1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận Sinh Học Phân Tử

23 4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 912 KB

Nội dung

Như ta đã biết, phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền và thông tin di truyền được di truyền từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con cái. Ở mỗi cơ thể nhất định, thông tin di truyền được thể hiện ở các tính trạng hình thái và sinh lý. Các tính trạng đó đều do protein quy định. Mà cấu tạo đặc thù của protein được quy định bởi cấu tạo đặc thù của ADN, hay nói cách khác mã di truyền trên phân tử protein được quy định bởi mã di truyền trên phân tử ADN. Như vậy, thông tin di truyền được chuyển hóa phân tử ADN đến protein nhờ những quá trình nào? Có những ngoại lệ nào lien quan đến học thuyết trung tâm? Và hiện nay có những hiểu biết sai lệch về luận thuyết trung tâm. Để làm rõ những vấn đề trên, tôi chọn vấn đề: “Luận thuyết trung tâm”

Tiểu luận sinh học phân tử ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN SINH HỌC PHÂN TỬ Đề tài: LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM Giáo viên hướng dẫn: PGS –TS Nguyễn Bá Lộc Học viên thực hiện: Trần Thị Hoàng Anh Lớp: Lý luận và Phương pháp K19 Huế, 01 năm 2011 Trần Thị Hoàng Anh 1 Tiểu luận sinh học phân tử MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: III. Phương pháp nghiên cứu: PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM I. Khái niệm II. Nội dung của luận thuyết trung tâm 2.1. Quá trình tái bản AND 2.1.1. Các hình thức tái bản AND: 2.1.2. Tái bản bán bảo thủ ở Prokaryote: 2.1.3. Tái bản bảo thủ ở Eukariote: 2.1.4. Sữa chữa sai sót trong tái bản: 2.1.5. Vai trò tái bản: 2.1.6. Các vấn đề chú ý: 2.2. Quá trình phiên mã: 2.2.1. Thành phần tham gia: 2.2.2. Cơ chế phiên mã ở Prokaryote: 2.2.3. Cơ chế phiên mã ở Eukaryote: 2.2.4. Vai trò của phiên mã: 2.2.5. Các vấn đề cần chú ý: 2.3. Quá trình dịch mã: 2.3.1. Thành phần tham gia: 2.3.2. Cơ chế dịch mã: 2.3.3. Vai trò của quá trình dịch mã: 2.3.4. Một số vấn đề cần lưu ý: 2.4. Sự điều hòa biểu hiện của gen: 2.5. Mối quan hệ giữa AND, ARN và Protein. Trần Thị Hoàng Anh 2 Tiểu luận sinh học phân tử III. Các ngoại lệ lien quan đến luận thuyết trung tâm. 3.1. Phiên mã ngược: 3.1.1.Khái niệm phiên mã ngược: 3.1.2. Cơ chế: 3.2. Dịch mã trực tiếp từ DNA sang protein 3.3.Prions PHẦN 3: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Hoàng Anh 3 Tiểu luận sinh học phân tử PHẦN I: MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Như ta đã biết, phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền và thông tin di truyền được di truyền từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con cái. Ở mỗi cơ thể nhất định, thông tin di truyền được thể hiện ở các tính trạng hình thái và sinh lý. Các tính trạng đó đều do protein quy định. Mà cấu tạo đặc thù của protein được quy định bởi cấu tạo đặc thù của ADN, hay nói cách khác mã di truyền trên phân tử protein được quy định bởi mã di truyền trên phân tử ADN. Như vậy, thông tin di truyền được chuyển hóa phân tử ADN đến protein