Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học thế giới báo cáo tổng kết đề tài (Trang 51)

III. Sử học Phƣơng Đông thời phong kiến

1.Hoàn cảnh lịch sử

Bƣớc ngoặt quan trọng trong sự phát triển sử học trên đƣờng khắc phục những quan điểm phong kiến, tôn giáo về phƣơng pháp luận sử học là sự ra đời của sử học nhân văn thời Phục hƣng.

Văn hóa Phục hƣng xuất hiện gắn liền với xuất hiện những quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ở Tây Âu trong lòng chế độ phong kiến thời hậu kỳ trung đại (thế kỷ XVI - XVII). Giai cấp tƣ sản đang lên đại diện cho lực lƣợng sản xuất tƣ bản chủ nghĩa nhìn thấy tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp - La Mã có những điều phù hợp với mình, nên đã chủ trƣơng phục hồi lại những tinh hoa văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì bị tôn giáo và phong kiến vùi dập. Thực chất của phong trào Văn hóa Phục hƣng là một phong

51

trào hoàn toàn mới mà giai cấp tƣ sản muốn xây dựng cho phù hợp với thế lực kinh tế và lối sống của mình.

Phong trào Văn hóa Phục hƣng nói chung và sử học Phục hƣng nói riêng có khuynh hƣớng chống lại ý thức hệ phong kiến, chống lại sự ràng buộc của thần học, đề cao chủ nghĩa nhân văn, đề cao tinh thần dân tộc...

Sự tiến bộ mạnh mẽ của sản xuất cùng với những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, văn hóa... đã tạo nên những cơ sở tƣơng đối vững chắc cho sự phát triển của sử học thời kì này.

4.2. Những thành tựu của sử học Phục Hƣng

Vào thế kỷ XVI, nền sử học đã phát triển ở Pháp, Italia và các nƣớc khác. Các nhà sử học đã đi vào các xu hƣớng khác nhau, bƣớc đầu tạo nên sự phong phú và đa dạng trong nghiên cứu sử học.

Một trong những phát hiện và đóng góp lớn của các nhà sử học thế kỷ XVI là không còn thỏa mãn với lối kể chuyện, họ đã tách lịch sử ra khỏi những cây chuyện ngụ ngôn để nghiên cứu và phê phán các dấu vết của quá khứ nhằm xác lập các sự kiện chính xác chừng nào tốt chừng đấy.

Trong xu hƣớng chung của nền Văn hóa Phục hƣng, muốn khôi phục lại những thành tựu nền văn hóa Hi - La cổ đại, các nhà sử học nhân văn chủ nghĩa đã hăng hái đi vào nghiên cứu các tác giả thời cổ đại, nhờ vậy một khối lƣợng lớn tƣ liệu đã đƣợc khai thác và chỉnh lý. Nhờ những tiến bộ trong in ấn, công tác in ấn và phổ biến các tác phẩm sử học cũng có tiến bộ hơn. Trong những điều kiện mới, sử học phục hƣng đã có những thành tựu to lớn.

Sử học Phục hƣng đã có những bƣớc phát triển lớn về phƣơng pháp nghiên cứu. Các khoa học hỗ trợ cho khoa học lịch sử đƣợc chú trọng nghiên cứu. Đã xuất hiện những ngành nghiên cứu mới, những chuyên ngành hẹp của sử học nhƣ bộ môn sử liệu học, cổ tự học (chủ yếu nghiên cứu văn tự Latinh), ngành niên đại học...

Từ những thành tựu nghiên cứu đó đã góp phần vào cải cách lịch pháp. Lịch Grêgo ra đời vào thế kỷ XVII tạo điều kiện cho khoa học lịch sử phát triển hơn nữa.

Sử học không còn đóng cửa với những tri thức đơn lẽ của mình mà đã hình thành xu hƣớng của sự liên kết sử học với các khoa học khác nhƣ sự liên hệ giữa sử học và kinh tế chính trị học, sử học với địa lý học...

