1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

98 3,8K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 395,51 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Khoa học 1.1.1. Khái niệm về khoa học Khoa học là một hệ thống tri thức về các qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Có 2 loại tri thức: Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên trong đời sống hàng ngày. Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, nó được khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất. 1.1.2. Sự phát triển của khoa học - Thời cổ đại: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành khoa học, lúc này chưa có sự phân định rõ ràng các ngành, lĩnh vực khoa học. Mọi lĩnh vực tri thức đều tập trung vào Triết học. Người đặt nền móng cho khoa học thời kỳ cổ đại là Aristot (384-322 trước Công nguyên). Sau đó khoa học dân phát triển và phân chia thành các ngành Thiên văn học, Hình học, Cơ học,... - Thời Trung cổ: Thời kỳ này kéo dài hàng nghìn năm, chủ nghĩa duy tâm thống trị xã hội. Điều này làm cho khoa học bị kiềm chế, phát triển chậm chạp. Tuy nhiên do nhu cầu xã hội, tri thức khoa học vẫn được phát triển cho dù chậm - Thế kỷ XV - XVIII- Thời kỳ phục hưng: Đây là thời kỳ phong kiến và sau đó xã hội bắt đầu đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển thương nghiệp, hàng hải, ... đã dần mở ra cho khoa học cơ hội phát triển. Thời kỳ này đã nổi lên các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội như N. Copecnich, Galile, Newton. Khoa học đã bắt đầu được phân chia theo lĩnh vực như Hoá học, Thực vật học, Sinh lý học, Đại chất học, .... Tuy nhiên thời kỳ này khoa học xã hội lại chưa được phát triển hoàn chỉnh, chủ nghĩa duy tâm và các phương pháp siêu hình là cơ sở để giải thích các hiện tượng xã hội. - Thế kỷ XVIII - XIX: Đây là thời kỳ phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá trên quy mô lớn. Do đó các ngành khoa học như Nông học, Thực vật học (sản xuất lương thực, thực phẩm), Hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu, nhuộm, tổng hợp hữu cơ ...), Vật lý (máy hơi nước, điện báo, điện thắp sáng, ...), .... Trong thời kỳ này có ba phát minh lớn là: i) Định luật bảo toàn năng lượng, ii) Thuyết tế bào, iii) Thuyết tiến hoá. Cũng trong thời kỳ này khoa học xã hội bắt đầu phát triển trên cơ sở quan điểm lịch sử và phép duy vật biện chứng. - Cuối thế kỷ XIX đầu XX: Đây là một thời kỳ bắt đầu cho việc hưng thịnh của nghiên cứu khoa học. Khoa học tự nhiên được nghiên cứu bằng các phương pháp thực nghiệm với kỹ thuật tinh vi và phân hoá mạnh thành các ngành, các lĩnh vực để nghiên cứu chuyên sâu và đa dạng. Bên cạnh đó các ngành khoa học lại xâm nhập lẫn nhau tạo nên khoa học trung gian, liên ngành như: Lý Sinh, Hoá Sinh, Kỹ thuật – Xã hội, .... Khoa học lúc này ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển xã hội, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hoá trên quy mô toàn cầu - Thế kỷ XX - XXI: Đây là thời kỳ phát triển nhanh của khoa học và tác động vào nhiều mặt của xã hội, bao gồm công nghệ thông tin, tự động hoá; công nghệ sinh học, y học, nông học, hoá học, vật lý học, toán học, thống kê, quản lý môi trường.. . trong đó tin học đã nổi lên như là cơ sở để phát triển các ngành khoa học khác dựa vào tốc độ phân tích, xử lý thông tin dữ liệu 1.1.3. Phân biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ a. Kỹ thuật Kỹ thuật (technique) là những phương tiện hoạt động của con người, bao gồm những kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào quá trình sản xuất, quản lý hoặc thương mại, công nghiệp hoặc cả trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. b. Công nghệ Công nghệ (technology) là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề kỹ thuật, được sử dụng theo một quy trình hợp lý tác động vào môi trường lao động tạo ra sản phẩm để phục vụ con người. Công nghệ là tổng thể các tri

