1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 08 - 2003.doc

80 1,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 717 KB

Nội dung

Bài giảng Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 08 - 2003.

Trang 1

về chất lượng công trình xây dựng -

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG

HÀ NỘI – 8/2003

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG

Trang 2

Người soạn : LÊ VĂN THỊNH

Chuyên viên chính Cục Giám định Nhànước

về chất lượng công trình xây dựng

Chương I

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

I KHÁI NIỆM - CHỦ THỂ - NGUYÊN TẮC - HIỆU LỰC – BIỆN PHÁPBẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TỂ

1 Khái niệm hợp đồng kinh tế (HĐKT)

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữacác bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,nghiên cứu, ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mụcđích kinh doanh với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xâydựng và thực hiện kế hoạch của mình

Trang 3

Theo qui định của pháp luật, là người đã được cấp giấy phép kinh doanhvà đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định vềđăng ký kinh doanh.

3 Nguyên tắc ký kết và thực hiện HĐKT

Theo tinh thần của Pháp lệnh HĐKT, khi ký kết và thực hiện HĐKT cầnquán triệt các nguyên tắc sau: "Tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền vànghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật"

Riêng loại HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh phải tuân theo nguyên tắc "bìnhđẳng, hợp tác cùng có lợi và trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản"

4 Hiệu lực pháp lý của HĐKT

4.1.Trường hợp HĐKT được ký kết bằng văn bản

HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm cácbên đã ký vào văn bản

4.2 Trường hợp HĐKT được ký kết bằng tài liệu giao dịch

HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ khi các bênnhận được tài liệu qui định thể hiện sự thỏa thuận về tất cả những điều khoảnchủ yếu của HĐKT

5 Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT 5.1 Thế chấp tài sản

Là trường hợp dùng động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộcquyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện HĐKT đã ký kết .

5.2 Cầm cố tài sản

Là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệhợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm HĐKT đãký kết.

5.3 Bảo lãnh tài sản

Là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnhđể chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạmHĐKT đã ký kết

Trang 4

6 Những HĐKT trái pháp luật 6.1 HĐKT vô hiệu toàn bộ

Những HĐKT vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây:a) Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật;

b) Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo quiđịnh của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.

6.2 HĐKT vô hiệu từng phần

HĐKT bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điềucấm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại củahợp đồng.

II CƠ CẤU CỦA VĂN BẢN HỢP ĐỔNG KINH TẾ1 Khái niệm văn bản HĐKT và các loại văn bản HĐKT

1.1 Khái niệm văn bản HĐKT

Văn bản HĐKT lâ một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của HĐKT tựxây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật nhà nước về HĐKT; văn bảnnày có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điềukhoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong HĐKT Nhà nước thực hiện sựkiểm soát và bảo hộ quyền lợi cho các bên khi cần thiết và dựa trên cơ sở nộidung văn bản HĐKT đã ký kết

1.2 Các loại văn bản HĐKT trong thực tế sản xuất kinh doanh

- Hợp đồng mua bán hàng hóa;- Hợp đồng mua bán ngoại thương; - Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu ;- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;- Hợp đồng kinh tế dịch vụ ;

- Hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng ; - Hợp đồng gia công đặt hàng;

- Hợp đồng nghiên cứu khoa học - triển khai kỹ thuật;- Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Hợp đồng liên doanh, liên kết v.v .

Trang 5

2 Cơ cấu chung của một vãn bản HĐKT 2.1 Phần mở đầu

Bao gồm các nội dung sau :

a) Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của

nó cớ tính chất pháp lý, riêng trong hợp đồng mua bán ngoại thương không ghiquốc hiệu vì các chủ thể loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau

b) Số và ký hiệu hợp đồng: Thường ghi ở dưới tên văn bản hoặc ở góc trái

của văn bản HĐKT, nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cầnthiết, phần ký hiệu hợp đồng thờng là những chữ viết tắt của tên chủng loại hợpđồng Ví dụ: Hợp đồng số 07/HĐMB (Số ký hiệu của loại hợp đồng mua bánhàng hóa).

c) Tên hợp đồng: Thường lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể ghi chữ

to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu.

d) Những căn cứ xác lập hợp đồng: Khi lập hợp đồng phải nêu những vănbản pháp qui của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực HĐKT như các pháp lệnh, nghịđịnh, quyết định v.v Phải nêu cả văn bản hướng dẫn của các ngành, của chínhquyền địa phương, có thể phải nêu cả sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trongcác cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó

e) Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Phải ghi nhận rõ vấn đề này vì nólà cái mốc quan trọng đánh dấu sự thiết lập HĐKT xảy ra trong một thời gian,không gian cụ thể để chứng minh sự giao dịch của các bên, khi cần thiết nhànước sẽ thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát, đồng thời nó cũng là căn cứ quantrọng dựa vào đó các chủ thể ấn định thời hạn của hợp đồng được bắt đầu và kếtthúc lúc nào, thông thường thời gian ký kết là thời điểm để các thỏa thuận ấnđịnh cho hợp đồng bắt đầu có hiệu lực Ví dụ hợp đồng này có hiệu lực 18 tháng

kể từ ngày ký

2.2 Phần thông tin về chủ thể hợp đồng

Bao gồm các nội dung sau:

a) Tên đơn vị hoặc cá nhân tham gia HĐKT (gọi những là tên doanh

nghiệp)

- Để loại trừ khả năng bị lừa đảo các bên phải kiểm tra lẫn nhau về tưcách pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác kiểm tra sự hoạt

Trang 6

động thực tế của tổ chức này xem có trong danh sách các tổ chức bị chính quyềnthông báo vỡ nợ, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể không.

b) Địa chỉ doanh nghiệp: Trong hợp đồng phải ghi rõ nơi có trụ sở pháp

nhân đồng, khi cần các bên có thể tìm đến nhau để liên hệ giao dịch hoặc tìmhiểu rõ ràng trước khi ký kết HĐKT, yêu cầu các bên phải ghi rõ số nhà, đườngphố, xóm ấp, phường, xã, quận, huyện Nếu thực tâm có ý thức phối hợp làmăn

lâu dài, đàng hoàng họ sẽ khai đúng và đầy đủ .

c) Điện thoại, Telex, Fax: Đây là những phương tiện thông tin quan trọng,

mỗi chủ thể hợp đồng thông thường họ có số đặc định cho phương tiện thông tinđể giao dịch với nhau, giảm bớt được chi phí đi lại liên hệ, trừ những trường hợpbắt buộc phải gặp mặt.

d) Tài khoản mở tại ngân hàng: Đây là vấn đề được các bên hợp đồng đặc

biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi đối tác biết số tài khoản lượng tiềnhiện có trong tài khoản mở tại ngân hàng nào, họ tin tưởng ở khả năng đượcthanh toán sòng phẳng để yên tâm ký kết và thực hiện hợp đồng, cũng cần đềphòng trường hợp đối tác chỉ đưa ra những số tài khoản đã cạn tiền nhầm ý đồchiếm dụng vốn hoặc lừa đảo; muốn nắm vững số lượng tiền trong tài khoản,cần có biện pháp kiểm tra tại ngân hàng mà đối tác có mở tài khoản đó trước khìký kết

e) Người đại diện ký kết : Về nguyên tắc phải là người đứng đầu pháp

nhân hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu là doanhnghiệp tư nhân, nhưng pháp luật HĐKT vẫn cho phép họ được ủy quyền cho ng-ười khác với điều kiện họ phải viết giấy ủy quyền

g) Giấy ủy quyền: Phải ghi rõ số lưu, thời gian viết ủy quyền, chức vụ

ng-ưi ký giấy ủy quyền, đồng thời phải ghi rõ họ tên; chức vụ số Chứng minh nhândân (CMND) của người được ủy quyền, nội dung phạm vi công việc ủy quyềnvà thời hạn ủy quyền, pháp luật bắt buộc người thủ trưởng ủy quyền đó phảichịu mới trách nhiệm như chính bản thân họ đã ký hợp đồng, nhng dù sao thìbên đối tác vẫn cần phải kiểm tra kỹ những điều kiện trên của giấy ủy quyền tr-ước khi đồng ý ký kết hợp đồng.

2.3 Phần nội dung của văn bản HĐKT

Thông thường một văn bản HĐKT có các điều khoản sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng: Tính bằng số lượng, khối lượng, giá trị qui ước mà các bên thỏa thuận bằng tiền hay ngoại tệ;

Trang 7

-b) Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóahoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

c) Giá cả; d) Bảo hành ;

e) Điều kiện nghiệm thu giao nhận; g) Phương thức thanh toán;

- Những điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có

để hình thành nên một chủng loại hợp đồng cụ thể được các bên quan tâm thỏathuận trước tiên nếu thiếu một trong các điều khoản căn bản của chủng loại hợpđồng đó thì văn bản HĐKT đó không có giá trị Chẳng hạn trong hợp đồng muabán hàng hóa phải có các điều khoản căn bản như số lượng hàng, chất lượng quicách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thanh toán lànhững điều khoản căn bản của chủng loại HĐKT mua bán hàng hóa.

- Những điều khoản thường lệ: Là những điều khoản đã được pháp luật

điều chỉnh, các bên có thể ghi hoặc không ghi vào văn bản HĐKT.

