Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
310 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Cờ Tướng là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy logic, luyện trí thông minh giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như: tính tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình tĩnh mưu trí, óc sáng tạo, luyện cách nhìn xa trông rộng, biết cách phân tích tổng hợp tình hình một cách khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế hoạch, tính quyết đoán và táo bạo trong xử lý tình huống. Cờ Tướng ra đời tại Trung Quốc và du nhập vào nước ta từ rất lâu. Cờ Tướng có trong các lễ hội, trong các cuộc vui chơi giải trí, các cuộc thi đấu thể thao…Trong đời sống hàng ngày, Cờ Tướng được mọi người yêu thích ham mê, từ các bậc phụ lão đến bậc trung niên, tầng lớn thanh niên và các em nhỏ tuổi. Ở nước ta, Cờ Tướng phát triển sau nhiều môn thể thao khác nhưng tốc độ phát triển khá nhanh cho đến nay. Ở hầu hết 63 tỉnh thành và nhiều ngành cho đến nay đã có phong trào Cờ Tướng phát triển rộng rãi. Đặc biệt là ở các trung tâm thể thao, các trường Đại học, phổ thông trung học và các tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Đình…Thành công các các VĐV Việt Nam trên trường quốc tế như: Mai Thanh Minh đứng thứ 3 Thế giới năm 1999 (không có Trung Quốc tham gia) Trịnh A Sáng đứng thứ 4 thế giới năm 2000, Ngô Lan Hương đứng thứ 4 thế giới năm 2001, Lê Thị Hương đứng thứ 3 Châu Á năm 2001. Nhiều VĐV Cờ tướng Việt Nam đã được phong đẳng cấp như: Đặc cấp Quốc tế Đại Sư, Quốc tế Đại sư góp phần không nhỏ vào thành công chung của thể thao nước nhà trong những năm qua. Trong quá trình huấn luyện Cờ Tướng, khai cuộc có một vai trò đặc biệt quan trọng, việc giành được ưu thế trong khai cuộc sẽ tạo điều kiện thuận lợi đưa ván đấu đến thắng lợi. Nhưng một điều hết sức khó khăn trong quá trình huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ tướng là số lượng, các dạng thức khai cuộc trong Cờ tướng rất lớn như: Thuận pháo, nghịch pháo, bình phong mã, phản cung mã, tiến binh, phi tượng cục…Để huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ Tướng có thể sử dụng nhiều phương tiện như: Các bài tập khai cuộc, các 1 dạng thế trận, các đòn phối hợp, các ván đấu và đặc biệt là một số thế trận điển hình trong khai cuộc Bình Phong Mã. Qua thực tiễn thi đấu tại các giải Quốc gia, chúng tôi nhận thấy việc huấn luyện các thế trận điển hình trong khai cuộc Bình Phong Mã giúp cho các VĐV Cờ tướng trẻ nhanh chóng nắm bắt được khai cuộc cũng như góp phần tăng trưởng trữ lượng kiến thức khai cuộc. Đây là một trong những khai cuộc phổ biến nhất được sử dụng trong hầu hết các giải trong nước và quốc tế. Thế trận Bình Phong Mã cũng giúp cho các VĐV Cờ tướng phát triển sự phối hợp nhãn quan, áp dụng xử lý tốt hơn các chiến lược - chiến thuật. Quảng Ninh là địa phương có phong trào Cờ Tướng phát triển mạnh trong đó không ít trong số các em đã được phong đẳng cấp VĐV (cấp 1). Nhưng phần lớn lại chưa nắm vững những nguyên tắc khai cuộc. Hiệu quả của quá trình giảng dạy huấn luyện khai cuộc thông qua các thế trận được khẳng định trong thực tiễn và huấn luyện xong đó mới chỉ là ở các VĐV Cờ tướng có đẳng cấp cao, còn VĐV trẻ chưa được các nhà chuyên môn quan tâm đúng mức. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có một số đề tài nghiên cứu đến vấn đề này như: Tác giả: Hà Mai Hoa "Nghiên cứu ứng dụng các dạng khai cuộc cơ bản cho nữ VĐV lứa tuổi 9-10 thành phố Hà Nội (2007)", Hoàng Ngọc Khánh " Phương pháp huấn luyện khai cuộc cho Nam VĐV Cờ tướng lứa tuổi 9-10 Bộ Công An (2008)" Nguyễn Thị Mĩ Linh "Nghiên cứu hiệu quả của việc ứng dụng thế trận Bình Phong Mã hiện đại trong giải vô địch Toàn quốc (2002). Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh" * Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài tiến hành lựa chọn một số thế trận Bình Phong Mã điển hình nhằm ứng dụng trong quá trình 2 huấn luyện khai cuộc cho VĐV, từ đó đề tài xác định tính hiệu quả của các thế trận Bình Phong Mã nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo VĐV Cờ tướng trẻ tỉnh Quảng Ninh" * Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Lựa chọn một số thế trận Bình Phong Mã điển hình để huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13-14. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình trong khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13-14 tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể là: Ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng. Khách thể là: các Nam VĐV Cờ tướng lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2011 và được chia làm 3 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thực hiện trên 18 nam VĐV Cờ tướng lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh và Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 3 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về giai đoạn khai cuộc. 1.1.1. Khái niệm. [4] Mỗi ván đấu Cờ tướng được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với từng thời điểm, nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau không thể tách rời. Ba giai đoạn đó là: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Sự thống nhất của ba giai đoạn thể hiện: Khai thác là giai đoạn mở đầu của một ván cờ. Tại đây hai bên nhanh chóng phát triển lực lượng sắp xếp bố trí các quân sao cho phù hợp với chiến lược, chiến thuật đã định trước. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ diễn biến của ván cờ. Kết thúc khai cuộc là phần trung cuộc. Giai đoạn này vạch ra kế hoạch, thực hiện kế hoạch cũng như ngăn chặn kế hoạch của đối phương, sử dụng các đũn chiến thuật phối hợp tạo nên ưu thế hơn quân hoặc ưu thế hơn thế, thậm chí đôi khi còn chiếu hết đối phương. Sau giai doạn trung cuộc là giai đoạn tàn cuộc. Đây là giai đoạn quyết định kết quả cuối cùng của ván đấu nhằm xác định ván cờ thắng thua, hòa. Trong ba giai đoạn nói trên thì giai đoạn khai cuộc và giai đoạn quan trọng nhất. Vì vậy được các kì thủ, các HLV, VĐV nghiên cứu nhiều nhất. Khai cuộc là giai đoạn ban đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc". [4] Những người chơi Cờ tướng thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc kéo dài trong bao nhiêu bước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn trung cuộc? Nếu xét mối liên hệ giữa khai cuộc với giai đoạn khác của ván đấu, thì việc phân chia rõ ràng như vậy, không thể thực hiện được. Giai đoạn khai cuộc thường kéo dài khoảng 8 - 12 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển khai thật nhanh lực lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực hiện chính ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước đối phương thì nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. 1.1.2. Các nguyên tắc khai cuộc.[4] 4 Các nguyên tắc này là những lý luận đã được đúc rút ra từ thực tiễn thi đấu. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc khai cuộc, sẽ dẫn đến một thế cờ kém ưu thế và nhiều khả năng thua ván cờ một cách đáng tiếc. Dù ý đồ chiến lược trong mỗi dạng thức khai cuộc có khác nhau nhưng trong giai đoạn này những người chơi cờ đều phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực - Nguyên tắc 2: Bố trí các quân linh hoạt; liên kết chặt chẽ, tránh cản trở lẫn nhau - Nguyên tắc 3: Tránh di chuyển một quân nhiều lần - Nguyên tắc 4: Cần sử dụng hợp lý các nước đi Sĩ, Tượng và Tốt. 1.1.3. Phân loại khai cuộc.