngu Thư (sách chép đời nhà Ngu) Ngu là họ vua Thuấn, khi vua

Thuấn lên làm vua thì lấy họ mà đặt tên cho triều đình của mình Ngu thư gồm có 5 thiên :

Thiên đầu là Nghiêu điển chép về điển phạm, đức nghiệp của vua Nghiêu Khổng Tử

chỉ ra sáu đức tính tuyệt vời của vua Nghiêu đó là kính cẩn, sáng suốt, văn minh, khiêm tốn, suy nghĩ sâu sắc, có tình có lý

Thiên thứ hai là Thuấn điển, chép về điển phạm, đức nghiệp của vua Thuấn Khổng

Tử nhận xét : Đến như xét về vua Thuấn xưa quang hoa cũng hợp với đức Vua (vua Nghiêu), sâu sắc, khôn ngoan, văn vẽ, sáng suốt, hòa nhã, thành thật Đức ngầm thấu tới đức Vua, Vua bèn trao cho chức vụ

Thiên thứ ba là Đại Vũ mô, ghi chép những mưu mô trị nước của Vũ đề nghị lên vua

Thuấn

Thiên thứ tư là Cao Dao mô, mưu mô của Cao Dao đề nghị lên vua Vũ Thiên thứ năm là Ích Tắc mô, ghi chép những mưu mô của Ích và Tắc Phần hai: Hạ Thư là sách viết

về đời Nhà Hạ

Thiên đầu là Vũ cống: Vũ tức Đại Vũ là Chúa đất Sùng được vua Thuấn truyền ngôi

cho Cống có hai nghĩa, một là những thứ mà các chư hầu phải cống nạp cho Thiên tử, hai là

từ chung dùng để chỉ các thứ thuế đời nhà Hạ Vũ cống có nghĩa là những phép cống do Vũ định ra

Thiên hai là Cam Thệ, lời thệ sư ở đất Cam khi Đế Khải đi đánh họ Hữ Hộ

Thiên ba, Ngũ tử chi ca, bài ca của năm người em khuyên vua Thái Khang tránh việc

ăn chơi vô độ

Thiên bốn, Dận chinh nói về Dận hầu đi chinh phạt họ Hy và họ Hòa Hy và Hòa

được giao coi về thiên văn từ đời vua Nghiêu nhưng do mê rượu chè nơi thái ấp, trễ nải công việc, không báo trước được tin nhật thực nên bị thiên tử phái Dận hầu đi đánh

Phần ba: Thương Thư - sách nói về thời nhà Ân - Thương Thương thư gồm các nội

dung sau:

Trang 24

- Trọng Hủy chi cáo - lời ông Trọng Hủy giải thích hành động của vua Thang

- Thang cáo - bố cáo của vua Thang sau khi tiêu diệt nhà Hạ với lời lẽ giản dị, dễ hiểu

để khuyên bảo các chư hầu một cách sâu sắc, phù hợp với lợi ích của họ

- Y huấn - lời của Y Huấn dạy bảo vua Thái Giáp lúc mới lên ngôi

- Tháp Giáp thượng, trung, hạ nói về những lời hối lỗi của Thái Giáp

- Hàm hữu nhất đức, lời huấn của Y Doãn với vua Thái Giáp trước khi ông về nghĩ

- Duyệt mệnh thượng, trung, hạ, nói về việc Ân Cao Tông lên ngôi do không tìm

được người tài mà ba năm không nói và làm việc lớn, khi tìm được người tài Phó Duyệt thì

trao quyền và nghe theo

- Tây Bá kham Lê nói về Tây Bá (Văn Vương nhà Chu) Vua Trụ (Đế Tân) là ông

vua cuối cùng của nhà Thương cho Tây Bá quyền được đánh các nước chư hầu Tổ Y thấy

Tây Bá diệt nước Lê, một nước chư hầu, lo sợ thế nhà Chu ngày càng lớn nên đã vào thưa với vua Trụ

- Cao Tông dung nhật, nói về điềm gỡ nghe chim trĩ gáy lúc vua Cao Tông cúng bái

trong ngày lễ Dung

- Vi tử, nói về anh vua Trụ định cứu em nhưng không thành

Phần bốn: Chu Thư - sách về đời nhà Chu gồm các phần sau đây :

- Thái thệ (thượng, trung, hạ) nói về những lời răn quân sĩ của Chu Vũ Vương khi đi

đánh vua Trụ nhà Thương

- Mục thệ, lời thệ sư của Văn Vương ở cánh đồng Dã Mục

- Hồng Phạm nói về chín phạm trù lớn về chính trị, triết học, đạo đức để trị nước Nội

dung của thiên Hồng Phạm là khái quát toàn bộ học thuyết về chính trị, về tổ chức và quản lí

xã hội thời Ân Thương

- Kim Đằng, nói về Chu Công khấn tổ tiên xin chết thay vua

- Đa sĩ, Chu Công kêu gọi các sĩ phu nhà Ân khi mới sang Lạc Ấp Chu Thư còn có

nhiều phần khác nữa

Trong Kinh thư, Khổng Tử trình bày mục đích viết Kinh Thư cũng là mục đích viết

sử của mình là: khẳng định mình không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử một cách khách

quan mà còn đưa ra những tấm gương nhân vật lịch sử có đầy đủ những đức tính theo quan niệm của Nho giáo

Kinh Thư khuyên con người hành động theo Thiên lý: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Tức

là con người phải rèn luyện để tâm thần thư thái,

Trang 25

không bị tư dục xui khiến, không màng danh lợi, thái độ và cách cư xử đúng mực

Về phương pháp viết sử, Khổng Tử cho rằng mình chỉ "thuật" chứ không "tác", tức là

chỉ kể lại những hành động, cách cư xử của thánh nhân xưa kia để làm gương cho hậu thế, chứ ông không hề sáng tác ra một lý thuyết, một quan điểm nào về luân lý cả

Quan niệm chính trị trong sử học, ông chủ trương đưa ra những phương thức xã hội

cụ thể để nhà cầm quyền noi theo như vua thì phải mẫu mực, cốt cách, quên mình để lo cho dân, tôi thì phải "tận trung báo quốc"

Kinh Xuân Thu

Đây là bộ sử nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử, được ghi chép từ đời Lỗ Ân Công đến Lỗ Ai Công (580 TCN), gồm 12 đời vua với 242 năm Giai đoạn này là thời kì suy thoái của nhà Chu Bọn Ngũ bá gồm Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Tông Tương