Nếu không ghi vào văn bản HĐKT thì coi như các bên mặc nhiên công

nhận là phải có trách nhiệm thực hiện những qui định đó Nếu các bên thỏathuận ghi vào hợp đồng thì nội dung không được trái với những điều pháp luậtđã qui định Ví dụ: điều khoản về bồi thường thiệt hại, điều khoản về thuế …

- Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với

nhau khi cha có qui định của nhà nước hoặc đã có qui định của nhà nước nhưngcác bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên màkhông trái với pháp luật Ví dụ: Điều khoản về thưởng vật chất khi thực hiệnhợp đồng xong trước thời hạn, điều khoản về thanh toán bằng vàng; ngoại tệthay tiền mặt v.v…

2.4 Phần ký hết HĐKT

Trang 8

a) Số lượng bản hợp đổng cần ký: Xuất phát từ yêu cầu lưu giữ, cần quanhệ giao dịch với các cơ quan ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp

trên v.v mà các bên cần thỏa thuận lập ra số lượng bao nhiêu bản là vừa đủ,

vấn đề quan trọng là các bản hợp đồng đó phải cố nội dung giống nhau và có giátrị pháp lý như nhau.

b) Đại diện các bên ký kết: Mỗi bên chỉ cần cử một người đại diện ký kết,thông thường là thủ trưởng cơ quan hoặc người đứng tên trong giấy phép đăngký kinh doanh, pháp luật cho phép họ được ủy quyền bằng giấy tờ cho ngườikhác ký Theo tinh thần pháp lệnh hợp đồng kinh tế từ khi nó có hiệu lực ngườikế toán trưởng không bắt buộc phải cùng ký vào HĐKT với thủ trưởng như tr-ước đây nữa Việc ký hợp đồng có thể thực hiện một cách gián tiếp như : mộtbên soạn thảo ký trước rồi gửi cho bên đối tác, nếu đồng ý với nội dung thỏathuận bên kia đưa ra và ký vào hợp đồng thì sẽ có giá trị như trường hợp trựctiếp gặp nhau ký kết Những người có trách nhiệm ký kết phải lưu ý ký đúngchữ ký đã đăng ký và thông báo, không chấp nhận loại chữ ký tắt, chữ ký mớithay đổi khác với chữ ký đã đăng ký với cấp trên, việc đóng dấu cơ quan bêncạnh người đại diện ký kết có tác dụng tăng thêm sự long trọng và tin tưởngcủa đối tác

nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc trong thủ tục ký kết hợp đồng

3 Vãn bản phụ lục HĐKT và biên bản bổ sung HĐKT3.1 Văn bản phụ lục HĐKT

Việc lập và ký kết văn bản phụ lục HĐKT được áp dụng trong hợp cácbên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của HĐKT mà khi ký kếtHĐKT các bên chưa cụ thể hóa được Chẳng hạn : một HĐ mua bán hàng hóacó thời hạn thực hiện trong một năm, lúc ký kết các bên chưa qui định cụ thể sốlượng hàng hóa giao nhận hàng tháng Trong quá trình thực hiện, mỗi tháng haibên ký phụ lục để qui định rõ số lượng hàng hóa giao nhận trong tháng đó.

a) Nguyên tắc chung khi xây dựng văn bản phụ lục HĐKT là không đượctrái với nội dung của văn bản HĐKT đã ký kết.

b) Thủ tục và cách thức ký kết phụ lục HĐKT: tương tự như thủ tục vàcách thức ký kết HĐKT.

c) Về giá trị pháp lý: phụ lục HĐKT là một bộ phận cụ thể không tách rời

HĐKT, nó có giá trị pháp lý như bản HĐKT

d) Cơ cấu của văn bản phụ lục HĐKT cũng bao gồm các phần như vănbản HĐKT (có thể bỏ bớt mục căn cứ xây dựng HĐKT).

Trang 9

3.2 Biên bản bổ sung HĐKT

a) Trong quá trình thực hiện HĐKT, các bên có thể xác lập và ký biên bảnbổ sung những điều mới thỏa thuận như thêm bớt hoặc thay đổi nội dung cácđiều khoản của HĐKT đang thực hiện Biên bản bổ sung có giá trị pháp lý nhưHĐKT Chẳng hạn, khi ký kết HĐKT hai bên thỏa thuận thời gian hoàn thànhcông trình là một năm kể từ ngày ký, quá trình thi công gặp nhiều trở ngạikhách quan hai bên bàn bạc thỏa thuận kéo dài thời gian giao nhận công trìnhthêm 3 tháng nữa Trong trường hợp đó hai bên phải lập biên bản bổ sungHĐKT

b) Về cơ cấu, biên bản bổ sung HĐKT cần có các yếu tố sau:- Quốc hiệu;

- Tên biên bản bổ sung;

- Thời gian, địa điểm lập biên bản;

- Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng;- Lý do lập biên bản bổ sung;

- Nội dung thỏa thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điềukhoản của hợp đồng đã ký;

- Sự cam kết thực hiện những thỏa thuận trong biên bản bổ sung

- Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được ủy quyền ký kếtHĐKT thì có quyền ký biên bản bổ sung HĐKT.

III NGÔN NGỮ VÀ VĂN PHẠM TRONG SOẠN THẢO HỢP ĐỒNGKINH TẾ

1 Những yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế

1.1 Ngôn ngữ trong các văn bản HĐKT phải chính xác, cụ thể, đơnnghĩa

a) Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ phải chính xác

Những từ sử dụng trong giao dịch HĐKT phải thể hiện đúng ý chí của cácbên ký kết, đòi hỏi người lập hợp đồng phải có vốn từ vựng trong lĩnh vực kinhtế phong phú, sâu sắc mới có thể xây dựng được bản HĐKT chặt chữ về từ ngữ,

Trang 10

không gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc, phí tổn nhiều tiền bạc và công sức, đặcbiệt là trong các hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa khi thỏathuận về chất lượng công việc dịch vụ và phẩm chất qui cách hàng hóa phải hếtsức thận trọng sử dụng thuật ngữ.

b) Ngôn ngữ hợp đồng phải cụ thể

Khi thỏa thuận về điều khoản nào các chủ thể ký kết hợp đồng phải chọnnhững số liệu, những ngôn từ chỉ đích danh ý định, mục tiêu hoặc nội dung màhọ đang bàn đến nhằm đạt được, tránh dùng từ ngữ chung chung, đây cũng lànhững thủ thuật để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng

của những kẻ thiếu thiện chí .

c) Ngôn ngữ hợp đồng phải đơn nghĩa

Từ ngữ của hợp đồng phải có sự chọn lọc chặt chẽ, thể hiện đúng mụcđích của chủ thể đề nghị ký kết hợp đồng, tránh dùng những từ có thể hiểu haiba nghĩa; nó vừa mâu thuẫn với yêu cầu chính xác, cụ thể, vừa có thể tạo ra khehở cho kẻ xấu tham gia hợp đồng lợi dụng gây thiệt hại cho đối tác hoặc trốntránh trách nhiệm khi có hành vi vi phạm HĐKT, vì họ có quyền thực hiện theonhững ý nghĩa của từ ngữ mà họ thấy có lợi nhất cho họ, dù cho đối tác có bịthiệt hại nghiêm trọng rồi sau đó họ sẽ có cơ sở để biện luận, để thoái thác trách

nhiệm Ví dụ : "Bên B phải thanh toán cho bên A bằng ngoại tệ " ý đồ

của bên A là muốn được thanh toán bằng Euro như mọi trường hợp làm ăn vớingười thiện chí khác nhưng bên B lại thanh toán bằng USD cũng là ngoại tệnhưng giá trị không ổn định, kém hiệu lực so với Euro.

1.2 Chỉ được sử dụng từ thông dụng, phổ biến trong các văn bảnHĐKT, tránh dùng các thổ ngữ (tiếng địa phương) hoặc tiếng lóng

Quan hệ HĐKT là những quan hệ rất đa dạng với nhiều loại cơ quan, đơnvị và các doanh nghiệp tư nhân ở mọi miền đất nước, trong tình hình hiện naynhà nước lại đang mở rộng cửa cho các giao dịch với nhiều cá nhân và tổ chứcnước ngoài, các bên hợp đồng cần phải được hiểu đúng, chính xác ý chí củanhau thì việc giao dịch mới nhanh chóng thành đạt, phải dùng tiếng phổ thôngmới tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cùng hiểu, dễ hiểu, tránh được tình trạnghiểu lầm, dẫn tới việc thực hiện hợp đồng sai, gây ra thiệt hại cho cả hai bên,đồng thời trong quan hệ với nước ngoài việc dùng tiếng phổ thông mới tạo ra sựtiện lợi cho việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài, giúp cho người nước ngoài hiểuđược đúng đắn, để việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả cao, giữ được mối tươnggiao bền chặt lâu dài thì làm ăn mới phát đạt được, đó cũng là yếu tố quan trọngđể gây niềm tin ở đối tác trong các loại hợp đồng Một hợp đồng được ký kết vàthực hiện còn có thể liên quan đến các cơ quan khác có chức nặng nhiệm vụphải nghiên cứu, xem xét nội dung của bản hợp đồng như : ngân hàng, thuế, vụ,

hải quan, trọng tài kinh tế Các cơ quan này cần phải được hiểu rõ, hiểu chính

Trang 11

xác trong các trường hợp cần thiết liên quan đến chức năng hoạt động của họ đểcó thể giải quyết được đúng đắn Tóm lại trong nội dung của bản HĐKT việcdùng tiếng địa phương, tiếng lóng là biểu hiện của sự tùy tiện trái với tính chấtpháp lý, nghiêm túc mà bản thân loại văn bản này đòi hỏi phải có.

1.3 Trong văn bản HĐKT không được tùy tiện ghép chữ, ghép tiếng,không tùy tiện thay đổi từ ngữ pháp lý và kinh tế

Việc ghép chữ, ghép tiếng dễ dẫn đến sự hiểu nhầm ý chí của các bên chủthể, việc thay đổi ngôn từ pháp lý trong hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng vậndụng bị sai lạc, việc thực hiện HĐKT thất bại Chẳng hạn pháp luật qui định khi

xây dựng HĐKT phải thỏa thuận "về thời hạn có hiệu lực của HĐKT "

Không được tùy tiện ghép chữ và thay đổi ngôn từ pháp lý thành điều khoản"Thời hiệu của HĐKT" đến đây có thể làm sai lạc ý nghĩa của từ nghĩ ban đầu.

