SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NGA Cao Thị Thùy Lương 1 ạy và học ngữ pháp tiếng Nga có thể làm cho cả thầy và trò cảm thấy mệt mỏi. Các khái niệm của phạm trù ngữ pháp như từ loại, cấu trúc câu, loại câu và cấu tạo từ có thể rất khó hiểu đối với sinh viên. Họ có thể bị mệt mỏi và mất hết niềm say mê cũng như động lực học tập. Họ học mà không ý thức rõ ràng về việc học. Chính vì vậy cách tốt nhất để dạy và học khối lượng ngữ pháp tiếng Nga này là sử dụng các trò chơi. Trong một giờ học có tổ chức trò chơi thì trò chơi đó tạo điều kiện cho thầy giúp trò lĩnh hội được các cấu trúc và từ vựng có hiệu quả. Việc chơi các trò chơi trong giờ học ngữ pháp giúp người học thực hành những kiến thức ngữ pháp đã học trong khi vẫn giữ được không khí lớp học vui vẻ và cuốn hút người học. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay vấn đề “trò chơi” trong xã hội đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học ở mọi lĩnh vực. Các trò chơi trong quá trình dạy học rất cần thiết. Nhờ các trò chơi này mà người học học được cách tin vào chính bản thân mình, tin vào những người xung quanh, họ biết được điều gì có thể học và điều gì phải tránh trong thế giới xung quanh họ. Về khả năng dạy học của các trò chơi, chúng ta đã được biết đến từ lâu. Nhiều nhà sư phạm đã chú ý đề cập đến tính hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi trong quá trình dạy học. Thông qua các trò chơi các khả năng tiền ẩn của con người được bộc lộ. Trò chơi có một đặc tính tuyệt vời, đó là bản thân trò chơi tự tổ chức việc dạy học. Không nhất thiết ngay từ đầu phải dạy theo một phương pháp mới nào đó và sau đó mới tiến hành chơi trò chơi. Có thể làm ngược lại - đầu tiên hãy chơi trò chơi, chính bản thân trò chơi không cho phép giáo viên ép buộc, giảng lý thuyết suông hay ép sinh viên học gạo. Trong khi chơi, bức tường khoảng cách giữa giáo viên và sinh viên biến mất thay vào đó là một bầu không khí mới, một mối quan hệ mới. Chính tự trò chơi dạy người học, trong trò chơi nảy sinh ra thực tế sống động của một quá trình dạy học tự do, thoải mái, sáng tạo, vui vẻ và hiệu quả. Trong một ngoại ngữ bất kỳ, trong đó có tiếng Nga, ngữ pháp có vai trò đặc biệt, nó là nền tảng cơ bản không thể thiếu trong quá trình sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp. Ngữ pháp là một hệ thống hoàn chỉnh, chuẩn mực gồm hình thái học, cú pháp học và cấu tạo từ, những thứ vô cùng khó và tẻ nhạt đối với người học. Có một thực tế là quá trình luyện tập để vận dụng các cấu trúc ngữ pháp đòi hỏi phải có sự lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó là cho sinh viên mệt mỏi, họ phải nỗ lực nhiều mà không mang lại cho họ sự hứng thú. 1 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội D Trò chơi có thể làm cho việc học ngữ pháp buồn tẻ đó trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Đó chính là nguyên nhân tại sao chúng ta phải sử dụng trò chơi trong giờ học ngữ pháp tiếng Nga. Mục đích của bài viết này là xem xét trò chơi như một phương pháp dạy ngữ pháp và nghiên cứ khả năng sử dụng nó trong giờ học ngữ pháp tiếng Nga. 2. NỘI DUNG 2.1. Nguyên tắc Bất kỳ một trò chơi nào cũng sẽ hiệu quả hơn nhiều lần nếu trò chơi đó được giải thích rõ ràng, trước khi