Công, Sở Tang Vương nổi lên lấn át quyền Thiên Tử Các nước chư hầu thì đua nhau xâm

chiếm đất đai của nhau Đây là thời kì hỗn loạn được Khổng Tử phản ánh trong kinh Xuân Thu nên sau này người ta đã lấy kinh Xuân Thu để đặt tên cho thời kì lịch sử này, thời Xuân Thu

Để soạn kinh Xuân Thu, cần phải có nhiều tài liệu, vì thế Khổng Tử đã sai Tử Hạ và

13 môn sinh nữa vượt xa hàng ngàn dặm đến Lạc Ấp, nơi có kho tàng thư của Chu Thiên Tử

để đọc và sưu tầm tài liệu Tàng thư của Chu Thiên Tử là một kho tư liệu lớn vì không chỉ có sách sử của nhà Chu mà còn có sách sử của các nước chư hầu gửi đến

Nhờ uy danh của Khổng Tử mà nhóm môn sinh đã mượn được "Bách nhị thập quốc bảo thư", là những tập sách quý để làm tư liệu cho việc biên soạn kinh Xuân Thu Cũng nhờ vậy mà kinh Xuân Thu là bộ sử nước Lỗ nhưng thực ra nó là một bộ sử bao quát và tổng hợp lịch sử của tất cả các nước chư hầu

Kinh Xuân Thu được chép theo lối biên niên Phần do Khổng Tử biên soạn người ta gọi là Kinh Khổng Tử tham khảo nhiều sách của các nước chư hầu, khảo chứng những chỗ thật, giả, sửa lại những chỗ sai, bỏ những chỗ rườm rà không cần thiết để biên soạn kinh Xuân Thu

Do bộ kinh Xuân Thu Khổng Tử viết rất ngắn gọn, hàm súc, ít người hiểu thấu nên có

ba người là Công Dương, Cốc Lương và Tả Thị mỗi người

Trang 26

đem phần kinh văn giải thích, diễn giải thêm để hậu thế hiểu rõ hơn những lời lẽ, ý tứ của Khổng Tử Phần viết thêm của ba người này gọi là truyện, vì vậy hiện nay tồn tại có 3 bộ Xuân Thu, đó là:

Xuân Thu Công Dương truyện do Công Dương Cao, một văn thần cuối đời nhà Chu,

do khâm phục tác giả và tác phẩm Xuân Thu nên đã soạn thảo một bộ sách bổ sung và phát triển thêm gọi là Công Dương truyện

Xuân Thu Cốc Lương truyện do Cốc Lương Xích người nước Tần ở đời Chiến Quốc

biên khảo thêm một bộ truyện để bình giải kinh Xuân Thu nên được gọi là Cốc Lương truyện

Xuân Thu Tả truyện do Tả Khưu Minh là Thái sử nước Lỗ Khi Khổng Tử viết xong kinh Xuân Thu, ông liền làm Tả truyện để chú giải và khai triển thêm nên còn gọi là Xuân Thu tả truyện Xuân Thu Tả truyện gồm 8 sách:

Sách 1, phần kinh văn do Khổng Tử soạn:

- Ẩn Công, Hòa Công, Trung Công

- Mẫn Công, Hy Công, Văn Công

- Tuyên Công, Thành Công, Nhượng Công

- Nhượng Công, Chiêu Công, Định Công, Ai Công

Từ sách 2 đến 8, chép truyện văn của Tả Thị giải thích phần kinh văn trên

Khi viết kinh Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu ra một số nguyên tắc để viết và hiệu đính lịch sử như sau:

- Một là, phải đúng sự thật Các sự kiện lịch sử, các hiện tượng thiên văn như nhật thực, nguyệt thực phải ghi chính xác ngày, tháng năm xảy ra

- Hai là, câu văn phải gọn gàng, trong sáng không rườm rà, trùng lắp

- Ba là, bổ sung vào những chồ thiếu sót bằng những tư liệu lịch sử đã có trong tay

- Bốn là, danh xưng, tên tuổi phải rõ ràng, ngay thẳng

Trong kinh Xuân Thu, Khổng Tử muốn sử dụng sử ký như một phương tiện truyền bá đạo lý Nho giáo: Những quan niệm chính trị của Nho giáo như phân định ngôi thứ, danh vị của nhà vua, lấy những nhân vật lịch sử đã trình bày trong Kinh Thư để phê phán các nhân vật trong Kinh Xuân Thu

Như vậy, Khổng Tử là một nhà tư tưởng đồng thời là một nhà sử học lớn của Trung Quốc trong thời cổ đại Quan niệm viết sử của Khổng Tử là luôn có lập trường, chính kiến rõ ràng, yêu ghét phân minh Ngoài việc lấy chuyện xưa tốt, xấu để răn dạy người đời nay, "ôn

cố nhi tri tân", ông còn

Trang 27

phân biệt người thiện, kẻ ác bằng văn tự bút pháp hết sức minh bạch và đanh thép Khổng Tử còn thể hiện rõ quan điểm của mình là viết sử để phục vụ chế độ đương thời, tôn sùng nhà vua, phân biệt rõ các tầng lớp trong xã hội từ vua, quan lại quý tộc đến thứ dân

Khổng Tử là người đầu tiên biên soạn bộ sử chính thức của Trung Quốc, một nhà sử học tài năng, công tâm, tôn trọng danh dự và nhiệm vụ của người làm sử Ông đã để lại những nguồn tư liệu quý và phương pháp viết sử mẫu mục cho đời sau

2.2.2 Sử học Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia lớn nằm ở Nam Á, diện tích rộng lớn, đông dân, là một trong những cái nôi lớn của nền văn minh nhân loại Lãnh thổ Ấn Độ trong thời cổ - trung đại bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Nêpan và Bănglađét ngày nay

Hình thể nước Ấn Độ như là một bán đảo hình tam giác, ba phía Đông - Tây - Nam giáp với Ấn Độ Dương Phía Bắc có biên giới tự nhiên là dãy Hymalaya, mà tiếng Hinđu có nghĩa là "Xứ Tuyết" dài 2600 km, trong đó có 40 ngọn núi chọc trời cao trên 7000 mét Rừng chiếm diện tích khá lớn Người Ấn Độ xưa coi vùng này là nơi trú ngụ của các thần linh