nhờ những quá trình nào? Có những ngoại lệ nào lien quan đến học thuyết trung tâm? Và hiện nay có những hiểu biết sai lệch về luận thuyết trung tâm. Để làm rõ những vấn đề trên, tôi chọn vấn đề: “Luận thuyết trung tâm” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận thuyết trung tâm Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu quá trình: - Tái bản, sao mã và dịch mã - Quá trình điều hoà gen - Quá trình phiên mã ngược - Và các ngoại lệ lien quan đến luận thuyết trung tâm III. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được lấy từ các nguồn thông tin như thư viện, báo đài, internet. Dựa vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài. Trần Thị Hoàng Anh 4 Tiểu luận sinh học phân tử PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM I. Khái niệm Luận thuyết trung tâm (Central dogma) của sinh học phân tử được đề xướng bởi Francis Crick vào năm 1958 và định nghĩa chính xác là: Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử quan tâm đến việc vận chuyển từng phần một cách chi tiết của thông tin trình tự. Nó khẳng định rằng những thông tin đó không thể được vận chuyển từ protein đến protein hay nucleic acid khác Đường đi của dòng thông tin chuẩn có thể được tóm tắt một cách vắn tắt và đơn giản hóa là DNA hay vật chất di truyền nói chung đều có khả năng tự sao chép một cách chính xác bản thân nó trong một quá trình gọi là tái bản (replication) - cơ sở của sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể và, do đó, là cơ sở của sự phân chia tế bào (mà thực chất là sự phân chia hay truyền đạt vật chất di truyền; Đó còn là các quá trình hoạt động và điều hoà sự biểu hiện của các gene trong bộ gene - phiên mã (transcription) và dịch mã (translation) - tạo ra các phân tử (RNA và protein) tham gia vào các cấu trúc và hoạt động sống cơ sở của tế bào. Nhờ đó mà con cái sinh ra thường giống với cha mẹ, mỗi loài duy trì sự ổn định tương đối bộ gene của mình và, nói rộng ra là, nhờ đó mà sự sống được duy trì một cách liên Trần Thị Hoàng Anh 5 Học thuyết trung tâm Tiểu luận sinh học phân tử tục kể từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất cách đây chừng ba tỷ rưỡi năm. II. Nội dung của luận thuyết trung tâm 2.1. Quá trình tái bản AND 2.1.1. Các hình thức tái bản AND: • Tái bản bảo thủ: Từ AND khuôn cho 2 AND con với 1 mạch khuôn và 1 mạch mới được tổng hợp • Tái bản bán bảo thủ: AND khuôn cho ra 2 AND con gồm 1 mạch của AND khuôn và 1 mạch mới được tổng hợp • Tái bản gián đoạn: Từ AND khuôn cắt ra tạo đoạn ngắn. 1 đoạn tổng hợp theo kiểu bảo thủ, 1 đoạn tổng hợp theo kiểu bán bảo thủ 2.1.2. Tái bản bán bảo thủ ở Prokaryote: a.Vai trò các yếu tố tham gia tái bản AND - AND khuôn: vai trò trong toàn bộ phân tử - Nguyên liệu: dNTP( dATP, d GTP, dCTP, dTTP) + Cung cấp năng lượng cho quá trình + Cung cấp nguyên liệu cho quá trình (dAMP, dGMP, dCMP, dTMP) - Emzym : + AND polymerase Ở E.coli, người ta tìm thấy có 3 loại ADN-polymeraza tham gia vào quá trình tái sinh ADN: •ADN-polymeraza I: có vai trò loại bỏ ARN mồi và thay vào đó bằng đoạn ADN tương