1.4 Trong văn bản HĐKT không được dùng chữ thừa vô ích, không

tùy tiện dùng chữ "v.v " hoặc dấu "?" và dấu " "

Xuất phát từ yêu cầu bắt buộc trong bản thân nội dung HĐKT phải chínhxác, chặt chẽ, cụ thể như mọi văn bản pháp qui khác, không thể chấp nhận vàdung nạp chữ thừa vô ích làm mất đi tính nghiêm túc của sự thỏa thuận phục vụsản xuất kinh doanh do pháp luật nhà nước điều chỉnh, đó là chưa kể đến khảnăng chữ thừa còn có thể chứa đựng ý sai làm lạc đi mục tiêu của sự thỏa thuậntrong nội dung hợp đồng.

Ví dụ: "Bên A có thể sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng

qui cách đã thỏa thuận trên." Trong trường hợp này bên B vẫn còn hy vọng mộtkhả năng bên A chấp nhận hàng sai quy cách mà bên A thực tế không có ý đó,nhưng do người lập viết thừa dẫn tới sai lạc ý chí trong thỏa thuận của HĐKT.

Việc dùng loại chữ "v.v ." hoặc dấu " ." là nhằm liệt kê hàng loạt tạo

điều kiện cho người đọc hiểu một cách trừu tượng rằng còn rất nhiều nội dungtương tự không cần thiết phải viết ra hết hoặc không có khả năng liệt kê toàn bộra hết, điều này trong văn phạm pháp lý và hợp đồng không thể chấp nhận vì nócũng trái với nguyên tắc chính xác, cụ thể của văn bản HĐKT và có thể bị lợidụng làm sai đi những nội dung thỏa thuận của hợp đồng, chưa đưa ra bàn bạc,thỏa thuận trước các bên hợp đồng thì không cho phép thúc hiện nó vì nó chưađược đủ hai bên xem xét quyết định Thực tế trong văn phạm của các loại văn

bản pháp qui và hợp đồng hầu như không sử dụng chữ "v.v " hoặc " " '

2- Yêu cầu về văn phạm trong soạn thảo hợp đồng kinh tế

2.1 Văn phạm trong hợp đồng kinh tế phải nghiêm túc, dứt khoát

Trang 12

Tính nghiêm túc, dứt khoát của hành văn trong các văn bản HĐKT thểhiện ở tính mục đích được ghi nhận một cách trung thực, trong hoàn cảnh cácbên bàn luận để tiến hành làm ăn kinh tế rất nghiêm túc, đi tới những nội dungthỏa thuận rất thiết thực, kết quả của nó là các lợi ích kinh tế, hậu quả của nó làsự thua lỗ, phá sản, thậm chí bản thân người ký kết và chỉ đạo thực hiện phảigánh chịu sự trừng phạt bằng đủ loại hình thức cưỡng chế, từ cảnh cáo, cáchchức đến giam cầm, tù tội kèm theo cả sự đền bồi tài sản cho chủ sở hữu giaocho họ quản lý Tóm lại HĐKT thực chất là những phương án làm ăn có hai bênkiểm tra, chi phối lẫn nhau, trong nội dung đó tất nhiên không thể chấp nhận sựmô tả dông dài, thiếu nghiêm túc, thiếu chặt chẽ và dứt khoát.

2.2 Văn phạm trong hợp đồng kinh tế phải rõ ràng, ngắn gọn và đầy

đủ ý

a) Việc sử dụng từ ngữ chính xác, cụ thể sẽ dẫn tới những hành văn rõràng, ngắn gọn, đòi hỏi việc sử dụng các dấu chấm (.), dấu phẩy (,) phải chínhxác, thể hiện được rõ ý, không được phép biện luận dài dòng, làm sai lạc nộidung thỏa thuận nghiêm túc của các bên, hoặc làm loãng đi vấn đề cốt yếu cầnquan tâm trong các điều khoản của HĐKT.

b) Đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải chứa đựng đầy đủ cácthông tin cần thiết về những nội dung mà hai bên cần thỏa thuận trong hợpđồng; ngắn gọn dẫn tới phản ảnh thiếu ý, thiếu nội dung là biểu hiện của sự tắctrách, chú trọng mặt hình thức mà bỏ mặt nội dung, tức là bỏ vấn đề cốt yếu củaHĐKT Cách lập HĐKT như vậy bị coi là khiếm khuyết lớn, không thể chấpnhận được.

Chương II

HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG

I NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Vai trò của ngành xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có vị trí hết sức quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ công tác xây dựng cơ bản là nhằmtăng tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân với tốc độ nhanh, vừa tái sản xuấtgiản đơn, vừa tái sản xuất mở rộng các loại tài sản cố định của các ngành thuộclĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất, bằng cách xây dựng mới,xây dựng mở rộng, xây dựng khôi phục và sửa chữa tài sản cố định.

Xây dựng cơ bản là ngành có liên quan hầu hết các ngành kinh tế văn hóa,xã hội trong nền lĩnh tế quốc dân mà đặc biệt đối với các ngành sản xuất công

Trang 13

nghiệp, nông nghiệp, vận tải, các ngành khoa học - kỹ thuật v.v … Xây dựng cơbản còn liên quan đến việc xây dựng và củng cố quốc phòng

Thực hiện công tác đầu tư và xây dựng phải tuân thủ nghiêm túc nhữngqui định về trình tự công tác đầu tư và xây dựng được thể chế hóa bằng các vănbản pháp qui của Nhà nước.

Sản phẩm đầu tư và xây dựng là những công trình xây dựng thường mangtính đơn chiếc, đa dạng, giá trị sản phẩm lớn, phải sản xuất trong một thời giandài, nhưng thời gian sử dụng cũng rất lâu dài Sản phẩm xây dựng rất khó sửachữa khuyết tật ,nếu bị hư hỏng sẽ gây tốn kém rất lớn về tiền của và công sức

2 Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng

a) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phùhợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trongtừng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần

của nhân dân.

b- Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả caonhất, chống tham ô, lãng phí.

c- Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêucầu

bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thờihạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

3- Những nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng

Công tác quản lý đầu tư và xây dựng phải được tiến hành theo các nguyêntắc cơ bản sau đây:

a) Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý vềđầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư Thựchiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật.

b) Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhànước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanhnghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xâydựng quy định đối với từng loại vốn.

Trang 14

c) Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉquản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.

d) Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước,của chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xâydựng.

4 Sản phẩm đầu tư xây dựng

Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh ( baogồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong ) Sản phẩm đầu tư xây dựnglà kết tinh của các thành quả khoa học – công nghệ và tổ chức sản xuất của toànxã hội ở một thời kỳ nhất định Nó là sản phẩm có tính liên ngành , trong đónhững lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu : chủ đầu tư; các doanhnghiệp tư vấn đầu tư xây dựng , các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp ; các doanhnghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho dự án như thiết bị công nghệ, vật tưthiết bị xây dựng ; các doanh nghiệp cung ứng ; các tổ chức dịch vụ ngân hàngvà tài chính ; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Quá trình sản xuất sản phẩm đầu tư xây dựng do Chủ đầu tư đứng ra làmchủ kinh doanh, nhưng phải đi thuê các tổ chức khác như tổ chức tư vấn, nhàthầu xây lắp, tổ chức cung ứng thiết bị công nghệ thực hiện; còn quá trình sảnxuất sản phẩm ở các ngành công nghiệp thông thường khác thường chỉ do mộttổ chức kinh doanh thực hiện.

C h ñ ® Ç u t t i Õ n h µ n h n g h i Ö m t h u c « n g t r × n h® Ó x © y d ù n g x o n g v µ ® a v µ o s ö d ô n g

C ¸ c d o a n h n g h i Ö p x © y d ù n g v µc ¸ c d o a n h n g h i Ö p c u n g ø n g t h i Õ t b Þ c « n g n g h Ö

® î c c h ñ ® Ç u t t h u ª t h ù c h i Ö n x © y d ù n gv µ c u n g ø n g t h i Õ t b Þ c h o d ù ¸ n

C ¸ c d o a n h n g h i Ö p t v Ê n

® î c c h ñ ® Ç u t t h u ª l Ë p d ù ¸ n , t h i Õ t k Õ c « n g t r × n hv µ g i ¸ m s ¸ t t h ù c h i Ö n x © y d ù n g

C h ñ ® Ç u t k h ë i x í n g l Ë p d ù ¸ n ® Ç u t x © y d ù n g t r ª n c ¬ s ë ® i Ò u t r a n h u c Ç u t h Þ t r ê n gQ u ¸ t r × n h s ¶ n x u Ê t s ¶ n p h È m ® Ç u t x © y d ù n g

Hình 1 – Quá trình sản xuất sản phẩm đầu tư xây dựng

Trang 15

5 Công trình xây dựng

"Công trình xây dựng" là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất(bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thànhbằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động.

Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục côngtrình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việchợp tác sản xuất) để sản xuất ra sản phẩm nêu trong dự án),

6 Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng

Những đặc điềm của sản phầm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phươngthức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho cáccông việc này có nhiều đặc điềm khác biệt so vớt cắc ngành khác Sản phẩm xâydựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn cảnh thường có các đặc điểmsau :

a) Sản phầm xây dựng là những công trình, nhà cửa được xây dựng và sửdụng tại chỗ và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ Đặc điềm này làmcho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu ổn định.

b) Sản phầm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương nơiđặt công trình xây dựng Do đó, nó có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng,cách cấu tạo và cách chế tạo

c) Sản phẩm xây dựng thường có kích thước và chi phí lớn, có thời giankiến tạo và sử dụng lâu dài Do đó, những sai lầm vê xây dựng có thể gây nêncác lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa.

d) Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu đóng vai trònâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quátrình sản xuất, trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống , công trìnhthủy lực , lò luyện gang thép

e) Sản phầm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cungcấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm cả về phương diện sử dụngsản phẩm của xây dựng làm ra

g) Sản phẩm xây dựng có liên quan đến cảnh quan và môi trường tựnhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đổng, nhất là đến dân cư của

địa phương nơi đặt công trình .

h) Sản phầm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xãhội, văn hoá- nghệ thuật và quốc phòng.

