1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

73 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 205,17 KB

Nội dung

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2 • • • Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 • • • • • TRẰN VĂN VINH • CẤU TRÚC QUẦN X Ả VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG Tự NHIÊN Độ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA cúc PHƯƠNG • Chuyênngành: Sinh thái học Mãsố: 60 42 01 20 • LUÂN VĂN THAC sl SINH HOC • • • • Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS. ĐàoDuy Trinh HÀ NỘI, • LỜI CẢM ƠN • Trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của các cơ quan tập, thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS.Đào Duy Trinh, người thầy ngay từ đầu đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi ttong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. • Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ học tập và sự tạo điều kiện tốt nhất của Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, phòng Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ và các cán bộ của bộ môn Động vật học của trường ĐHSP Hà Nội 2, nơi mà tôi đang học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lòi cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban quản lý, các cán bộ, công nhân viên VQG Cúc Phương, Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Xin gửi lòi cảm ơn tới các e sinh viên thuộc lớp K37, khoa Sinh - KTNN. Trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu và tách lọc mẫu nghiên cứu. • Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, vợ, con tôi, Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn để hoàn thành chương trình học đúng thời hạn. • Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn • Trần Văn Vinh • • LỜI CAM ĐOAN • Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này của tôi đều do tôi nghiên cứu để có được, số liệu hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kì một luận văn nào. • Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc.Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực hiện luận văn đều được cảm ơn. • Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn • Trần Văn Vinh • • • • • • • Mưc LUC • • • ■ • PHỤ LỤC • DANH Mưc CÁC KÍ HIẼU, VIẾT TẮT • • « 7 • Kí hiệu • Viết tắt • 0 • Tầng thảm lá • +1 • m À А • Tâng rêu • Ai • Độ sâu tầng đất mặt 0- 10cm • A 2 • Độ sâu tầng đất 1 l-20cm • С • Chung cả tầng Aị và tầng A 2 • RTN • Rừng tự nhiên • VQG • Vườn quốc gia • MĐT B • Mật độ trung bình • H’ • Chỉ số đa dạng loài • J’ • Chỉ số đồng đều • Si • Số lượng loài theo tầng phân bố • s • Số lượng loài chung của hai tàng đất • TS • Tiến sĩ • ĐHSP • Đại học sư phạm • MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài • Đất là tài nguyên vô cùng quý giá có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật khác. Đồng thòi, môi trường đất là một hệ sinh thái vô cùng phức tạp nhưng lại vô cùng phong phú do có hệ vi sinh vật đất phong phú và đa dạng mà đáng kể là nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida). Nhóm chân khớp bé này có vai trò quan trọng trong việc góp phàn nâng cao độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất. Do đó, nhóm chân khớp bé này có ảnh hưởng đến tính chất và hoạt tính của đất. • Nhóm chân khớp này số lượng cá thể da dạng và phong phú, đặc biệt là ở trong đất rừng, thảm lá mục hoặc lớp rêu có trên thân cây hoặc gỗ mục, cho nên dễ thu lượm ở tất cả các thời điểm trong năm, dễ nhận dạng nhưng lại rất nhạy cảm với những biến đổi của điều kiện môi trường (Vũ Quang Mạnh, 2007) [5] .Vì vậy rất thuận lợi cho việc thu mẫu ngoài tự nhiên. • Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh đặc dụng với hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới.Do đó Vườn quốc gia Cúc Phương đã thu hút được một lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học đối với toàn bộ hệ thống vi sinh vật của Vườn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách liên tục về nhóm sinh vật nhỏ bé này và vai trò của chúng ở trong đất. Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Cấu trúc quần xã Ve Giáp (Acari: Oribatỉda) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương”. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ỷ nghĩa khoa học • Đề tài bổ sung thành phàn loài và cấu trúc Oribatida ở VQG Cúc Phương, cung cấp thông tin cơ bản về các giá trị định lượng ở các môi trường sống khác nhau. 5 • Đề tài cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học của Oribatida ở VQG Cúc Phương. Bổ sung cho VQG Cúc Phương nhiều dẫn liệu mới về nguồn tài nguyên động vật đa dạng và phong phú. • Xác định số lượng, thành phần loài Oribatida ở các môi trường thảm mục, rêu trên các thân cây gỗ, trong đất ở các độ sâu khác nhau ở đai cao khí hậu 300m thuộc VQG Cúc Phương. 