52

Sự xuất hiện các bộ môn mới của sử học tức là xu hƣớng phân ngành trong nghiên cứu lịch sử chứng tỏ khoa học lịch sử đã có những bƣớc phát triển. Các bộ môn nhƣ sử liệu học, cổ tự học, niên đại học, lịch pháp học không chỉ trợ giúp một cách đắc lực cho việc nghiên cứu lịch sử, mà bản thân các bộ môn đã xây dựng cho mình hệ thống tri thức và những cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu đặc trƣng.

Các nhà sử học tiêu biểu

Sử học phục hƣng đã có những thành công to lớn, xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng nhƣ Francis Bacon (1561-1626), N.Machiavel (1469-1527), L.Bruni, F.Bôngđô, Etierine Pasquier, luật sƣ ngƣời Pháp với cuốn "Các công trình nghiên cứu ở Pháp" (từ 1560 trở đi), Jean WoIf: Hợp tuyển nghệ thuật lịch sử, Jean Bodin (1530 - 1596): Phƣơng pháp để dễ dàng hiểu biết lịch sử, Lancelot De Popeliniere (1540 - 1608): Tƣ duy về lịch sử đã hoàn tất (1599), Francois Hotman (1524 - 1590): Franco - Gallia (1573).

FRANCIS BACON (1561 -1626)

Ông là nhà triết học nổi tiếng nƣớc Anh, ngƣời tiêu biểu cho triết học duy vật Anh và trƣờng phái khoa học thực nghiệm.

Tuyên bố tin chúa và sống thuận hòa với chúa, nhƣng nhấn mạnh không nên lẫn lộn đức tin với nhận thức. Trong nghiên cứu lịch sử, ông cho rằng phải cần thƣợng đế giúp đỡ để nhận biết các nguyên nhân và hiểu rõ mối quan hệ giữa các nguyên nhân đó.

Ông khuyên mọi ngƣời trong nghiên cứu không nên dừng lại ở những nguyên nhân rời rạc, thứ yếu vì sẽ dẫm chân tại chổ. Để tăng thêm tính khoa học của lịch sử, cần khảo sát kỹ các sự kiện và tìm hiểu mối quan hệ nhân quả.

MACHIAVEL (1469 -1527)

Là chính khách kiêm sử gia ngƣời Italia, là một tác giả quan trọng của dòng sử gia nhân văn.

Giống nhƣ Polibi thời cổ đại, ông xem sự kiện chính trị cũng giống nhƣ hiện tƣợng tự nhiên. Hoạt động của con ngƣời luôn có những thăng trầm, nhƣng bằng những thủ đoạn riêng, con ngƣời có khả năng củng cố và duy

53

trì quyền lực chính trị, nghĩa là con ngƣời có thể dự đoán và góp phần xây dựng tƣơng lai. Trong nghiên cứu sử học, Machiavel cũng có những hạn chế nhƣ quá cƣờng điệu vai trò cá nhân, coi thƣờng vai trò của quần chúng nhân dân, chỉ giới hạn nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử - chính trị. Ông mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, phân tích bề ngoài của sự kiện mà chƣa chú trọng tìm hiểu bản chát của các sự kiện và hiện tƣợng lịch sử.

RENE DECAC(1596- 1650 )

Đêcác tốt nghiệp khoa Luật năm 20 tuổi, và đã từng chu du nhiều nơi trên thế giới. Năm 1627, ông về sống ở Bretagne, miền tây nƣớc Pháp và sau đó đến định cƣ ở Hà Lan năm 1629.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có: Bàn về thế giới hay là bàn về ánh sáng (trong đó có một phần bàn về con ngƣời) (1633), Bàn về phƣơng pháp (1637), Nguyên tắc về triết lí (1644), Luận về say mê về linh hồn (1650)...