[4] Thuật ngữ "khai cuộc" dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các kiểu ra quân với tên gọi khác nhau như: Pháo đầu đối Bình Phong Mã, Phi Tượng Cục, Thuận Pháo…và mỗi loại khai cuộc đều có nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của nó. Người ta chia khai cuộc ra làm 3 hệ thống: hệ thống khai cuộc đối công, hệ thống khai cuộc phòng thủ phản công và hệ thống khai cuộc hoãn công. - Hệ thống khai cuộc đối công là những khai cuộc được bắt đầu bằng nước trắng vào pháo đầu (P2-5 hoặc P8-5) bên đen đối lại cũng vào pháo đầu. Dạng khai cuộc này dẫn đến thế trận hai bên xô sát ngay từ đầu. Dưới đây là một số khai cuộc cụ thể của hệ thống khai cuộc đối công: + Bán đồ liệt pháo: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P8-4 4. B3.1 P2- 5 + Ngịch pháo: 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.9 3. X1.2 X9-8 + Thuận pháo: 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1.2 X9-8 - Hệ thống khai cuộc phòng thủ phản công là những khai cuộc được bắt đầu bởi trắng vào pháo đầu. Dạng khai cuộc này dẫn đến thế trận phức tạp, giằng co ở trung cuộc. Dưới đây là một số khai cuộc cụ thể của hệ thống khai cuộc phòng thủ phản công: 5 + Pháo đầu đối Bình Phong Mã: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 + Pháo đầu đối Phản Cung Mã: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 + Pháo đầu đối Đơn Đề Mã: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M8.9 3.X1-2 P8-6 + Pháo đầu đối Quy Bối Pháo: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9.1 3. X1-2 P8/1 + Pháo Đầu đối Uyên Ương Pháo: 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 B3.1 3. X1-2 X9.2 + Pháo Đầu đối Thiên Phong Pháo: 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X 9.1 3. M8.9 X9-3 4. X1-3 P9/1 - Hệ thống khai cuộc hoãn công là những khai cuộc được bên trắng bắt đầu bằng nước đi không phải là vào pháo đầu (Khác P2-5 hoặc P8-5). Dạng khai cuộc này thường dẫn tới thế trận hòa hoãn kết quả ở giai đoạn trung tàn cuộc. Dưới đây là một số khai cuộc cụ thể của hệ thống khai cuộc hoãn công: + Phi Tượng Cục: 1. T3.5 B3.1 2. B3.1 M2.3 3. M2.3 M8.7 + Khởi Mã Cục: 1. M2.3 B.7.1 2. B7.1 M8.7 3. M2.3 X 9.1 + Tiến Binh Cục : 1. B3.1 B.3.1 2. M2.3 M2.3 3. X1.1 M8.7 + Sĩ Giác Pháo: 1. P2-4 P2-5 2. M8.7 M8.9 3. M 2.3 X 9-8 4. X1-2 + Quá Cung Pháo: 1. P2-6 X9.1 2. M2.3 T3.5 3. X1-2 X9-4 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc.[4] Thực tế đã chứng minh một số thế cờ quen thuộc thì đối thủ luôn cho rằng cuộc đấu sẽ phát triển theo hướng quen thuộc. Nước đi "mới lạ" luôn đem lại sự bất ngờ, đối phương không kịp phản ứng, tâm lý bối rối, thời gian suy nghĩ hạn hẹp, không kịp chuẩn bị, không hiểu được những tình huống xuất hiện bất ngờ, rất khó đưa ra được nước chơi mạnh. Sau một thời gian nước đi này trở nên quen thuộc, người ta lại tìm tòi, sáng tạo nước đi mới…Song nước đi mới trong giai đoạn khai cuộc đã hoàn thành nhiệm vụ của nó, giúp cho người tăng lên tới 10 - 18 nước đi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phần mềm Cờ tướng đã được ra đời và phục vụ cho công việc nghiên cứu của VĐV từ đó giúp 6 cho VĐV có điều kiện học hỏi và tổng hợp những kiến thức giúp cho trình độ của VĐV Cờ Tướng tăng lên rất nhiều. Để đạt được đỉnh cao trong môn Cờ tướng, người chơi cờ cần thiết phải có thời gian chuyên tâm nghiên cứu học hỏi, quan trọng nhận thức được vai trò của từng giai đoạn trong ván đấu. Thực tế, những người chơi cờ mà nắm vững lý thuyết