ứng. •ADN-polymeraza II: có thể thám gia vào quá trình sữa chữa, chức năng này chưa được rõ. •ADN-polymeraza III: làm nhiệm vụ tổng hợp chuỗi polynucleotid bổ sung chuỗi khuôn theo chiều 5 ’ -3 ’ . + Tôpoiizomerase: tháo xoắn sơ cấp Trần Thị Hoàng Anh 6 Tiểu luận sinh học phân tử + ARNpolymerase: tổng hợp đoạn ARN mồi + Ligase: nối các đoạn Okazaki với nhau - Protein: + SSB: làm nhiêm vụ bám sợi đơn của ADN sau khi đã được tháo xoắn để ổn định trạng thái tháo xoắn. Nhờ protein SSB mà hai sợi đơn sau khi tháo xoắn không tái liên kết với nhau và cũng không gấp khúc lại tạo nên các cấu trúc vòng do hình thành sự bổ sung. + Protein gắn với AND: kích hoạt 2 enzym AND polymeraseII, III. - Helicaza: mở xoắn kép ADN thành hai chuỗi đơn bằng cách cắt các liên kết hydro. b.Cơ chế: - Giai đoạn mở đầu: + Enzim helicaza mở xoắn ADN, phân hủy các liên kết hydro giữa hai sợi đơn để tách rời hai sợi đơn ở vùng tái sinh tạo nên chạc tái sinh. + Các protein SSB đến gắn vào chạc tái sinh, ngăn không cho hai mạch tái xoắn lại với nhau, gyraza mở xoắn theo chiều xoắn trái. + Primaza xúc tác sự tạo ARN mồi bổ sung với mạch khuôn 3 ’ -5 ’ . - Giai đoạn kéo dài: + Tổng hợp chuỗi sớm: Trên mạch khuôn 3 ’ -5 ’ , sau khi primaza tổng hợp đoạn mồi, các nucleotid tiếp tục đến gắn vào đầu 3 ’ -OH của chuỗi theo nguyên tắc bổ sung với chuỗi làm khuôn (chuỗi 3 ’ -5 ’ ) nhờ ADN-polymeraza III. Chuỗi sớm được tổng hợp liên tục, tháo xoắn đến đâu thì các nucleotid tự do trong môi trường nội bào tương ứng bổ sung với các nucleotid trên mạch khuôn lần lượt đến gắn vào đầu 3 ’ -OH bằng cách tạo liên kết photphodiester với nucleotid liền trước đó. Có trường hợp không cần tổng hợp đoạn ARN mồi mà chuỗi khuôn của ADN tự xoắn lại tạo đoạn mồi do đầu 3 ’ -OH quay ngược lại. + Tổng hợp chuỗi muộn: Trần Thị Hoàng Anh 7 Tiểu luận sinh học phân tử Trên mạch khuôn 5 ’ -3 ’ của ADN chiều tháo xoắn và chiều tổng hợp ngược nhau nên quá trình tổng hợp không diễn ra liên tục mà tạo ra các đoạn okazaki ngược chiều với chiều phát triển của chạc tái sinh. Mỗi đoạn okazaki có ARN mồi riêng được tổng hợp nhờ primaza. Mồi được tổng hợp bổ sung với chuỗi khuôn 5 ’ -3 ’ và ngược chiều tháo xoắn, tức là tháo xoắn một đoạn mới tổng hợp theo chiều ngược lại. Xúc tác cho sự tổng hợp chuỗi muộn là phức hợp protein có tên là primosom. Primosom di chuyển trên chuỗi khuôn 5 ’ - 3 ’ . Trong quá trình di chuyển, primosom tiến hành tổng hợp các đoạn ARN mồi nhờ pimaza, sau đó chuỗi bổ sung của ADN được kéo dài nhờ ADN-polymeraza tạo ra đoạn okazaki. Khi đoạn okazaki mới được hoàn chỉnh, ARN mồi tách ra nhờ ADN – polymeraza I, sau đó đoạn ARN mồi được thay thể bằng đoạn ADN tương ứng nhờ ADN-polymeraza I. Tiếp theo ligaza hàn khe hở giữa hai đoạn okazaki lại. Cũng có trường hợp hai chuỗi được tổng hợp đồng thời và cùng chiều. Trong trường hợp này ADN-polymeraza III gồm hai tiểu thể: Một tiểu thể xúc tác tổng hợp chuỗi sớm, một tiểu thể xúc tác tổng hợp chuỗi muộn. Trên chuỗi ADN mẹ làm khuôn chuỗi muộn xảy ra sự quấn một vòng quanh tiểu đơn vị phụ trách chuỗi muộn