1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế đồn điền tỉnh hải dương giai đoạn 1883 1918

9 366 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 293,9 KB

Nội dung

KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1883 - 1918 Chu Thị Thu Thủy 1 Tóm tắt: Kinh tế đồn điền là một bộ phận thuộc kinh tế nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu về kinh tế đồn điền sẽ góp phần làm sáng tỏ kinh tế nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, kinh tế đồn điền thời kì thuộc địa, đặc biệt là kinh tế đồn điền tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918 vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu. Giai đoạn 1883 - 1918, kinh tế đồn điền của tỉnh Hải Dương có sự phát triển như thế nào? Số đồn điền và diện tích đồn điền được khai thác là bao nhiêu? Tình hình trồng trọt và chăn nuôi trong các đồn điền này như thế nào? Mặt tích cực và hạn chế của kinh tế đồn điền đến kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918 ra sao? Những vấn đề đặt ra này sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ trong bài viết này. 1. MỞ ĐẦU Trong kinh tế nông nghiệp nói chung của tỉnh Hải Dương, nhất là giai đoạn 1883 - 1918, chúng ta thấy nổi bật lên vai trò của kinh tế đồn điền. Đây là một ngành nông nghiệp mà sản phẩm không dành cho việc tự tiêu thụ mà dành cho thương mại. Các điền chủ đã tạo ra một ngành chăn nuôi có quy mô lớn và nhập các loại cây mới, có năng suất cao vào trồng trên diện rộng, cũng như một vài cải tiến trong kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm đồn điền. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế đồn điền tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918 vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Trong khi đó, nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nó góp phần khôi phục lại bức tranh nông nghiệp tỉnh Hải Dương thời kì 1883 - 1918. Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan, toàn diện về sự thống trị của thực dân Pháp ở tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Số đồn điền và diện tích đồn điền được khai thác Chính quyền thực dân đã ban hành những nghị định, chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn của nhân dân ta. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tư bản Pháp nắm quyền sở hữu lớn về ruộng đất, thúc đẩy sự ra đời của các đồn điền. Thời kì 1883 - 1918, tỉnh Hải Dương có 24 đồn điền. Trong đó, có 8 đồn điền từ 0 đến 50 ha và 16 đồn điền trên 50 ha. Tuy nhiên, trong số 8 đồn điền từ 0 đến 50 ha được nhượng với diện tích 150,4383 ha chỉ có 6 đồn điền được khai thác với diện tích 75,5783 ha. Còn trong số 16 đồn điền trên 50 ha được nhượng với diện tích là 10.010,1300 ha thì chỉ có 10 đồn điền được khai thác với diện tích 6.466,2000 ha. Như vậy, trong tổng số đồn điền được 1 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhượng là 24, diện tích là 10.160,5683 ha thì chỉ có 16 đồn điền được khai thác với diện tích là 6.517,7783 ha. Tỉ lệ được khai thác là 64,15%. Đây là một trong những tỉnh ở đồng bằng có tỉ lệ diện tích khai thác so với diện tích được cấp nhượng lớn nhất, cùng với Hà Nội (90,32%), Nam Định (100,00%), Vĩnh Yên (86, 50%), Phúc Yên (65,30%). Tuy nhiên, các đồn điền được thiết lập ở Hải Dương không lớn lắm và việc trồng lúa chiếm ưu thế. “Tính theo vùng, đồng