Phạm vi nghiên cứu của Đêcác rất rộng, về lĩnh vực sử học ông coi sử học nhƣ là một bộ môn nghiêng về nghệ thuật mà không thực sự là một khoa học vì sử học yếu về tính phê phán, chỉ mộ tả sự kiện mà không tìm ra quy luật... Ông đƣa ra khái niệm tiến bộ cho sự phát triển của thế giới. Sự vật và thế giới tiến bộ không ngừng và quá trình đó có tù đầu cho đến khi sự vật đạt tới sự hoàn hảo. Tính biện chứng về sự phát triển đi lên này là cơ sở cho những nhận thức tiếp theo về lịch sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêcác là ngƣời luôn đề cao phƣơng pháp. Ông nói thiếu phƣơng pháp thì ngƣời tài cũng không thu đƣợc kết quả, có phƣơng pháp thì ngƣời bình thƣờng cũng có thể làm những việc phi thƣờng. Ông luôn chú ý để tìm ra phƣơng pháp tƣ duy để khám phá ra chân lí. Ông cố gắng đặt nền tảng lí thuyết của mình vào những gì mà ông đã chứng minh đó là chân thật. Ông tìm kiếm để khám phá sự thật bằng cách hoài nghi tất cả, và nhận ra sự hoài nghi đó đã giúp ông suy nghĩ đúng. Ông thấy tƣ duy là tất cả giá trị của con ngƣời (Tôi tƣ duy vì vậy tôi tồn tại). Ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, đó là sự thật, vì thế ông tiếp tục bổ sung những sự thật hiển nhiên khác.

Những quan điểm của Đêcác đã có ảnh hƣởng tích cực đến sử học trong việc cố gắng để đạt đến sự chính xác và tính phê phán trong nghiên cứu lịch

54

sử.

Dƣới ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Phong trào văn hóa Phục hƣng, sử học thời Phục hƣng với những tên tuổi lớn đã đạt đƣợc những thành tựu lớn trong cuộc đấu tranh tƣ tƣởng với Giáo hội và phong kiến, về nội dung đề cập, về việc phê phán các nguồn tƣ liệu, về phƣơng pháp luận sử học và làm xuất hiện những chuyên ngành mới của sử học...

III. Sử học Phƣơng Đông thời phong kiến

1. Hoàn cảnh lịch sử

Các nƣớc phƣơng Đông bƣớc vào chế độ phong kiến sớm hơn nhƣng lại kết thúc chế độ phong kiến muộn hơn các nƣớc phƣơng Tây. Sự phát triển của chế độ phong kiến phƣơng Đông trên cơ sở sự tiếp tục những cơ sở xã hội của thời kì cổ đại. Những nền văn minh hình thành trên những lƣu vực các con sông lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phong kiến phƣơng Đông phát triển. Nhƣng cũng chính trên những điều kiện tự nhiên đó, do nhu cầu của công cuộc trị thủy đã hình thành nên những nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền với quyền lực vô hạn. Cùng với những tƣ tƣởng, tôn giáo ra đời trƣớc đó mang nặng tính chất duy tâm, sùng tín, khắt khe... đã góp phần kìm hãm sự phát triển nhanh chóng xã hội phƣơng Đông. Quần chúng nhân dân thì không thoát khỏi sự kìm kẹp, khống chế của tƣ tƣởng tôn giáo, phong kiến. Giai cấp phong kiến thống trị thì cố duy trì những tƣ tƣởng bảo thủ, trì trệ có lợi cho việc thống trị xã hội của mình. Những yếu tố trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của nền sử học phong kiến phƣơng Đông. Tuy vậy nền sử học phong kiến Phƣơng Đông cũng đã thu đƣợc những thành tựu to lớn.

2. Sử học phong kiến phươngĐông

2.1. Sử học Trung Quốc

Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng đế Trung Quốc đã có những sử quan tên là Đại Náo, Thƣơng Hiệt. Đến đời Thƣơng trong các tài liệu bằng chữ giáp cốt có chứa đựng một số tƣ liệu lịch sử quý giá. Có thể coi đây là mầm mống của sử học.