khai cuộc đã chơi vượt trội hơn hẳn so với những người không biết. Nếu đã nắm vững khai cuộc, thoạt nhìn đã biết đối phương chơi khai cuộc nào và lập tức đối phó một cách có hiệu quả giành thế chủ động từ đó nắm quyền dẫn dắt ván cờ. Các VĐV luôn tìm đến những lễ hội truyền thống, những câu lạc bộ cờ để tập luyện tìm ra những bước tiến mới trong khai cuộc và sử dụng thiên về các trận công thủ và đối công nhằm đạt được những thắng lợi trong ván đấu. Qua đó, trình độ VĐV tiến rất nhanh, ngang hàng với các kì thủ trên thế giới. Xu hướng Cờ tướng trên Thế giới đang dần được mở rộng và phát triển mạnh, nổi bật nhất là các kì thủ Singapo, Trung Quốc…với lối đánh công thủ đã rất thành công trong các giải Châu Á và Thế giới. Khai cuộc được ưa thích nhất là khai cuộc Thuận Pháo, Bình Phong Mã…. Do vậy, VĐV Cờ tướng Việt Nam không ngừng nghiên cứu học tập các thế trận khai cuộc mới, các ván đấu của các đấu thủ nổi tiếng mà rút ra được nhiều kinh nghiệm thi đấu, các đòn phối hợp, trình độ khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc, tích lũy thêm kinh nghiệm bài vở. Như vậy trình độ VĐV Cờ tướng Việt Nam được tăng lên một cách đáng kể. Từ những vấn đề trên cho thấy, phương pháp huấn luyện khai cuộc Cờ tướng hiện nay cần được tiến hành như sau: - Nghiên cứu độ sâu của các phương án khai cuộc. - Số lượng các phương án, các hệ thống khai cuộc cần nắm vững - Thường xuyên cập nhật những thông tin về các nước đi mới trong khai cuộc từ các tạp chí chuyên ngành trên mạng Internet. - Tính linh hoạt trong khi chơi khai cuộc (chuyển từ khai cuộc này sang khai cuộc khác). 7 1.1.5. Các phương tiện để đánh giá khai cuộc. Để đánh giá kỹ năng chơi khai cuộc trong Cờ Tướng thông thường sử dụng các phương tiện chuyên môn cơ bản sau: - Các bài tập khai cuộc : Mục đích ghi nhớ các khai cuộc và biến nhỏ xuất hiện trong khai cuộc. - Các dạng thế trận : Mục đích làm phong phú thêm vốn kiến thức khai cuộc trong thực tiễn thi đấu có thể chuyển từ trận này sang trận khác. - Các đòn phối hợp : Mục đích nâng cao khả năng quan sát phối hợp giữa các quân của VĐV. - Các dạng thức chiến lược : Mục đích là định hướng cơ bản của ván cờ mỗi loại khai cuộc khác nhau chiến lược chơi sẽ khác nhau. 1.1.6. Thực tiễn sử dụng các dạng khai cuộc ở các giải thi đấu hiện nay. [13] Hiện nay trong các giải Quốc gia, dạng khai cuộc đối công được các VĐV sử dụng nhiều. Thế trận đối công là bên Tiên mở đầu ván cờ bằng một nước đi uy hiếp ngay đối phương. Bên đi Hậu cũng đáp lại bằng một nước đi tương tự (Thuận Pháo, Nghịch Pháo). Ngoài ra thế trận Công thủ như Bình Phong Mã được rất nhiều VĐV ưa thích sử dụng. Với thế trận phòng ngự như Phi Tượng Cục, Tiên Nhân chỉ Lộ….chỉ áp dụng khi các VĐV cần ván cờ kết thúc với kết quả hòa. Trong các Lễ hội truyền thống như giải Đền Cửa Ông, Giải Chùa Yên Tử….các VĐV Cờ tướng thường sử dụng các thế trận công thủ và đối công. Ngoài các giải Quốc gia, lễ hội thì các giải Cờ tướng trên mạng Internet ngày càng phát triển, phổ biến rộng rãi trên Thế giới và phổ cập vào Việt Nam rất nhanh. Các VĐV Cờ tướng Việt Nam tham dự giải Cờ tướng trên mạng với số lượng đông và không ít người đã đạt giải cao. Qua các giải trên mạng Internet, các VĐV Cờ tướng nghiên cứu học hỏi các thế trận khai cuộc mới, các ván đấu của các đấu thủ nổi tiếng mà rút ra được nhiều kinh nghiệm thi đấu, các 8 đòn phối hợp, trình độ khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc, tích lũy thêm kinh nghiệm bài vở. Như vậy trình độ VĐV Cờ tướng Việt Nam được tăng lên một cách đáng kể. 1.2. Cơ sở lý luận về thế trận Bình Phong Mã. [7,8] 1.2.1. Khái niệm về thế trận Bình Phong Mã. Theo từ điển Hán - Việt thì "Bình Phong" có nghĩa là che chắn. Bình Phong Mã có ý nghĩa là dùng Mã để che chắn hay hiểu theo cách khác là dùng Mã để phòng ngự. Chính vì ý nghĩa của từ Bình Phong Mã nên thế trận này thông thường chỉ áp dụng cho bên đi sau để đối lại sự tấn công của bên đi trước bằng cách dùng 2 Mã (Mã 3 và Mã 7) để phòng ngự. Trong Cờ tướng, Bình Phong Mã được chia làm 2 loại: Bình Phong Mã cổ điển và Bình Phong Mã hiện đại. Bình Phong Mã cổ điển tức là thế trận Bình Phong Mã ra đời sớm, đã được nghiên cứu từ rất lâu. Còn Bình Phong Mã hiện đại là phương án mới được các nhà nghiên cứu chỉ ra. Đặc điểm chung của 2 dạng thức khai cuộc cổ điển và hiện đại này là dùng Mã để phòng ngự là chính. Sự khác nhau lớn nhất của 2 thế trận này là: + Bình Phong Mã cổ điển tiến B3 + Bình Phong Mã hiện đại tiến B7 Tuy nhiên chính vì sự khác nhau đó mà diễn biến của trận đấu lại hoàn toàn khác nhau. 1.2.2. Các dạng thế trận Bình Phong Mã. 1.2.2.1. Thế trận Bình Phong Mã cổ điển. [7,8] Là dạng thức khai cuộc ra đời cách đây rất lâu, chiến lược chơi chính trong dạng thức khai cuộc này là phòng ngự phản công cánh phải. Thế trận này được rất nhiều kì thủ sử dụng, tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao. Sau đây là một số phương án chính. Trận 1: Ngũ Bát Pháo Tiến Tốt 3 Đối Bình Phong Mã Tiến Tốt 3 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. C3.1C3.1 9 Đôi bên vừa dàn trận theo thế trận"Ngũ Bát Pháo Tiến Tốt 3 đối Bình Phong Mã tiến Tốt 3" tới đây có 2 phương án : - Phương án 1 : 5. M8.9 T3.5 6. P8.4 S4.5 7. P8-3 M3.2 8. P5-4 Nếu trắng đổi lại: 8. M3.4 X1-4 9. M4.5 M7.5 10. P5.4 X 8.1 11. T7.5 X8-6 Đen phản tiên 8…X1-4 Nếu đen đổi lại 8…P8-4 9. P4.6 T7.9 10…X9.1 C1.1 11. X9-6 C1.1 12. X6.5 P2-1 13. C9.1 X1.5 14. T3.5 C3.1 15. X6-8 M2.3 16. M9.7 C3.1 Trắng ưu 9. P4.6 T7.9 10. X2.6 C1.1 11. T7.5 P2-1 12. X9-8 M2.1 13. S6.5 C9.1 14. X8.7 - Phương án 2 5. P8.4 T7.5 6. P8-7 Nếu trắng đi 6. M8.7 M3.2 7. P8-3 1.1 8. X2.5 X1-6 9. C7.1 X6.2 10. X2.1 X6.1 11.M7.6 X6-4 12.C7-1 X4.1 13.C7-8 C4-7 14. X9.2 Trắng ưu 6…P2.2 7. X2.6 X1-2 8. M8.7 P8-9 9. X2-3 X8-7 10. X9-8 + - Trận 2: Tấn Tả Pháo Xuất Tam Lộ Xa Ứng Tiên Dùng Liên Hoàn Mã (Mã đội) 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3 3. X1-2 X9-8 4. C3.1 C3.1 5. M8.7 T3.5 6.P8.2 C7.1 7. C7-1 T5.3 8. C5.1 T3/5 9. C3.1 C7.1 10. P8-2 P8.2 11. C5.1 X1.1 12. M7.5 C5.1 Đến đây có 2 phương án : - Phương án 1 : 13. P5.3 M3.5 14. X9-8 Nếu đổi lại chơi 14. M3.4 X 3.6 15. M5.7 S6.5 16. X9-8 M5.3 Hậu Phản tiên 14…X3.4 15. P5/1 10 [...]... số thế trận Bình Phong Mã điển hình trong huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ tướng Nam lứa tuổi 13 - 14 2 Các loại thế trận Bình Phong Mã điển hình nào được sử dụng trong quá trình huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ tướng Nam lứa tuổi 13 - 14 Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.2 28 Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho các VĐV... Khởi Binh Cuộc + Thế trận Nghịch Pháo + Thế trận Thuận Pháo - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị Quảng Ninh: + Thế trận Thuận Pháo + Thế trận Đơn Đề Mã + Thế trận Phản Cung Mã + Thế trận Uyên Ương Pháo + Thế trận Bình Phong Mã - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị Bộ Công An: + Thế trận Thuận Pháo + Thế trận Phản Cung Mã + Thế trận Phi... 26 + Thế trận Nghịch pháo + Thế trận Khởi Binh Cuộc - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị Bình Định: + Thế trận Nghịch pháo + Thế trận Phản Cung Mã + Thế trận Đơn Đề Mã + Thế trận Quy Bối Pháo + Thế trận Thuận Pháo - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị thành phố Hồ Chí Minh: + Thế trận Bình Phong Mã + Thế trận Nghịch Pháo + Thế trận. .. trình nghiên cứu + Viết kết quả nghiên cứu, hoàn thiện và bảo vệ kết quả nghiên cứu 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu lựa chọn một số thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ tướng Nam lứa tuổi 13 - 14 3.1.1 Thực trạng việc sử dụng khai cuộc của Nam VĐV Cờ Tướng Trẻ lứa tuổi 13 - 14 Tỉnh Quảng Ninh Với mục đích lựa chọn được những khai cuộc có... thấy kỹ năng chơi khai cuộc các VĐV Cờ Tướng lứa 25 tuổi 13 – 14 tỉnh Quảng Ninh chưa tốt do vậy làm ảnh hướng không nhỏ đến kết quả thi đấu của các VĐV 3.1.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng các thế trận Bình Phong Mã trong huấn luyện cho các VĐV Cờ tướng Với mục đích lựa chọn được một số thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện cho các Nam VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13 - 14, đề tài đã tiến hành... Cung Mã + Thế trận Thuận Pháo + Thế trận Khởi Binh cuộc - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị Bà Rịa - Vũng Tàu: + Thế trận Khởi Binh Cuộc + Thế trận Phản Cung mã + Thế trận Nghịch Pháo + Thế trận Thuận Pháo + Thế trận Phi Tượng Cục Từ thực trạng việc sử dụng các thế trận khai cuộc vào quá trình huấn luyện khai cuộc nêu trên, đề tài nhận thấy rằng các thế trận khai cuộc. .. thể vấn đề này đề tài trình bày ở phụ lục 3) 3.3 Nghiên cứu ứng dụng và xác định hiệu quả của các thế trận Bình Phong Mã đã lựa chọn vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13- 14 3.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm Để tiến hành xác định hiệu quả của thế trận Bình Phong Mã đã lựa chọn vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13 - 14, đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm trong... phỏng vấn về việc lựa chọn một số thế trận Bình Phong Mã điển hình Trong số 7 thế trận Bình Phong Mã điển hình được đưa ra phỏng vấn để lựa chọn sử dụng trong quá trình huấn luyện cho các VĐV Cờ tướng Nam lứa tuổi 13 - 14 có 3 dạng thế trận Bình Phong Mã điển hình có ý kiến lựa chọn trên 60% trở lên và đại đa số các ý kiến lựa chọn những thế trận Bình Phong Mã điển hình trên đều xếp chúng ở mức độ rất... điển hình trên vào quá trình huấn luyện khai cuộc cho đối tượng nghiên cứu Các thế trận điển hình nêu trên được đông đảo các HLV lựa chọn vì: - Tính điển hình - Tính đối công quyết liệt - Độ tin cậy của các thế trận: Nội dung của thế trận rõ ràng, có đánh giá cụ thể Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đã lựa chọn 3 dạng thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng. .. việc sử dụng các thế trận khai cuộc trong quá trình huấn luyện khai cuộc cho các VĐV Cờ tướng trẻ ở các đơn vị trung tâm Cờ tướng trên cả nước đã từng tham gia các giải quốc gia như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bộ Công An, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu … - Các thế trận khai cuộc được sử dụng vào huấn luyện khai cuộc ở đơn vị Hà Nội: + Thế trận Bình Phong Mã + Thế trận Phản Cung Mã + Thế trận Khởi . hành nghiên cứu đề tài: " ;Nghiên cứu ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 13 - 14 tỉnh Quảng Ninh& quot; * Mục đích nghiên cứu. Bình Phong Mã điển hình để huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng nam lứa tuổi 1 3- 14. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình trong khai cuộc cho VĐV Cờ tướng. nam lứa tuổi 1 3- 14 tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể là: Ứng dụng thế trận Bình Phong Mã điển hình vào huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ tướng. Khách thể là: các Nam VĐV Cờ tướng lứa