2.2. Ỷ nghĩa thực tiễn • Luận văn sẽ góp phần đưa ra những đánh giá về mức độ đa dạng thành phần loài và số lượng loài Oribatida, đánh giá về sự khác biệt về số lượng, thành phần các loài ở các môi trường khác nhau. Từ đó đưa ra được những dự đoán về ảnh hưởng từ các hoạt động của con người có tác động nhiều hay ít đến môi trường đất cũng như là đến sự đa dạng trong thành phần loài của Oribatida. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài • Nghiên cứu đa dạng thành phàn loài, đặc điểm phân bố và cấu trúc của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m và chiều sâu thẳng đứng ttong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG Cúc Phương. 4. Nhiệm yụ nghiên cứu của đề tài • Lập danh sách các Oribatida và phân bố của chúng sống trong đất tại thời điểm nghiên cứu, thảm lá vụn, rêu thuộc hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG Cúc Phương. • Phân tích cấu trúc quần xã Oribatida về đặc điểm phân bố, mật độ quần thể, đa dạng thành phần loài, chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’) ở đai cao khí hậu 300m thuộc VQG Cúc Phương. Từ đó phát hiện nhóm loài Oribatida ưu thế, phổ biến ở điểm nghiên cứu. 6 • Bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị của các loài Oribatida bằng việc phân tích sự có mặt của các loài Oribatida tại điểm lấy mẫu thông qua việcphân tích sự thay đổi các giá trị định lượng cơ bản của quần xã Oribatida. 5. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu • Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình Nhện (Arachnida), phân ngành chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành chân khớp (Arthropoda), của lớp động yật (Animalia) ở độ cao 300m VQG Cúc Phương. 5.2. Phạm vỉ nghiên cứu • Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, được thực hiện ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương. • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài • Bộ Ve giáp (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm ve bét đa dạng và phong phú. Ngoài tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan vói hệ sinh thái đất, như thảm lá rừng và xác vụn thực vật, trên thân cây hay dưới yỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bám trên thân cây, đất ừeo ừên cành cây, trong tán cây xanh (Vũ Quang Mạnh, 2007)[5]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatìda trên thế giới 1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida Khu hệ Oribatida được nghiên cứu từ rất sớm và diễn ra ở hàu hết các nước có nền khoa học phát triển như Đức, Pháp, Ý, Nga, Mặc dù có rất nhiều công trình và dẫn liệu về sự đa dạng và phong phú của khu hệ động vật đất này, tuy nhiên theo Behan- Pelletier et al, 1999[25] thì số loài thực tế hiện biết chỉ chiếm khoảng l Á số loài có trong thực tế. • Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn ra mạnh mẽ và có nhiều kết quả của các tác giả được công bố, trong đó một 7 chuyên gia Oribatidda người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản danh mục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài Oribatìda thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Oribatida đã được thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như: Cu Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài), (Schatz, 2002) [31]. Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp, cf số lượng loài Oribatìda của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài, nếu cộng cả thêm Antiles nữa, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002)[31]. 1.2.1.2. Nghiên cứu về cẩu trúc quần xã Orỉbatỉda Độ dốc theo đai cao của hệ thống núi tự nó có thể được xem là những thí nghiệm thực địa mang tính tự nhiên. Những nghiên cứu thực địa theo một tuyến chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi là rất cần thiết để hiểu thêm về sự thay đổi khí hậu toàn càu trong quá khứ và dự đoán sự thay đổi đó ừong tương lai. Khí hậu là nhân tố chính kiểm soát những kiểu cấu trúc thực yật, năng suất thành phần loài động, thực vật toàn càu (Shen Jing et ai, 2005)[30]. • Va’squez et al, 2007 khi nghiên cứu đa dạng của các nhóm Ve bét (Acari: Prostigmata, Mesotigmata, Astigmata) sống trong đất ở 2 sinh cảnh đất cây bụi và đất rừng rụng lá theo mùa ở Nam Mỹ có nhận xét: Ve bét sống ở đất rừng rụng lá theo mùa có các giá tri của chỉ số định lượng số lượng loài, chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’ (S=43; H’=2,67; J’= 0,69) đều cao hơn so với đất cây bụi (S=36, H’= 2,12, J’= 0,52) (Va’squez et ai, 2007)[28]. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Orỉbatỉda Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về Ve giáp ở Việt Nam còn chưa được chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1960, làn đầu tiên hai tác giả người Hungari là balogh J. và Mahunka s. nghiên cứu và giói thiệu khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong công trình “New orìbatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mói, tiếp theo là những nghiên cứu của tác giả Tiệp Khắc [26]. • Sau năm 1975, Ve giáp Việt Nam mới được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu sâu và có hệ thống, theonhững tiêu chí cụ thể. Các công trình 8 của các tác giả như công trình của Golosova (1983, 1986), Mahunka (1987; 1988; 1989), các công trình của hai tác giả người Nhật, Tiếp sau đó là các công trình của các tác giả nước ngoài cộng tác với các tác giả Việt Nam như công trình của Vũ Quang Mạnh, M. Jeleva, I. Tsonev (1987) nghiên cứu về Ve giáp bậc thấp ở miền bắc Việt Nam; Vũ Quang Mạnh và I. Tsonev (1987) đã đưa ra được thành phàn loài Oribatida ở khu yực nghiên cứu (Tsonev. I. et al., 1987; Vũ Quang Mạnh và cs., 1985, 1987. )[7]. • Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đặc điểm phân bố và danh pháp phân loại học của 11 loài Ve giáp mới cho khu hệ Ve giáp của Việt Nam và một loài mới cho khoa học (Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva, 1987)[7]. • Đến năm 1977, các tác giả ừong nước bắt đàu có các nghiên cứu độc lập về Ve giáp, tác giả đi tiên phong trong việc nghiên cứu về đối tượng này là tác giả Vũ Quang Mạnh về nhóm chân khớp bé ở các vùng sinh cảnh khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam. • Năm 1990, Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã xác định được 24 loài Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu định lượng của nhóm chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, 5 độ cao khí hậu và 3 loại đất. Theo hai tác giả, trong nhóm chân khớp bé thì Oribatida luôn là nhóm có số lượng lớn hơn so với các nhóm khác (khoảng 70 - 80%) tổng số lượng, còn lại khoảng 10% là nhóm Bọ nhảy (Collembola) (Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật, 1990) [8]. • Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh, 1995 đã lập danh sách 146 loài và phân loại Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài của chúng (Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh, 1995) [9]. • Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã đưa ra dẫn liệu bổ sung về vai trò, cấu trúc của quần xã Oribatida ở vùng Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể được xem xét, đánh giá như một đặc điểm sinh học, chỉ thị diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng y à của Việt Nam nói chung. Mặt khác có sự thay đổi đặc điểm đa dạng thành phần 9 loài của quàn xã Oribatida theo chiều thẳng đứng, từ thảm rêu quanh thân cây và vụn thực yật, nằm trên mặt đất từ 0 - 100cm, cho đến lớp thảm lá rừng phủ trên mặt đất, lớp mặt đất từ 0- 10cm và lớp đất âu từ 11- 20cm ở hệ sinh thái rừng Tam Đảo. Chỉ số này có thể xem như là yếu tố chỉ thị sinh học diễn thế ở hệ sinh thái rừng Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, 2002) [10]. • Năm 2006, Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh công bố 30 loài Oribatida được phát hiện ở Vườn Quốc Gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Công bố Oribatida họ Oppidae Grandjean, 1954; phân họ Oppinidae Grandjean, 1951 và Mulltioppiinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh và cs., 2006) [15], tiếp tục nghiên cứu và giói thiệu các phân họ Pulchroppiinae, Oppielinae, Mystrppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh, 2006)[15]. • Năm 2008, các tác giả Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp trong đó có Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của chúng đối với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong báo cáo tại Hội Nghị Techmart tại Tây Nguyên vào tháng 4/2008, trong công trình này các tác giả đã trình bày về vai trò của động vật đất trong đó có Oribatida như là yếu tố chỉ thị cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất [13], [14], [16]. • Năm 2010, Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu và Vũ Quang Mạnh đã nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đã ghi nhận được 103 loài Oribatida thuộc 48 giống 28 họ phân bố trong 5 sinh cảnh của VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. số loài được phân bố đều ở các giống và các họ. Đồng thời đã chỉ ra được đặc điểm địa động vật khu hệ Oribatida VQG Xuân Sơn, Phú Thọ thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai (chiếm khoảng 71,77%) (Đào Duy Trinh và cs, 2010)[17]. • Năm 2012, Nguyễn Duy Bình, Tràn Thùy Linh và cs đã nghiên cứu sự biến động thành phàn loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp 1 [...]