Nghiên cứu, tính toán nối đất và chống sét lưới điện phân phối 22kv để nâng cao hiệu quả kinh tế
1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Đã hơn 10 năm, sau khi Bộ trưởng Bộ Năng lượng (cũ) có quyết định số 1867NL/KHKT ngày 12/05/1994 về việc ''Ban hành quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp điện áp trung thế 22kV". Các Công ty Điện lực cũng như các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, chế tạo thiết bị, quản lý vận hành đã và đang nghiên cứu các giải pháp kinh tế k ỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thống nhất cấp điện áp trung thế cho cả nước. Song song với quá trình đổi mới của Việt Nam ; tốc độ GDP không ngừng tăng trưởng thì tốc độ phát triển phụ tải điện ở nước ta cũng tăng nhanh chóng. Việc thống kê, tính toán hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lướ i điện 22kV theo Quyết định trên không phải lúc nào cũng được chú trọng. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài nối đất cho các trạm biến áp trung gian (TBATG) 110/22kV hoặc 35/22kV và gần đây, vào các ngày 18- 19/03/2004 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tổ chức hội thảo về '' Sét và chống sét trên hệ thống đường dây tải điện ở Việt Nam''. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nối đất và chống sét tậ p trung chủ yếu ở lưới điện truyền tải từ 110kV trở lên, còn lưới điện phân phối (LĐPP), thì chưa được quan tâm đúng mức. Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh chóng như hiện nay thì một số tính toán kỹ thuật điện, quan điểm, quy trình - quy phạm trang bị điện trước đây có thể hoặc dường như không còn phù hợp nữa. Câu hỏ i đặt ra khi nghiên cứu áp dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật LĐPP trung áp vào trong thực tiễn là: Có nhất thiết trạm biến áp phân phối (TBAPP) nào cũng phải có một bộ chống sét van (CSV) đặt trước máy biến áp (MBA) không? Nhất là tại những thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng nơi có rất nhiều nhà cao tầng thì xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây hầu như không có. Theo số liệu thống kê sự cố LĐPP của các Điện lực tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung các năm 2001, 2002, 2003 và 2004 thì MBA bị sự cố quá điện áp (QĐA) do sét đánh là rất ít, thậm chí không có như ở trung tâm 2 thành phố Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn ; tuy nhiên những số liệu thống kê trên chỉ mang tính tham khảo và cần phải phân tích đánh giá một cách khoa học. Hình I.1 : Bố trí CSV cáp ngầm Hình I.2: Bố trí CSV trước MBAPP Nếu giải quyết vấn đề kinh tế bằng cách bỏ CSV phía trung áp MBA phân phối thì vi phạm Điều IV.2.155 trong quy phạm trang bị điện là ''trạm phân phối có nối với đường dây trên không phải được bảo vệ bằng CSV đặt ở thanh cái hoặc ở MBA". Một vấn đề nữa cần đặt ra là: Theo Điều 11 tại quyết định số 1867NL/KHKT ngày 12/05/1994 c ủa Bộ Năng lượng (cũ) thì điện trở nối đất không vượt quá 10Ω đối với TBA công suất đến 100kVA và không vượt quá 4Ω đối với TBA công suất trên 100kVA, vấn đề ở chổ ranh giới giữa 4Ω và 10Ω quá lớn như vậy liệu có một trị số điện trở nối đất trung gian 5Ω, 6Ω cho các TBA 160kVA, 250kVA 1000kVA hay không? Nghiên cứu nhằm giải quyết hai vấn đề nêu trên là lý do chọn đề tài vì tính kinh tế và mỹ quan đô thị khi đưa vào