Trang 16

II CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU TRONG XÂY DỰNG 1 Khái niệm , đặc điểm của hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng

1.1 Khái niệm

a) Bên giao thầu: là chủ đầu tư hay đại diện được chủ đầu tư uỷ quyền

thực hiện việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu với nhà thầu được lựa chọn.Trường hợp giao thầu lại thì Bên giao thầu có thể là nhà thầu chính, tổng thầuhoặc nhà thầu phụ được chỉ định,

b) Bên nhận thầu: Nhà thầu là một bên của hợp đồng giao nhận thầu xây

dựng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc xây dựngtuân theo các Tài liệu hợp đồng

c) Giao thầu lại: là việc Bên nhận thầu chuyển giao một phần trách nhiệm

thực hiện hợp đồng của mình cho một nhà thầu khác sau khi đã được sự chấpthuận của Bên giao thầu.

d) Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng: là sự thoả thuận bằng văn bản

giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện các hoạt động xây dựng,

e) Hồ sơ hợp đồng: Là các tài liệu có liên quan đến việc xác định phạm vi

cam kết giữa hai hay nhiều bên trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, baogồm: các thoả thuận, các cam kết bảo lãnh, các chứng chỉ, các điều kiện hợpđồng, chỉ dẫn kỹ thuật, các bản vẽ và các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

g- Các điều kiện hợp đồng: là các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và

các mối quan hệ của các Bên tham gia ký kết, các Bên có liên quan đến việcthực hiện Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng

a) Chủ thể của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng gồm có: bên giao thầuvà bên nhận thầu

b) Bên giao thầu là các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị các tổ chức chính trị - xã hội cá nhân có vốn đầu tư xây dựng và cónhu cầu xây dựng

c) Bên nhận thầu là tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, doanh nghiệp xâydựng hoặc tư nhân có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh và điều kiện năng lựctheo quy định của Bộ Xây dựng

Trang 17

d) Trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, chủ thể bắt buộc là bênnhận thầu phải có thẩm quyền kinh tế trong lĩnh vực thầu xây dựng, còn kháchthể của hợp đồng là kết quả xây dựng bao gồm các số liệu và sơ đồ khảo sát, báocáo khả thi, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, các bộ phận công trình, hạngmục công trình và công trình.

2 Nguyên tắc chung ký kết Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng

Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản.Hợp đồng phải bảo đảm các nguyên tắc sau :

2.1 Tuân thủ các quy định hiện hành của luật pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam về hợp đồng Trường hợp luật pháp Việt Nam chưa có quyđịnh thì phải xin phép Thủ tướng Chính phủ trước khi ký kết hợp đồng;

2.2 Nội dung hợp đồng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền phê duyệt (chỉ bắt buộc đối với các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu nướcngoài hoặc các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu trong nước mà kết quả đấu thầu doThủ tướng Chính phủ phê duyệt)

2.3 Việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng chỉ được thực hiện saukhi chủ đầu tư đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và Bên nhận thầu đã nộpbảo lãnh thực hiện hợp đồng (nếu có quy định ) cho Bên giao thầu.

2.4 Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải được ký kết bằng văn bảntheo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và bình đẳng về các quyền và nghĩa vụgiữa các Bên tham gia

2.5 Hình thức và nội dung Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được kýkết phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời phải làm rõtrách nhiệm trước pháp luật đối với các cam kết của Bên nhận thầu khi thực hiệnvà hoàn thành công việc theo mục tiêu đầu tư đề ra và trách nhiệm của Bêngiao thầu trong việc đảm bảo các điều kiện cần thiết để hoàn thành hợp đồngtheo đúng thoả thuận giữa các Bên tham gia

2.6- Trong nội dung hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, ngoài việc xácđịnh trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của Bên giao thầu và Bên nhận thầu,còn cần phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các Bên có liênquan đến quá trình thực hiện hợp đồng.

2.7- Gía hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải được hình thành thôngqua quá trình đàm phán, thương thảo hợp đồng dựa trên cơ sở kết quả đấu thầuđược duyệt (trường hợp đấu thầu ), hoặc các bản chào giá, dự toán thực hiện của

Trang 18

Bên nhận thầu đã được Bên giao thầu chấp thuận (trường hợp chỉ định thầu) vànhững điều kiện cụ thể khác của công việc được giao thầu

Giá hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải được xác định phù hợp vớimặt bằng giá cả thị trường cũng như với các quy định về quản lý giá của Nhànước tại thời điểm ký kết hợp đồng Trong trường hợp có sự điều chỉnh giá hợpđồng thì việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện theo các quy định hiệnhành của nhà nước.

2.8- Việc thanh toán Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được thực hiệntheo thời hạn hoặc theo giai đoạn phù hợp với tính chất nguồn vốn sử dụng vàđặc điểm, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng

Cơ sở thực hiện thanh toán Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là khốilượng công việc được ghi trong Phiếu giá thanh toán hoặc trong Biên bảnnghiệm thu, bàn giao công trình

2.9- Bên giao thầu có thể trực tiếp thanh toán hoặc uỷ thác việc thanh toáncho Bên nhận thầu thông qua tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng do mình lựachọn

3 Quyền và nghĩa vụ của Bên giao thầu, bên nhận thầu3.1 Các quyền của Bên giao thầu

a) Soạn thảo nội dung và chủ trì đàm phán, ký kết Hợp đồng giao nhậnthầu xây dựng.

b) Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng của Bên nhậnthầu.

c) Quyết định việc dừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ Hợp đồng giao nhận thầuxây dựng trong các trường hợp được quy định tại mục III- 6.5

d) Từ chối việc thanh toán khi Bên nhận thầu không thực hiện đúng cáccam kết trong hợp đồng hoặc tạm dừng thanh toán trong trường hợp Bên nhậnthầu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đượcthanh toán theo thời gian thoảthuận,

e) Lựa chọn tổ chức tài chính, ngân hàng để thực hiện việc uỷ thác thanhtoán vốn.

g) Thoả thuận với Bên nhận thầu về danh sách các nhà thầu phụ được chỉđịnh trong trường hợp Bên nhận thầu có dự kiến sử dụng thầu phụ.

Trang 19

h) Các quyền khác theo quy định của Pháp luật.

3.2 Nghĩa vụ của Bên giao thầu

1- Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng với Bên nhận thầu.

2- Bảo đảm các điều kiện để thực hiện hợp đồng như: bố trí vốn theo tiếnđộ thanh toán, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, cung cấp các tài liệu và thông tin vàcác điều kiện cần thiết khác.

3- Phối hợp với Bên nhận thầu để xử lý kịp thời các vướng mắc, phát sinhtrong quá trình thực hiện hợp đồng,

4- Thanh toán kịp thời cho Bên nhận thầu trong thời hạn 15 ngày sau khiđã hội đủ các điều kiện để thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành và theocác cam kết về thanh toán được nêu trong hợp đồng.

5- Kiểm tra, đôn đốc tổ chức nhận uỷ thác thanh toán vốn thực hiện thanhtoán cho Bên nhận thầu theo đúng kế hoạch thanh toán.

6-Thanh lý hợp đồng theo các quy định tại mục III-6.6

7- Các nghĩa vụ khác được cam kết trong hợp đồng và theo quy định củapháp luật.

3.3 Quyền của Bên nhận thầu

1 Đề xuất các yêu cầu về điều chỉnh, bổ sung nội dung Hợp đồng giaonhận thầu xây dựng đã ký với Bên giao thầu trong một số trường hợp như: thayđổi thiết kế, thay đổi thời hạn và điều kiện thực hiện công việc theo yêu cầu củaBên giao thầu, do các nguyên nhân bất khả kháng khác.

2- Yêu cầu Bên giao thầu tổ chức thực hiện nghiệm thu khối lượng côngviệc hoàn thành và công trình hoàn thành theo đúng thoả thuận của hợp đồng.

3- Yêu cầu Bên giao thầu thực hiện tạm ứng và thanh toán các khối lượngcông việc hoàn thành theo các nguyên tắc quy định hiện hành và kế hoạch thanhtoán vốn đã được ghi trong hợp đồng Trường hợp Bên giao thầu vi phạm cáccam kết thanh toán theo hợp đồng thì Bên nhận thầu có quyền yêu cầu Bên giaothầu phải trả tiền lãi đối với các khoản tiền chậm thanh toán

4- Lựa chọn và sử dụng các nhà thầu phụ phù hợp với quy mô, tính chấtvà yêu cầu của công việc được giao thầu lại theo quy định mục III-6.2.

Trang 20

5- Dừng hoặc huỷ bỏ việc thực hiện hợp đồng theo quy định mục III-6.5.6- Khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi cản trở, gây khó khăn do Bên giaothầu gây ra (néu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng,

7- Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng và theo quy định củapháp luật.

3.4 Nghĩa vụ của Bên nhận thầu

1- Thực hiện đúng các cam kết ghi trong Hợp đồng giao nhận thầu xâydựng.

2- Chịu trách nhiệm trước bên Giao thầu và pháp luật về chất lượng cáccông việc thực hiện theo hợp đồng và tạo điều kiện để Bên giao thầu (hoặc tưvấn) theo dõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng.

3- Quản lý các tài sản, xe máy dùng trong thi công và an toàn lao độngtrong quá trình thực hiện.

4- Phối hợp với Bên giao thầu thực hiện việc nghiệm thu các công việccủa hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo quy định tại mục III-6.6.

5- Các nghĩa vụ khác được cam kết trong hợp đồng và theo quy định củapháp luật.

4 Các quan hệ hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng

Để thực hiện công tác đầu tư và xây dựng , chủ đầu tư phải thực hiệnnhững quan hệ hợp đồng kinh tế theo trình tự đầu tư và xây dựng

4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;

2 Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước đểxác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cungứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựachọn hình thức đầu tư;

3 Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;4 Lập dự án đầu tư;

Trang 21

5 Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn tiến hànhkhảo sát xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khảthi hoặc báo cáo đầu tư.