bằng có tỉ lệ lớn nhất về đồn điền và diện tích đồn điền được khai thác nhờ vào việc trồng lúa và sử dụng tá điền ở Hải Phòng, Hải Dương, Phúc Yên và Vĩnh Yên”. Sự yếu kém của việc khai thác là một trong những nguyên nhân làm cho chỉ một số ít đồn điền được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn. Ở Hải Dương, số đồn điền được cấp nhượng vĩnh viễn là 6 đồn điền với diện tích 3.802,3800 ha trên tổng số 24 đồn điền. Bảng thống kê những đồn điền được cấp nhượng vĩnh viễn ở khu vực đồng bằng Bắc Kì (1883 - 1918) Tỉnh và vùng Từ 0 đến 50 ha Trên 50 ha Tổng cộng SL DT (ha) SL DT (ha) SL DT (ha) Hải Phòng Hưng Yên Hà Nội Nam Định Hải Dương Bắc Ninh Hà Đông Vĩnh Yên Phúc Yên 2 0 2 4 2 2 0 1 0 32,2000 0 1,8500 41,0168 61,1800 66,9200 0 6,0000 0 3 0 1 2 4 3 1 1 0 176,2860 0 320,0000 2.607,9300 3.741,2000 432,9499 85,0000 6.017,3600 0 5 0 3 6 6 5 1 2 0 208,4860 0 321,8500 2.648,9486 3.802,3800 490,8699 85,0000 6.023,3600 0 Đồng bằng 13 209,1686 15 13.371,7250 28 13.580,8930 [2, tr.276]. Như vậy, Hải Dương và Nam Định là tỉnh có số lượng đồn điền được cấp nhượng vĩnh viễn lớn nhất ở vùng đồng bằng Bắc Kì. Tuy nhiên, diện tích đồn điền được cấp nhượng vĩnh viễn của Hải Dương là 3.802,3800 ha, cao hơn của Nam Định 2.648,9486 ha. Sở dĩ có sự mất cân đối giữa diện tích được cấp nhượng và diện tích được khai thác có thể được giải thích bằng chính ngay chính sách nhượng đất và thực tế của việc nhượng đất. Nhiều ruộng đất bị chiếm làm đồn điền, nhưng bị bỏ hoang do sự sao nhãng của những điền chủ chỉ coi việc khai thác nông nghiệp là hoạt động phụ. Không ít điền chủ không có đủ vốn để tiến hành công việc này. Số khác coi đầu cơ đất như một áp - phe có lợi. Một số khác xin mua rồi bán lại ngay, vì thế một số đồn điền có thể chuyển qua tay nhiều điền chủ. Ví dụ như: - Với hợp đồng ngày 28/2/1889, ông Tuers de Cogolin, Tổng biên tập báo “Courrier de Haiphong” đã mua khu đất với diện tích là 855 ha. Sau đó, tháng 12/1898, khu đất này đã được nhượng cho M. Monne. Lúc này diện tích đồn điền đã tăng lên đến 1.809 ha. Đến tháng 1/1905, đồn điền này được nhượng tạm thời cho anh em nhà Richl [5, tr.53, 62]. - Đồn điền Grandmange: lúc đầu do M. Testard và Grandmange mua vào năm 1900. Đến tháng 10/1901, đồn điền này được nhượng cho Grandmange. Sự vội vàng trong việc nhượng đất không đi kèm với một chính sách đầu tư thích đáng vào nông nghiệp và một chính sách chung về khai thác thuộc địa là một trong những nguyên nhân của tình trạng diện tích được cấp nhượng nhiều, nhưng diện tích được đưa vào khai thác chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Điều này có lẽ cũng ảnh hưởng đến tình trạng thiếu phương hướng trong việc sử dụng đất trên phần lớn các đồn điền. Thêm vào lí do trên, nhân công cũng là một vấn đề được đặt ra trong việc khai thác như đã trình bày. Đặc điểm về phân bố dân cư và tâm lí của người Bắc Kì tạo ra những khó khăn lớn cho việc tuyển mộ. Sự phi lí của bản thân việc chiếm đất lập đồn điền làm cho những khó khăn đó càng lớn hơn. Hơn nữa, những người nông dân Bắc Kì chưa có thói quen làm việc tập trung trên những đồn điền trồng cây công nghiệp theo kĩ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Điều này đòi hỏi một quá trình đào tạo tốn kém và lâu dài. Việc đất nhượng làm đồn điền nhưng không được đưa vào khai thác là một trong những biểu