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ========== LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: ……………………………… Lớp chuyên ngành:…………………………. Lớp học phần: Giảng viên giảng dạy: Chữ ký của giảng viên: Quảng Ninh, 07/2014 22 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Khoa học 1.1.1. Khái niệm về khoa học Khoa học là một hệ thống tri thức về các qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Có 2 loại tri thức: Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên trong đời sống hàng ngày. Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, nó được khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất. 1.1.2. Sự phát triển của khoa học - Thời cổ đại: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành khoa học, lúc này chưa có sự phân định rõ ràng các ngành, lĩnh vực khoa học. Mọi lĩnh vực tri thức đều tập trung vào Triết học. Người đặt nền móng cho khoa học thời kỳ cổ đại là Aristot (384-322 trước Công nguyên). Sau đó khoa học dân phát triển và phân chia thành các ngành Thiên văn học, Hình học, Cơ học, - Thời Trung cổ: Thời kỳ này kéo dài hàng nghìn năm, chủ nghĩa duy tâm thống trị xã hội. Điều này làm cho khoa học bị kiềm chế, phát triển chậm chạp. Tuy nhiên do nhu cầu xã hội, tri thức khoa học vẫn được phát triển cho dù chậm - Thế kỷ XV - XVIII- Thời kỳ phục hưng: Đây là thời kỳ phong kiến và sau đó xã hội bắt đầu đô thị hoá, công nghiệp hoá, phát triển thương nghiệp, hàng hải, đã dần mở ra cho khoa học cơ hội phát triển. Thời kỳ này đã nổi lên các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội như N. Copecnich, Galile, Newton. Khoa học đã bắt đầu được phân chia theo lĩnh vực như Hoá học, Thực vật học, Sinh lý học, Đại chất học, Tuy nhiên thời kỳ này khoa học xã hội lại chưa được phát triển hoàn chỉnh, chủ nghĩa duy tâm và các phương pháp siêu hình là cơ sở để giải thích các hiện tượng xã hội. 33 - Thế kỷ XVIII - XIX: Đây là thời kỳ phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá trên quy mô lớn. Do đó các ngành khoa học như Nông học, Thực vật học (sản xuất lương thực, thực phẩm), Hoá học (phân bón, thuốc trừ sâu, nhuộm, tổng hợp hữu cơ ), Vật lý (máy hơi nước, điện báo, điện thắp sáng, ), Trong thời kỳ này có ba phát minh lớn là: i) Định luật bảo toàn năng lượng, ii) Thuyết tế bào, iii) Thuyết tiến hoá. Cũng trong thời kỳ này khoa học xã hội bắt đầu phát triển trên cơ sở quan điểm lịch sử và phép duy vật biện chứng. - Cuối thế kỷ XIX đầu XX: Đây là một thời kỳ bắt đầu cho việc hưng thịnh của nghiên cứu khoa học. Khoa học tự nhiên được nghiên cứu bằng các phương pháp thực nghiệm với kỹ thuật tinh vi và phân hoá mạnh thành các ngành, các lĩnh vực để nghiên cứu chuyên sâu và đa dạng. Bên cạnh đó các ngành khoa học lại xâm nhập lẫn nhau tạo nên khoa học trung gian, liên ngành như: Lý Sinh, Hoá Sinh, Kỹ thuật – Xã hội, Khoa học lúc này ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển xã hội, đặc biệt là tiến trình công nghiệp hoá trên quy mô toàn cầu - Thế kỷ XX - XXI: Đây là thời kỳ phát triển nhanh của khoa học và tác động vào nhiều mặt của xã hội, bao gồm công nghệ thông tin, tự động hoá; công nghệ sinh học, y học, nông học, hoá học, vật lý học, toán học, thống kê, quản lý môi trường . trong đó tin học đã nổi lên như là cơ sở để phát triển các ngành khoa học khác dựa vào tốc độ phân tích, xử lý thông tin dữ liệu 1.1.3. Phân biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ a. Kỹ thuật Kỹ thuật (technique) là những phương tiện hoạt động của con người, bao gồm những kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào quá trình sản xuất, quản lý hoặc thương mại, công nghiệp hoặc cả trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. b. Công nghệ Công nghệ (technology) là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề kỹ thuật, được sử dụng theo một quy trình hợp lý tác động vào môi trường lao động tạo ra sản phẩm để phục vụ con người. Công nghệ là tổng thể các tri 44 thức, phương pháp, cách thức, kĩ xảo thu nhận, gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng của nguyên vật liệu và bán thành phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. "Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lí nó một cách có hệ thống và có phương pháp" (Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ : UNIDO). "Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin" (ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương). Công nghệ bao gồm những nội dung sau : - Một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật. - Con đường để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật. - Toàn bộ kiến thức được sử dụng để làm luận cứ. Khái niệm công nghệ hiện đang được sử dụng không chỉ trong công nghiệp mà còn thâm nhập vào hàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau như công nghệ dạy học, công nghệ kiểm tra, công nghệ quản lý, công nghệ ngân hàng Cũng có thể tiếp cận khái niệm công nghệ dựa theo sự phận biệt các yếu tố vật chất, khả năng sáng tạo, chứa đựng và sử dụng tập hợp các tri thức như là những nguồn lực to lớn cần khai thác. Theo ý nghĩa đó, công nghệ bao hàm 4 thành phần : phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con người và phần tổ chức. c. Phân biệt khoa học, kỹ thuật và công nghệ Công nghệ có một ý nghĩa tổng hợp và thường bao hàm một trong những hiện tượng mang đặc trưng xã hội như tri thức, tổ chức, phân công lao động, quản lý; là tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng của nguyên vật liệu hay bán thành phẩm, sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. - Kỹ thuật có ý nghĩa hẹp, chỉ những yếu tố vật chất và vật thể (máy móc, thiết bị, sự vận hành ). 