Ấn Độ có hai con sông lớn chảy qua là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange), mà lưu vực của chúng đã sớm hình thành nên những trung tâm văn minh lớn của Ấn Độ và phương Đông Sông Ấn dài 3000 km chảy theo hướng Tây Bắc, bắt nguồn từ dãy Hymalaya

và đổ ra biển Aráp Chính trên lưu vực của con sông này đã hình thành nên những vùng đồng bằng trù phú thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, là nơi phát nguyên nền văn minh Ấn

Độ từ rất sớm

Với một địa hình, khí hậu khá đa dạng và phong phú, núi cao, rừng rậm, sông dài, đất đai rộng lớn cùng với nguồn tài nguyên giàu có là điều kiện thuận lợi cho cư dân sinh sống và phát triển Tuy nhiên, đất đai và khí hậu của Ấn Độ khá phức tạp và khắc nghiệt Khí hậu nóng lạnh bất thường, rừng núi thâm u bí hiểm là một thế lực đè nặng lên đời sống con người

Ấn Độ cổ xưa, khi mà trình độ nhận thức của họ còn rất thấp kém Những đặc điểm đó đã làm cho con người Ấn Độ phải trải qua những cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên vô cùng gian khổ Họ phải tìm cách nhận thức thế giới để thích nghi và tồn tại

Trang 28

Là một đất nước có nhiều chủng tộc và nhiều ngôn ngữ khác nhau, mà chủ nhân sớm nhất ở Ấn Độ là người Đraviđa Từ thiên niên kỳ II TCN người Aria - "người thông minh" có nguồn gốc từ biển Caxpiên, thuộc ngữ hệ Ân - Âu đã vượt qua dãy Hymalaya thâm nhập vào

Ấn Độ Người Aria là "dân du mục tiên tiến" (Engels), giỏi chăn nuôi, thích nghề săn bắn, khỏe mạnh, can trường nên đã xâm chiếm đất đai và đã đẩy người Đraviđa xuống phía Nam Người Aria đã trở thành chủ nhân chủ yếu và sau đó cùng với các tộc người khác đã sáng tạo

ra nên văn minh Ấn Độ rực rỡ

Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo Các tôn giáo lớn ở Ấn Độ như Hinđu giáo, Phật giáo, Jain giáo, Xích giáo đã có ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong đời sống, nghệ thuật mà còn ở trong tư tưởng của cư dân Ân Độ

Sự đa dạng, phức tạp về thiên nhiên, chủng tộc và tôn giáo cùng với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, một mặt Ấn Độ vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, mặt khác Ấn

Độ cũng tiếp thu các mặt tích cực của các nền văn hóa khác và ảnh hưởng ra bên ngoài những tinh hoa văn hóa của mình

Trong những thành tựu văn hóa mà người Ấn Độ đã sáng tạo có những thành tựu về

sử học Sử học Ấn Độ đã mang dấu ấn rất lớn của bản sắc văn hóa dân tộc

2.2.2.1 Các bộ kinh

Kinh Vê đa – bộ sử cổ xưa nhất của Ấn Độ

Kinh Vê đa ra đời vào khoảng thiên niên kỷ II đến giữa thiên niên kỉ I trước công nguyên, đây là công trình sáng tạo tập thể của quần chúng trong một thời gian rất dài, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và sau đó được ghi chép lại bằng tiếng Phạn cổ

Vêđa có từ gốc là Vid Vid trong tiếng Sanskrit có nghĩa là hiểu biết, hiểu biết sâu xa

về mọi mặt Người Ấn Độ cổ xưa cho rằng khi con người ra đời thì thần thánh đã ban cho sự hiểu biết và sự hiểu biết đó phát triển liên tục Người Ấn Độ rất coi trọng sự hiểu biết và con người cần phải tìm hiểu sự hiểu biết đó Câu châm ngôn "Hiểu biết thực sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do" (Savidya ya vimukhtaye) đã nói lên điều đó

Bộ kinh Vêđa đã mang nhiều yếu tố hiện thực là những bức tranh phong phú về đời sống sinh hoạt của người Ấn Độ Tính chất lịch sử trong kinh Vêđa ở chỗ ngoài việc mô tả các thần tự nhiên, nó còn đề cập đến hệ

Trang 29

thống các vị thần sáng tạo và thủy tổ của loài người Ngay từ thời xa xưa của bình minh lịch

sử Ấn Độ, cư dân ở đây đã có ý thức tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của mình Họ tìm cách để trả lời về nguồn gốc loài người Trong thời kì còn rất thấp kém về trình độ nhận thức, người

Ấn Độ đã giải thích thế giới bằng việc sáng tạo ra các vị thần

Các vị thần được đề cập đến là Visuakacma (Người sáng thế), Pragiapaty (Thủy tổ loài người), Purusa (Người khổng lồ) và Manu (Người nguyên thủy)

Các câu chuyện về các vị thần phần nào đã phản ánh sự phát triển của các thị tộc, bộ lạc và sự xuất hiện của các tù trưởng bộ lạc Trong các câu chuyện có nội dung phản ánh những nguyên tắc phân phối của xã hội lúc bấy giờ là cùng làm cùng hưởng

Đến cuối thời Vêđa, người Ấn Độ cho rằng thần khổng lồ Purusa đã sáng tạo ra thế giới và con người Các bộ phận trên cơ thể của thần Purusa đã biến thành bốn đẳng cấp:

- Brahma (tăng lữ),

- Kshatria (võ sĩ),

- Vaisia (bình dân ),

- Shudra (tiện dân )

Điều đó cho thấy rằng xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ chế độ nô lệ đã ra đời và xã hội đã phân chia thành đẳng cấp

Bộ kinh Vêđa có 4 phần: Rig -Vêđa, Yajur - Vêđa, Atharva - Vêđa và Sama - Vêđa

Rig -Vêđa (niệm tụng): Đây là phần kinh cơ bản và cổ nhất trong kinh Vêđa, gồm

1.028 bài thơ với 10.562 câu thơ chúc tụng thần linh có liên quan đến cuộc sống của người Aria Đó là những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ và nguồn gốc thần thánh, về chế độ đẳng cấp của người Aria

Yajur - Vêđa (tế tự): là phần tập hợp những nghi thức khấn bái dùng trong các lễ hiến

tế

Atharva - Vêđa (phù chú, ma thuật): Là phần chủ yếu gồm những bài chú có nội dung