áp dụng. 3 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu : Sóng quá áp trên đường dây và TBAPP, trên cách điện và thiết bị chống sét ; các vấn đề liên quan đến giải pháp nối đất và điện trở nối đất TBAPP. Theo Điều IV.2.134 và Điều IV.2.155 Quy phạm trang bị điện Phần IV _Thiết bị phân phối và TBA _Tiêu chuẩn ngành 11TCN-21-84 thì ''Không cần bảo vệ chống sét đánh thẳng đối với TBA điện áp 20-35kV ngoài tr ời có MBA công suất mỗi máy đến 1000kVA". Mặt khác, theo Điều II.5.57 Quy phạm trang bị điện Phần II _Hệ thống đường dẫn điện _Tiêu chuẩn ngành 11TCN-19-84 thì ''Đường dây trên không điện áp từ 22kV trở xuống không yêu cầu những biện pháp đặc biệt tránh quá điện áp khí quyển". Như vậy, theo Quy phạm của trang bị điện ta có thể nghiên cứu nối đất LĐPP 22kV trong phạm vi đường dây trung áp 22kV không treo dây chống sét và TBA không c ần phải bảo vệ chống sét đánh thẳng. Phạm vi nghiên cứu : Tập trung vào các giải pháp liên quan đến nối đất và cách điện của thiết bị như MBA, CSV, sứ cách điện từ đó đề ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trong nối đất và chống sét tại các TBAPP 22kV thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên ; là nơi đang rất khó khăn về kinh tế và khó đạt về trị số tiếp đị a khi tiến hành nối đất an toàn. III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về tính toán, chọn lựa CSV và các nghiên cứu về tính toán suất cắt đường dây, tính toán điện áp bước, điện áp tiếp xúc cho các TBATG 35/22kV, 110/22kV Do đó, đề tài này sẽ không đi sâu vào các vấn đề đã được nghiên cứu nêu trên mà chỉ tập trung vào tính khả thi về giải pháp kỹ thuật-kinh tế khi bố trí CSV trong LĐPP 22kV và điện trở nối đất của các TBAPP. Cần nói thêm rằng, mặc dù giá trị kinh tế của một thiết bị hay một bộ nối đất TBAPP không lớn nhưng số lượng TBAPP lại rất lớn và đa dạng ; tiết kiệm đầu tư vài triệu đồng cho một TBA nhưng với số lượng hàng ngàn TBAPP thì nên quan tâm. 4 Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn các vấn đề liên quan đến bảo vệ chống sét và giải pháp nối đất cho LĐPP 22kV ở khu vực miền Trung. Từ đó, đề ra giải pháp kỹ thuật phù hợp với thực tế, cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao hiệu quả đầu tư cho LĐPP. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1, Các vấn đề về nối đất, ch ống sét đường dây và TBAPP. 2, Tính toán giá trị điện trở nối đất và bố trí chống sét van tại TBAPP. 3, Hiệu quả kinh tế trong việc ứng dụng đề tài vào thực tế. IV. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: 1, Hệ thống các yêu cầu kỹ thuật về chống sét van và nối đất của LĐPP 22kV 2, Đề xuất giá trị điện trở nối đất các TBAPP. 3, Đề xuất giải pháp bố trí chống sét van cho các TBAPP. Tính thực tiễn của đề tài: 1, Giảm vốn đầu tư do chọn giá trị điện trở nối đất phù hợp với từng gam công suất đặt MBA ; từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng. 2, Giảm vốn đầu tư do bố trí hợp lý chống sét TBAPP tại một số thành phố lớn điển hình ; hạ n chế thời gian mất điện do phải lắp đặt, bảo dưỡng định kỳ đồng thời làm tăng vẻ mỹ quan thành phố. V. Tên đề tài: Xuất phát từ các vấn đề đã nêu, đề tài được đặt tên là : "Nghiên cứu, tính toán nối đất và chống sét lưới điện phân phối 22kV để nâng cao hiệu quả kinh tế". VI. Bố cục luận văn: Luận văn được biên chế thành