Sử học Thiên chúa giáo đầu thời Trung cổ

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học thế giới báo cáo tổng kết đề tài (Trang 48)

II Sử học châu Âu thời phong kiến

2. Sử học Thiên chúa giáo đầu thời Trung cổ

2.1. Saint Augustin (354 – 430)

Từ cuốn "Thành bang Đức Chúa Trời" của giám mục Hippone gồm 22 tập đƣợc biên soạn những năm 413 và 426 để đáp lại lời trách cứ rằng đạo Thiên chúa đã gây ra sự sụp đổ đế chế, trong đó có sự kiện lớn là thủ lĩnh tộc Visigoth Alaric chiếm thành Roma năm 410: thi thể của những ngƣời tử vì đạo không bảo vệ đƣợc thánh đƣờng Urbs và những nguyên tắc giáo hội Thiên chúa trong đó có nguyên tắc tha thứ đó là mềm yếu cuộc kháng chiến của nhà nƣớc.

Để chống lại những điều công kích này, Augustin đã viết các tập sách "Thành bang của Chúa Trời":

Tập 1 - X: Lập bảng điều tra về những cái đƣợc xem là điều thiện của tôn giáo cổ truyền La Mã. Các thành phố theo đạo Thiên chúa nhƣ Alexandrie, Constatinople và Carthage đều hoàn toàn thịnh vƣợng

Tập XI - XXII: Trình bày cuộc đấu tranh đang diễn ra giữa đức tin và vô thần, giữa thành bang nhà nƣớc tà giáo và thành bang về chúa Trời: Hai

48

thành bang trên đến mức đối kháng: " yêu mình đến mức khinh Chúa" và " yêu Chúa đến mức khinh mình".

Đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu là cốt lõi của lịch sử (say mê thống trị và một bên là phục vụ đồng loại).

Ảnh hƣởng của tác giả Thành bang Đức Chúa Trời rất lớn. Ngƣời ta đã lƣu giữ 500 bản thảo chủ chốt của ông, những tác phẩm đã đặt nền móng lý luận cho Thiên chúa giáo thời trung cổ.

Cuối thế kỷ VI, giáo hội Grégoire le Grand (590 - 604) - Trụ cột của tƣ duy trung cổ không phổ biến cái gì khác, ngoài một thứ chủ nghĩa Augustin sơ đẳng và phổ thông hóa".

Ngƣời ta rút ra rằng: Chúa Trời chi phối lịch sử giống nhƣ giới tự nhiên vậy, Chúa Trời có thể can thiệp bất cứ lúc nào vào quá trình lịch sử thông qua những phép lạ và những điều kỳ diệu.

2.2. RÉGOIRE DE TOURS (538 - 594)

Sinh năm 538 tại Clemont trong một gia đình nghị viện nổi tiếng ở xứ Gôlơ La Mã. Đƣợc ngƣời chú Nizier là giáo mục Lyon hƣớng dẫn bƣớc đầu học tập văn chƣơng và tôn giáo. Ông đƣợc phong linh mục, từ năm 573, ở tuổi 35 ông trở thành giám mục ở Tours và từ đó tham gia tích cực vào đời sống chính trị và tôn giáo của thời đại mình.

Ông đã để lại 10 cuốn sách lịch sử, trong đó có 7 cuốn chép về các phép lạ, 1 cuốn về đời sống các linh mục, 1 cuốn bình luận sách thánh ca, 1 cuốn viết về các cơ quan giáo hội.

Ngoài ra còn có 10 cuốn sách lịch sử đƣợc gọi là Lịch sử ngƣời Francs, đƣợc bắt đầu viết năm 575 hay năm 576. Trong đó cuốn 1 viết từ Ađam và Eva cho đến cái chết của thánh Martin năm 397. Cuốn 2 trình bày nguồn gốc và các cuộc chinh phục của ngƣời Franc đến khi Clôvis chết năm 511. Cuốn 3 viết từ năm 511 đến Theodebert chết. Cuốn 4 viết tiếp cho đến khi Sigebert chết năm 575.

Nhƣ vậy, đối với Grégoire de Tours, việc viết truyện thánh và lịch sử là không tách rời nhau, đây một xu hƣớng phổ biến của sử học thời trung đại.

49

Paul Diacre nhà sử học dân tộc ngƣời Lambards. Tên thật của ông là Paul Warnejried (ông tự gọi mình là Diacre) xuất thân từ gia đình quí tộc ngƣời Lombards. Ông sống nhiều năm trong triều đình và hoàn thành nền giáo dục của mình ở triều đình Parie. Ông làm gia sƣ cho con vua Didier và sau đó thì vào tu niệm dòng thánh Benoit ở Mont - Cassin. Ông đã từng đi truyền thụ kiến thức trong 4 năm (782 - 786) cho triều đình Charlemagne và cho trƣờng cung đình Aix La Chapelle. Sau khi trở ông đã dùng những năm tháng cuối đời để biên soạn về cuộc đời thánh Grégoire Le Grand và cuốn Lịch sử ngƣời Lombards bắt từ năm 500 đến năm 744 khi vua Liutpran qua đời.

Trong tác phẩm của ông đã điểm qua chân dung các vị anh hùng, chúa nhà vua chuyên chính và ngƣời lập pháp. Ông đã đƣa vào những khác biệt về tâm lý hay tƣ pháp xã hội để minh họa cho những sự kiện then chót trong tác phẩm.

2.4. RLODOARD DE REIMS (893/94 - 966)

Ông sinh ra ở Epernay năm 893 (hoặc 894), đƣợc đào tạo ở trƣờng dòng Reims, sau đó vào phục vụ tổng giám mục Hervé. Sau đó trở thành cha xứ Cormicy, sau đó bị phạt khỏi chức cha xứ. Ông có các tác phẩm nhƣ "Những chiến thắng của chúa Kitô và của các vị thánh của Ngƣời ở Palextin, ở Antioche và ở nƣớc Italia"; "Lịch sử giáo hội Reims" ... Lịch sử giáo hội ở Reims có hai phần: Lịch sử cổ đại và cận đại đến năm 883 và phần hiện đại từ năm 883 đến năm 948.

Đây là một cuốn sách ghi chép tiếp nối về các đức Giáo hoàng theo một dàn ý điển hình: nguồn gốc các vị giáo hoàng, tính thánh thiện, sự thành đạt, việc tích lũy tài sản, dinh thự.

Bộ sử không có sáng tạo gì lớn, song với tƣ cách một ngƣời thợ có ý thức về sử học, ông có đóng góp trong việc sử dụng các tài liệu lƣu trữ khá đa dạng, mặc dù các tác phẩm của ông có khuynh hƣớng ghi chép theo kiểu thƣ lại và chuyển từ viết lịch sử sang viết truyện thánh.

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học thế giới báo cáo tổng kết đề tài (Trang 48)