đề cập rất rộng, phản ánh một xã hội đã có giai cấp và nhà nước Trong chế độ đẳng cấp, những người Bàlamôn có địa vị cao và có nhiều quyền lực, có người là cố vấn của nhà vua Atharva - Vêđa còn đề cập đến những phù phép, bùa chú dùng để xua đuổi cách bệnh tật, gìn giữ

Trang 30

cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, Atharva - Vêđa còn đề cập đến việc đánh bạc, tình yêu

Sama -Vêđa (ca vịnh): đây là phần tập hợp những bài hát ca tụng thần linh, có thể coi

đây là những bản nhạc cổ xưa nhất của thế giới

Bộ kinh Vêđa là tác phẩm văn học - tôn giáo - lịch sử cổ xưa nhất của xã hội loài người Một mặt nó phản ánh những cố gắng vươn lên về mặt tư tưởng của người cổ đại trong việc tìm cách giải thích vũ trụ, thiên nhiên và những hiện tượng xã hội cũng như khát vọng của con người muốn vươn lên chinh phục và hòa đồng với thiên nhiên Có thể coi kinh Vêđa

là một bộ "bách khoa toàn thư" về xã hội Ấn Độ lúc bây giờ mà qua đó chúng ta có thể hình dung được bộ mặt của xã hội xa xưa đó Vì thế người ta đã lấy tên bộ kinh Vê đa để đặt tên cho một giai đoạn lịch sử của Ấn Độ - thời kì Vê đa

Những sự tích mang tính huyền thoại Ấn Độ giàu hình ảnh, sức tưởng tượng phong phú Trong Upanisad, nhiều thủ lĩnh quân sự, tù trưởng các bộ lạc, những chiến sĩ diệt ác thú, chống kẻ thù bảo vệ bộ lạc; những phụ nữ yêu đương sinh con đẻ cái, những hoàng tử công chúa, các vương công, các đạo sĩ sống ẩn dật trầm tư mặc tưởng đều được mô tả bằng những hình ảnh tượng trưng và phóng đại qua cuộc đấu tranh giữa thiên nhiên và xã hội

Các bộ kinh Ấn Độ đã chứa đựng một nguôn sử liệu phong phú, phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu lịch sử

2.2.2.2 Các bộ sử thi

Bốn bộ sử thi lớn, tiêu biểu nhất của Ấn Độ bao gồm hai sử thi viết bằng tiếng Sanskrit thuộc về kinh truyện Hinđu giáo là Ramayana và

Trang 31

Mahabharata; hai sử thi bằng tiếng Tamil chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Jain và đạo Phật

Kỷ nguyên Krita kéo dài 4.800 năm của thần, tức là 1.728.000 năm của người

Kỷ nguyên Treta kéo dài 3.600 năm của thần, tức là 1.296.000 năm của người

Kỷ nguyên Dvvapara kéo dài 2.400 năm của thần, tức là 846.000 năm của người

Kỷ nguyên Kali kéo dài 1.200 năm của thần, tức là 432.000 năm của người

Theo quan điểm và cách phân chia ở trên, bộ sử thi Ramayana tuy ra đời muộn hơn nhưng lại phản ánh một thời kỳ lịch sử sớm - kỷ nguyên Treta Còn sử thi Mahabharata thì phản ánh kỷ nguyên Dwapara

Trong thời Krita, về sản xuất và phát triển xã hội thì đây là thời kỳ mà con người còn

ở vào trình độ phát triển thấp Thời kì mà xã hội loài người đang sống di cư, sống chủ yếu nhờ vào săn bắn và hái lượm rồi dần dần định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt

Kỷ nguyên Treta là thời kỳ công xã thị tộc Toàn thể bộ tộc đều tham gia lao động sản xuất và tham gia chiến tranh chống kẻ thù bên ngoài Quan hệ huyết thống là cơ sở của mọi mối quan hệ

Kỷ nguyên Dwapara là thời kỳ chuyển từ công xã, bộ tộc đến sự ra đời những nhà nước đầu tiên Đã xuất hiện những xung đột trong nội bộ bộ tộc để chiếm tài sản làm của riêng và bóc lột người khác

Về trình độ phát triển tinh thần, Krita là thời kỳ hoàng kim, khi lẽ phải và chân lí

được thực hiện trọn vẹn, con người chưa biết đến kiêu ngạo, dối lừa, hận thù và độc ác, chưa

có chiến tranh, chưa có đau khổ

Sang kỷ nguyên Treta, chân lí giảm sút một phần tư, con người dâng lễ vật cho thần linh với ước vọng kiếm tìm những phần thưởng vật chất, con người bắt đầu tính toán, xuất hiện lối sống đạo đức giả

Trang 32

Đến kỷ nguyên Dwapara, chân lí giảm sút một phần hai, con người xa rời điều thiện,

có nhiều ham muốn, nhiều tội lỗi vì thế con người phải khốn khổ

Cuối cùng là kỷ nguyên Kali So với thời kỳ của các sử thi thì kỷ nguyên Kali được các sử thi nhắc đến như là một thời kỳ tương lai Trong kỉ nguyên này chân lí chỉ còn lại một phần tư, đạo đức con người suy giảm nghiêm trọng, tham lam, thù hận, tội lỗi, tai nạn, bệnh tật trở thành phổ biến

Mặc dù những quan niệm về phân kì được thình bày dưới lớp vỏ huyền thoại, nhưng việc phân chia hệ thống các kỷ nguyên như vậy đã phần nào phản ánh nhận thức của người

Ấn Độ cổ đại về sự vận động của lịch sử và ý thức của họ về cái giá mà nhân loại phải trả cho mỗi bước đi tới

Bằng cách này hay cách khác và ở những cấp độ khác nhau, các sử thi lớn tiêu biểu của Ấn Độ đều gắn liền với các bước chuyển quan trọng trong lịch sử từ chế độ công xã nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên trong lịch sử

Các bộ sử thi cho phép chúng ta có thể hình dung lịch sử Ấn Độ từ khi người Arya thâm nhập vào Ấn Độ từ giữa thiên niên kỷ thứ II TCN đến thời đại anh hùng - thời đại ra đời các bộ sử thi Trong giai đoạn này, người Ấn Độ đã chấm dứt lối sống du mục, họ sống phân tán trong các trung tâm đô thị cổ, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng

Những nhân vật huyền thoại được trình bày trong các bộ sử thi đã khắc họa được những hình ảnh sinh động về con người Các sử thi đã hun đúc tinh thần dân tộc, xây dựng lí tưởng xã hội, lí tưởng đạo đức cơ bản qua các hệ thống nhân vật