làm đảo ngược chiều của chuỗi khuôn này. Do vậy, chiều chuỗi khuôn đoạn quấn quanh ADN-polymeraza III là chiều 3 ’ -5 ’ , sự tổng hợp chuỗi bổ sung cho nó đúng theo chiều thóa xoắn, cùng chiều với sự tổng hợp chuỗi sớm. ADN-polymeraza di chuyển đến đâu thì đảo ngược chiều chuỗi khuôn đến đó và quá trình tổng hợp sẽ xảy ra. Quá trình tổng hợp này vẫn tạo ra các đoạn okazaki vì sau khi tổng hợp từng đoạn bổ sung, các đoạn này cũng được quay ngược chiều trở lại theo sự quay của chuỗi khuôn. - Giai đoạn kết thúc: Quá trình kéo dài cứ tiếp diễn cho hết vòng ADN, hai chạc tái bản gặp nhau ở phía đối diện của nhiếm sắc thể vòng của E.coli. 2.1.3. Tái bản bảo thủ ở Eukariote: Tuy phức tạp hơn ở Prokariote nhưng về cơ bản giống ở Prokariote: - Tái bản theo hai hướng ngược chiều. - Tổng hợp bổ sung đối song chỉ xảy ra theo chiều 5 ’ – 3 ’ . Trần Thị Hoàng Anh 8 Tiểu luận sinh học phân tử - Xảy ra trên hai chuỗi với cơ chế khác nhau: + Chuỗi sớm tổng hợp liên tục. + Chuỗi muộn tổng hợp thành từng đoạn okazaki. - Cần có ARN mồi hay ADN mồi. Tuy nhiên tái bản ADN ở Eukariote cũng có những đặc điểm riêng: - Trên một phân tử ADN khuôn quá trình tổng hợp ADN xảy ra đồng thời ở nhiều điểm, trên ADN khuôn có nhiều điểm khởi đầu và điểm kết thúc. - Vận tốc tổng ADN ở Eukariote chậm hơn ở Prokariote. - Ở Eukariote có bốn loại enzim tham gia: ADN-polymeraza α, β, γ, δ. (ở Prokariote chỉ có ba loại: I, II, III) Trên ADN của Eukariote quá trình tổng hợp được tái sinh trên từng đơn vị sao chép. Mỗi đơn vị sao chép có điểm khởi đầu, điểm kết thúc. Tại mỗi điểm khởi đầu quá trình tái bản phát triển theo hai hướng, tạo ra hai chạc tái bản đối diện nhau. Các đơn vị tái bản phát triển theo hai hướng cho đến khi gặp nhau tạo thành hai phân tử ADN con. 2.1.4. Sữa chữa sai sót trong tái bản: Sữa chữa ADN là đặc tính thiết yếu của tế bào sống, nhằm phục hồi cấu trúc ADN bị tổn thương do các tác nhân lý – hóa hoặc tự phát trong quá trình tái bản ADN. Có nhiều hệ thống sữa sai trong tế bào: đọc sữa trong lúc tái bản nhờ một số ADN-polymeraza, quang phục hoạt, cắt bỏ bazơ hoặc nucleotid. Nhờ có sữa chữa mà tỷ lệ đột biến đã thấp hơn rất nhiều (từ 10 -5 chỉ còn 10 -9 ). Nhờ ADN-polymeraza I, III vừa có khả năng tổng hợp vừa có khả năng phân hủy (cắt liên kết photphodiester), khi tiến hành tái bản nếu có sai sót trước đó thì ADN-polymeraza III quay ngược lại để sữa chữa. Sau khi tổng hợp hoàn thiện, ARN mồi được thay bằng ADN tương ứng thì ADN-polmeraza I đồng thời sữa chữa sai sót. Sữa chữa bằng quang phục hoạt được xúc tác bởi ADN photolyase. Hình thức sữa chữa này được tiến hành đối với dimmer thymine, cơ chế sữa chữa như sau: enzim phát hiện và bám vào vị trí ADN bị tổn thương; enzim hấp thụ ánh sáng có bước sóng 320 – 370nm và được kích hoạt để có thể cắt đứt các liên kết Trần Thị Hoàng Anh 9 Tiểu luận sinh học phân tử vốn tạo ra dimmer, làm phục hồi trạng thái bổ sung giữa các bazơ của hai sợi; sau đó enzim rời khỏi ADN, sai sót được sữa chữa. Sữa chữa bằng cắt bỏ được thực hiện bởi các enzim đặc thù và không cần ánh sang. Sự tách bỏ vùng ADN hư hại và thay bằng ADN mới xảy ra bằng cách cắt bỏ bazơ hoặc cắt bỏ nucleotid. 