hiện của sự yếu kém của công cuộc khai thác thuộc địa về nông nghiệp của người Âu cũng là biểu hiện của sự thất bại hay gần như vậy của công cuộc khai thác thuộc địa nói chung trong giai đoạn này. Hàng ngàn ha bị bỏ hoang nằm trong tay các điền chủ đã ngăn trở người bản xứ đang thiếu đất khai phá và canh tác. Như vậy, một trong những mục tiêu của chính sách nhượng đất lập đồn điền là khai thác đất hoang, mở rộng diện tích canh tác. Nhưng thực tế trên đã cho thấy công cuộc này của người Pháp đã thất bại, ít nhất là một phần. Đất nhượng cho các điền chủ người Pháp được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động chính là trồng trọt và chăn nuôi. 2.2. Trồng trọt - Đặc điểm chung của việc trồng trọt Theo nhà nghiên cứu Tạ Thị Thúy: “Sang những năm 1890, trồng trọt bắt đầu phát đạt với sự xuất hiện của những đồn điền trồng cà phê, chè ở các tỉnh phía Tây Bắc Kì (Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ) và những đồn điền trồng lúa ở các tỉnh phía Đông (Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Yên) [2, tr.281]. Thời kì 1883 - 1918, ở Hải Dương có 8 đồn điền của người Pháp dành riêng cho trồng trọt với diện tích là 1.250,3183 ha. Trong đó, có 4 đồn điền từ 0 đến 50 ha, diện tích là 46,3183 ha và 4 đồn điền trên 50 ha, diện tích là 1.199,0000 ha. Các cây trồng chính ở các đồn điền này là lúa, cà phê, thầu dầu Trên các đồn điền kết hợp với chăn nuôi, một phần diện tích được dùng làm đồng cỏ.Song hoạt động trồng trọt luôn luôn là hoạt động chính. Trên các đồn điền không phối hợp với chăn nuôi hay phối hợp ở mức độ nhất định, tất cả hay gần như tất cả diện tích đồn điền được dành cho trồng trọt. Ở đây, sức kéo và phân bón chủ yếu là do những người làm việc trên đồn điền đảm bảo, vì rằng các đồn điền đó được khai thác phần lớn bằng việc trồng lúa, chuyên canh hay kết hợp với các loại cây trồng khác và bằng chế độ tá điền. Tá điền chịu trách nhiệm nuôi gia súc mà trâu là vật nuôi chính. Kiểu chăn nuôi của họ không đòi hỏi nhiều đồng cỏ, bãi chăn thả lắm. Trâu có thể được thả trên cánh đồng sau vụ gặt. Rơm rạ có thể dùng làm thức ăn cho trâu. Do chịu tác động bởi các yếu tố đất đai, khí hậu, nhân công, mục đích và khả năng của các điền chủ trong việc xin và khai thác đất ngành trồng trọt nên các đồn điền của người Pháp phát triển theo hai hướng chính là du nhập những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, cao su, thuốc lá… và duy trì, mở rộng các loại cây trồng bản xứ như lúa, sắn, khoai, ngô… Hai hướng trồng trọt này được thực hiện trên hai dạng đồn điền: chuyên canh và đa canh. + Chuyên canh: Chuyên canh không phải là phát hiện của các điền chủ Pháp ở Bắc Kì. Độc canh lúa là phương thức trồng trọt truyền thống của người bản xứ. Trong khung cảnh của một nền kinh tế tự túc, điều đó phản ánh tính chất đơn điệu của một nền sản xuất và sự yếu kém của nó. Tiến hành khai thác đồn điền, các điền chủ đã áp dụng hình thức trồng trọt này trên một số đồn điền trồng lúa bằng tá điền và kĩ thuật truyền thống. Lối canh tác này không hơn gì lối canh tác của người bản xứ, và thực ra đây chỉ là một hình thức tập trung sản phẩm cho thương mại chứ không đóng góp gì vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng và kĩ thuật canh tác. Cái mới trong chế độ chuyên canh mà các điền chủ đưa vào khu vực đồn điền nông nghiệp là việc trồng