1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp khoa ngân hàng – tài chính về ngân hàng ngoại thương việt nam

24 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Bản báo cáo tổng hợp trên đây là những gì phản ánh rõ nét về tình hình hoạt động của Vietcombank trong những năm qua. Trong 2 tuần được tiếp cận tại đơn vị mà em đang thực tập cùng sự hoàn thành bản báo cáo tổng hợp, em nghĩ đây là những cơ sở ban đầu để em có thể chọn đề tài để hoàn thành cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em sắp tới. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn tới thầy cô giáo trường ĐHKTQD đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy Phan Hữu Nghị và tới các anh chị cán bộ Vietcombank nơi em đang thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành xong bản báo cáo này.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất khả quan, duy trì được tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao trong khu vực và tiếp tục chuyển biến theo hướng hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới theo đúng các lé trình hợp tác song phương và đa phương đã cam kết trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… nhất là những thành tựu về mặt kinh tế Có được những thành công như vậy là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước… Đồng thời là sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, các ngành, các vùng, các địa phương trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( NHNTVN ) nói riêng Hoà cùng tiến trình phát triển chung của đất nước, của ngành, trong năm qua Ngân hàng Ngoại thương là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng giúp cho các hoạt động kinh tế diễn ra một cách suôn sẻ hơn Được thành lập từ năm 1963, qua hơn 40 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank )

có những đóng góp rất lớn vào công cuộc kháng chiến và kiến quốc, đặc biệt trong những năm gần đây sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

đã đem lại những thúc đẩy rất tÝch cực đối với hoạt động chung của ngân hàng cũng như đối với kinh tế- xã hội ở nước ta Cho dù chặng đường phát triển phía trước còn nhiều thử thách, nhưng Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chắc chắn

sẽ tiếp tục vững bước vượt qua để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, chương trình tái cơ cấu và luôn luôn sẵn sàng cho quá trình cổ phần hoá

Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô còng nh được sự phân công của nhà trường và sự giúp đỡ của các anh chị cán bé Vietcombank, em đã tìm hiểu và

đưa ra nội dung của “Bản báo cáo tổng hợp” nh sau:

Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Phần II: Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 2

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Huy Líp : Tài chính

công K44

Giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo Phan Hữu Nghị thuộc khoa Ngân hàng-tài chính trường ĐHKTQD.

Đơn vị thực tập : Tại Hội sở chính NHNTVN

Địa chỉ : 198 Trần Quang Khải – Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội

Website : http://www.vcb.com.vn

Giám đốc hội sở chính : Mr Nguyễn Danh Lương

Cán bộ hướng dẫn thực tập : Mrs

Trang 3

Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1 Sù ra đời của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước sang thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng Việt Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo nghị định này thì về mặt đối ngoại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân độc lập, có vốn riêng, có trụ sở độc lập với Ngân hàng Nhà nước, có Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hoạt động theo điều lệ được công bố; về đối nội thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng của Cục Ngoại hối- một đơn vị tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, làm tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước trong quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn có tên giao dịch quốc

tế bằng tiếng Anh là “ Bank for Foreign Trade of Vietnam ”, tên tắt là Vietcombank Trụ sở chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hà nội

2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng mở rộng hệ thống nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Tính đến cuối năm 2004, hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bao gồm: 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2 và 47 phòng giao dịch trên toàn quốc; 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài; 3 công ty trực thuộc( Công ty Chứng khoán, Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản ); góp vốn cổ phần vào

Trang 4

6 doanh nghiệp ( 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty bất động sản, 1 công ty đầu tư

kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quĩ tín dụng; tham gia 4 liên doanh với nước ngoài Trong năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với một số ngân hàng trên thế giới, nâng tổng số ngân hàng đại lý lên khoảng 1250 ngân hàng tại gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Năm 2004, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bao gồm

*Các thành viên trong Hội đồng Quản trị (HĐQT):

Chủ tịch HĐQT là Ông Nguyễn Hoà Bình;

Thành viên kiêm Tổng giám đốc là Ông Vũ Viết Ngoạn;

Các thành viên còn lại là Ông Nguyễn Hữu Đức,Ông Trần Trọng Độ và bà

Nguyễn Thị Hoa;

*Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc-Ông Vũ Viết Ngoạn;

Phó Tổng giám đốc- Ông Nguyễn Phước Thanh, bà Nguyễn Thị Tâm, bà

Nguyễn Thu Hà, Ông Vũ Công Trứ, Ông Đinh Văn Mười;

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tổ chức theo sơ

đồ dưới đây:

Trang 5

Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 6

Mạng lới ngoài nớc

Các công

ty con

Sở giao dịch chi nhánh Các

Mạng lới trong nớc

Văn phòng đại diện Paris Moscow – –

Singapore

Công ty Tài chính Việt Nam tại Hồng Kông

Trang 7

3 Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam do đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam rất đa dạng và phong phú Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng nh:

+ Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ; + Chuyển tiền trong và ngoài nước;

+Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C- D/A- D/P);

+Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh;

+Bảo lãnh và tái bảo lãnh;

+Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn…;

+Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank- Visa Card, Vietcombank- Master Card,

Vietcombank American Express( sử dụng trong và ngoài nước rút tiền mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 sử dụng trong nước;

+Làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ quốc tế nh: Visa, Master Card,

American Express, JCB và Dines Club;

+Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram…; +Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính;

+Dịch vô E-Banking, Home-Banking;

Bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng không chỉ trong nước mà còn cả khách hàng nước ngoài Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại trong nước phát triển và thóc đẩy sự giao thương buôn bán giữa Việt Nam với các tổ chức quốc

tế, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Như vậy, qua hoạt động cung cấp các dịch vụ của mình Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại đó là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư là cầu nối giữa người cần vốn và

Trang 8

người có vốn, đồng thời tạo phương tiện thanh toán và là trung gian thanh toán đặc biệt giúp cho các cuộc giao dịch mua bán giữa trong nước với nước ngoài diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm hiệu quả

Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ giá góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường quốc tế, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển đất nước của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tham gia các hoạt động xã hội , qua đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với các địa phương, các khách hàng của mình ngày càng gắn

bó chặt chẽ

phần II: Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và phương

hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1 Những thành tựu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được :

Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã và đang ngày càng vững bước trên đà phát triển, qua hơn 40 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, rất nhiều khó khăn, thử thách dưới sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngò cán bộ lãnh đạo, công nhân viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đem lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bộ mặt như ngày hôm nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có rất nhiều những công lao trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đặc biệt là những đóng góp trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nước ta chuyển từ thời kỳ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước Có thể nói, 40 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gắn liền với thời kỳ cách mạng vẻ vang của đất nước, của ngành ngân hàng

Trước hết chúng ta sẽ xem xét những đóng góp, những thành tựu mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ đầu thành lập Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam góp phần vào thực hiện hai nhiệm

Trang 9

vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân téc dân chủ nhân dân ở miền Nam, khôi phục và phát triển kinh tế Nhiệm vụ đối nội của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là tham mưu cho Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế nhằm phục vụ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ Hoạch định chính sách quản lý ngoại hối trong điều kiện nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương, ngoại tệ; xây dựng cơ chế đa tỷ giá ngoại tệ, áp dụng trong các quan hệ thanh toán mậu dịch quốc tế, phi mậu dịch nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hóa, hợp tác khoa học, kỹ thuật và giáo dục giữa Việt Nam với các nước thuộc các khu vực khác nhau Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại như vận tải, bảo hiểm, du lịch, cung ứng tàu biển… các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay

nợ viện trợ với các nước bạn bè đều được tập trung toàn bộ vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chính từ vị thế đặc biệt trên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã sớm thành ngân hàng thương mại chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại duy nhất ở Việt Nam sánh vai với các ngân hàng quốc tế ở khắp các châu lục

Tiếp đến là thời kỳ sau khi thống nhất tổ quốc, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước Khi đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương diện: độc quyền ngoại tệ, độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu, độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế

Với chức năng độc quyền ngoại tệ, Vietcombank nắm giữ quỹ ngoại tệ quốc gia Mọi nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư phải ký gửi hoặc bán ngay cho ngân hàng Ngân hàng cũng là người duy nhất được mở tài khoản ký gửi ngoại tệ ở hải ngoại, là người duy nhất được vay mượn, bảo lãnh sự vay mượn của các tổ chức tài chính, các chủ nợ thương mại và trong nhiều trường hợp được Chính phủ uỷ nhiệm ký và nhận nợ các khoản vay nhà nước Do đó,

Trang 10

ngân hàng cũng là người trực tiếp tham gia xử lý cân đối ngoại tệ của quốc gia

để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ Ngoài việc cấp phát ngoại tệ (cấp phát ngoại tệ hiểu theo cơ chế bao cấp là bán ngoại tệ theo tỷ giá cố định của Nhà nước) theo kế hoạch nhập khẩu, Vietcombank còn cấp phát ngoại tệ chi tiêu phi mậu dịch như chi phí ngoại giao, kinh phí cho các đoàn ra nước ngoài

Với chức năng độc quyền tín dụng xuất nhập khẩu, Vietcombank là người duy nhất cho vay ngoại tệ trong nền kinh tế quốc dân (xuất nhập khẩu, dịch vụ,

du lịch…), đồng thời cũng là người duy nhất quản lý việc hạch toán và cấp

“quyền sử dụng ngoại tệ ” Vietcombank cũng là người duy nhất đầu tư hùn vốn

và bảo lãnh cho các liên doanh Việt Nam với nước ngoài

Với chức năng độc quyền thanh toán quốc tế, Vietcombank đã nắm giữ 100% thị phần thanh toán quốc tế của cả nước qua các phương thức thanh toán Clearing xã hội chủ nghĩa, thanh toán qua Rúp chuyển nhượng, thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi

Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian này diễn ra một cách sôi động trong đời sống kinh tế của đất nước đều phản ánh các chức năng độc quyền của nó Có thể kể ra đây những hoạt động của nó trong thời kỳ này đó là hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch,Vietcombank với ngành vận tải biển và ngành dầu khí, tìm kiếm ngoại tệ để nhập khẩu và thực hiện các hiệp định tài chính của Chính phủ, thực hiện chính sách kiều hối, thanh toán quốc tế…Đầu tiên là hoạt động huy động vốn; vốn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mọi tổ chức kinh tế, mọi doanh nghiệp và nó càng quan trọng hơn đối với các ngân hàng vì nó quyết định khối lượng tín dụng được cung ứng, khả năng thanh toán, cấp bậc xếp hạng của một ngân hàng trên thương trường.Vietcombank vốn điều lệ chỉ có 5 triệu đồng, sau nhiều đợt đổi tiền vốn chỉ còn 500.000 đồng vào cuối những năm 80 Trong nhiều năm dù không có vốn tự có nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn hoạt động trên thương trường trong và ngoài nước, bởi lẽ người ta nhận thấy đó là một ngân hàng của Nhà nước được độc quyền về ngoại tệ, về cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu và về thanh toán với nước ngoài

Trang 11

Nguồn vốn huy động của Vietcombank khá đa dạng: vốn trên các tài khoản ký gửi của khách hàng, vốn vay bao cấp từ Ngân hàng Nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn trong thanh toán khác Vốn huy động tiền gửi trong nước có tỷ trọng không đáng kể, đó chủ yếu là tiền gửi của các đơn vị xuất nhập khẩu ngoại thương, các công ty du lịch, dịch vụ, các cửa hàng Intershop, Vietcombank chưa huy động vốn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư Vốn vay mượn nước ngoài là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất và là nguồn vốn chủ yếu trong cơ cấu vốn của Vietcombank, nguồn vốn này tăng trưởng với tốc độ khá cao từ 2.821 triệu đồng vào thời điểm 31-12-1980 lên 21.361 triệu đồng vào thời điểm 31-12-1985 Vốn vay nước ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau: vay trực tiếp bằng ngoại tệ (như năm 1980 vay Ngân hàng Tiệp Khắc 5 triệu USD kỳ hạn 5 năm, vay Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế năm 1985 với số tiền 40 triệu DM kỳ hạn trả năm

1990, vay IMF khoảng 200 triệu USD vào những năm 1978-1981 …); các khoản vay nhập hàng hóa, từ năm 1976 đến 1990 Vietcombank đã vay nhập theo kế hoạch Nhà nước trên thương trường quốc tế khoảng 572 triệu USD, tương đương 5,2 tỷ đồng Việt Nam (tính theo tỷ giá 18VNĐ/USD); vốn hình thành trên tài khoản thanh toán Clearing với các nước Xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt là với Liên Xô…Về cơ cấu vốn không thể không nhắc tới quan hệ về vốn với ngân sách nhà nước là quan hệ hai chiều, sự có đi có lại trong nền kinh tế bao cấp Cơ cấu vốn của Vietcombank thời hỳ này chủ yếu là vốn vay nước ngoài và vốn bao cấp trong thanh toán vãng lai với Ngân hàng Nhà nước

Tiếp theo là hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch, Vietcombank là ngân hàng thương mại, được độc quyền cung ứng tín dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ đối ngoại trong cả nước Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay cả bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, bảo lãnh ngoại tệ, liên doanh- hình thức mới trong đầu

tư Những năm sau thống nhất đất nước, với nguồn vốn đã huy động được trong

và ngoài nước và tiếp nhận nguồn vốn của Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành hoạt động cho vay, đầu tư, tài trợ cho các hoạt động kinh tế của đất nước Vietcombank cung ứng cho các đơn vị xuất nhập

Trang 12

khẩu, các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch, các khoản tín dụng bằng VND để thu mua hàng xuất khẩu để thanh toán hàng nhập, kinh doanh dịch vụ và đầu tư nâng cấp hệ thống khách sạn, đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu kho tàng, các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu Vốn tín dụng bằng VND thời kỳ này được cung ứng dưới dạng cho vay hàng xuất khẩu( tập trung cho thu mua hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn như gạo, cà phê, tôm đông lạnh, than đá…), cho vay hàng nhập (cấp phát để thanh toán tiền nhập hàng của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước ngoài xã hội chủ nghĩa), cho vay cung ứng dịch vụ Dưới đây

là một vài số liệu thể hiện hoạt động cho vay bằng VND của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong một số năm

Bảng 1 Doanh sè cho vay và thu nợ qua một số năm

Cho vaydịch vô

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn cho vay ngoại tệ từ năm 1980 sau khi có chủ trương cho địa phương xuất khẩu, xuất khẩu ngoài kế hoạch, hàng loạt đơn vị tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ của Vietcombank Các đơn vị đó là các công ty lớn như viễn thông, hàng không, lương thực, vật tư nông nghiệp, tàu biển, khách sạn quốc tế, các công ty xuất nhập khẩu địa phương, các nhà máy, xí nghiệp, các trung tâm lắp ráp điện tử thuộc các viện, các trường đại học, các đơn

vị kinh tế của quân đội, công an, của các tổ chức đoàn thể… Các nguồn vốn

Ngày đăng: 09/09/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w