2.1.5. Vai trò tái bản: Nhờ có quá trình tái bản làm cho ADN nhân đôi, tạo điều kiện cho nhiễm sắc thể nhân đôi, đảm bảo cho sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của các thế hệ tế bào và các thế hệ của loài. Tái bản ADN đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác. 2.1.6. Các vấn đề chú ý: * Vì sao mạch mới AND luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’? - Mỗi một nu đã bị photphoril hóa ở đầu 5’ và chỉ có đầu 3’-OH tự do nên chiều của nó là 5’-3’. Khi liên hệ với các nu tiếp theo cũng theo chiều 5’ – 3’, do đó chiều của mạch đơn AND là chiều 5’-3’. - AND pol chỉ có thể tổng hợp mạch mới khi nó tiếp cận với vị trí 3’- OH rNu cuối cùng của đoạn mồi và kéo dài mạch theo chiều 5’-3’. - Các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’-3’, trong đó mạch liên tục cùng chiều với chiều tháo xoắn của AND mẹ, còn mạch gián đoạn được tổng hợp ngược chiều. * Điểm khác biệt trong cơ chế nhân đôi của Prokaryote và Eukaryote? Prokaryote Eukaryote - Chỉ có một điểm sao chép duy nhất - Có nhiều điểm sao chép (Nấm men có 500 điểm) Trần Thị Hoàng Anh 10 [...]... 20 Tiểu luận sinh học phân tử luận thuyết thì đây lại được xem là 1 ngoại lệ vì trong luận thuyết trung tâm, protein chỉ có thể được tổng hợp, không thể được nhân từ một protein khác Trần Thị Hoàng Anh 21 Tiểu luận sinh học phân tử PHẦN 3: KẾT LUẬN Như vậy, luận thuyết trung tâm (Central dogma) của sinh học phân tử được đề xướng bởi Francis Crick vào năm 1958 cũng đã ảnh hưởng rất to lớn đến sinh học. .. bước tiến quan trọng trong sự phát triển của sinh học phân tử, đồng thời đó cũng chính là tiền đề cơ sở và căn bản nhất cho sự ra đời của công nghệ gen, công nghệ di truyền sau này Trần Thị Hoàng Anh 22 Tiểu luận sinh học phân tử TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hồ Thị Thùy Dương (1997) Sinh học phân tử Nhà xuất bản giáo dục 2 Võ Thị Thương Lan (2007) Sinh học phân tử Nhà xuất bản giáo 3 PGS.TS Nguyễn Hoàng Lộc... Thi(2007) Giáo trình sinh học phân tử ĐH Huế 4 PGS.TS Nguyễn Bá Lộc(2002) Bài giảng sinh học phân tử NXB ĐH Huế dục 5 GS.PTS Phan cự Nhân- PGS.PTS Nguyễn Minh Công – PGS.PTS Đặng Hữu Lanh (1999) Di Truyền Học Nhà xuất bản giáo dục 6 Hoàng Trọng Phán – Đỗ Quý Hải (2005) Giáo trình nucleic acid ĐH Huế 7 Hoàng Trọng Phán (2005) Di truyền học Nhà xuất bản Đà Nẵng - http:// Wapedia.mobi/vi/sinhhocphantu - http://Vi.wikipedia.org/wiki... liên kết với UTP để bắt đầu tổng hợp Trần Thị Hoàng Anh 12 Tiểu luận sinh học phân tử - Giai đoạn kéo dài: + Tổng hợp đoạn phân tử dài 12 cặp nucleotid: Nhờ lõi enzim các nucleotid trong môi trường đến tạo liên kết photphodiester với nucleotid cuối chuỗi đang kéo dài về phía 3’ và tạo liên kết bổ sung với nucleotid trên chuỗi ADN khuôn tạo phân tử lai ARN-ADN với chiều dài 12 cặp nucleotid + Kéo dài chuỗi... mqh họ hàng càng gần và ngược lại + Xác định được cấu trúc gen phân mãnh ở SV nhân thực + Ứng dụng trong kỹ thuật AND tái tổ hợp: Nhận