4.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư

1 Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);

2 Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) vàgiấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên);

3 Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái địnhcư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩnbị

mặt bằng xây dựng (nếu có);

4 Mua sắm thiết bị và công nghệ;

5 Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;

6 Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; 7 Tiến hành thi công xây lắp;

8 Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng;

9 Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng;

10 Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thựchiện bảo hành sản phẩm.

- Các công trình xây dựng chưa được khởi công xây lắp khi chủ đầu tư tổchức thiết kế, tổ chức xây lắp đã làm tốt các công việc chuẩn bị xây dựng Vìvậy chủ đầu tư phải ký các hợp đồng giao nhận thầu sau đây:

+ Ký hợp đồng với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng theo yêu cầu vànhiệm vụ khảo sát phục vụ cho buớc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.

+ Ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng đểtiến hành các bước thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán và thiết kế bản vẽ thi công-dự toán công trình hoặc thiết kế kỹ thuật thi công-tổng dự toán

Trang 22

+ Ký hợp đồng đặt mua các thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vặt tư kỹthuật và mời chuyên gia (nếu cần).

+ Ký hợp đồng thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp trong trườnghợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng

+ Ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn thực hiện các công tác khác : kiểmtra và nghiệm thu các bước thiết kế, kiểm định chất lượng xây lắp, kiểm tra thiếtbị …

- Riêng đối với hợp đồng giao nhận thầu thiết kế cần lưu ý:

+ Việc thiết kế công trình do chủ đầu tư ký hợp đồng với các tổ chức tưvấn thiết kế có đủ điều kiện kinh doanh và điều kiện năng lực theo quy định củaBộ Xây dựng Các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Phíbảo hiểm được tính vào giá sản phẩm tư vấn Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp tư vấn là một điều kiện pháp lý trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.

+ Trong trường hợp một công trình có nhiều tổ chức cùng tham gia thiếtkế thì bắt buộc phải có một tổ chức nhận thầu chính về thiết kế Tổ chức nhậnthầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng nhận thầu vớichủ đầu tư, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của thiết kế và được hưởng một

khoản phụ phí trả cho công tác nhận thầu chính

Đối với những công trình có liên quan trực tiếp đã được quyết định đầutư riêng, chủ đầu tư những công trình đó có thể ký hợp đồng với các tổ chứcthiết kế chuyên ngành

+ Các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượngvà các tài liệu khác khi dùng để thiết kế xây dựng các công trình phải do tổ chứccó tư cách pháp lý về các lĩnh vực nêu trên cung cấp

+ Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩnkỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành Nếu áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩnkỹ thuật xây dựng của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận bằngvăn bản.

+ Phải xác định rõ lịch giao thiết kế và trách nhiệm bảo đảm việc thiết kếtheo lịch.

+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nướcbảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có yêu cầu phải thuê tư

Trang 23

vấn nước ngoài thì các tổ chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài được thuê phảiliên danh với tư vấn Việt Nam để thực hiện (trừ trường hợp được Thủ tướngChính phủ cho phép) Tư vấn trong nước được phép liên danh, liên kết hoặc thuêtổ chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài trong hoạt động tư vấn đầu tư và xâydựng.

- Quan hệ hợp đồng trong giai đoạn xây lắp công trình được phát sinhgiữa chủ đầu tư và các đơn vị nhận thầu xây lắp, nhằm thực hiện việc xây lắpcông trình theo đúng thiết kế, dự toán và các yêu cầu khác của xây dựng.

4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

1 Nghiệm thu, bàn giao công trình.

2 Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.

3 Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.4 Bảo hành công trình.

5 Quyết toán vốn đầu tư.6 Phê duyệt quyết toán.

Trong giai đoạn này chủ đầu tư ký các hợp đồng sau : kiểm toán, bảo trìcông trình ( sau khi hết thời gian bảo hành )

5 Các hình thức giao nhận thầu xây dựng

5.1 Giao nhận thầu xây dựng toàn bộ công trình (gọi tắt là Tổng thầuxây dựng)

Chủ đầu tư giao thầu xây dựng tất cả các khâu: từ khảo sát, thiết kế đếnxây lắp hoàn thành công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế - kỹ thuật đượcduyệt.

Chủ đầu tư có thể ủy nhiệm những việc của mình như: lập dự án đầu tư ,đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng cho Tổng thầu xây dựng.

Tổng thầu xây dựng có thể ký hợp đồng giao thầu lại một số khối lượngcông tác của công trình cho các tổ chức nhận thầu khác gọi là B phụ) Tuynhiên tổng thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về những khốilượng công tác giao thầu lại cho B phụ

Trang 24

Chủ đầu tư và tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các công việc quy địnhtại quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo

Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

5.2 Hình thức chìa khoá trao tay quy định trong Nghị định07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ

Đó là hình thức quản lý thực hiện dự án sau khi dự án đã có quyết địnhđầu tư Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phêduyệt, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu và giao cho nhà thầu thực hiện tổng thầu từkhảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi hoàn thành bàngiao công trình cho chủ đầu tư thông qua Hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC có thể được áp dụng đối với dự án hoặc tiểu dự án (dự ánthành phần) hay gói thầu.

5.3 Giao nhận thầu xây dụng từng phần

Là hình thức mà chủ đầu tư giao thầu từng phần công việc cho các tổchức nhận thầu khác nhau:

- Lập dự án đầu tư ( bao gồm cả việc điều tra, khảo sát để lập dự án đầutư ).

- Tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế nhận thầu khảo sát thiết kế toàn bộcông trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán đến bước lập bản vẽ thicông và làm dự toán hạng mục công trình (gọi tắt là tổng thầu thiết kế)

- Một tổ chức xáy dựng nhận thầu tất cả công tác chuẩn bị xây lắp và xâylắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi côngđược duyệt (gọi tắt là tổng thầu xây lắp).

- Nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng phần với chủ đầu tư như :xây lắp từng nhóm hạng mục công trình độc lập, từng phần công tác khảo sát,thiết kế, cả khảo sát, thiết kế và xây lắp một nhóm hạng mục công trình độc lập(gọi tắt là nhận thầu trực tiếp).

5.3 Lựa chọn hình thức giao nhóm thầu

Chủ đầu tư và những tổ chức nhặn thầu được quyền lựa chọn hình thứcgiao nhận thầu thích hợp theo sự thỏa thuận của các bên Kết quả lựa chọn hìnhthức giao nhận thầu (kể cả trường hợp đấu thầu) được đưa vào kế hoạch giaonhận thầu xây dựng các cấp Trường hợp không lựa chọn được thì giao cấp cóthẩm quyền quyết định và đưa vào kế hoạch giao, nhận thầu xây dựng.

Trang 25

5.4- Giao thầu lại

Sau khi ký kết hợp đồng, tổng thầu hoặc giao nhận thầu trực tiếp với chủđầu tư các tổ chức xây dựng có thể giao thầu lại một số khối lợng công việc chocác tổ chức nhận thầu khác, nhưng phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư vềnhững phần công việc đó

5.5- Đấu thầu xây đựng

Đấu thầu xây dựng là một hình thức phát huy quyền làm chủ và tự chịutrách nhiệm của chủ đầu tư và các tổ chức nhận thầu Thông qua đấu thầu, cácchủ đầu tư chọn được những phương án tối ưu trong việc sử dụng nguồn vốnđầu tư, giảm giá thành công trình xây dựng sớm đưa công trình vào sử dụng.Đối với các tổ chức nhận thầu buộc phải đầu tư chiều sâu, cải tiến và hợp lý hóaqui trình sản xuất, đẩy mạnh tiến độ thi công sử dụng hợp lý nguồn vốn và vật t-ư, bảo đảm chất lượng công trình , tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB.

Bên giao thầu có thể thông qua đấu thầu để lựa chọn tổ chức nhận thầu vàhình thức giao nhận thầu thích hợp.

Đấu thầu được áp dụng đối với mọi hình thức giao nhận thầu và phải tuântheo các yêu cầu sau đây:

a- Đối tượng và mức độ đấu thầu.

- Đối tượng đấu thầu:

+ Tất cả các công trình xây dựng trừ công trình thuộc bí mật quốc gia) có

đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu đều phải tổ chức đấu thầu

+ Riêng đối với công trình trọng điểm quốc gia có qui mô xây dựng lớn,

kỹ thuật phức tạp, thời gian xây dửng dài, Nhà nước giao cho Bộ quản lý xâydựng chuyên ngành lựa chọn tổ chức tổng thầu.Tổ chức tổng thầu có thể ápdụng hình thức đấu thầu một số hạng mục công trình.

- Mức độ đấu thầu

+ Đấu thầu riêng từng khâu hoặc một số khâu của quá trình xây dựng

(khảo sát, lập dư án đầu tư , thiết kế, xây lắp )

+ Đấu thầu toàn bộ các khâu của quá trình xây dựng .+ Đấu thầu toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình.b- Điều kiện đối với bên dự thầu.

Trang 26

- Điều kiện chung:

+ Các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng , các doanh nghiệp xây dựng có đủ

điều kiện kinh doanh và điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng

+ Có chứng chỉ hành nghề , chứng chỉ về trình độ chuyên môn, kỹ thuật

và năng lực đáp ứng yêu cầu của công trình đấu thầu.- Điều kiện bổ sung đối với các mức độ đấu thấu:

+ Khi đấu thầu riêng từng khâu khảo sát, thiết kế, xây lắp, các đơn vị dự

thầu phải là những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ đó.