bốn chương : Mở đầu Chương 1: Lưới điện phân phối trung tính nối đất. Chương 2: Nối đất trạm biến áp phân phối. Chương 3: Quá điện áp đường dây và trạm biến áp phân phối. Chương 4: Hiệu quả kinh tế trong việc ứng dụng đề tài vào thực tế. 5 CHƯƠNG 1 LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRUNG TÍNH NỐI ĐẤT 1.1 Hiện trạng lưới điện phân phối : 1.1.1_Đường dây trung áp: Theo thống kê của các Điện lực khu vực miền Trung - Công ty Điện lực 3, quy mô đường dây trung áp lưới điện phân phối tính đến 28/02/2005 như sau : Bảng 1.1 : Thống kê chiều dài lưới điện trung áp ở miền Trung STT Điện lực Chiều dài lưới điện phân phối (km) 22kV 15kV 10kV 6kV 1 Quảng Bình 357,8 445,1 365,1 2 Quảng Trị 34,9 987,0 46,1 3 Thừa Thiên-Huế 321,7 296,8 388,4 199,2 4 Đà Nẵng 316,0 211,0 47,6 5 Quảng Nam 494,4 1.335,3 6 Quảng Ngãi 830,3 700,7 7 Phú Yên 1.124,1 143,6 8 Bình Định 708,9 87,9 676,7 19,5 9 Khánh Hoà 459,2 685,8 126,6 10 Gia Lai 1.950,2 168,6 44,7 9,0 11 Kon Tum 1.088,6 5,2 12 Đăk Lăk 1.673,2 438,6 13 Đăk Nông 440,4 211,1 Tổng cộng 9.799,7 3.634,9 3.191,6 813,1 Qua bảng thống kê trong thời gian qua tại khu vực miền Trung nói riêng, việc thực hiện chuyển đổi, cải tạo, xây dựng mới lưới điện phân phối thành cấp điện áp thống nhất 22kV đã được hình thành rõ rệt. Đối với các dự án cải tạo, xây dựng 6 mới LĐPP sau các TBATG 110/22kV, 35/22kV thì bắt buộc thiết kế theo cấp điện áp 22kV ; đối với các đường dây sau các TBATG 35/6kV, 35/10kV, 35/15kV thì được thiết kế theo cấp điện áp 22kV để dự phòng cho việc chuyển đổi cấp điện áp sau này. Do vậy, một số đường dây trung áp đang vận hành cấp điện áp 6kV, 10kV hoặc 15kV nhưng thực chất đã được thiết kế lắp đặt theo cấp điện áp 22kV trung tính nối đất trực tiếp. Dây dẫn đường dây trung áp phổ biến là loại AC50/8, AC-70/11, AC-95/16, AC-120/19 Một số thành phố lớn ở miền Trung thường sử dụng cáp nhôm, bọc cách điện XLPE-12,7kV hoặc cáp ngầm 22kV ruột đồng. 1.1.2_Trạm biến áp phân phối : Theo thống kê của các Điện lực khu vực miền Trung - Công ty Điện lực 3, quy mô trạm biến áp phân phối tính đến 28/02/2005 như sau : Bảng 1.2 : Thống kê trạm biế n áp phân phối ở miền Trung STT Điện lực Số trạm Số MBA Công suất đặt (MVA) 1 Quảng Bình 962 968 168,77 2 Quảng Trị 868 868 118,53 3 Thừa Thiên-Huế 1.257 1.288 273,64 4 Đà Nẵng 1.546 1.666 535,35 5 Quảng Nam 1.500 1.510 257,26 6 Quảng Ngãi 1.156 1.184 174,62 7 Phú Yên 1.042 1.043 154,54 8 Bình Định 1.712 1.712 320,29 9 Khánh Hoà 1.997 2.049 342,65 10 Gia Lai 1.555 1.571 200,81 11 Kon Tum 711 711 66,88 12 Đăk Lăk 1.636 1.656 256,69 13 Đăk Nông 462 462 59,22 Tổng cộng 16.404 16.692 2.929,34 7 Cùng với đường dây trung áp 22kV, các TBAPP cũng được cải tạo, xây dựng mới theo tiêu chuẩn 22kV. Một số MBA phụ tải sau các TBATG_35/15kV, 35/10kV, 35/6kV khi cải tạo và xây dựng mới đều có 2 cấp điện áp 15(22)kV, 10(22)kV, 6(22)kV. Các TBAPP ở khu vực đô thị, thành phố phổ biến là loại MBA 3 pha ; các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa thì phổ biến loại MBA 1 pha. Hiện nay, do các Công ty điện lực chưa thực sự quan tâm thống nhất gam công suất đặt MBA nên trên lưới điệ n vẫn còn rất nhiều chủng loại khác nhau : MBA 3 pha có gam 31,5kVA ; 37,5kVA ; 50kVA ; 75kVA ; 100VA ; 125kVA ; 160kVA ; 180kVA ; 200kVA ; 250kVA ; 320kVA ; 400kVA MBA 1 pha thì có gam công