một số cây mới, cây công nghiệp, trên một diện tích khiêm tốn, và kéo theo là một vài yếu tố mới về kĩ thuật trồng trọt và chế biến sản phẩm. Thời kì 1883 - 1918, ở Hải Dương có 5 đồn điền chuyên canh. Cụ thể là chuyên trồng trọt với diện tích là 615,0583. Tỉnh không có đồn điền nào kết hợp với chăn nuôi. Trong số 5 đồn điền chuyên canh trên, lúa là cây trồng chủ đạo. Như vậy, có thể khẳng định, trong thời gian này, lúa là cây trồng chính được trồng trên các đồn điền chuyên canh, chiếm toàn bộ số lượng đồn điền và diện tích đồn điền, thu hút sự tham gia của nhiều điền chủ. Trong số các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Kì, Hải Dương là tỉnh có nhiều đồn điền chuyên canh thứ hai (5 đồn điền) sau Bắc Ninh (7 đồn điền, diện tích là 860,8800 ha). Bảng thống kê Các đồn điền chuyên canh ở khu vực đồng bằng Bắc Kì (1883 - 1918) Tỉnh và vùng ĐĐ chuyên trồng trọt ĐĐ kết hợp với chăn nuôi Tổng cộng ĐĐ DT (ha) ĐĐ DT (ha) ĐĐ DT (ha) Hải Phòng Hà Nội Nam Định Hưng Yên Bắc Ninh Hải Dương Phúc Yên Vĩnh Yên 0 0 0 0 1 0 2 1 0 0 0 0 25,5500 0 765,9200 447,1417 2 7 3 3 8 5 3 0 281,0000 41,3700 2.541,3100 104,4600 941,8800 615,0583 379,2000 0 2 7 3 3 9 5 5 1 281,0000 41,3700 2.541,3100 104,4600 967,4300 615,0583 1.145,1200 447,1417 Đồng bằng 4 1.238,6117 31 4.902,2683 35 6.142,8800 [2, tr.284] + Đa canh Thời kì 1883 - 1918, ở Hải Dương có 9 đồn điền đa canh với diện tích 5.897,4600 ha. Trong đó có 3 đồn điền chuyên trồng trọt với diện tích là 630,2600 ha và 6 đồn điền kết hợp với chăn nuôi có diện tích là 5.267,2000 ha [2, tr.290]. Bảng thống kê Các đồn điền đa canh ở khu vực đồng bằng Bắc Kì (1883 - 1918) Tỉnh và vùng ĐĐ chuyên trồng trọt ĐĐ kết hợp với chăn nuôi Tổng cộng ĐĐ DT (ha) ĐĐ DT (ha) ĐĐ DT (ha) Hải Phòng Hưng Yên Hải Dương Hà Nội Nam Định Bắc Ninh Phúc Yên Vĩnh Yên Hà Đông 6 1 3 2 3 5 2 1 1 84,4300 139,0900 630,2600 111,2766 107,6322 497,0320 6.278,3600 4.193,2570 85,0000 5 0 6 0 0 1 3 3 1 302,1400 0 5.267,2000 0 0 16,0000 3.430,7425 1.464,8270 100,0000 11 1 9 2 3 6 5 4 2 386,5700 139,0900 5.897,4600 111,2766 107,6322 513,0320 9.709,1025 5.658,0770 185,0000 Đồng bằng 24 12.126,3300 19 10.580,9090 43 22.707,2400 [2, tr.290] Tỉnh Hải Dương có các đồn điền đa canh lúa và cà phê sau: đồn điền của Liên danh Levaché, Trelluyer, Fournier, của Lamotte và Riel [2, tr.291]. Tuy nhiên, giữa lúa và cà phê trên các đồn điền đa canh, lúa vẫn chiếm ưu thế. - Những cây trồng mới + Cà phê Cà phê là loại cây đầu tiên được người Pháp trồng ở Bắc Kì. Nó được các cha cố đưa vào đây ngay cả trước khi người Pháp xâm lược. Khi đã áp đặt được ách thống trị lên nước ta, chính quyền thực dân Pháp đã khuyến khích việc trồng cà phê ở Bắc Kì với nhiều chính sách ưu đãi như đất trồng cà phê được miễn thuế trong 6 năm đầu và với sự vận động của Phòng Canh nông Bắc Kì, cà phê Đông Dương xuất sang Pháp được hưởng mức thuế tương đương với biểu giá của cà phê nước ngoài nhập vào Đông Dương (136 Francs 1 tạ). Sau đó, luật thuế quan 5/8/1913 qui định về việc nhập miễn thuế vào Pháp đối với một số sản phẩm thuộc địa, trong đó có cà phê kể từ năm 1914 được thông qua. Văn bản này được công bố trên “Công báo xứ Đông Dương thuộc Pháp” ngày 25/9/1913. Do đó, việc trồng cà phê đã thu hút được sự tham gia của nhiều điền chủ. Một số điền chủ muốn lợi dụng những ưu đãi của chính quyền, trồng trên