Các sử thi cũng đã phản ánh về cấu trúc xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, chế độ đẳng cấp

được xác lập từ thời kì Vêđa Về cơ bản các sử thi Ấn Độ đề cập đến hai đẳng cấp cao nhất ở

trong xã hội là Brahma (tăng lữ) và Kshatrya (võ sĩ) Với những hình thức khác nhau, các sử thi thể hiện sự xung đột giữa hai đẳng cấp này trong cuộc chiến tranh giữa thần quyền và vương quyền, giữa tôn giáo với chính trị, mặc dù nhiều khi hai đẳng cấp đó dung hòa và câu kết với nhau

Trang 33

Các bộ sử thi là nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng không vơi cạn cho các tác phẩm văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, triết học, lịch sử của Ấn Độ

Các bộ sử thi của Ấn Độ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc, giữa các tộc người sống trên đất nước Ấn Độ Sử thi là những bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các nhân vật lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa đề cao

và ngưỡng mộ Nhân dân Ấn Độ cũng đã để lại những bộ sử thi có độ dài đáng kinh ngạc và rất có giá trị

Có thể nói, đối với người Ấn, các bộ sử thi không chỉ là những kiệt tác văn học, mà chúng còn là kết tinh của nền văn hóa sống động của nhân dân, chúa đựng những sử liệu phong phú

Trong bốn bộ sử thi nói trên có hai bộ sử thi tiêu biểu nhất trong kho tàng sử thi Ấn

Độ cổ đại là Mahabharata và Ramayana

Sử thi Mahabharata

Mahabharata trong tiếng Hinđi có nghĩa là cuộc chiến tranh giữa con cháu dòng họ Bharata Tương truyền tác phẩm là của tác giả là Vyasa Vyasa có nghĩa là người biên soạn, người sắp sếp Ông là một đạo sĩ theo lệnh của thần Sáng tạo, suốt ba năm ròng đã đọc cho Ganesa, thần vượt mọi chướng ngại (thần chữ viết) để ghi chép lại

Mahabharata được lưu truyền từ thế kỉ V TCN cho đến thế kỉ V SCN Có thể khẳng định đây là một công trình sáng tạo của tập thể được sáng tác và bổ sung trong nhiều thế kỷ

Tác phẩm được viết bằng tiếng Sankrit, gồm 110 ngàn slôka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, chia làm 18 quyển, dài bằng bảy lần hai trường ca Iliat và Ôđixê của Hy Lạp cộng lại

Nội dung cơ bản của sử thi có thể tóm gọn như sau:

Ở thành phố Haxtinapua có một ông vua và con cháu Bharata tthuộc triều đại Mặt Trăng Ông sinh được hai người con trai là Dritarattơra và Phandu Vì người anh bị mù nên Phandu được làm vua Dritarattơra có 100 con trai gọi chung là anh em Kuru; còn Phandu có

5 con trai gọi chung là anh em Pandava

Sau khi Phandu chết, Dritaratari đem năm người con của Phan Du về ở chung Anh

em Pandava trưởng thành nhanh chóng, nổi tiếng là những người tài năng, đức độ, làm cho anh em Côrava đem lòng ghen ghét Đritaratari biết rõ điều đó, liền cho anh

Trang 34

em Pandaya đến ở lâu đài Ravanampađa gần đó Do biết trước được nên anh em Pandava đã dẫn mẹ trốn thoát vào rửng và cải trang thành những đạo sĩ bàlamôn sống cuộc đời ẩn dật

Theo lời khuyên của một đạo sĩ, anh em Côrava đã cho người đi mời anh em Pandava

về và chia đội vương quốc cho họ

Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ đất nước nên anh em Côrava đã thách anh em Phandu đánh bạc Bằng sự gian lận anh em Côrava thắng liên tiếp Anh em Pandava mất hết của cải

và lãnh thổ của mình Theo giao hẹn anh em Pandava bị trục xuất và trốn tránh trong vòng 13 năm Hết kỳ hạn anh em Pandava trở về yêu cầu anh em Côrava trả lại đất đai cho mình nhưng bị từ chối do đó một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bên đã bùng nổ Các bộ tộc khác cũng bị lôi cuốn vào làm cho quy mô của cuộc chiến tranh lan rộng, hàng loạt người bị

tử trận Sau 18 ngày đánh nhau, phe Pandava đã thắng trận nhưng chỉ còn có 6 người sống sót, trong đó có năm anh em Pandava

Xoay xung quanh cốt truyện này sử thi đã mô tả những tình tiết ly kỳ như cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc tình éo le nhưng chung thủy, cảnh sinh hoạt xã hội

và chiến tranh Sử thi còn lắp ghép rất nhiều những sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn

về muông thú, những ẩn dụ triết học và châm ngôn xử thế

Tuy nội dung cốt truyện là trình bày cuộc chiến tranh lớn giữa con cháu dòng họ Bharata để giành đất đai và mở rộng vương quốc nhưng nội dung tư tưởng mà tác phẩm phản ánh rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều

Với một nội dung phong phú, những người sáng tạo ra các tác phẩm vĩ đại này đã đưa vào những hình thái thần thoại, cổ tích, trường ca, những bài ca giáo huấn, kinh kệ, những tác phẩm triết lí, nghệ thuật đưa ra những chất liệu lịch sử quý giá Sử thi đã thể hiện sự xung đột về đất đai và nộ lệ dẫn đến anh em Pandava phải tách ra thành lập vương quốc riêng (Inđraprasa) là thể hiện sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và sự ra đời của các tiểu quốc ở Ấn Độ, sự kết thúc chế độ dân chủ bộ lạc và sự xuất hiện chế độ quân chủ quân sự, nhà nước chiếm hữu nộ lệ Sự thắng lợi của an hem Pandava thuộc đẳng cấp võ sĩ quy tộc (Ksatrya) cho thấy sự thống trị xã hội Ấn Độ giờ nay không thuộc đãng cấp Brahman nữa mà

là thuộc về đẳng cấp võ sĩ

Phải chăng cuộc chiến tranh để giành quyền kiểm soát vùng Bắc Ấn vào khoảng thế

kỷ X TCN trong quá trình thâm nhập vào Ấn Độ của người Arya đã được phản ánh trong sử thi Mahabharata Cuộc chiến tranh đó diễn ra trên cánh đồng Kurukshetra, cách New Dehli ngày nay khoảng 90 km về phía Đông Bắc, nơi những cuộc khảo cổ cho thấy dấu tích của