suất 5kVA ; 10kVA ; 12,5kVA ; 15kVA ; 20kVA ; 25kVA ; 31,5kVA Việc MBA có nhiều gam công suất khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều tủ điện khác nhau ; kết cấu TBA khác nhau và do đó trong tính toán, nghiên cứu cũng như trong quản lý vận hành sẽ phức tạp, khó khăn hơn. Đường dây 22kV Dây quấn phía sơ cấp MBA ở mạng 22kV có trung tính nối đất trực tiếp có thể là dấy quấn 3 pha ho ặc 1 pha. FCO Dây quấn 3 pha có thể đấu Y o , Y hoặc ∆. Nếu mức mất đối xứng tải không vượt quá 15%, cho phép dây MBA CSV quấn đấu Y hoặc ∆ ; khi đó không cần tạo và nối đất trung tính. Dây quấn Y o là cần thiết nếu phía thứ AT cấp có tải 1 pha chiếm ưu thế và mức Hạ áp độ mất đối xứng tải vượt quá 15%. Khi đó, trung tính nối đất trực tiếp Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý TBAPP với điện trở nối đất cho phép từ 4Ω đến 10Ω. Điều này không quá khắc khe và có thể đạt được, nhưng đối với địa chất khu vực miền Trung thì rấ t cần quan tâm 8 nghiên cứu để mở rộng giới hạn cho phép này. Vấn đề này sẽ được tính toán nghiên cứu trong Chương 2. Hiện nay, chủ yếu lưới điện phân phối trung áp do ngành điện quản lý. Khi nghiên cứu, tính toán lưới điện trung áp trong đề án này cũng chỉ hạn chế mang tính điển hình với cấp điện áp 22kV trung tính nối đất trực tiếp và với những gam công suất MBA phổ biến. 1.1.3_Đường dây h ạ áp : Đường dây hạ áp ở Việt Nam chủ yếu là 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp. Dây dẫn phổ biến là loại dây nhôm, dây nhôm lõi thép, dây đồng ; ở các khu vực đô thị, thành phố thì sử dụng dây bọc AV hoặc cáp văn xoắn ABC để đảm bảo mỹ quan và hành lang cho cây xanh đô thị. Tiết diện dây dẫn thường chọn thấp nhất là 35÷50 mm 2 Ở khu vực đông dân cư như huyện lỵ, trung tâm xã, thị xã, thị trấn, thành phố thì chủ yếu do ngành điện quản lý lưới điện hạ áp đến tận hộ tiêu thụ. Do vậy, tiêu chuẩn kỹ thuật thường được đảm bảo và an toàn cho người sử dụng điện. Ở các khu vực nông thôn, miền núi thì do địa phương quản lý. Do vậy, lưới điện hạ áp thường cũ nát với nhiều quy cách kỹ thuật khác nhau, dễ mất an toàn ; khả năng tái đầu tư và cải tạo, nâng cấp kém. Trong thời gian từ năm 1998 đến nay, ngành điện đã có nhiều cố gắng đầu tư lưới điện hạ áp đến tận hộ tiêu thụ ở khu vực nông thôn, miền núi theo chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản ho ặc vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng thế giới WB. 1.2 Vấn đề bảo vệ nối đất và chống sét lưới phân phối 22kV: Theo Quy phạm trang bị điện 11 TCN-18-84 đến 11 TCN-18-21 được ban hành tại quyết định số 507ĐL/KT ngày 22/12/1984 của Bộ Điện lực (cũ) và quyết định số 1867NL/KHKT ngày 12/9/1994 của Bộ Năng lượng, ta có thể tóm lược các quy định kỹ thuật hiện hành đối với lưới phân phối 22kV trung tính nối đất trực tiếp như sau : 9 Hình 1.2 : Recloser với 2 bộ CSV 2 đầu Hình 1.3 : Bố trí 3 bộ CSV trên Cột thép “Đoạn ĐDK vào TBA không cần bảo vệ bằng dây chống sét” (Điều IV.2.155). “Không cần bảo vệ chống sét đánh thẳng đối với TBA ngoài trời có công suất mỗi MBA đến 1000kVA” (Điều IV.2.134). “Trị số điện trở nối đất không vượt quá trị số 10 Ω đối với MBA đến 100kVA và không vượt quá 4 Ω đối với MBA trên 100kVA” (Điều I.7.37 hoặc Điều 11). “TBAPP có nối với ĐDK phải được bảo vệ bằng CSV đặt ở thanh cái hoặc ở MBA. Nếu phía hạ áp nối với