đồn điền của mình vài chục, vài trăm cây cà phê để được lĩnh thưởng, được miễn thuế đất. Chỉ một ít cây cà phê trồng xuống là đủ để cả một đồn điền có thể được công nhận đã được khai thác và phần đất chưa được khai thác không bị thu hồi với cớ là cần được dùng làm đồng cỏ cho đàn gia súc phải nuôi để lấy phân bón cho cà phê. Tuy nhiên cũng có những điền chủ lập ra những đồn điền lớn và tiến hành việc trồng trọt một cách nghiêm túc. Năm 1914, Henri Brenier công bố con số 1.270.000 gốc cà phê ở Bắc Kì, trong đó, Hải Dương chiếm 75.000 gốc, chiếm 5,5% [2, tr.296]. Cà phê ở Hải Dương được trồng thử trên các đồn điền nằm ở chân những ngọn núi vùng Đông Triều trong thung lũng Thông. Tại đây, cà phê được trồng xen với những cây trồng khác nên chỉ vài hecta mỗi đồn điền. Tuy nhiên, từ việc trồng cà phê cho đến việc chế biến sản phẩm kĩ thuật vẫn còn ở trình độ thủ công. Công việc được tiến hành chủ yếu bằng sức người. Các điền chủ lợi dụng nhân công rẻ và sẵn có ở đây để trồng cà phê. Việc phá hoang, đào hố, trồng cây, xới đất… được thực hiện chủ yếu bằng tay với những công cụ thô sơ của nông dân bản xứ. Trong khi đó, phân hóa học lại chưa được sử dụng với số lượng lớn mà chủ yếu dựa vào phân chuồng nên năng suất cà phê không cao. Việc thu hoạch (hái, chọn, phơi) cà phê do đàn bà đảm nhiệm. Cà phê tiêu thụ tại chỗ thì được chế biến gần như toàn bộ bằng tay. Còn cà phê đem đi xuất khẩu thì còn ở dạng sơ chế. Do việc trồng cà phê ở Bắc Kì nói chung và Hải Dương nói riêng trong giai đoạn này vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm. Do kinh nghiệm và những hiểu biết của các điền chủ về việc trồng cà phê ở một xứ nhiệt đới rất hạn chế. Hơn nữa, việc trồng cà phê lại phụ thuộc quá nhiều vào chăn nuôi. Phần lớn diện tích trồng cà phê phải dành làm đồng cỏ. Năng suất cà phê bị quyết định bởi số lượng phân bón, nghĩa là quy mô đàn gia súc, trong khi chính chăn nuôi cũng là ngành rất bấp bênh. Việc sản xuất cà phê lại rất tốn kém, đòi hỏi đầu tư vốn lớn, sự chăm sóc kĩ càng mà thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận lại lâu. Do đó, việc trồng cà phê ở Hải Dương chưa thực sự nhiều và đạt hiệu quả cao. + Thuốc lá: Trong giai đoạn này, việc trồng thuốc lá ở Bắc Kì vẫn chỉ là thăm dò, thử nghiệm. Bởi đây là loại cây trồng đòi hỏi số vốn lớn cho việc thí nghiệm, trồng, chăm bón và chế biến. Tuy nhiên, ở tỉnh Hải Dương cũng có những đồn điền trồng thử nghiệm thuốc lá như đồn điền Lamothe. Vùng trồng nhiều thuốc lá là huyện Vĩnh Bảo. Theo báo cáo tháng 2/1908, diện tích trồng thuốc lá nơi đây tăng 100 mẫu so với năm 1907. Ngoài Vĩnh Bảo là nơi trồng thuốc lá với diện tích lớn thì loại cây này còn được trồng ở Vĩnh Lại, Thanh Miện, Hiệp Sơn, Ninh Giang song chủ yếu chỉ để đáp ứng cho nhu cầu địa phương [4, tr.94]. + Chè Chè không phải là phát hiện của các điền chủ người Pháp ở Đông Dương. Nó đã được thuần hóa từ xa xưa và được sử dụng phổ biến trong dân gian. Ở Hải Dương, trên các đồi thấp vùng Đông Triều, chè được trồng tại các đồn điền của Marty, Lamotte, với chỉ vài hecta mỗi đồn điền. + Cao su Cao su là thứ cây lần đầu tiên được các điền chủ đưa vào trồng thử ở Bắc Kì. Theo báo cáo tháng 2/1908 của Công sứ tỉnh Hải Dương về tình hình hoạt động của các đồn điền người Âu ở tỉnh Hải Dương năm 1907 thì đồn điền Pivot nằm ở Đông Triều với diện tích 