55 - Giữa khoa học và công nghệ có sự khác nhau như sau : KHOA HỌC - Hoạt động khoa học luôn đổi mới, không lặp lại. - Sản phẩm khó định hình trước. - Sản phẩm mang đặc trưng thông tin. - Lao động linh hoạt, nhiều sáng tạo. - Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian. - Có thể mang mục đích tự thân - NCKH mang tính xác suất CÔNG NGHỆ - Lặp lại theo chu kỳ - Sản phẩm định hình theo thiết kế. - Sản phẩm có đặc trưng tùy thuộc đầu vào. - Lao động định khuôn theo quy định. - Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật. - Không mang mục đích tự thân - Điều hành công nghệ mang tính xác định 1.1.4. Phân loại khoa học a) Nguyên tắc phân loại - Nguyên tắc khách quan : dựa theo hình thức vận động của vật chất mà nó phản ánh. Các môn KH có liên hệ với nhau được sắp xếp theo một trật tự khách quan theo nguồn gốc lịch sử của nó. - Nguyên tắc phối thuộc : sắp xếp theo trình độ phức tạp của nó, từ hiện tượng đến bản chất, từ thực nghiệm đến lí thuyết. b) Một số quan điểm phân loại khoa học Có nhiều quan điểm phân loại các ngành khoa học - Theo Aristote (384-322 BC- Hi Lạp cổ đại), chia ra: khoa học lí thuyết, khoa học sáng tạo, khoa học thực hành. - Theo Roger Bacon (thế kỉ XIII), chia ra: khoa học của suy luận, khoa học của tưởng tượng, khoa học của trí nhớ. - Phân loại theo nguồn gốc hình thành khoa học: khoa học lí thuyết, khoa học thuần túy, khoa học thực nghiệm, khoa học thực chứng, khoa học quy nạp, khoa học. - Phân loại theo mục đích ứng dụng của khoa học: khoa học mô tả, khoa 66 học phân tích, khoa học tổng hợp, khoa học ứng dụng, khoa học hành động, khoa học sáng tạo. - Phân loại theo mức độ khái quát của khoa học: khoa học cụ thể, khoa học trừu tượng, khoa học tổng quát, khoa học đặc thù. - Phân loại theo tính tương liên giữa các khoa học: khoa học liên bộ môn, khoa học đa bộ môn. - Phân loại theo kết quả hoạt động chủ quan của con người: khoa học kí ức, khoa học tư duy, khoa học suy luận, khoa học tưởng tượng. - Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo: khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên môn. - Phân loại theo đối tượng nghiên cứu: khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học sức khỏe, khoa học xã hội, khoa học nhân văn 1.2. Nghiên cứu khoa học 1.2.1.Khái niệm Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp đúng. 77 Sản phẩm nghiên cứu khoa học: phát hiện, phát minh, sáng chế Phát hiện Phát minh Sáng chế Bản chất Nhận ra vật thể hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại. Nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại. Tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại. Khả năng áp dụng để giải thích thế giới Có Không Khả năng áp dụng vào sản xuất, đời sống Không trực tiếp, mà phải qua các giải pháp vận dụng. Không trực tiếp, mà phải qua sáng chế Có (có thể trực tiếp hoặc phải trải qua thử nghiệm) Giá trị thương mại Không Mua bán patent và licence. Bảo hộ pháp lý Bảo hộ tác phẩm viết về các phát hiện và phát minh (theo luật Quyền tác giả) chứ không bảo hộ bản thân các phát hiện, phát minh) Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp. Thời gian tồn tại Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tiến bộ công nghệ. Ví dụ - Kock phát hiện vi trùng lao ; - Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium ; - Colomb phát hiện châu Mỹ ; - Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. - Acsimet phát minh định luật sức nâng của nước. ; - Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng ; - Nguyễn Văn Hiệu phát minh quy luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt - James Watt sáng chế máy hơi nước. - Nobel sáng chế thuốc nổ TNT. Phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá 88 chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học ( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới. Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới. Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng. 1.2.2. Chức năng của NCKH a) Mô tả Mô tả là sự trình bày bằng ngôn ngữ, đưa ra hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái cũng như sự vận động của sự vật đó. Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người có một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác, bao gồm: mô tả định tính (chỉ rõ các đặc 99 trưng về chất) và mô tả định lượng (chỉ rõ các đặc trưng về lượng). b) Giải thích Giải thích là sự làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Mục đích của giải thích là đưa ra những thông tin thuộc về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật, bao gồm: giải thích nguồn gốc, giải thích tác nhân, giải thích quan hệ, giải thích mối liên hệ, giải thích hậu quả, giải thích quy luật chung. c) Dự báo (Tiên đoán) Tiên đoán là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong tương lai. d) Sáng tạo (Giải pháp) Sáng tạo là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. 1.2.3. Mục tiêu của NCKH Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. * Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. * Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết 1010 [...]... quan sát và thực nghiệm Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?” Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học: * Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận * Luận cứ... quan sát và làm thí nghiệm c Luận chứng Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?” Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa... và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu và là sự lựa chọn thông minh trong NCKH 1.2.6 Cấu trúc logic của một chuyên khảo khoa học Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp. .. người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết hoặc phải xem lại giả thuyết và thậm chí phải đặt lại một giả thuyết khác 1.3.3 Các loại hình NCKH a) Nghiên cứu cơ bản Là nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người Nghiên cứu cơ bản bao gồm các hình thức: nghiên cứu thuần túy lý thuyết và nghiên cứu. .. sở lý luận 1616 Bước 5: Thu thập dữ liệu Bước 6: Phân tích và bàn luận kết quả Bước 7: Tổng hợp kết quả (kết luận) và khuyến nghị 1.3 Vấn đề khoa học và giả thuyết khoa học 1.3.1 Vấn đề khoa học a Khái niệm Vấn đề khoa học cũng chính là vấn đề nghiên cứu là những vấn đề chưa biết hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu Vì vậy vấn đề nghiên cứu là... hộ pháp lý đối với phát minh b) Nghiên cứu ứng dụng Là sự vận dụng các quy luật từ nghiên cứu cơ bản (thường là nghiên cứu cơ bản định hướng) để đưa ra nguyên lý về các giải pháp, có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu thiết bị, nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng Sản phẩm khoa học của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp. .. suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra 1.2.7 Trình tự logic của NCKH Bước 1: Phát hiện vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học Bước 3: Lập phương án thu thập thông tin Bước 4: Xây dựng cơ sở lý. .. phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề 1515 a Luận đề Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết cần được chứng minh Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị đổ ngã b Luận cứ Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học Luận cứ bao gồm thu thập các... độ, giới hạn và phạm vi đề tài 2727 2.1.3 Phân loại Đề tài nghiên cứu kho a học nói chung có t hể phân thành: + Đề tài thuần t uý lý thuyết + Đề tài thuần t uý thực nghiệm + Đề tài kết hợp cả lý t huyết và thực nghiệm Theo loại hình nghiê n cứu kho a học thì có thể c hia thành bốn loại: + Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản + Các đề tài nghiên cứu ứng dụng + Các đề tài nghiên cứu triển khai... "vấn đề" và "giả vấn đề" Khi nhận một nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề nghiên cứu nào cần được đặt ra Có thể có một số tình huống: - Sau khi xem xét sơ bộ nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu phát hiện thấy "có vấn đề" để nghiên cứu Đây là tình huống tốt, mở đầu cho quá trình nghiên cứu được thực hiện - Cũng có trường hợp ngộ nhận, người nghiên cứu tưởng . giới. Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất,. tạo: khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên môn. - Phân loại theo đối tượng nghiên cứu: khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ, khoa học nông nghiệp, khoa học sức. lí thuyết, khoa học thuần túy, khoa học thực nghiệm, khoa học thực chứng, khoa học quy nạp, khoa học. - Phân loại theo mục đích ứng dụng của khoa học: khoa học mô tả, khoa 66 học phân tích, khoa

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w