ĐDK thì phải dùng CSV ở cả phía hạ áp” (Điều IV.2.155). Xuất phát từ những quy định trong các quy phạm nêu trên, việc tính toán, bố trí CSV đều phải tuân thủ như thể hiện thực tế trên hình I.1, I.2, 1.2 và 1.3 tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau :. Hình I.1 thể hiện bố trí 1 bộ CSV cho cáp ngầm trung áp tại đường Phan Châu Trinh. Hình I.2 thể hiện bố trí 1 bộ CSV trước MBA phân phối tại đường Lê Lợi. Hình 1.2 thể hiện vị trí đặt 2 bộ CSV tại 2 đầu máy cắt recloser trên đường Lê Lợi và hình 1.3 thể hiện bố trí 3 bộ CSV cho 3 tuyến cáp ngầm trung áp tại một cột sắt trên đường Trưng Nữ Vương. 10 Sự phân bố CSV trên một xuất tuyến cũng tuân thủ theo quy phạm, như Hình 1.4 cho một đoạn của xuất tuyến 471 E11 dài 1300 mét bố trí từ ngã tư đường Lý Thường Kiệt đến Ngã Năm Phan Châu Trinh – Hoàng Diệu. trên Đường Lê Lợi, đi trong nội thị thành phố Đà Nẵng với số lượng là 12 bộ, tương ứng với 36 CSV. H.Phòng Lê Lai/Ba Đình Ngã 5 P.C.Trinh. 50 190 120 100 110 120 230 45 250 40 45 vị trí cột 48 49 53 55 57 61 64 68 69 77 78 79 H.Vương Lê Duẩn Q.Trung L.T.Trọng L.T.Kiệt Hình 1.4 : Hiện trạng bố trí CSV trên đoạn tuyến 471 E11 Đà Nẵng Việc bố trí CSV tại xuất tuyến trên cho ta suy nghĩ đến sự cần thiết đặt đến 12 bộ CSV để bảo vệ MBA và máy cắt recloser hay không? cũng như mức độ ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của thành phố như thế nào? Khi xem xét hệ thống tiếp địa hiện trạng, ta thấy đối với đường dây trung áp 22kV thì tiếp địa thực hiện toàn tuyến trong trường hợp sử dụng lưới 3 pha 3 dây lấy đất làm dây trung tính và tiếp địa lặp lại đối với lưới 3 pha 4 dây [4]. Dạng nối đất thường là tia-cọc hỗn hợp hoặc dạng tia tuỳ theo đặc điểm địa hình, địa chất công trình. Dạng nối đất TBA thường là tia-cọc hỗn hợp, bố trí trong phạm hành lang an toàn đường dây. Đường dây hạ áp thì bố trí tiếp địa lặp lại, các vị trí rẽ nhánh và vị trí néo cuối. [...]... hình lưới điện trung áp 22kV_ 3 pha 4 dây hay 3 pha 3 dây lấy đất làm trung tính ta còn phải nghiên cứu, so sánh, đánh giá thật cụ thể mới có kết luận để đưa vào ứng dụng trong thực tế 1.3.2 _Lưới điện hạ áp trung tính nối đất : Phần lớn các thiết bị, khí cụ điện được nối đến lưới điện ba pha có trung tính nối đất, vì lưới điện này rất kinh tế và về mặt kỹ thuật có nhiều ưu điểm hơn là các loại lưới điện. .. Kết quả nghiên cứu mới chỉ là sự đề xuất mở rộng những quy định đã được áp dụng trong cả nước 14 CHƯƠNG 2 NỐI ĐẤT TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI 2.1 Các giải pháp nối đất: Tác dụng nối đất là để tản vào đất dòng điện sự cố (rò cách điện ngắn mạch, chạm đất hoặc dòng điện sét) và giữ cho điện thế trên các phần tử được nối đất thấp Theo chức năng của nó, nối đất trong hệ thống điện có ba loại: 2.1.1 _Nối đất. .. dòng sét vào đất, nhằm giảm biên độ của quá điện áp khí quyển đến giá trị có thể ; giữ cho điện thế của các phần tử được nối đất không quá cao để hạn chế phóng điện ngược từ các phần tử đó đến các bộ phận mang điện hoặc không gây đánh thủng cách điện của các thiết bị điện khác Nối đất chống sét bao gồm nối đất kim chống sét bảo vệ chống sét đánh thẳng cho các TBAPP có công suất trên 1000kVA và nối đất. .. thế nhất định Điện trở của cực nối đất rd = Ud Id (2.14) Iđ là dòng chạm đất một pha tại nơi đặt nối đất Uđ là điện áp trên cực