+ Nếu đấu thầu một số khâu hoặc đấu thầu từ lập dự án đầu tư đến xây

lắp thì doanh nghiệp ( tư vấn , xây dựng ) nhận thầu chính đứng ra dự thầu (đạidiện) phải kê khai rõ các đơn vị liên doanh đảm nhận từng khâu Các đơn vị liêndoanh phải có đủ điều kiện qui định trên Giữa các đơn vị liên doanh phải cóhợp đồng liên kết kinh tế phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị trọng từngkhâu và đơn vị nhận thầu chính đứng ra dự thầu phải chịu trách nhiệm toàn bộcông việc nhận thầu với chủ đầu tư.

C- Các chi tiêu cơ bản để dự thầu và xét thầu.

- Giá cả:

+ Đối với nguồn vốn ngân sách (bao gồm cả vốn cấp và vốn vay ngân

sách) giá dự thầu và xét thầu phải được lập trên cơ sở những qui định của Nhànước về quản lý giá XDCB

+ Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách của các tổ chức Nhà nước nói

chung, bên mời thầu cũng căn cứ vào những qui định của Nhà nước về quản lýđầu tư xây dựng và căn cứ vào mức giá chuẩn của các địa phương để lập dự toántrình cấp trên trực tiếp xét duyệt làm căn cứ chọn giá trúng thầu.

- Kỹ thuật, chất lượng:

+ Đấu thầu xây lắp phải theo đúng yêu cầu thiết kế được duyệt và các qui

trình, qui phạm xây dựng hiện hành, trong đó có chỉ định rõ qui cách, chấtlượng, những loại vật tư, vật liệu chủ yếu (nếu cần).

+ Đấu thầu thiết kế phải căn cứ vào nội dung báo cáo khả thi được duyệttại quyết định đầu tư

Trang 27

+ Đấu thầu lập dự án đầu tư , đơn vị dự thầu có thể lập nhiều phương án

để bên mời thầu chọn phương án tối ưu và mỗi phương án phải đạt được mụctiêu đầu tư do bên mời thầu đặt.

+ Việc bảo hành công trình được thực hiện theo chế độ hiện hành + Thời gian hoàn thành công trình

Bảo đảm tổng tiến độ xây dựng công trình đã được ghi trong kế hoạchhoặc theo yêu cầu của cơ quan mời thầu.

Tùy theo qui mô, tính chất của yêu cầu cụ thể của từng công trình, cơquan có thẩm quyền quyết định kết quả đấu thầu Phương án nhận thầu được lựachọn phải là phương án đưa lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện ở các mặt : bảođảm thời hạn xây dựng, chất lượng công trình, giá thành xây dựng

Kết quả đấu thầu phải do người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyềnphê duyệt Bên mời thầu chỉ được phép công bố kết quả đấu thầu sau khi đãđược người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi kết quả đấu thầu được phê duyệt , bên mời thầu thông báo chínhthức cho đơn vị trúng thầu biết kết quả trúng thầu chính thức để hai bên tiếnhành thương thảo hoàn thiện hợp đồng;

6 Các hình thức hợp đồng giao nhận thầu xây dựng

Tương ứng với mỗi hình thức giao nhận thầu có loại hợp đồng giao nhậnthầu thực hiện các công việc đã được nhà thầu thông qua đấu thầu hoặc chỉ địnhthầu bao gồm :

- Tư vấn đầu tư xây dựng: lập dự án đầu tư, quản lý dự án, khảo sát xâydựng, thiết kế, chuẩn bị hồ sơ thầu và hợp đồng giao nhận thầu, giám sát thicông, kiểm định chất lượng công trình xây dựng và các công việc tư vấn khác;

- Thi công xây lắp ;

- Cung ứng vật tư thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo;- Bảo trì, sửa chữa công trình xây dựng.

6.1 Hợp đồng tổng thầu xây dựng (Hợp đồng chìa khoá trao EPC)

Trang 28

tay-1- Hợp đồng tổng thầu EPC ( viết tắt theo tiếng Anh-Engineering,Procurement and Construction - EPC) là sự thoả thuận bằng văn bản được ký kếtgiữa chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh các nhà thầu (gọi chung làTổng thầu) để thực hiện trọn gói các công việc của một dự án hoặc gói thầu từthiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật - xây lắp đến vận hành đồngbộ và đưa vào sử dụng

2- Hợp đồng Tổng thầu xây dựng được áp dụng khi:

a- Phạm vi thực hiện các công việc của hợp đồng đã được làm rõ trên cơsở xác định chi tiết phạm vi thực hiện các phần công việc cụ thể của công trìnhxây dựng.

b- Nhà thầu thực hiện chức năng Tổng thầu xây dựng có đủ năng lực vàcó đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu, khảo sát mặt bằng xây dựng, chuẩn bịcác tài liệu hợp đồng cũng như đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể có trong quátrình thực hiện hợp đồng.

c- Công trình xây dựng có quy mô nhỏ, được xây dựng phổ biến; côngtrình mà Bên giao thầu không có điều kiện để trực tiếp quản lý và tổ chức thựchiện.

6.2 Hợp đồng trọn gói

Hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo giá khoán gọn, được áp dụng chonhững gói thầu được xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thờigian Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầugây ra thì sẽ được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh;

3- Hợp đồng thầu chính được áp dụng để thực hiện một hoặc một số phầncông việc được giao thầu như: tư vấn đầu tư xây dựng, thi công xây lắp, cungứng vật tư thiết bị cho công trình xây dựng.

Trang 29

4- Khi áp dụng hình thức Hợp đồng thầu chính, Bên giao thầu phải có đủnăng lực quản lý và điều phối toàn bộ các hoạt động xây dựng có liên quan đếncông trình xây dựng hoàn thành.

6.4 Hợp đồng thầu phụ

1- Hợp đồng thầu phụ là Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được ký kếttrực tiếp giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng với một nhà thầu khác(Nhà thầu phụ) để thực hiện một phần công việc của mình.

2- Hợp đồng thầu phụ được áp dụng đối với công trình có những phầncông việc mang tính chất chuyên ngành hay trong một lĩnh vực cụ thể mà nhàthầu chính hoặc tổng thầu xây dựng không có đủ điều kiện để tự thực hiện.

3- Hình thức, nội dung Hợp đồng thầu phụ được ký kết phải phù hợp vớihình thức, nội dung của Hợp đồng thầu chính hoặc Hợp đồng tổng thầu xâydựng.

4- Việc lựa chọn Nhà thầu phụ để ký kết Hợp đồng thầu phụ phải được sựchấp thuận bằng văn bản của chủ đầu tư và phải phù hợp với các quy định vềhình thức lựa chọn nhà thầu.

6.5 Hợp đồng có điều chỉnh giá

Hợp đồng có điều chỉnh giá là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu màtại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về sốlượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhànước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị và hợpđồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng Trượt giá chỉ được tính từ tháng thứ13 kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng.Việc thực hiện hợp đồng có điềuchỉnh giá phải tuân theo quy định tại Quy chế đấu thầu

II HỢP ĐỒNG TỔNG THẦU EPC1 Công tác chuẩn bị và ký kết hợp đồng

Sau khi dự án đã được quyết định đầu tư, để thực hiện dự án, gói thầutheo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC thì chủ đầu tư cần phải làm một số côngtác chuẩn bị sau đây:

1.1-Thành lập mới hoặc kiện toàn ban quản lý dự án có đủ điều kiệnnăng lực theo Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng tại Quyếtđịnh số 19/2003/QĐ-BXD ngày 3/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để

giúp chủ đầu tư thực hiện một số công việc như: thuê tư vấn giám sát quá trình

Trang 30

thực hiện hợp đồng, lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư và hồ sơ mời thầu, lựachọn tổng thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng và một số công việc khác Đốivới các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư có thể sửdụng ngay bộ máy giúp việc có đủ điều kiện năng lực theo quy định của mình đểthực hiện các công việc trên mà không cần lập ban quản lý dự án

1.2- Lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư

Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tưcủa dự án được duyệt, chủ đầu tư lập Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư với cácnội dung chủ yếu sau đây:

a/ Yêu cầu của dự án, gói thầu về quy mô, công suất và phương án sảnphẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng; mức độ áp dụng các tiêuchuẩn kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế và xây dựng theo quy định hiệnhành; yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thương mại; các chỉ dẫn kỹthuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật do nhà thầu cung cấp, nguyên vậtliệu được sử dụng; yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với nhàthầu;

b/ Thiết kế sơ bộ nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt và tàiliệu chi tiết hoá thiết kế sơ bộ theo quy định nêu tại Khoản 3 của Phần này; chitiết về vị trí địa điểm xây dựng, các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địachất công trình của khu vực địa điểm xây dựng; các yêu cầu cụ thể về kiến trúcvà một số thông số thiết kế ban đầu; yêu cầu về quản lý chất lượng xây dựng,thử nghiệm, vận hành chạy thử, bảo hành và nội dung bảo trì công trình;

c/ Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hình thức hợp đồng tổng thầuEPC;

d/ Phân định trách nhiệm giữa chủ đầu tư và tổng thầu về cung cấp điện,nước, thông tin liên lạc, đường giao thông nội bộ và các dịch vụ khác có sẵn trêncông trường;

e/ Kế hoạch tiến độ thực hiện những công việc chủ yếu và tiến độ hoànthành công trình để đưa vào khai thác, sử dụng;

f/ Thông tin liên quan đến các thủ tục phê duyệt; số lượng các loại hồ sơ,tài liệu phải nộp;

g/ yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổvà những vấn đề khác.

Trang 31

Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư cần đơn giản, đầy đủ và rõ ràng để có thểxác định được phạm vi công việc theo hợp đồng, dự tính khối lượng công tác vàvận dụng được các đơn giá thích hợp để lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ chào thầuEPC Nội dung của tài liệu này cũng cần gợi mở những vấn đề mà nhà thầu cóthể tham gia góp ý kiến ngay từ đầu như: tài liệu thiết kế trong hồ sơ về yêu cầucủa chủ đầu tư, dự kiến phạm vi thực hiện các công việc theo hợp đồng vànhững nội dung cần thiết khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư muốn giao thêm cho nhà thầu thực hiệncông việc lập dự án đầu tư xây dựng thì nội dung hồ sơ về yêu cầu của chủ đầutư cần được bổ sung thêm các yêu cầu về lập dự án và hướng dẫn để làm các thủtục có liên quan

Chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê tư vấn để lập hồ sơ về yêu cầu của chủđầu tư và trong trường hợp thuê tư vấn để chuẩn bị tài liệu này thì tổ chức tư vấnphải đồng thời là tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.

