Bàn luân và nhân xét

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 32)

Ễ Kết quả nghiên cứu, phân tắch và định loại Oribatida ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m tại VQG Cúc Phương. Qua hai lần thu mẫu trong năm, chứng tôi đã ghi nhận sự có mặt của 59 loài, thuộc 41 giống của 30 họ. Trong đó đã định loại được tên của 57 loài, còn hai loài chưa định loại được tên và để ở dạng sp là Liebstadỉa sp.,Cultroribulasp. (Bảng 3.1.).

Ễ Kết quả nghiên cứu và ghi nhận, thành phàn loài của quàn xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương khá đa dạng và phong phú về số họ, giống cũng như là số loài. Trong đó, có nhiều loài thắch nghi và phân bố ở cả bốn tầng phân bố và ở cả hai lần lấy mẫu như Archegozetes longisetosus;Nanhermannia thainensis; Cultrorìbula lata; Furcoppia parva;Aokỉella florens; Arcoppia longisetosa; Lỉebstadia humerata; Allozetes pusillus. Còn lại các loài đa số là có mặt ở 3 tầng hoặc hai tầng phân bố, có rất ắt loài chỉ xuất hiện ở một tàng phân bố. Như vậy, có thể nói rằng ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên của VQG Cúc Phương không những phong phú và đa dạng về số loài mà các loài này còn có sự thắch nghi khá tốt với hầu như tất cả các loại môi trường ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng mà chúng có thể sinh trưởng và

phát triển được. Đồng thời có thể thấy rằng, số loài tuy không quá lớn so với một số vùng nghiên cứu khác như ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hay Xuân Sơn, Phú Thọ mà tác giả Vương Thị Hòa, 1996 (63 loài, 39 giống, 25 họ)[2] và Đào Duy Trinh, 2011 (103 loài, 48 giống và 28 họ) [22] nhưng số loài của các giống thuộc các họ đã ghi nhận lại được phân bố đều ở các sinh cảnh, không có sự bủng nổ về số lượng cá thể hay số loài ở từng tầng nghiên cứu. Từ đó có thể thấy rằng công tác quản lý, bảo vệ ở VQG Cúc Phương luôn được sự quan tâm, giữ gìn và bảo vệ, ắt bị tác động của con người cho nên các loài vẫn gần như tự chiếm cứ lấy vùng sống tự nhiên của riêng mình. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đa dạng và phong phú về số lượng họ, giống và loài ở khu vực nghiên cứu thuộc VQG Cúc Phương, là do VQG Cúc Phương có hệ thống thảm thực vật đa dạng với nhiều kiểu khác nhau như rừng tự nhiên, rừng trồng... Đồng thời, nơi đây còn là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh đặc dụng được thành lập từ rất sớm. Do đó, nơi đây gần như ắt bị tác động của con người cho nên nó vẫn có giá trị cao về mặt sinh học. Mặt khác, VQG Cúc Phương vói hệ thống thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới che phủ phần lớn diện tắch rừng, cho nên tầng đất mặt thường có tỉ lệ mùn khá cao, tầng rêu ở các thân cây gỗ già hoặc cây gỗ đã chết cũng tương đối dày và phân bố rộng khắp... Chắnh những yếu tố tự nhiên vô cùng thuận lợi như vậy, cho nên đã tạo điều kiện cho các loài Oribatida có sự phân bố đa dạng về số loài cũng như số lượng mỗi cá thể có trong loài.

Ễ Nhìn chung, về cơ bản ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên thuộc VQG Cúc Phương, số loài phân bố ở 4 tầng có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Số loài tập trung nhiều nhất ở tầng lá 0 có 37 loài (chiếm tương ứng 62.71% tổng số loài); tiếp theo là tầng đất Ai có 25 loài (chiếm tương ứng 42.37%); thứ ba là tầng rêu có 25 loài (chiếm tương ứng 42.37% tổng số loài) và thấp nhất là ở tầng đất A2 có 24 loài và chỉ chiếm tương ứng 40.67% trong tổng số 59 loài được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu. Như vậy, sự phân bố của oribatida theo độ sâu tầng đất có chiều hướng giảm từ tầng 0 cho đến tầng A2.

Ễ Cũng từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự phân bố của Oribatida tại khu vực nghiên cứu thuộc VQG Cúc Phương là sự tập trung nhiều loài ở tầng thảm lá và xác vụn thực vật, tàng thảm rêu và xác vụn thực vật phù hợp vói quan sát thực địa tại điểm thu mẫu có thảm lá dày, thảm rêu phát triển tốt, có độ ẩm cao, ắt chịu sự tác động của con ngưòi. Sự phân bố số lượng loài ở hai tầng sâu của đất là gần như nhau. Ở tầng đất mặt (tầng Ai) có số loài nhiều hơn ở tầng đất sâu (tầng A2), do đó theo nhận định chủ quan của chúng tôi, thì kết quả này phản ánh khá chắnh xác về sự thắch nghi của Oribatida ở các tầng đất khác nhau có điều kiện tự nhiên và điều kiện sống khác nhau thì khác nhau.

3.2. Thành phần loài Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương

Ễ Để đánh giá đặc điểm cấu trúc quần xã Oribatida đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự nhiên, thuộc VQG Cúc Phương, tôi tiến hành phân tắch 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida đối với 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida đối với kết quả của từng thời điểm lấy mẫu trong năm và với từng tầng phân bố. Các chỉ số định lựng cụ thể: số lượng loài, mật độ trung bình (số cá thể /m2 đối vói mẫu đất và mẫu lá; số cá thể/kg đối vói mẫu rêu), chỉ số đa dạng loài (H’: chỉ số Shannon-Waever) và chỉ số đồng đều (chỉ số J’: chỉ số Pielou). Đồng thòi phân tắch sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lượng này ở 4 tàng phân bố và ở mỗi thời điểm thu mẫu. Kết quả phân tắch các chỉ số này sẽ phản ánh được đặc điểm khu hệ Oribatida của khu vực lấy mẫu như sau:

Ễ Có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái của môi trường đến cấu trúc định lượng của quần xã Oribatida.

Ễ Đánh giá mức độ đa dạng loài của Oribatida ở các tầng phân bố theo chiều thẳng đứng của mỗi lần lấy mẫu và chung của các lần lấy mẫu.

Ễ Ket quả phân tắch còn phản ánh mức độ thắch nghi của các loài trong quàn xã tương ứng vói sự thay đổi liên tục của điều kiện môi trường.

Ễ Phản ánh mức độ đồng đều của các quần xã Oribatida ở từng thời điểm và ở từng tầng phân bố của đai nghiên cứu.

Ễ Như vậy, từ kết quả định loại, phân tắch ở trên và phân tắch mối quan hệ qua lại giữa quàn xã Oribatida với môi trường để chỉ ra được những nét đặc trưng cơ bản của quần xã, quần thể hay cá thể.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w