Trang 35

một đô thị đã từng tồn tại trước công nguyên khoảng 1000 năm Cuộc chiến tranh trong Mahabharata là cuộc chiến tranh giữa anh em con chú bác ruột để giành đất đai và quyền cai trị vương quốc Sử thi thể hiện rất rõ là sự xung đột giữa truyền thống đạo đức hiền hòa, bình đẳng, bác ái trên nền tảng tinh huyết thống thiêng liêng của thời kì công xã nguyên thủy với

tư tưởng tư hữu, bạo lực của những nhà nước mới xuất hiện Đây cũng là xung đột trong nội

bộ đẳng cấp Kshatrya (vua chúa, võ sĩ) trong cuộc cạnh tranh quyền lực

Chiến tranh trong Mahabharata là chiến tranh giữa hai phe phái cùng dòng họ, nó phản ánh sự đổ vỡ của chế độ công xã thị tộc vốn được tồn tại trên cơ sở huyết thống Mahabharata đã đi đến cái nhìn triết lý, mọi cuộc chiến tranh ở trên đời này, trong bản chất nguồn gốc tận cùng sâu xa, đều là chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt cần phải loại bỏ nó Giá trị lịch sử của Mahabharat không chỉ dừng lại ở chổ nó đã cung cấp một nguồn sử liệu phong phú, mà nó còn để lại một trong những bài học lịch sử quý báu nói trên

Những ai nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử Ấn Độ, chắc chắn không thể bỏ qua mà thậm chí phải bắt đầu từ Mahabharata Giá trị lịch sử của nó là ở chỗ, với tầm khái quát lớn lao, Mahabharata là bảo tàng vĩ đại không những của truyền thống anh hùng mà còn của nhiều truyền thống khác nữa Mahabharata là kí ức lịch sử về những cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi của những vương quốc cổ đại

Mahabharata là một tác phẩm vĩ đại, là một bộ "bách khoa toàn thư" về đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Ấn Độ cổ đại Sử thi chứa đựng những sự kiện lịch sử, những tín ngưỡng tôn giáo, những tập quán sinh hoạt của dân tộc Ấn Độ suốt từ Hymalaya hùng vĩ cho tới vịnh Beỉgan tràn ngập ánh nắng Mahabharata cũng đã phản ánh toàn diện đời sống tình cảm và con người trong buổi bình minh lịch sử

Sự phong phú về nội dung và sự vĩ đại của nó như đã được nhân dân Ấn Độ thừa nhận trong một câu ngạn ngữ của mình rằng: "Cái gì không thấy trong Mahabharata thì cũng không thấy trên đất nước Ấn Độ"(1) Một nhà Ấn Độ học phương Tây cho rằng: "Trong văn học thế giới, có lẽ khó tìm thấy những đoạn văn mô tả cảnh chiến tranh đặc sắc như vậy" (2)

Trang 36

Sử thi Ramayana

Ra đời muộn hơn Mahabharata, sử thi Ramayana nguyên bản được viết bằng tiếng Sanskrit gồm bảy cuốn, chia làm 500 đoạn, gồm 24 ngàn slôka ( câu thơ đôi) với gần năm vạn câu

Đây là một công trình tập thể, có khả năng ra đời từ thế kỷ VI hoặc V TCN, được viết lại bằng tiếng Phạn vào đầu công nguyên

Nội dung của tác phẩm là ca ngợi chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama,

ca ngợi mối tình chung thủy giữa nàng Sita với Rama, đồng thời sử thi cũng phản ánh sự phát triển của xã hội người Aryan

Nội dung cốt chuyện có thể tóm gọn như sau:

Ở thủ đô Ayôđhia của vương quốc Coxala, vua Đaxarata thuộc triều đại mặt Trời đang trong thời kì thịnh trị Nhà vua có 4 người con trai do 3 bà vợ sinh ra Người con trưởng của vua là Rama, một thanh niên thông minh, dũng cảm, có đạo đức được vua chọn làm thái

tử

Gần đó có một vương quốc khác là Laviđêha, dân chúng cũng được an cư lạc nghiệp dưới quyền thống trị của vua Gianác Bản thân vua tự cầm cày cày ruộng Một hôm đang cày, vua bỗng thấy cuối luống cày hiện ra một bé gái xinh đẹp Nhà Vua đem về nuôi đặt tên đứa bé là Sita Vua coi Sita như con mình đẻ ra Khi Sita đến tuổi trưởng thành, nhà vua tổ chức một cuộc bắn cung để kén phò mã Rama đã thắng và kết hôn với Sita Nhưng sau khi

tổ chức đám cưới, ở vương quốc của chàng Rama một ái phi được vua sủng ái tên là Kaiôi vì

ghen với hoàng hậu có con trai được nối ngôi nên tìm cách xúc xiểm và yêu cầu vua đày

Rama vào trong rừng 14 năm

Trong khu rừng, có một công chúa góa chồng đã đem lòng yêu Rama, nhưng bị chàng

từ chối Tức giận, công chúa nhờ em trai mình là vua nước quy bắt cóc Sita Được sự giúp đỡ của vua nước Vượn, Rama đánh bại vua nước quỷ cứu được Sita Và cũng đến lúc Rama hết hạn đi đày và quay trở về lên làm vua

Trong thời gian trị vì đất nước, có lúc Rama đã tỏ ra nghi ngờ Sita không chung thủy với mình trong thời gian ở cung điện Ravan Mặc dù Sita đã chứng minh lòng chung thủy của mình khi bước qua ngọn lửa nhưng Rama vẫn đày vợ vào rừng Mười năm sau trong đám hội lớn của đô thành Ayôđhia có hai em bé là Kusa và Lava lang thang kể về kì tích Rama và lòng chung thủy của Sita làm cho người nghe ai ai cũng xúc động Biết chuyện, Rama cho gọi hai đứa trẻ lại và hỏi rõ ngọn ngành Khi biết được sự thật và nhận ra sai lầm, Rama sai người đi đón Sita về thì đã muộn Sita tuy được minh oan nhưng vẫn mặc cảm, đau khổ vì bị nghi ngờ nên đã biến vào lòng đất nơi nàng đã sinh ra