Thời Tây Chu, Đông Chu và các nƣớc chƣ hầu nhƣ Tấn, Sở, Lỗ... đặt các chức quan chép sử. Trong các sách lịch sử của các nƣớc tốt nhất là

55

quyển sử biên niên của nƣớc Lỗ. Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu. Đó là quyển sử do tƣnhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc.

Tác phẩm này ghi chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm (722 - 481 TCN). Sách Xuân Thu cô đọng, ngắn gọn, toàn bộ sách chỉ có 18.000 chữ nhƣng đã ghi chép các sự kiện lịch sử lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nƣớc chƣ hầu.

Ngoài sách Xuân Thu, còn có các tác phẩm khác nhƣ Thƣợng Thƣ (Kinh Thi ), Chu Lễ... cũng là những tài liệu lịch sử quí giá để nghiên cứu tình hình chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi lúc bấy giờ.

Thời Chiến quốc có các sách nhƣ Tả truyện, Quốc Ngữ, Chiến quốc sách, Lã Thị Xuân Thu là những tác phẩm sử học rất có giá trị.

Thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập mà ngƣời đặt nền móng đầu tiên là Tƣ Mã Thiên.

TƢ MÃ THIÊN

Tƣ Mã Thiên hiệu là Tử Trƣờng sinh năm 145 TCN tại Long Môn, nay là huyện Hàm Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tổ tiên ông từ đời nhà Chu đã từng làm đến Thái sử. Cha ông là Tƣ Mã Đàm, một thái sử lệnh của nhà Hán. TƣMã Đàm rất yêu cái nghề ngự sử của mình, coi đó là một nghề cao quý vì nó có tác dụng to lớn đến hƣng thịnh, suy vong của một quốc gia. Là ngƣời tinh thông nhiều lĩnh vực nên ngoài việc viết sử, ông còn coi thiên văn, bói toán, làm lịch... Chính ngƣời cha Tƣ Mã Đàm đã ảnh hƣởng rất lớn đến tính cách và tƣ tƣởng của Tƣ Mã Thiên.

Thời thơ ấu, TƣMã Thiên sống ở Long Môn học hành, cày ruộng, chăn cừu, làm bạn với những ngƣời nôngdân bình thƣờng. Lên mƣời tuổi ông đã đọc Tả truyện, Quốc Ngữ, Thế Bản và thuộc lòng hầu hết những bài văn nỗi tiếng của thời trƣớc, năm hai mƣơi tuổi, ông đi du ngoạn nhiều nơi ở trong nƣớc, tậm mắt xem những nơi có địa điểm văn hóa, lịch sử. Trƣớc tiên ông đi về phía nam đến trƣờng Giang, vƣợt sông Hoài, sông Tử thăm mộ mẹ Hàn Tín. Ông lên núi Cối Kê xem nơi Hạ Vũ triệu tập chƣ hầu, vào hang Vũ Động tìm dấu tích vua Vũ. Chính ở Cối Kê ông đƣợc nghe những chuyện về Việt Vƣơng Câu Tiễn, lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tƣ, đi thuyền trên Thái Hồ sƣutầm về truyền thuyết Tây Thi - Phạm Lãi. Ông tiếp tục ngƣợc lên Trƣờng Sa đến sông Mịch La tƣởng nhớ Khuất Nguyên, đến sông Tƣơng leo núi Cữu Nghi tìm dấu vết mộ vua Thuấn và khảo sát

56

những phong tục thời Hoàng Đế. Ông lại đi lên phía Bắc vƣợt sông Vấn, sông Tứ đến nƣớc Tề, nƣớc Lỗ thăm lăng miếu của Khổng Tử. Đến đất Tiết thăm và tìm hiểu Mạnh Thƣờng Quân, đến Bành Thành, quê hƣơng của Lƣu Bang, ngƣời dựng nên nhà Hán. Trong những chuyến du ngoạn này ông cũng không quên đến nƣớc Sở, nƣớc Ngụy rồi kết thúc chuyến hành trình suốt ba năm để trở về kinh đô Trƣờng An.