1.3- Chuẩn bị tài liệu thiết kế để mời thầu EPC

a/ Tài liệu thiết kế để mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC là thiết kế sơ bộtrong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt Tài liệu này có thể được bổ sung,chi tiết thêm trong một số trường hợp tuỳ thuộc vào mức độ đầy đủ, chi tiết cũngnhư sự phù hợp giữa thiết kế sơ bộ với các nội dung cụ thể khác trong hồ sơ vềyêu cầu của chủ đầu tư.

- Trường hợp nội dung của thiết kế sơ bộ đã đầy đủ và chi tiết thì sử dụngngay thiết kế sơ bộ làm tài liệu thiết kế để mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC;

- Trường hợp nội dung thiết kế sơ bộ còn thiếu chi tiết thì cần bổ sung,chi tiết hoá thêm bằng các tài liệu, các chỉ dẫn, diễn giải, bản vẽ bổ sung để cótài liệu thiết kế mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC

b/ Trước khi ký kết hợp đồng nhà thầu cần tiếp tục đề xuất với chủ đầu tưvề các giải pháp, phương án bổ sung, thay thế đối với tài liệu thiết kế mời thầuEPC và chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận hoặc không chấp thuậncác đề xuất này

c/ Việc bổ sung và chi tiết hoá nội dung của thiết kế sơ bộ không đượclàm thay đổi mục tiêu và các yêu cầu cơ bản đã được đặt ra cho dự án, gói thầuvà chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền quyết định đầu tưvề các sửa đổi trong nội dung thiết kế sơ bộ.

1.4- Lập hồ sơ mời thầu EPC

Trang 32

a/ Hồ sơ mời thầu EPC được lập theo quy định của pháp luật về đấu thầuvà cơ sở để lập hồ sơ mời thầu EPC là hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư

b/ Người phê duyệt hồ sơ mời thầu EPC phải chịu trách nhiệm trước phápluật về sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với dự án đã được phê duyệt

1.5- Điều kiện đối với tổng thầu

- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động phù hợp với nội dungcông việc của dự án, gói thầu Trường hợp liên danh các nhà thầu được lựa chọnlàm tổng thầu thì phải có hợp đồng liên danh, trong đó có một nhà thầu đại diệnchịu trách nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việc theo phân giaotrách nhiệm giữa các nhà thầu, từng nhà thầu trong liên danh phải có đăng kýkinh doanh ngành nghề hoạt động phù hợp với công việc được phân giao;

- Có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của tổng thầunhư: có kinh nghiệm về kỹ thuật, có khả năng, kinh nghiệm làm tổng thầu xâydựng các dự án, gói thầu với yêu cầu kỹ thuật và quy mô tương đương; trong cơcấu tổ chức của nhà thầu có các đơn vị đầu mối về tư vấn thiết kế, gia công chếtạo, cung ứng vật tư, thiết bị và xây lắp;

- Có uy tín đối với các tổ chức cho vay vốn và có khả năng đáp ứng đượccác yêu cầu tài chính của dự án, gói thầu

c/ Nghiêm cấm các hành vi tiết lộ thông tin, dàn xếp, mua bán thầu, thôngđồng, móc ngoặc hoặc phá giá trong quá trình lựa chọn tổng thầu Việc lựa chọntổng thầu chỉ được tiến hành khi đã thực hiện đầy đủ quy định tại các Mục 1, 2,3 và 4 - Phần II của Thông tư này

1.6- Ký kết hợp đồng tổng thầu EPC

a/ Việc thương thảo và ký kết hợp đồng tổng thầu EPC được căn cứ vàohồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chàothầu), kết quả đấu thầu được duyệt hoặc văn bản chỉ định thầu của cấp có thẩmquyền.Trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng cần khuyến khích nhàthầu tiếp tục đề xuất thêm các sáng kiến, giải pháp để thống nhất một số nội

Trang 33

dung trong thực hiện hợp đồng như: các yêu cầu chi tiết của chủ đầu tư, về tàiliệu thiết kế trong hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, phạm vi thực hiện công việcgiữa các bên và các vấn đề có liên quan khác;

b/ Thời gian tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng phải phù hợp vớitiến độ chung và bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án;

c/ Trường hợp liên danh nhà thầu được chọn làm tổng thầu thì cùng vớinhà thầu đại diện, từng nhà thầu trong liên danh có thể trực tiếp ký vào hợp đồngtổng thầu EPC với chủ đầu tư hoặc chỉ đại diện liên danh ký để chịu trách nhiệmtheo sự phân giao công việc trong hợp đồng liên danh đã ký kết;

d/ Nội dung của hợp đồng ký kết phải phù hợp với các quy định của phápluật hợp đồng kinh tế và các bên tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính pháp lý cũng như sự phù hợp của nội dung hợp đồng với dự ánđã được phê duyệt.

2 Nội dung hợp đồng tổng thầu EPC2.1- Hồ sơ hợp đồng

Hồ sơ hợp đồng bao gồm thoả thuận hợp đồng và các tài liệu kèm theo.a/ Văn bản thỏa thuận hợp đồng được lập theo mẫu nêu ở Phụ lục kèmtheo Thông tư này.

b/ Các tài liệu kèm theo thoả thuận hợp đồng bao gồm: hồ sơ về yêu cầucủa chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu), thông báo trúngthầu hoặc văn bản chỉ định thầu, các điều kiện chung và điều kiện riêng của hợpđồng, các bản vẽ, các thoả thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với tổng thầu vàcác tài liệu có liên quan khác Các tài liệu kèm theo thoả thuận hợp đồng là mộtphần của nội dung hợp đồng tổng thầu EPC.

Trong trường hợp cần thiết, các bên tham gia ký kết hợp đồng có thể thamkhảo thêm tài liệu hướng dẫn của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) vềcác nội dung chi tiết của tài liệu hợp đồng.

2.2- Giá hợp đồng và điều chỉnh giá hợp đồng

a/ Giá hợp đồng tổng thầu EPC được hình thành và xác định trên cơ sở hồsơ về yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu)của nhà thầu được lựa chọn và kết quả thương thảo hợp đồng theo nguyên tắc:

Trang 34

- Trường hợp tổ chức đấu thầu thì giá hợp đồng được xác định căn cứ vàogiá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầutrúng thầu;

- Trường hợp chỉ định thầu thì đối với loại dự án, gói thầu có tính chấtphổ biến, có phạm vi công việc và khối lượng thực hiện đã rõ thì giá hợp đồngđược xác định ngay khi ký kết hợp đồng; đối với loại dự án, gói thầu có quy môlớn, kỹ thuật phức tạp thì giá hợp đồng được chủ đầu tư và tổng thầu thống nhấttạm tính trên cơ sở mức vốn đầu tư dành cho dự án, gói thầu EPC trong tổngmức đầu tư được duyệt và được xác định chính thức khi có kết quả đấu thầumua sắm thiết bị và thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán được duyệt hoặc được thoảthuận;

b/ Về nguyên tắc, giá hợp đồng tổng thầu EPC là giá trọn gói, không thayđổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng (trừ những trường hợp được điềuchỉnh giá theo quy định ở Điểm d - Khoản này) và không được vượt mức vốnđầu tư dành cho dự án, gói thầu EPC trong tổng mức đầu tư được duyệt.

c/ Giá hợp đồng tổng thầu EPC bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết đểtổng thầu thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết Các yếu tố chi phíhình thành giá hợp đồng được xác định theo Thông tư số 07/2003/TT-BXDngày 17/6/2003 của Bộ Xây dựng về “sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thôngtư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự ánđầu tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000”;

d/ Việc điều chỉnh giá hợp đồng tổng thầu EPC được thực hiện trong cáctrường hợp:

- Nội dung hợp đồng ký kết có quy định rõ về phạm vi, mức độ vàphương pháp điều chỉnh giá;

- Phần khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng do những nguyên nhân khôngthuộc về Tổng thầu đã được người có thẩm quyền chấp thuận được điều chỉnhvào giá hợp đồng theo nguyên tắc: nếu công việc đã có trong danh mục côngviệc của hợp đồng thì được tính theo đơn giá của hợp đồng, trường hợp chưa cótrong danh mục công việc của hợp đồng thì tính theo đơn giá của nhà nước quyđịnh cho loại công việc tương ứng, khi không có đơn giá của nhà nước thì chủđầu tư và tổng thầu phải thoả thuận về đơn giá áp dụng để trình cấp có thẩmquyền phê duyệt (trong trường hợp phải trình duyệt) theo quy định về quản lýchi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư;

- Dự án, gói thầu có thời gian thực hiện trên 12 tháng thì kể từ tháng thứ13 trở đi, khi Nhà nước có những thay đổi lớn về chính sách áp dụng cho đầu tưvà xây dựng, giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với những thayđổi này.

Trang 35

Tổng thầu có trách nhiệm tính toán, giải trình và thống nhất với chủ đầutư về các điều chỉnh giá hợp đồng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phêduyệt.