chơi giáo viên thảo luận với sinh viên về luật chơi. Nhiều khi chính việc thảo luận, trao đổi này mang lại lợi ích cho người chơi hơn là bản thân trò chơi vì nó phát triển khả năng và sự tư duy của của người chơi, ngoài ra nó còn cung cấp cho người chơi kiến thức nền về văn hoá trò chơi. Thành công của trò chơi phụ thuộc trước hết vào không khí trong nhóm chơi. Sinh viên càng được chơi trò chơi nhiều bao nhiêu thì họ càng thích trò chơi bấy nhiêu, cảm thấy trò chơi nhẹ nhàng và chính xác bấy nhiêu. 2.2. Phân loại trò chơi Có rất nhiều cách phân loại trò chơi. Dựa trên mục đích về phương pháp giảng dạy, trò chơi được phân loại như sau: Trò chơi giáo dục - là trò chơi đơn giản và truyền thống nhất, các trò chơi ở nhóm này giúp người học nắm vững được các tài liệu trong sách giáo khoa và có được kỹ năng vận dụng kiến thức chắc chắn. Trò chơi có tính phân tích - là các trò chơi phát triển tư duy phân tích, giúp người học có được kỹ năng phân tích thoải mái, tự do nhưng lại đúng đắn và lôgic, nó dạy người học nhìn ra được tính quy luật, cái chung và cái riêng, nguyên nhân và hậu quả. Trò chơi liên tưởng (liên hệ) - là các trò chơi đòi hỏi người chơi phải có sự tư duy liên tưởng, phải có sự so sánh, đoán biết sự vật hiện tượng, qua những lời mô tả, gợi ý. Trò chơi dựa vào ngữ cảnh - là các trò chơi hướng sự chú ý đến các mối liên hệ phức tạp về nghĩa trong bài khoá. Các trò chơi này phát triển khả năng suy luận, khả năng hiểu những điều không được thể hiện trực tiếp và ngược lại - truyền đạt thông tin bằng các phương pháp khác nhau nhất. Trò chơi có tính sáng tạo - loại bài tập này một mặt phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, mặt khác nó phát triển khả năng kiểm tra và đánh giá sự sáng tạo của người học. 2.3. Các trò chơi 2.3.1. Trò chơi giáo dục Trò chơi giáo dục là các trò chơi giúp người học nhận biết được điều gì quan trọng hơn, củng cố cho người học những kiến thức đã được học trên lớp. Trong tình huống của trò chơi, trong đầu người chơi thường xuất hiện câu nói: “Tôi còn không biết rằng tôi đang biết điều đó”. Nếu như chơi theo đội thì chính quá trình thảo luận bàn bạc nhiệm vụ một cách sôi nổi, quá trình loại bỏ các phương án chưa chính xác có thể sẽ mang đến cho người chơi sự giải thích có hệ thống hơn là sự giảng giải của thầy giáo trên lớp. Những trò chơi dạng ngược lại với những bài tập quen thuộc như: không viết đúng những từ đã gặp trong bài khoá mà cho thêm vào bài khoá những từ khó về chính tả, không lấy những câu có sẵn mà tự nghĩ ra những câu riêng của mình theo mẫu đã có thì đặc biệt có nhiều ưu điểm. Trò chơi dạng này cho phép người chơi tư duy lại những kiến thức đã học, xem xét vấn đề từ góc độ khác, bổ túc thêm những thiếu sót trong kiến thức. Chính là vì người học luôn bị yêu cầu phải phân tích, “chia nhỏ” thành các thành tố của hiện tượng ngôn ngữ, trong trường hợp này, dựa vào những kiến thức của mình người học phải thực hiện các năng lực có trong ngôn ngữ. 2.3.1.1. Trò chơi “Kiểm tra - Проверки” Thời gian chơi phụ thuộc vào số lượng người chơi, nhưng tối thiểu là 15 phút. Cần chuẩn bị bút viết và giấy. Mục đích: Mục đích chính của trò chơi này là củng cố kỹ năng làm việc với các từ cần kiểm tra và làm tăng thêm vốn từ có trong trí nhớ của người chơi. Ngoài ra trò chơi này còn có tác dụng củng cố vốn từ vựng và tập cho người chơi quen với việc phải làm việc tập trung cao độ và nhanh chóng. Cách chơi: Nhiệm vụ của người chơi là trong một khoảng thời gian xác định phải tìm ra được từ cần kiểm tra là những từ có thể kết hợp với từ đã đưa ra, ví dụ: trong 5 phút ai có thể tìm được những từ có thể kết hợp với từ ломать (làm hỏng, phá dỡ)? Người học chơi một mình hoặc chơi theo nhóm nhỏ. Khi hết thời gian danh sách các từ tìm được được đọc to trước cả lớp. Người chiến thắng là người tìm được nhiều từ đúng nhất. Cách chơi ngược lại của trò chơi trên như sau: Trong vòng năm phút, ai là người nghĩ ra được nhiều từ kết hợp với từ дом (ngôi nhà)? nhất. Công việc tiếp theo sẽ tiến hành như cách chơi đầu. Các phương án khác: Có một phương án rất có ích trong trò chơi này là: tìm các từ cùng cặp với từ đã cho, ví dụ tìm danh từ số nhiều của các danh từ đã cho, hoặc tìm động từ thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành cùng cặp với động từ đã cho. Nếu trước đây sinh viên chưa làm quen với khái niệm này thì phải giải thích cho sinh viên hiểu trước khi chơi. Trò chơi này đặc biệt có tác dụng khi dạy cách biến đổi sang các cách hoặc sang số nhiều của danh từ hoặc thể động từ. Ví dụ, cặp danh từ số ít - số nhiều вода - воды или сказка - сказок, cặp động từ thể chưa hoàn thành và thể вставать - встать. Một số ví dụ khác: вода - воды, река - реки, нога - ноги; сказка - сказок, маска - масок, пробка - пробок; вставать - встать, давать - дать, бросать - бросить. Người chiến thắng là người tìm được nhiều từ đúng nhất. 2.3.1.2. “Чепуха - Điều nhỏ nhặt” Phải chuẩn bị bút và những dải giấy dài. Trò chơi diễn ra theo vòng tròn, mỗi người chơi cần phải biết mình nhận mẩu giấy từ ai và sẽ chuyển mẩu giấy đó cho ai. Nếu nhiều người chơi thì có thể tổ chức thành nhiều vòng. Cần phải có người chỉ huy. Mục đích: Trò chơi này tương đối phổ biến rộng rãi nhưng chính trong giờ học tiếng Nga thì sinh viên bắt đầu chơi có ý thức, có tư duy hơn. Cách chơi: Đội trưởng liên tục đưa ra các câu hỏi: Кто (Ai)? Когда (Khi nào)? Что делал (Đã làm gì)?… Mỗi người chơi sẽ viết câu trả lời của mình vào giấy, sau đó gấp mép của tờ giấy đó lại sao cho để câu trả lời trong giấy đó không được biết và chuyển nó cho người bên cạnh theo lệnh của người chỉ huy, ví dụ có thể chuyển nó theo chiều kim đồng hồ. Người chỉ huy đưa ra 5 - 8 câu hỏi, các câu trả lời thu được là câu đúng cú pháp. Trò chơi kết thúc bằng việc tất cả mọi người nói về mẩu giấy mình nhận được và đọc to trước lớp câu trả lời trong mẩu giấy đó trong tiếng cười vui vẻ của tất cả người chơi. Trò chơi này không có người thua cuộc. Có thể nói rằng, trò chơi này không phải là một cuộc thi đua, tất cả những người chơi đều hào hứng tham gia là trò chơi đã có hiệu quả. Thời điểm thành công nhất của trò chơi này là khi giải thích về cú pháp. Trò chơi giúp người chơi ghi nhớ hơn về những kiến thức đã được học trước, nhạy cảm hơn với linh cảm về cú pháp. 2.3.2. Các trò chơi có tính phân tích Các trò chơi này phát triển khả năng tự phân tích các dữ kiện, các quy luật, khả năng phát hiện những cái chung và cái riêng, ngoài ra nó còn dạy người chơi cách lập luận một cách lôgic. Việc sử dụng