... trong sinh cảnh • Giá trị J’ dao động từ 0 đến 1 • 3.1 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài Ve giáp (Acarỉ: Orỉbatỉda) ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương 3.1.1 Thành phần loài và phân bố của quần xã Oribatìda ở sinh cảnh đẩt rừng tự nhiên độ cao 30Om thuộc VQG Cúc Phương • Nghiên cứu về cấu trúc quàn xã Oribatida ở VQG Cúc Phương, tôi đã tiến hành thu mẫu ở hai... các sinh cảnh khu công nghiệp (29 loài), vườn quanh nhà (12 loài), ruộng (10 loài) [21] 1.2.2.2 Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Orỉbatỉda Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Oribatida trong hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam cũng đã xác định được mối liên hệ giữa đai cao khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida Mật độ quần thể Ve bét ở các sinh cảnh như rừng tự nhiên và rừng. .. phản ánh khá chính xác về sự thích nghi của Oribatida ở các tầng đất khác nhau có điều kiện tự nhiên và điều kiện sống khác nhau thì khác nhau • 3.2 Thành phần loài Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương • Để đánh giá đặc điểm cấu trúc quần xã Oribatida đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương, tôi tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ... tra cấu trúc quần xã Oribatida vào tháng 5 và tháng 11 năm 2013, tiến hành lấy mẫu 2 đợt tại sinh cảnh đất rừng tự nhiên, độ cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương • Trong đó: l.Ngày 18 - 19/5/2013 với số lượng 24 mẫu 2 Ngày 9 - 10/11/2013 với số lượng 24 mẫu • Tổng số mẫu nghiên cứu được thu trình bày chi tiết ở bảng 2.1 • Bảng 2.1 Sổ lượng mẫu thu ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên tại VQG Cúc Phương... của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế cho cả hai đai cao trên 700m mà nhóm tác giả đã nghiên cứu (Đào Duy Trinh và cs, 2014) [21] • Chương 2 • ĐỊA ĐIẺM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM Tự NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Mẩu vật nghiên cứu được điều tra, thu thập tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, sinh cảnh đất rừng tự nhiên độ cao. .. đổi về cấu trúc thành phần loài Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng của khu vực nghiên cứu ở cả hai lần lấy mẫu: Ai: tầng đất mặt từ 0 -lOcm; A 2: tầng đất sâu 11- 20cm; 0: tầng thảm lá, xác vụn thực yật phủ trên mặt đất rừng; +1: tầng xác vụn thực vật và thảm rêu từ 0 - lOOcm trên mặt đất rừng • Trong 59 loài ghi nhận ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương,. .. giá cấu trúc quần xã Oribatida • Cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương chúng tôi tiến hành lấy mẫu nghiên cứu, phân tích và đánh giá đối với 4 chỉ số định lượng cơ bản là: • Số lượng loài; MĐTB; chỉ số đa dạng loài (H’); chỉ số đồng đều (J’) Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lượng này ở sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao 300m, theo các thời điểm lấy mẫu trong nămvà theo độ. .. 15 loài, số lượng loài Oribatìda giảm dàn từ sinh cảnh rừng tự nhiên và vườn quanh nhà, đều có 9 loài; đến rừng tự nhiên và đất trồng cây gỗ lâu năm, với 7 loài; thấp nhất ở mộng lúa cạn, với 2 loài (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [14] • Năm 2012, Đào Duy Trinh và cs., đã nghiên cứu cấu trúc quàn xã Oribatida theo mùa ở hệ sinh thái đất rừng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Kết quả nghiên cứu của công trình... VQG Cúc Phương nằm ở phía tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A khoảng 30km và cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam VQG Cúc Phương nằm trên ranh giói của 3 tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh hóa (tọa độ địa lí: Từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ độ bắc; từ 105°29’ đến 105°44’ kinh độ Đông) • VQG Cúc Phương nằm trong khối đá vôi, ranh giới bao gồm các đường ven chân dãy núi đá vôi - Phía Tây Bắc- Đông Nam giáp. .. Đông Nam giáp các xã thuộc huyện Lạc Sơn, các xã thuộc huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình - Tây Nam và Tây Bắc bị giói hạn bỏi 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa - Phía Đông Nam và phía Nam được giới hạn bởi các xã Yên Quang, Văn Phương, Kỳ Phú, Cúc Phương huyện Nho Quan 2.3.1.2 Địa hình • Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400 - 450m, cao nhất là đỉnh . điểm phân bố và cấu trúc của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m và chiều sâu thẳng đứng ttong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG Cúc Phương. 4 VINH • CẤU TRÚC QUẦN X Ả VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG Tự NHIÊN Độ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA cúc PHƯƠNG • Chuyênngành: Sinh thái học Mãsố: 60 42 01 20 • LUÂN VĂN THAC sl SINH. chúng sống trong đất tại thời điểm nghiên cứu, thảm lá vụn, rêu thuộc hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG Cúc Phương. •

Ngày đăng: 07/09/2015, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bình, Trần Thùy Linh, Hoàng Thị Hiền, Tạ Mạnh Cường, Đào duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Thụy Vân và vùng phụ cận - thành phố Việt Trì”, Kỷ yểu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI, tr421- 425 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Thụy Vân và vùng phụ cận - thành phố Việt Trì”, "Kỷ yểu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Nguyễn Duy Bình, Trần Thùy Linh, Hoàng Thị Hiền, Tạ Mạnh Cường, Đào duy Trinh
Năm: 2012
2. Vương Thị Hòa (1996), “Nghiên cứu động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất vùng rừng thị trấn Tam Đảo”, tr 13-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất vùng rừng thị trấn Tam Đảo
Tác giả: Vương Thị Hòa
Năm: 1996
3. Triệu Thị Hường và cs (2012), “Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Bình Xuyên và phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”, Kỷ yểu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI, tr538- 543 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp Bình Xuyên và phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”, "Kỷ yểu Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Triệu Thị Hường và cs
Năm: 2012
4. Trần Đ ình Nghĩa (chủ biên) (2005), sổ tay thực tập thiên nhiên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr. 5-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sổ tay thực tập thiên nhiên
Tác giả: Trần Đ ình Nghĩa (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2005
5. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb KH và KT, 21, tr. 15 - 346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida
Tác giả: Vũ Quang Mạnh
Nhà XB: Nxb KH và KT
Năm: 2007
6. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh (2007), “Giống Ve giáp Peroxylobates Hammer, 1972 ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHàNội, 23(2), tr. 278-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống Ve giáp "Peroxylobates" Hammer, 1972 ở Việt Nam”, "Tạp chí khoa học ĐHQGHàNội
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh
Năm: 2007
7. Vũ Quang Mạnh, Jeleva M., 1987. “Ve giáp (Oribatida, Acari) ở miền Bắc Việt Nam, Ve giáp thấp”, Tạp chí sinh học, tr.46 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve giáp (Oribatida, Acari) ở miền Bắc Việt Nam, Ve giáp thấp”, "Tạp chí sinh học
8. Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990), “Cấu trúc nhóm Chân khớp bé (Microathropoda) ở đất vùng đồi núi đông bắc Việt Nam”, Thông báo khoa học, ĐHSP HN, ừ. 14 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc nhóm Chân khớp bé (Microathropoda) ở đất vùng đồi núi đông bắc Việt Nam”, "Thông báo khoa học
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật
Năm: 1990
9. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (1995), “Danh sách các loài Ve giáp đất (Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, Tạp chí sinh học, 17 (3), tr. 49 - 55 (CĐ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách các loài Ve giáp đất (Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, "Tạp chí sinh học, 17 (3)
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa
Năm: 1995
10. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (2002), “Dan liệu bổ sung về cấu trúc và vai trò quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Bĩnh Phúc, rucb Nông nghiệp, ư314 - 318 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dan liệu bổ sung về cấu trúc và vai trò quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Bĩnh Phúc, "rucb Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa
Năm: 2002
11. Vũ Quang Mạnh, Vương Thi Hòa(2002), “Dan liệu về nhóm chân khớp bé(Microarthropora) ở đất Cà mau(Minh Hải) và Từ Liêm(Hà Nội)” Thông báo khao học ĐHSP Hà Nội, trl 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dan liệu về nhóm chân khớp bé(Microarthropora) ở đất Cà mau(Minh Hải) và Từ Liêm(Hà Nội)
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Vương Thi Hòa
Năm: 2002
12. Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn (2005), Ve giáp họ Scheloribatìdae Grandjean, 1953 (Acari: Oribatei) Ở Việt Nam”, Báo cáo Khoa học về Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia, 15/5/2005, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb Nông nghiệp, tì - . 156 -164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Nông nghiệp
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
13. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy T rinh (2006), “Họ Ve giáp Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystroppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, Tạp chí sinh học, 28(3), tr. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ Ve giáp Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystroppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, "Tạp chí sinh học
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy T rinh
Năm: 2006
14. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Cấu trúc quần xã Chân Khớp bé (Microarthropoda: Oribatida, Collembola) ở đất liên quan đến đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”, Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 5(6), te. 81 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc quần xã Chân Khớp bé (Microarthropoda: Oribatida, Collembola) ở đất liên quan đến đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”, "Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến
Năm: 2008
15. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, T, XXII, 4, tr. 66-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, "Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh
Năm: 2006
16. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật đất, - Yếu tố chỉ thị sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, - Báo cáo tại Hội nghị Techmart Tây Nguyên”, 24 - 27/4/2008, Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc, tr. 1 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật đất, - Yếu tố chỉ thị sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, - Báo cáo tại Hội nghị Techmart Tây Nguyên”, 24 - 27/4/2008, "Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến
Năm: 2008
17. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dan liệu thành phần loài, đặc điểm phân bố và đại động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học DHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 26(2010), tr49 - 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dan liệu thành phần loài, đặc điểm phân bố và đại động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”, "Tạp chí khoa học DHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 26(2010)
Tác giả: Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dan liệu thành phần loài, đặc điểm phân bố và đại động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học DHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 26
Năm: 2010
18. Đào Duy Trinh, (2011) “Thành phần và cẩu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Orỉbatỉda) ở vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ ”, Luận án tiến sĩ sinh học, tr.28-67; 197-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Duy Trinh, (2011) “Thành phần và cẩu trúc quần xã Ve giáp (Acari: "Orỉbatỉda) ở vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ ”, Luận án tiến sĩ sinh học, tr
19. Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh (2013), “Đánh giá ảnh hưởng môi trường ở khu công nghiệp Phúc Yên đến sự biến động thành phàn loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so vói phụ cận thị xã Phúc yên, tỉnh Vĩnh phúc”, Tạp chí khoa học trường DHSP Hà Nội 2, sổ 27/2013, trl62 -173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng môi trường ở khu công nghiệp Phúc Yên đến sự biến động thành phàn loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so vói phụ cận thị xã Phúc yên, tỉnh Vĩnh phúc”, "Tạp chí khoa học trường DHSP Hà Nội 2, sổ 27/2013
Tác giả: Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh
Năm: 2013
20. Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm văn Ngọc, trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh (2014), “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc bộ Ve Giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên, tỉnh vĩnh Phúc và phụ cận năm 2012”, Báo cáo khoa học Hội Nghị Côn trùng học Quốc Gialần thứ VIII tháng 4/2014, tr979 - 983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc bộ Ve Giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên, tỉnh vĩnh Phúc và phụ cận năm 2012”, "Báo cáo khoa học Hội Nghị Côn trùng học Quốc Gialần thứ VIII tháng 4/2014
Tác giả: Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm văn Ngọc, trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w