- Việc tạm ứng vốn cho Tổng thầu được thực hiện theo quy định tại Điểm13- Khoản 17 - Điều 1 của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 củaChính phủ;

- Việc tạm ứng vốn của tổng thầu cho các nhà thầu phụ được thực hiệntheo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;

- Vốn tạm ứng sẽ được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượnghoàn thành với tỷ lệ phần trăm tương ứng và được thu hồi hết khi công việcđược thanh toán khối lượng hoàn thành đến 80% giá trị khối lượng.

c/ Chủ đầu tư thanh toán cho tổng thầu theo tiến độ thực hiện công việc,theo giá trị hợp đồng và các điều kiện của hợp đồng đã được ký kết trên cơ sởkhối lượng công việc được nghiệm thu theo giai đoạn thực hiện hoặc theo côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành phù hợp với kế hoạch thanh toán của hợp

đồng

- Đối với phần mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị, việc thanh toán đượcthực hiện theo từng lần giao hàng và hoá đơn thanh toán tương ứng với giá trịcủa vật tư thiết bị đã mua sắm;

- Đối với khối lượng công tác xây lắp, việc thanh toán được căn cứ vàokhối lượng hoàn thành theo giai đoạn thực hiện hoặc hạng mục công trình hoànthành, kế hoạch thanh toán và phiếu đề nghị thanh toán của tổng thầu;

- Đối với các công việc, dịch vụ khác (như thiết kế, tư vấn giám sát vàquản lý của tổng thầu, vận chuyển nội địa, đào tạo và chuyển giao công nghệ ),

Trang 36

việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành theogiai đoạn thực hiện hoặc theo thời gian thực hiện công việc.

2 4- Hợp đồng thầu phụ

a/ Tổng thầu lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ địnhthầu Tổng thầu phải ghi danh sách các nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu (hồ sơchào thầu) và phải được chủ đầu tư chấp thuận Việc ký kết hợp đồng thầu phụgiữa tổng thầu và nhà thầu phụ phải phù hợp với nội dung của hợp đồng tổngthầu EPC và các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế Trong phạm vithực hiện công việc của hợp đồng tổng thầu EPC, nhà thầu phụ không có quanhệ hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư và chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thầu vềphần công việc thực hiện theo hợp đồng thầu phụ Tổng thầu phải chịu tráchnhiệm trước chủ đầu tư về mọi công việc thực hiện theo hợp đồng tổng thầuEPC, kể cả phần việc do thầu phụ thực hiện.

b/ Về nguyên tắc, tổng thầu không được phép giao thầu phụ các công việc

chủ yếu của dự án, gói thầu có tính chất quyết định đến chất lượng và thời hạnhoàn thành công trình Trường hợp đặc biệt phải có thoả thuận của chủ đầu tư.Việc giao thầu phụ đối với các nhà thầu phụ khác không có danh sách trong hồsơ dự thầu (hồ sơ chào thầu) phải được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản vàchủ đầu tư không được từ chối ra văn bản chấp thuận nếu không có lý do xácđáng.

3 Quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC

Trên cơ sở các quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng banhành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP và số07/2003/NĐ-CP của Chính phủ, việc quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu EPCcần được thực hiện theo nguyên tắc tăng thêm quyền chủ động và trách nhiệmcủa tổng thầu kết hợp với việc bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ của chủ đầu tư,đồng thời vẫn tạo được sự linh hoạt trong phân giao công việc khi thực hiện dựán, gói thầu.

3.1- Nội dung công tác quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm:

a/ Quản lý phạm vi thực hiện các công việc theo mục tiêu của dự án vàtheo danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết; kiểm tra tính đúng đắn, sựđầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được ápdụng

b/ Kiểm soát tiến độ thực hiện các công việc phù hợp với tiến độ chungcủa dự án, gói thầu và hợp đồng đã ký kết.

Trang 37

c/ Kiểm tra, quản lý chất lượng các công việc thực hiện theo quy định củaNhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

d/ Quản lý chi phí thực hiện các công việc theo hợp đồng; kiểm soát,thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng (nếu cần) phù hợp với các quy định vềlập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư

2- Trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư và tổng thầu

a/ Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư:

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm:- Xin giấy phép xây dựng theo quy định;

- Đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng xây dựngcho tổng thầu quản lý, sử dụng Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thểthoả thuận giao cho tổng thầu thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng đểđảm bảo tiến độ thực hiện và hiệu quả của dự án;

- Thuê tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng Tuỳ theo điều kiệncụ thể của dự án, gói thầu, tư vấn giám sát có thể được uỷ quyền thực hiện mộtsố chức năng, quyền hạn của chủ đầu tư như: trực tiếp giao dịch với đại diện củatổng thầu tại công trường để giải quyết những công việc mà chủ đầu tư giao,kiểm tra và giám sát toàn bộ hoặc một phần các nội dung quản lý hợp đồng đãnêu tại Khoản 1 - Phần này, thay mặt cho chủ đầu tư trong một số trường hợpcần thiết khác;

- Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền(theo phân cấp của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng) để thẩm định, phêduyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công của những hạngmục công trình chính hoặc thiết kế kỹ thuật thi công và làm các thủ tục phêduyệt hoặc thoả thuận khác;

- Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các đề xuất bổsung thiết kế do tổng thầu kiến nghị;

- Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng các chế độ,chính sách ưu đãi đối với dự án (nếu có) cho tổng thầu;

- Quản lý vốn của dự án, gói thầu và tạm ứng, thanh toán kịp thời chotổng thầu theo kế hoạch thanh toán và tiến độ thực hiện hợp đồng;

Trang 38

- Xác nhận các khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng và cáckhối lượng phát sinh ngoài hợp đồng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh hoặc quyết định theo phân cấp;

- Mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định hiện hành;

- Chuẩn bị nhân sự và phối hợp với tổng thầu trong việc đào tạo đội ngũ cánbộ quản lý và công nhân vận hành và bảo trì;

- Tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao công trình hoàn thành theo thoảthuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước về nghiệm thu bàn giao côngtrình xây dựng hoàn thành;

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc thựchiện các quy định trong quản lý đầu tư và xây dựng, về chất lượng, tiến độ, chiphí thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

+ Quyền hạn của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm: - Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ chưa có tên trong hợp đồng tổngthầu EPC theo đề nghị của tổng thầu;

- Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị côngnghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá của hợp đồng trên cơsở kết quả đấu thầu về thiết bị;

- Giám sát việc thực hiện hợp đồng của tổng thầu từ việc tổ chức hệ thốngquản lý chất lượng đến các công việc thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, xâydựng và lắp đặt, nghiệm thu, vận hành chạy thử đồng bộ công trình hoàn thành;

- Quyết định việc dừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc thực hiện hợp đồngtheo quy định của pháp luật và theo thoả thuận giữa các bên tham gia ký kết hợpđồng.

- Từ chối hoặc tạm dừng việc thanh toán theo hợp đồng khi tổng thầukhông thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

b/ Trách nhiệm và quyền hạn của tổng thầu trong việc thực hiện hợpđồng

+ Tổng thầu có trách nhiệm:

Trang 39

Tiếp nhận và quản lý tổng mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốcgiới công trình hoặc giải phóng mặt bằng nếu được chủ đầu tư phân giao theothoả thuận giữa các bên;

- Lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công, thiết kế bản vẽ thicông các hạng mục công trình chính phù hợp với thiết kế sơ bộ được duyệt vàtrình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc để trình phê duyệt;

- Lập và thoả thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giaiđoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợpđồng;

- Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầuvà tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC; thoả thuận và thống nhất với chủđầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và vềchi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầuvề thiết bị;

- Thi công công trình theo đúng thiết kế được duyệt;

- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các côngviệc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theocác thoả thuận hợp đồng;

- Tổ chức, điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường; thực hiệnbiện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao độngvà an ninh trên công trường;

- Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộquản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình; thực hiện việc chuyển giaocông nghệ, bàn giao các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến vận hành, sửdụng và bảo trì công trình cho chủ đầu tư;

- Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thửđồng bộ công trình, lập hồ sơ hoàn công và bàn giao công trình hoàn thành chochủ đầu tư theo thoả thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước;

- Mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị thi công và nhà xưởng phục vụ thicông, bảo hiểm tai nạn đối với người lao động và bảo hiểm trách nhiệm dân sựđối với người thứ ba theo quy định;

- Thực hiện bảo hành công trình theo quy định của nhà nước;

Trang 40

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiếnđộ thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do thầu phụthực hiện và phải bồi thường vật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

+ Trong thực hiện hợp đồng, tổng thầu có quyền hạn như sau:

- Đề xuất bổ sung, hiệu chỉnh thiết kế, các giải pháp thay thế, biện pháptrong tố chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn phải đảmbảo các yêu cầu và hiệu quả của dự án, gói thầu;

- Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vicông trường;

- Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu; bổ sunghoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiếnđộ thực hiện các công việc của hợp đồng;

- Dừng hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng vàtheo thoả thuận của các bên tham gia ký kết hợp đồng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

III KỸ THUẬT SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1- Về tên hợp đồng

Tên gọi cần được nêu thống nhất theo bản qui chế về hợp đồng kinh tếtrong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 29 QĐ/LB ngày 01tháng 06 năm 1992 của Liên bộ: Bộ Xây dựng - Trọng tài kinh tế Nhà nước đãqui định ở điều 5: Tên gọi các HĐKT trong XDCB được đặt thống nhất là: Hợp

đồng giao nhận thầu ( kèm theo tên công việc cụ thể) Ví dụ : Hợp đồng

giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình A

2- Các căn cứ để ký kết họp đồng

Nêu các văn bản pháp luật hiện hành điếu chính trực tiếp lĩnh vực HĐKTtrong xây dựng cơ bản, các quyết định, các văn bản của các cơ quan có thẩmquyền đối với công việc, công trình xây dựng mà các bên sẽ tiến hành ký kếtHĐKT Đồng thời nêu cả số và ngày tháng lập biên bản đấu thầu trong đó bênnhận thầu tham dự và đã trúng thầu

3- Mẫu Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng

Ngày đăng: 25/09/2012, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1– Quá trình sản xuất sản phẩm đầu tư xây dựng - Bài giảng Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 08 - 2003.doc
Hình 1 – Quá trình sản xuất sản phẩm đầu tư xây dựng (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w