Trang 37

Tri thức lịch sử trong tác phẩm thể hiện ở chỗ sử thi đã miêu tả hành trình của Hoàng

tử Rama từ Ayodhya xuống đảo Lanka diệt quỷ Ravana trong sử thi Ramayana phải chăng là

sự phản ánh công cuộc chinh phục của người Arya xuống phía Nam Ân Độ, thực hiện sự đồng hóa với cư dân bản địa là người Đraviđa Trong Ramayana nổi bật lên vấn đề phân biệt chủng tộc giữa người Arya da trắng tự cho mình là người thông minh, là quý tộc so với người Đraviđa bản địa có da sẫm màu mà họ gọi là Dasa, có nghĩa là nô lệ

Ramyana có bố cục nhất quán và chặt chẽ, sử dụng âm điệu nhẹ nhàng với những câu thơ giàu nhạc điệu Ramayana được chuyển dịch qua rất nhiều thứ tiếng địa phương, và trở thành nguồn cảm hứng vô tận không chỉ đối với các nghệ sĩ mà còn của các nhà sử học Rama cũng trở thành thần tượng của hàng trăm triệu tín đồ Hinđu trong lịch sử

Nhà sử học Michelet (1798 - 1874) đã nói: " Người nào đó từng hành động và ham muốn nhiều, hãy uống cạn cốc rượu đầy sức sống và tươi trẻ này đó là tác phẩm chan chứa những âm điệu du dương, toát ra một bầu không khí yên lành và một tình yêu thương vô bờ bến trong một hoàn cảnh xã hội đầy sự mâu thuẫn và xung đột”(1)

Tác phẩm không chỉ nói đến kì tích mà còn là một lâu đài đầy những nhân vật lí tưởng soi sáng tâm hồn và hành động nó còn là một tác phẩm ghi lại các truyền thống triết học, tôn giáo và đạo đức của các dân tộc An Độ (Will Durant)

Hình ảnh Rama là nhân vật lí tưởng của đạo Hinđu và đẳng cấp quí tộc, là khuôn vàng thước ngọc của người Ấn Độ xưa Ramayana đã thực sự trở thành bài ca xúc động lòng người

ở mọi thời đại Nhưng quan trọng hơn cả, nó là một kho tàng chứa đựng những tri thức lịch

sử về một giai đoạn lịch sử quan trọng của Ấn Độ, một nguồn sử liệu quy giá cho các nhà nghiên cứu lịch sử

3 Sử học phương Tây thời cổ đại

3.1 Hoàn cảnh ra đời

Phương Tây cổ đại gồm hai quốc gia điển hình là Hy Lạp và La Mã nằm ở Địa Trung Hải, gồm khu vực nam bán đảo Balkans, các đảo biển

Trang 38

Aegean và ven biển miền Tây Tiểu Á Địa hình của Hi Lạp - La Mã có nhiều đảo và bờ biển

có nhiều cảng và vịnh tốt thuận lợi cho tàu bè đi lại và trú ẩn Địa thế cho phép phát triển mậu dịch hàng hải, người phương tây đã biết khai thác lợi thế đó để phát triển Nhiều trung tâm hàng hải mậu dịch lớn đã ra đời như đảo Crete, trung tâm của nền văn minh Crete -Mycenae

Có nhiều khoáng sản, có loại khoáng sản quý hiếm tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển Hi Lạp còn là nước nằm ở phía đông Địa Trung Hải nên dễ dàng tiếp xúc với các nền văn minh các nước phương Đông vốn đã ra đời từ lâu và đạt được những thành tựu to lớn

Về kinh tế, các nước phương Tây ra đời và phát triển trên cơ sở nền kinh tế chiếm hữu nô lệ phát triển thuần thục Những điều kiện phát triển nông nghiệp hạn chế nhưng bù lại, các quốc gia cổ đại phương tây có những điều kiện để phát triển thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Về mặt xã hội, các quốc gia phương Tây cổ đại xuất hiện trong giai đoạn phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ và sự tan rã triệt để của chế độ công xã thị tộc

Trong xã hội chiếm nô có hai gia cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Nô lệ chiếm từ hai phần ba đến ba phần tư dân số, là lực lượng lao động chính trong xã hội, giữ vai trò chủ đạo

trong các ngành kinh tế Về mặt gián tiếp, nô lệ đã tạo nên những thành tựu văn minh Hy Lạp

- La Mã cổ đại Lao động nô lệ đã nuôi sống xã hội, vì thế tầng lớp trí thức của giai cấp chủ

nô mới có điều kiện tìm tòi, nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra các giá trị văn hóa trong đó có

sử học

Sự phát triển kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước Do điều kiện phát triển sản xuất, ở đây đã xuất hiện nhiều hình thức nhà nước khác nhau, từ thành bang đến đế chế, từ cộng hòa đến dân chủ Những hình thức sinh hoạt kinh tế, tổ chức nhà nước và xã hội mang tính chất dân chủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành các tư tưởng sử học cũng như các hình thức ghi chép lịch sử

3.2 Sử học phương Tây cổ đại

3.2.1 Sử học Hy Lạp cổ đại

Những quan niệm lịch sử trong thế giới cổ đại phương Tây chủ yếu là của các sử gia

Trang 39

Hêrodote (490 - 425 TCN)

Hêrodote sống ở vùng Halicacnat thuộc miền Tiểu Á, một thành phố dưới quyền Ba

Tư, nơi có cả người Hy Lạp và người Carien sinh sống Những vụ lộn xộn đã khiến ông rời Samos đến các nơi vùng biển Đen, Hy Lạp, Nam Italia và cả Athens Ông đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh là Mêđia và Pêlôponedơ

Herodote có gốc gác từ xứ Ione- cái nôi của khoa học Hy Lạp thế kỷ VI, quê hương của Thales, Anaximen, Hecatec de Milet Nhưng Herodote lại là một người bị đi đày, không

có quyền công dân, điều này dã tạo nên một khoảng cách tương đối với những người trong cuộc

Ông có bộ "Lịch sử" hay "Điều tra" gồm 9 cuốn viết về lịch sử Hi Lạp và các nước phương Đông Trong đó có năm cuốn viết về chiến tranh ở Mêđia, 4 cuốn đều viết về lịch sử

Hy Lạp và các nước phương Đông có liên hệ với Ba Tư như Atxiri, Babilon, Ai Cập

Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn "Cuộc chiến tranh Hy Lạp -Ba Tư" Trong khi trình bày lại cuộc chiến tranh một cách trung thực, ông đã tìm cách để giải thích nguyên nhân của cuộc chiến tranh Tuy nhiên ông cho rằng nguyên nhân của cuộc chiến tranh là do xung đột giữa nền văn minh phương Đông và phương Tây