phương pháp phân tích trong trò chơi hoàn toàn khác với việc “bổ dọc” vấn đề một cách cơ học như ở phổ thông thường gọi là phân tích. Các trò chơi phân tích này không đòi hỏi người chơi phải hành động theo một mẫu cho sẵn mà nó yêu cầu người chơi tự tìm phương pháp phân tích và kiểm chứng tính hiệu quả của nó. “Cái gì chung - Что общего” Mỗi đội cần không quá 7 - 9 người chơi, số lựơng đội chơi phụ thược vào số lượng người chơi. Thời gian cho trò chơi là khoảng 20 phút, với bốn đội chơi trở lên thì thời gian phải là trên nửa tiếng. Các đội cần phải có chỗ để thảo luận, hội ý sao cho thành viên của các đội khác không nghe thấy nhau. Người chỉ huy điều hành trò chơi và cộng điểm cho các đội. Mục đích: Trò chơi giải phóng tư duy, phát triển khả năng phát triển khả năng thay đổi góc nhìn một cách linh hoạt, thay đổi tư duy về những dữ kiện đã có sẵn từ trước. Trò chơi này phát triển khả năng chú ý, sự quan sát, kỹ năng tập trung và làm việc nhanh chóng khi phải thích nghi với những tình huống thay đổi. Một chút cảm giác hài hước, khả năng nhìn ngắm bản thân mình với một nụ cười vui vẻ là mục đích của trò chơi này. Cách chơi: Người chơi chia thành các đội, các đội ở các góc phòng khác nhau. Người chỉ huy thông báo nhiệm vụ: bây giờ mỗi đội có 5 phút để suy nghĩ và cố gắng tìm càng nhiều câu trả lời cho câu hỏi sau càng tốt: “Tất cả các thành viên trong đội của bạn có gì chung?”. Các đội chuẩn bị sau đó lần lượt đưa ra câu trả lời của mình. Với mỗi câu trả lời đúng mỗi đội sẽ nhận được một điểm, cấm không được lặp lại câu trả lời đã đưa ra. Ví dụ, sau câu trả lời: Мы все одеты. (Tất cả chúng tôi đều mặc quần áo.) thì phương án: Мы все обуты. (Tất cả chúng tôi đều đi giày.) là không được chấp nhận. Đội nào trong khoảng thời gian quy định mà không đưa ra được câu trả lời thì đội đó bị loại khỏi cuộc chơi. Đội chiến thắng là đội có câu trả lời cuối cùng. 2.3.3. Trò chơi liên tưởng Là những trò chơi làm tăng các khả năng của người chơi như: sự linh cảm, tư duy liên tưởng, khả năng tìm kiếm cái mới mà không theo một quy tắc có sẵn. Ưu điểm quan trọng nhất của trò chơi dạng này là khả năng đánh giá sức nhìn thế giới một cách rõ ràng của cá nhân người chơi, đánh giá kỹ năng tin vào linh cảm, cảm nhận của mình. “Vòng tròn so sánh - Венок сравнений” Khối lượng người chơi 3 - 10 người, một lớp có thể chia thành các nhóm. Trò chơi diễn ra theo vòng tròn, cũng có nghĩa là người chơi phải biết mình sẽ chơi sau ai. Mục đích: Trò chơi này phát triển tư duy liên tưởng, ẩn dụ của người chơi, làm tăng khả năng nhận biết các dấu hiệu đa dạng của sự vật hiện tượng, trong thực tế, khả năng này được coi là một trong những tiêu chí cơ bản của sự phát triển chung. Cách chơi: Người chơi chọn một từ bất kỳ gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Sau đó tất cả người chơi lần lượt theo vòng tròn bắt đầu so sánh nó vơi một cái gì đó. Ví dụ, có từ река (con sông). Có thể có các phương án sau: Она похожа на ленту, такая же длинная и блестящая. (Nó giống một dải băng, dài và lấp lánh) Она похожа на время, ее тоже невозможно остановить.