Chính những chuyến đi làm cho Tƣ Mã Thiên thấy đƣợc sƣ bao la, hùng vĩ của đất nƣớc, hình thành ý thức một cách sâu sắc về sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Và cũng nhờ những chuyến đi đó ông đã thu thập đƣợc vô số câu chuyện, tài liệu lịch sử về các sự kiện và nhân vật lịch sử cũng nhƣ thái độ của nhân dân đối với những nhân vật và sự kiện lịch sử đó.

Năm 110 TCN, Tƣ Mã Đàm qua đời. Trƣớc khi mất, Tƣ Mã Đàm cầm tay con mà dặn rằng: Tổ tiên ta đời đời làm sử quan, sau khi ta chết đi, thế con cũng nối nghiệp ta làm Thái sử. Khi làm thái sử con chớ quên những việc ta muốn bàn, muốn biết. Hiện nay, bốn biển một nhà, vua sáng tôi hiền, ta làm thái sử mà không chép đƣơc, rất lấy làm xấu hổ, con hãy nhớ lấy.

Sau ba năm mãn tang, ông thay cha làm thái sử lệnh. Ông đã vƣợt lên nỗi oan trái trong vụ Lí lăng, bắt tay vào viết bộ Sửkí để vừa thực hiện lời trăng trối của cha và cũng là thực hiện hoài bão của mình.

Trải qua nhiều năm và vƣợt qua những khó khăn về tƣ liệu, rốt cuộc Tƣ Mã Thiên cũng đã hoàn thành bộ Sửký. Với tác phẩm Sửký, bộ thông sửđầu tiên của Trung Quốc, ông đã ghi chép lịch sửTrung Quốc gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ đế. Toàn bộ tác phẩm gồm 12 bản kỷ, 10 biểu, 8 thƣ, 30 thế gia, 70 liệt truyện.

- Bản kỷ: Là sựtích các vua.

- Biểu: Là bảng tổng kết về niên đại.

- Thƣ: Là lịch sử các chế độ, các ngành riêng biệt nhƣ lễ, nhạc, kinh tế... - Thế gia: Là lịch sửcác chƣ hầu và những ngƣời có danh vọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liệt truyện: Chuyện các nhân vật lịch sử khác.

Qua 5 phần đó, Tƣ Mã Thiên đã ghi lại mọi mặt trong xã hội nhƣ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao... của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đó.

57

Tƣ Mã Thiên đã có đóng góp to lớn vào nền sử học Trung Quốc. Có thể nói ngày nay không một ai khi nghiên cứu về lịch sử cổ trung đại Trung Quốc mà không tham khảo tác phẩm của ông.

BAN CỐ

Cha của Ban Cố là Lan đài Lệnh sử thời Tây Hán. Tiếp bƣớc cha, Ban Cố cũng giữ chức Lan đài Lệnh sử thời Đông Hán, có nhiệm vụ bảo quản chỉnh lí sách vở, hồ sơ của nhà nƣớc, khởi thảo các văn kiện, biên soạn sử sách.

Hán thƣ của Ban Cố viết về lịch sử triều Tây Hán ghi chép lịch sử từ Hán Cao Tổ (206 TCN) cho đến cuối thời Vƣơng Mãng (năm 23 sau CN), tất cả có 230 năm. Hán thƣ bao gồm 12 bản kỷ, 8 điệu, 10 chí, 70 liệt truyện. Cuốn sử là một cuốn Đoan đại sử đƣợc viết theo thể kỉ truyện. Sau khi bộ Hán thƣ của ông ra đời, thể lệ biên soạn lịch sử lấy biểu, kỉ,

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học thế giới báo cáo tổng kết đề tài (Trang 51)