1.451,35 ha đã trồng cao su, bên cạnh lúa, cà phê… [5, tr.53, 62]. - Những cây trồng bản địa + Lúa Trồng lúa không phải là mục đích ban đầu của việc khai thác thuộc địa về nông nghiệp của người Pháp ở Bắc Kì. Tuy nhiên, ngành trồng trọt này đã sớm ra đời và nhanh chóng phát triển ngay từ cuối thế kỉ XIX. Lúa luôn luôn là cây trồng chiếm ưu thế trên các đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì. Những năm 1930, trong các đồn điền thuộc tỉnh Hải Dương có 1.600 ha trồng lúa [3, tr.422]. + Ngô Đây là cây trồng bản địa, được đưa vào trồng trọt từ sớm, thu lợi ngay mà vốn đầu tư lại ít nên được các điền chủ trồng nhiều. Theo báo cáo tháng 1/1909 của Công sứ tỉnh Hải Dương về hoạt động của các đồn điền người Âu ở tỉnh Hải Dương thì đồn điền Grandmange diện tích trồng lúa không nhiều mà chủ yếu trồng ngô và cà phê [4, tr.137]. Như vậy, trong trồng trọt, các điền chủ Pháp đã du nhập vào khu vực đồn điền những yếu tố mới như trồng các loại cây mới, cải tiến kĩ thuật trồng trọt và chế biến một số nông phẩm. Tuy nhiên, chế độ đa canh vẫn chiếm ưu thế. Cây mới, dù giá trị kinh tế cao, chỉ chiếm một diện tích rất hạn chế và một giá trị kinh tế nhỏ bé. Cây trồng bản địa chiếm phần lớn diện tích, trong đó lúa luôn luôn là cây trồng chính. 2.3. Chăn nuôi Ở Hải Dương không có đồn điền dành riêng cho chăn nuôi. Chăn nuôi trên các đồn điền kết hợp với trồng trọt. Có 5 đồn điền trên 50 ha kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, có diện tích 5.267,2000 ha. Do các cây trồng chính ở các đồn điền này là lúa, cà phê, chè, thầu dầu nên trong chăn nuôi, gia súc (trâu, bò) là vật nuôi chính và được nuôi ở tất cả các đồn điền trên. Tỉnh có 560 trâu, bò, trong đó 200 của Roustan và 380 của Lamotte [2, tr.330]. Trong các đồn điền trồng lúa, gia súc chủ yếu là trâu. Nó không chỉ cung cấp phân bón mà còn cung cấp sức kéo. Trâu được dùng để cày bừa đất và vận chuyển sản phẩm. Nhất là trong điều kiện các điền chủ người Pháp ít sử dụng máy móc trong nông nghiệp thì sức kéo và phân bón từ trâu là một điều kiện rất quan trọng để phát triển các đồn điền trồng lúa. Còn ở các đồn điền cà phê, phân bón từ gia súc rất quan trọng trong phát triển loại cây này: “Không có phân, việc trồng cà phê ở Bắc Kì là vô ích”. “Việc trồng cà phê không thể thực hiện được nếu không có những đàn gia súc lớn, tỉ lệ với đồn điền”. Do đó, việc trồng cà phê đi đôi với chăn nuôi bò hay các gia súc khác là một công thức trồng trọt và một cơ cấu canh nông phổ biến trên các đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì nói chung và Hải Dương nói riêng. Chăn nuôi đảm bảo sự thành công và sự tồn tại của đồn điền. Như vậy, với việc lập các đồn điền và sự xuất hiện của ngành trồng trọt trên các đồn điền đó, chăn nuôi đã ra đời và phát triển. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn chỉ là một ngành phụ, phụ thuộc vào trồng trọt, dù nó rất quan trọng và cần thiết. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, trong khu vực kinh tế đồn điền ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918, chúng ta có thể thừa nhận những khía cạnh kinh tế mới mà các điền chủ đã đưa vào thuộc địa. Đó là một ngành nông nghiệp mà sản phẩm không dành cho việc tự tiêu thụ mà dành cho thương mại. Các điền chủ cũng tạo ra một ngành chăn nuôi có quy mô lớn và nhập các loại cây mới, có năng suất cao vào trồng trên diện rộng, cũng như một vài cải tiến trong kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm đồn điền. Tuy nhiên, kết quả thu được rất hạn chế: diện tích được khai thác, canh tác rất nhỏ so với diện tích được nhượng. Chăn nuôi vẫn là một ngành phụ của trồng trọt. Kĩ thuật nông nghiệp của người bản xứ là kĩ thuật chính được vận dụng vào sản xuất trong đồn điền. Năng suất cây trồng vì thế còn rất thấp. Trong nền kinh tế thuộc địa nói chung đồn điền đóng vai trò rất quan trọng, nhưng giá trị kinh tế của khu vực này rất nhỏ bé. Nền kinh tế truyền thống bản xứ có bị tác động ít nhiều do sự tác động của các đồn điền, nhưng kết cấu của nền sản xuất và kinh tế nông nghiệp chưa có thay đổi gì đáng kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dillemann, Tình hình các huyện tỉnh Hải Dương năm 1900, Thư viện tỉnh Hải Dương, 1932. 2. Tạ Thị Thúy, Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì 1884 - 1918, Nxb Thế giới, H., 1996. 3. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, Địa chí Hải Dương, Tập I, Nxb Chính trị Quốc Gia, H., 2008. 4. Hồ sơ 58-01: Rapports économiques de la province de Hai Duong des mois de Janvier 1906 à Juin 1909. 5. Hồ sơ 154-02: Renseignement statisques sur les cultures et la colonisation agricole des provinces du Tonkin 1907. 6. Hồ sơ 154: Renseignement statisques sur les cultures et la colonisation agricole des provinces au Tonkin 1906. 7. Hồ sơ 555: Autorisation d’occupation des consessions agricoles dans les huyen de Chi Linh et Dong Trieu (province de Hai Duong) accordée aux européens, demeurant aux provinces du Tonkin 1900-1909. THE PLANTATION ECONOMY IN HAI DUONG PROVINCE DURING THE PERIOD 1883 - 1918 Chu Thi Thu Thuy Abstract The plantation economy is a part of the agricultural economy. Therefore, conducting research on the plantation economy will help have a clear understanding about the agricultural economy in general. However, the plantation economy in the colonial period, especially, that in Hai Duong province during the period 1883 - 1918 has not been researched deeply and thoroughly. So, during the period 1883 - 1918 how did the plantation economy in Hai Duong province develop? How many plantations were cultivated and what is the area of plantation which was cultivated? How was the fact of cultivating and breeding in those plantations? How did the plantation economy have negative and positive effects on the agricultural economy and rural society in Hai Duong province during the period 1883 - 1918? The above mentioned questions will be given clear answers in the writing. . KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1883 - 1918 Chu Thị Thu Thủy 1 Tóm tắt: Kinh tế đồn điền là một bộ phận thuộc kinh tế nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu về kinh tế đồn điền sẽ. kinh tế nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, kinh tế đồn điền thời kì thuộc địa, đặc biệt là kinh tế đồn điền tỉnh Hải Dương giai đoạn 1883 - 1918 vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu. Giai đoạn 1883. sự ra đời của các đồn điền. Thời kì 1883 - 1918, tỉnh Hải Dương có 24 đồn điền. Trong đó, có 8 đồn điền từ 0 đến 50 ha và 16 đồn điền trên 50 ha. Tuy nhiên, trong số 8 đồn điền từ 0 đến 50 ha

Ngày đăng: 03/09/2015, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w