(Nó giống như thời gian, cũng không thể làm nó dừng lại được.) Nhiệm vụ của mỗi người chơi tiếp theo là đưa ra phương án so sánh một cách thuyết phục, cấm lặp lại phương án đã đưa ra trước. Ai mà không trả lời được thì bị loại khỏi cuộc chơi. Người chiến thắng là người trả lời câu hỏi cuối cùng. 2.3.4. Trò chơi dựa vào ngữ cảnh Trò chơi này hướng người chơi tới cấu trúc ngữ nghĩa của bài khoá, đến những mối quan hệ phức tạp giữa bài khoá và ngữ cảnh, hướng đến nghĩa đen và nghĩa bóng của các đơn vị ngôn ngữ. Trò chơi dạng này phát triển khả năng diễn giải bài khoá và các ý kiến một cách sâu sắc và đa diện, khả năng hiểu tường tận các thông tin đưa ra. Nhiệm vụ của trò chơi này là phải hiểu được bài khoá, khôi phục những đoạn chưa đạt, cũng có thể là ngược lại: tạo ra một văn cảnh phù hợp với điều kiện xác định. Để sử dụng trò chơi dựa vào ngữ cảnh này có hiệu quả, tốt nhất là đưa ra cho người chơi cả hai dạng trò chơi. 2.3.4.1. “Đặt câu hỏi theo bài khoá - Вопросы по тексту” Số lượng người chơi có thể bất kỳ, trò chơi diễn ra theo vòng tròn, cho nên người chơi cần phải biết mình sẽ chơi sau ai. Người chỉ huy chuẩn bị trước một bài khoá mà tất cả người chơi phải có (có thể sử dụng ngay quyển sách mà tất cả đều có - cuốn giáo trình học hàng ngay chẳng hạn). Mục đích: Trò chơi này mang lại một kỹ năng rất có ích “tát cạn” thông tin, kinh nghiệm tiếp nhận bài khoá một cách thận trọng, tập trung cao độ. Trò chơi này còn phát triển cả tính sáng tạo và khả năng tìm kiếm các hướng xử lý thông tin trong bài khoá không theo cách đã được học trên lớp. Cách chơi: Người chơi nhận bài khoá và làm quen với nó trong vòng vài phút. Sau đó tất cả theo vòng tròn bắt đầu đặt ra các câu hỏi bất kỳ liên quan đến bài khoá này. Người chơi sau không được lặp lại những câu hỏi của người chơi trước hoặc những câu hỏi tương tự, ví dụ: một người hỏi: Какое первое слово в тексте? (Từ đầu tiên trong bài khoá là từ gì?) - thì câu hỏi tiếp theo không nên là: Какое второе слово в тексте? (Từ thứ hai trong bài khoá là gì?). Ai không biết đặt câu hỏi khi đến lượt mình thì bị loại ra khỏi vòng chơi. Người thắng cuộc là người hỏi cuối cùng. 2.3.4.2. “Gợi ý - Подсказка” Số lượng người chơi tuỳ ý, thời gian 15 - 20 phút, cần phải có người chỉ huy. Mục đích: Trò chơi phát triển khả năng diễn giải thông tin nhận được một cách đúng đắn, khả năng phân tích, kết nối các thông tin rời rạc. Những người tham gia gợi ý có thể cảm nhận được tầm quan trọng của thông tin đưa ra, họ có thể học cách lựa chọn những từ ngữ, những biểu tượng chính xác hơn để gợi ý, thông qua đó họ học được cách gợi ý cho người chơi khác. Trò chơi này còn giúp người chơi tăng cường khả năng hiểu biết lẫn nhau, mang lại cho họ kỹ năng phối hợp, hiểu ý nhau để cùng hành động. Cách chơi: Một hoặc hai người chơi được yêu cầu ra khỏi lớp. Người chỉ huy kể về một loài động vật nào đó, một dữ kiện lịch sử thú vị, một tình huống xảy ra trong đời của một người nổi tiếng nào đó… Sau đó người chơi đứng sau cửa quay trở vào lớp. Nhiệm vụ của người chơi vừa vào là phải kể lại câu chuyện mà người chỉ huy vừa kể dưới sự gợi ý của những người chơi còn lại. 2.3.5. Trò chơi có tính sáng tạo Trong trò chơi này không có người thắng cũng không có kẻ thua, nếu trò chơi diễn ra thuận lợi, tất cả mọi người đều thắng cuộc. Nhưng thành quả thu được có giá trị nhất của trò chơi này là nó là biến mất sự sợ hãi vốn có của sinh viên, ngại