Mục đích viết sử của ông là đấu tranh chống lại sự lãng quên và "phân phát sự vinh quang", muốn làm cho mọi người không quên đi những gì con người đã làm nên, ca ngợi những hoạt động vĩ đại và kỳ diệu của người Hy Lạp và người dã man

Cách nghiên cứu của Hedorote rất hấp dẫn vì nó xuất phát từ trí tò mò về mọi điều: Tại sao lũ lụt của sông Nil không vào mùa đông mà lại vào mùa hè

Ông chú ý đến sự đa dạng của các nguồn tư liệu, đề cập đến nhiều vấn đề từ nghi lễ đến cách ăn mặc, về kinh tế

Ông đã chú ý trình bày các sự kiện theo các chủ đề nhất định Dựa vào hệ tư tưởng của nền dân chủ chủ nô và quan điểm cho rằng thần linh có vai trò quyết định trong lịch sử, Herodote đã giải thích nguyên nhân, diễn biến và hệ quả các sự kiện

Ông rất chú trọng tính trung thực trong nghiên cứu lịch sử Điều đó thể hiện trong việc giữ gìn tư cách nhà sử học Ông khẳng định "Tôi nói ra đây

Trang 40

cái mà tôi đã thấy, điều mà tự bản thân tôi đã biết, hoặc cái mà tôi học được qua nghiên cứu", chứ không phải là cái bịa đặt

Bên cạnh những thành công của mình, Herodote cũng có những hạn chế Mặc dù sống trong một thế giới có nền văn hóa thành văn nhưng ông lại không tin vào sự cần thiết và tính ưu việt hữu dụng của chữ viết

Về phương diện chính trị, ông có cách nhìn rất đơn giản và sơ lược khi cho rằng kẻ

bạo chúa vì quá ham muốn mà trở nên chín chắn, thường xuyên vi phạm mọi luật lệ xã hội và đạo lý

Với những đóng góp to lớn cho nền sử học Hy Lạp, nhất là người mở đường đầu tiên cho nền sử học phương Tây vì thế Herodote được coi là "ông tổ của nền sử học phương Tây",

"một tấm gương không ai thay thế được"

THUCYDIDE

Sinh vào khoảng năm 460 TCN trong một gia đình có quan hệ với Cimon và Miltiade, nắm giữ các mỏ vàng ở Thrace Ông được bầu làm một chức quan (Stratege) vào năm 424 Vì để mất thành Amphipolis nên ông bị kết tội đi đày Ông sống ở Thrace đến năm

404, đã từng đi du ngoạn ở Sicile và miền nam nước Italia Dù chịu nhiều cay đắng, nhưng ông vẫn luôn gắn bó với nền dân chủ cho tới khi qua đời vào năm 395

Tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của ông là "Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponese", là cuộc chiến giữa Aten cùng đồng minh miền Egiess chống thành bang Sparte và đồng minh Pêlôponedơ từ năm 431 đến năm 404

Cuốn sách được chia làm 8 tập, tập cuối viết về cuộc viễn chinh của Alcibiade vào đảo Sicile (415 - 413) Đoạn tiếp theo của cuộc chiến tranh được Xênôphôn kể lại trong cuốn người Hy Lạp

Là một công trình phong phú những huấn dụ triết học và được bố cục như một mạng lưới liên kết chặt chẽ các ký hiệu, tác phẩm của Thucydide không chỉ là một tài liệu đơn giản

về cuộc chiến đấu giữa hai cường quốc hàng đầu của Hy Lạp Đó là một bức tranh hoành tráng dựng lên trước thực tiễn để xây dựng các thế hệ tương lai Tác phẩm vĩ đại ấy được dựng nên để tôn vinh cho Aten, kích thích độc giả nhớ lại và định ra những nhiệm vụ trong hiện tại

Các giai đoạn trong công việc viết sử của nhà sử học Thucydide có thể diễn ra các

Ngày đăng: 10/09/2015, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Almanach những nền văn minh thế giới (1997), NXB Văn hóa - Thông tin, HN Khác
2. Các Mác và khoa học lịch sử (1983), NXB Khoa học Xã hội, HN Khác
3. Các vấn đề về phương pháp luận và lịch sử trong khoa học lịch sử (1981), NXB Đại học Tổng hợp Matxcơva (Chữ Nga) Khác
4. Các phương pháp số lượng trong lịch sử của Liên Xô và Mĩ (1993), NXB Khoa học, Mátxcơva (Chữ Nga) Khác
5. GS Ngô Vinh Chánh, GS Vương Miện Quý (Chủ biên, 1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin, HN Khác
6. Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về lịch sử (1963), NXB KHXH, HN Khác
7. Đại cương về lịch sử Khoa học Lịch sử ở Liên Xô (1991), NXB Đại học, Matxcơva (Chữ Nga) Khác
8. B.M.Đalin (1981), Những nhà sử học Pháp thế kỉ XIX - XX, NXB Khoa học, M. ( Chữ Nga) Khác
9. Thanh Đạm, Khái quát lịch sử học thế giới, Tạp chí Lịch sử quân sự, II, 1988 (35), trang 51 - 56 Khác
10. Will Durant (1989), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Trung tâm thông tin, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Khác
11. Nguyễn Tân Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, NXB TP. Hồ Chí Minh Khác
12. Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Arập. NXB Văn hóa - Thông tin, HN Khác
13. Will Durant (200 ), Lịch sử văn minh Trung Quốc, NXB Văn hóa -Thông tin, HN Khác
14. Will Durant (2006), Nguồn gốc văn minh, NXB Văn hóa - Thông tin, HN Khác
15. Gurêvich A.Ja. (1998), Các phạm trù văn hóa trung cổ, NXB Giáo dục, HN Khác
16. Êrôphêép N.A. (1981), Lịch sử là gì, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
17. Eleanor Farjeon, Nguyễn Mạnh Súy dịch, (2001), Những con người dũng cảm trong huyền thoại và lịch sử phương Tây, NXB Giáo dục, HN Khác
18. Nguyễn Thị Bích Hải (1996), Tƣ Mã Thiên, NXB Văn học, HN Khác
19. Khoa học xã hội trên thế giới - Chu Tiến Ánh và Vương Toàn dịch (2007), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
20. Phan Thu Hiền (1999), sử thi Ấn Độ, tập 1, NXB Giáo dục, HN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w