nối đất Điện trở rđ gồm điện trở của bản thân điện cực và điện trở tản trong đất Điện trở tản trong đất phụ thuộc nhiều vào kích thước, hình dáng, số lượng, cách bố trí các điện cực 19 Đối với nối đất chống sét, cần phân biệt rõ điện trở hay tổng trở tản xung với điện trở tản... thống nối đất phải được thiết kế sao cho điện áp tiếp xúc và điện áp bước trong mọi điều kiện không vượt quá trị số nguy hiểm cho người 2.3 Điện trở nối đất xung kích của nối đất chống sét: Với hệ thống nối đất bảo vệ chống sét, trị số điện trở nối đất yêu cầu là trị số xung kích, còn gọi là điện trở nối đất xung kích hay điện trở tản xung Rx Muốn có trị số này phải xác định trị số điện trở nối đất tần... bị vào hệ thống nối đất, để làm giảm điện áp xuất hiện trên vỏ thiết bị khi có hư hỏng cách điện và chênh lệch điện thế trên thiết bị đặt trên hai chân con người đến một giá trị an toàn mà con người co thể chịu được Hệ thống nối đất an toàn không tham gia vào sự làm việc của lưới điện Hiệu quả của nối đất an toàn phụ thuộc vào kiểu lưới điện, điện trở dòng điện đi qua, đường đi của dòng điện xuống đất. ..11 1.3 Lưới điện phân phối có trung tính nối đất : 1.3.1 _Lưới điện trung áp 22kV trung tính nối đất : Lưới điện trung áp có trung tính trực tiếp nối đất phổ biến là các loại sau : Nối đất trực tiếp có kéo dây trung tính ra mạng (Mỹ, Canada, Úc) ; sử dụng phù hợp cho khu vực có mật độ phụ tải thấp trong một khu vực rộng lớn Nối đất trực tiếp không kéo dây trung tính ra mạng (Anh) ; sử... thuật phân biệt điện áp cao và điện áp thấp nhưng không cơ nghĩa là điện áp thấp là an toàn cho con người Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗi nước mỗi khác nhau, nhưng ở Việt Nam thì không thấy xảy ra hiện tượng chết người ở điện áp 40V nên thường sử dụng trong tính toán kiểm tra an toàn Yêu cầu điện trở thiết bị nối đất an toàn là : rD ≤ U cp ID (2.13) 2.1.3 _Nối đất chống sét: Nối đất chống sét để tản... đất khác nhau 31 cũng thay đổi Do đó, đất biến đổi trong một phạm vi rộng, trị số trong mùa mưa và mùa khô có thể khác nhau rất xa Điện trở suất tính toán của đất ρtt = km.ρđ (2.38) ρđ điện trở suất của đất đo được [Ω.m] km hệ số mùa phụ thuộc vào loại nối đất, loại điện cực và độ chôn sâu Trong tính toán lấy trị số km bé nếu khi đo đất khô ráo và lấy km lớn nếu khi đo đất ẩm ướt Nối đất an toàn và. .. AC120/19 Kết quả tính toán cho thấy, đường dây càng dài thì dòng điện ngắn mạch càng bé và khi tăng tiết diện dây dẫn thì dòng ngắn mạch tăng không đáng kể Đối với lưới điện cao áp trung tính nối đất, do vì giá trị của dòng điện chạm đất lớn nên rất khó đảm bảo yêu cầu về điện áp bước và điện áp tiếp xúc Điện trở nối đất phía 110kV lấy theo quy phạm trang bị điện Rđ ≤ 0,5 Ω mặc dù trên thực tế khó có . các vấn đề đã nêu, đề tài được đặt tên là : " ;Nghiên cứu, tính toán nối đất và chống sét lưới điện phân phối 22kV để nâng cao hiệu quả kinh tế& quot;. VI. Bố cục luận văn: Luận văn được. Chương 1: Lưới điện phân phối trung tính nối đất. Chương 2: Nối đất trạm biến áp phân phối. Chương 3: Quá điện áp đường dây và trạm biến áp phân phối. Chương 4: Hiệu quả kinh tế trong việc. 11 1.3 Lưới điện phân phối có trung tính nối đất : 1.3.1 _Lưới điện trung áp 22kV trung tính nối đất : Lưới điện trung áp có trung tính trực tiếp nối đất phổ biến là các loại sau : Nối đất trực