nói sai, ngại thua cuộc trước sự đoàn kết của tập thể, trước không khí làm việc hăng say của bạn chơi, mà thường trong điều kiện thời gian bị hạn chế họ không phải run rẩy nói rằng: “Tôi không biết… Tôi chưa gặp bao giờ…”. Sinh viên được chơi một lần rồi nhiều lần, tất cả đều tin rằng họ có thể và họ sẽ thích nó. Trò chơi dạng sáng tạo này mang lại cho cả thầy và trò một khoảng rộng để họ tưởng tượng. Trong trò chơi này cần chú ý, một mặt phải tương đối khó nhưng mặt khác phải thật dễ hiểu. 2.3.5.1. “Hòn tuyết - Снежные ком” Số lượng người chơi không vượt quá 10 - 15 người, một lớp có thể chia ra thành các nhóm nhỏ. Trò chơi được tiến hành theo vòng tròn, có nghĩa là người chơi phải biết anh ta xếp sau ai. Thời gian chơi từ năm phút trở lên. Mục đích: Phát triển trí nhớ, sự chú ý, khả năng tập trung và kỹ năng lắng nghe lẫn nhau. Khi chơi, người chơi sẽ học được kỹ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác theo một quan điểm đúng đắn, phù hợp với tiêu chí của ngôn ngữ. Cách chơi: Người chơi thứ nhất phát ngôn một mệnh đề chưa mở rộng, ví dụ: Мальчик идет.(Cậu bé đi). Những người chơi tiếp theo phải bổ sung vào câu đó một hoặc nhiều từ và nhắc lại nguyên vẹn cả câu đó: Мальчик идет в кино. (Cậu bé đi đến rạp chiếu phim.); Мальчик быстро идет в кино.(Cậu bé đi nhanh đến rạp chiếu phim). Có thể bổ sung thêm vào bất cứ vị trí nào trong câu, các tiểu từ khồng được tính. Người chơi nào khi đọc câu lên mà bỏ quên từ nào hoặc đảo lại vị trí của từ trong câu thì bị loại ra khỏi cuộc chơi. Người chiến thắng là người ở lại cuối cùng. Có thể tăng mức độ khó của trò chơi lên bằng cách thêm các điều kiện: không được sử dụng tính động từ, không sử dụng liên từ, chỉ thêm vào những từ bắt đầu bằng một chữ cái nhất định … 2.3.5.2 “Kể chuyện theo vòng tròn - Рассказ по кругу” Thời gian chơi phụ thuộc vào số lượng người chơi. Người chơi ngồi thành vòng tròn, và phải biết mình tiếp sau ai. Mục đích: Trước hết trò chơi này giúp người chơi thêm phấn chấn, trút bỏ những căng thẳng, mệt mỏi. Trò chơi này phát triển óc sáng tạo trong hoạt động lời nói, nó dạy người chơi không phải là thò tay vào túi lấy từ ra, dạy cho người chơi phải biết suy nghĩ nhanh. Trong khi chơi, điều quan trọng là, mỗi phát ngôn của người chơi phải liên quan đến những câu của những người còn lại. Trò chơi này còn rèn luyện kỹ năng chú ý lắng nghe, biết điều chỉnh lời nói của mình phù hợp với chủ đề chính của tập thể. Cách chơi: Người chơi đầu tiên nghĩ và nói thành tiếng một câu, ví dụ: Однажды, зимним вечером вся семья сидела за столом.(Một lần trong một buổi chiều đông, cả gia đình đang ngồi quây quần xung quanh bàn). Người thứ hai nói một câu tiếp tục câu chuyện trên Tuỳ thuộc vào số lượng người chơi mà có thể tổ chức thành một hoặc một số vòng tròn để làm sao có thể được khoảng ít nhất mười câu. 3. KẾT LUẬN Giờ học ngữ pháp đơn thuần là rất nặng nề và tẻ nhạt đối với sinh viên. Những cấu trúc câu khô khan, những bài tập cấu tạo từ đơn điệu… Tuy nhiên, khi đưa vào các trò chơi, sự khô khan và đơn điệu này biến mất, thay vào đó là môi trường học tập vui vẻ và thư giãn giúp tăng cường và duy trì hứng thú học tập cho họ. Đồng thời làm tăng động cơ học tập, khiến sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Thời