biết hay phân lập AND tái tổ hợp 2.2 Quá trình phiên mã: 2.2.1 Thành phần tham gia: - Khuôn: Khuôn có thể là ADN hoặc ARN (đối với các virus chứa ARN) Trần Thị Hoàng Anh 11 Tiểu luận sinh học phân tử Phân tử ADN khuôn chỉ sử dụng một mạch có chiều 3 ’- 5’ theo chiều... AND mẹ được thực hiện theo NTBS, khuôn mẫu và bán bảo toàn - Quá trình tái bản chính xác của AND mẹ nhờ sự hoạt động của enzime AND polimerasa * Lai phân tử là gì? Lai phân tử dựa trên đặc tính nào của AND? Vai trò? - Lai phân tử là phép lai giữa các phân tử AND của các loài hoặc phép lai giữa AND – ARN, ARN – ARN - Đặc tính: biến tính và hồi tính - Vai trò: + Cho phép xác định vị trí của gen trên NST... hiện tính đa dạng của gen (thực chất là một đoạn phân tử ADN) 2.3.4 Một số vấn đề cần lưu ý: * Sự khác nhau cơ bản trong cơ chế phiên mã, dịch mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực? Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực - Gen cấu trúc tồn tại thành từng nhóm - Mỗi một gen là một đơn vị PM độc tạo thành đơn vị phiên mã để tổng hợp lập, nên mỗi phân tử mARN tạo ra là mARN bản sao của một gen - Chưa... PM, DM diễn ra trong không gian và thời gian khác nhau - Cấu trúc gen không phân mãnh nên sự - Cấu trúc gen phân mãnh nên quá trình PM diễn ra chỉ có một công đoạn và lập PM diễn ra hai công đoạn liên tiếp là tức DM ngay, không trải qua các quá tiền mARN và ARN trưởng thành tạo Trần Thị Hoàng Anh 17 Tiểu luận sinh học phân tử trình cải biến phức tạp nên các loại mARN khác nhau, qua đó có thể tạo được... protein quy định Như vậy, những thông tin chứa đựng trong ADN được sao chép sang ARN và sau đó được dùng để tổng hợp protein III Các ngoại lệ liên quan đến luận thuyết trung tâm 3.1 Phiên mã ngược: Trần Thị Hoàng Anh 19 Tiểu luận sinh học phân tử 3.1.1.Khái niệm phiên mã ngược: Phiên mã ngược (reverse transcription) là kiểu truyền thông tin từ ARN sang ADN, chỉ xảy ra trong các tế bào động vật và người... ADN thay thế, nối kín các đoạn mạch Trần Thị Hoàng Anh 14 Tiểu luận sinh học phân tử - Nguyên tắc: NTBS, khuôn mẫu, bán - Nguyên tắc: NTBS, khuôn mẫu bảo toàn - Kết quả: 1 AND mẹ cho ra 2 AND - Kết quả: Tạo ra một đến nhiều mARN con giống hệt nhau tùy theo nhu cầu tế bào * Sự khác nhau giữa tiền mARN và ARN trưởng thành trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực? Tiền Marn - Nằm ở trong nhân ARN trưởng . Tiểu luận sinh học phân tử ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN SINH HỌC PHÂN TỬ Đề tài: LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM Giáo viên hướng dẫn: PGS. tài liệu để thực hiện đề tài. Trần Thị Hoàng Anh 4 Tiểu luận sinh học phân tử PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LUẬN THUYẾT TRUNG TÂM I. Khái niệm Luận thuyết trung tâm (Central dogma) của sinh học. ADN-polymeraza III gồm hai tiểu thể: Một tiểu thể xúc tác tổng hợp chuỗi sớm, một tiểu thể xúc tác tổng hợp chuỗi muộn. Trên chuỗi ADN mẹ làm khuôn chuỗi muộn xảy ra sự quấn một vòng quanh tiểu đơn vị phụ

Ngày đăng: 07/09/2015, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w