gian thực hiện trò chơi là một trong những khó khăn mà hầu hết các giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung, và dạy tiếng Nga nói riêng gặp phải trong khi sử dụng trò chơi. Thông thường các trò chơi tổ chức trên lớp không mất nhiều thời gian, chỉ tốn từ 5 phút đến 15 phút, hoặc 20 phút. Song ở Việt Nam lớp học thường rất đông sinh viên, điều này đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp học, từng đối tượng sinh viên để các trò chơi này phát huy được tối đa hiệu quả. Tóm lại, để việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ mang lại hiệu quả cao trong dạy và học tiếng Nga, giáo viên nên xem việc sử dụng trò chơi là một phần không thể thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để sinh viên tham gia trên lớp, tạo bầu không khí học tiếng Nga vui vẻ, thư giãn, nhiệt huyết, và mang tính hợp tác. Ngoài ra, giáo viên nên chú trọng việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với trình độ của sinh viên. Trò chơi sẽ trở nên khó thực hiện nếu những yêu cầu, hay chủ đề của nó không phù hợp hoặc nằm ngoài khả năng của sinh viên. Rõ ràng là những trò chơi như thế này không mang lại lợi ích cho cả người dạy lẫn người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Аникиева Н.П. Воспитание игрой - Новосибирск, 1994 г. 2. Венгер Л.А. Игра как вид деятельности- 1978 г. 3. Выготский С. Игра и ее роль в психическом развитии ребенка - Москва Просвещение, 1976 г. 4. Рособразование - Московский Гуманитарный Педагогический институт Сборник методических материалов методических школ преподавателей русского языка и литературы - Москва 2009 г. 5. Минский Е.И. От игры к знаниям - Москва, 1987 г. 6. Петрановская Л. Игры на уроках русского языка: Пособие для учителя. - М.:МИРОС - МАИК “Наука/Интерпериодика”, 2000 г. 7. Пидкасистый П.И., Хайдаров Ж.С. Технология игры в обучении и развитии. - Москва, 1996 г. TEACHING RUSSIAN GRAMMAR WITH GAMES Cao Thi Thuy Luong Abstract Working with grammar of russian can be frustrating for students and teachers. Concepts of grammar, such as parts of speech, sentence structure, types of sentences and word composition can be difficult for students to understand. Students can be bored and tired, they can lose their interest and motivation. They learn without being aware of it. Therefore, the best way to direct this capacity in grammar teaching and learning is using games. When a lesson includes a game, the game gives a chance to the teacher to help students acquire new forms and lexis in an effective way. Playing grammar games in the classroom provides valuable practice while keeping the atmosphere fun and engaging. . SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NGA Cao Thị Thùy Lương 1 ạy và học ngữ pháp tiếng Nga có thể làm cho cả thầy và trò cảm thấy mệt mỏi. Các khái niệm của phạm trù ngữ pháp như. vậy cách tốt nhất để dạy và học khối lượng ngữ pháp tiếng Nga này là sử dụng các trò chơi. Trong một giờ học có tổ chức trò chơi thì trò chơi đó tạo điều kiện cho thầy giúp trò lĩnh hội được các. viết này là xem xét trò chơi như một phương pháp dạy ngữ pháp và nghiên cứ khả năng sử dụng nó trong giờ học ngữ pháp tiếng Nga. 2. NỘI DUNG 2.1. Nguyên tắc Bất kỳ một trò chơi nào cũng sẽ hiệu