Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

66 438 0
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận

LỜI NÓI ĐẦU Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận.Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vấn đề nổi bật trong hoạt động Ngân hàng là công tác huy động vốnsử dụng vốn. Mục tiêu đặt ra là làm sao cho công tác sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Và trong bài viết này, em sẽ đề cập đến vấn đề huy động vốnsử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. Với mục tiêu đặt ra là gắn liền lý luận khoa học với hoạt động thực tiễn, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng vốn đối với sự tồn tại của Ngân hàng. Di đó em đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam – Chi nhánh Láng Hạ” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương : CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH LÁNG HẠ. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM(EXIMBANK) – LÁNG HẠ. Do thời gian tìm hiểu và khả năng còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện. SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 1 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM. I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM. 1. Khái niệm chung về Ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lương các Ngân hàng. Bản chất của Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, là một cơ quan nhận một bộ phận tiền nhàn rỗi trong xã hội đến tay những người có nhu cầu chi tiêu cho đầu tư phát triển. Trong quá trình đó, Ngân hàng thương mại tạo ra cho mình những công cụ tài chính thay thế tiền làm phương tiện thanh toán trong đó công cụ quan trọng nhất là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thể phát séc. Nhờ các công cụ này mà đại bộ phận tiền giao dịch trong nền kinh tế chu chuyển thông qua Ngân hàng, gắn các nhu cầu về lưu thông tiền tệ, thanh toán trong nước và quốc tế lại với nhau. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, là doanh nghiệp thường xuyên tiến hành các nghiệp vụ huy động vốn và làm công tác tín dụng , cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và các nghiệp vụ tài chính khác. Bên cạnh các Ngân hàng thương mại, trong nền kinh tế cũng còn tồn tại các trung gian tài chính khác, đó là các tổ chức phi Ngân hàngl như công ty Bảo Hiểm… làm nhiệm vụ nhận tiền gửi của khách hang. Nhưng SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 2 điểm khác biệt của Ngân hàngl thương mại và các trung gian tài chính là sự chuyên môn hoá của các tổ chức tài chính. Nó chỉ thực hiện một trong hai vai trò là nhận tiền gửi không cho vay hoặc là chuyên cấp phát. Tóm lại, Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hang với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu làm phương tiện thanh toán. 2. Chức năng của Ngân hàng thương mại. 2.1. Trung gian tài chính. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu , tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ xung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Lấy quan hệ tín dụng làm ví dụ. Người có tiền tiết kiệm đòi 1% chi phí giao dịch, 2% phòng rủi ro và 3% là thu nhập ròng từ số tiền tiết kiệm mà anh ta đang phải tạm thời từ bỏ quyền sử dụng. Tổng cộng anh ta đòi 6% trên số tiền cho vay. Người vay phải chi 1% chi phí giao dịch, 6% SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 3 trả cho người có tiền, tổng cộng phí tổn tín dụng là 7%. Nếu sử dụng tiền vay có thể tạo ra cho anh ta một tỷ suất thu nhập lớn hơn 7% ( giả sử 10%) thì quan hệ tín dụng sẽ được thiết lập. Quan hệ tín dụng trực tiếp (quan hệ tài chính trực tiếp) đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch. Ví dụ, từ 2% xuống còn 1% ở ví dụ trên, chi phí rủi ro từ 2% xuống 1%. Trung gian có thể trả cho người tiết kiệm 3,5% với cam kết không có rủi ro lớn (lớn hơn 3% thu nhập trước đó), và đòi hỏi người sử dụng 6,5% ( nhỏ hơn 7% trước đó). Chênh lệch 6,5% - 3,5% =3% chính là thu nhập của trung gian. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phỉ tổn tín dụng cho người đầu tư ( tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giả quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của Ngân hàng bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính. Chẳng hạn, các khoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ mà mọi người đều có thể mua. Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ ( dưới dạng tiền gửi) phục vụ cho hàng triệu người. SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 4 Một đóng góp khác của Ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Thực tế các Ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng. Một lý do nữa, làm cho Ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đồng đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “ thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho Ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất. 2.2. Tạo phương tiện thanh toán. Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các Ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại.Các Ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do Ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của Ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ Tài chính hoặc là Ngân hàng Trung Ương. Từ đó chấm dứt việc các Ngân hàng Thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình. SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 5 Trong điều kiện phát triển thanh toán qua Ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại các Ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó , bằng việc cho vay các Ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán( tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống Ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ Ngân hàng này đến Ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một Ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một Ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một Ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống Ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi ( tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay ( tạo tín dụng) Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống Ngân hàng tạo ra chịu tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt bắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua Ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi thanh toán… 2.3. Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán giá SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 6 trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền gửi khi khách hàng cần. Các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua Ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua Ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các Ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các Ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 3. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại. 3.1. Mua bán ngoại tệ. Một trong những dịch vụ Ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một Ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lẫy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính hịên nay, mua bán ngoại tệ chỉ do các Ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. 3.2. Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi( thanh toán, tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 7 mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi, các Ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép Ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. 3.3. Cho vay. 3.3.1. Cho vay thương mại Ngay ở thời kỳ đầu, các Ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán ( người bán chuyển các khoản phải thu cho Ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng ( là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Cho vay tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàng không tích cực cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùngsự cạnh tranh trong cho vay buộc các Ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. 3.3.3. Tài trợ dự án. Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các Ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong nghành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn. Một số Ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất. SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 8 3.4. Bảo quản vật có giá. Các Ngân hàng thực hiện và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ hàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do Ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của Ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của Ngân hàng. Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc Ngân hàng. Ngày nay. vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản. 3.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhận thấy Ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần đến Ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách ( còn được gọi là sec), khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt ( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi Ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua Ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 9 nghiệp Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ… 3.6. Quản lý Ngân quỹ. Các Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, Ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý Ngân quỹ, trong đó Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi của một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 3.7. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng. Trong điều kiện các Ngân hàng tư nhân không muốn tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những Ngân hàng lớn. Khi Ngân hàng Trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có được các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các Ngân hàng. Các Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các Ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 10 [...]... kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước thông qua các quy định về mức vốn sở hữu, về chuyên môn của đội ngũ cán bộ, về sự cần thiết của dịch vụ ngân hàng trong vùng… II HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHTM 1 Vốn của Ngân hàng Thương mại và kết cấu 1.1 Vốn chủ sở hữu Để bắt đầu hoạt động Ngân hàng thì chủ Ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định.Đây là loại vốn Ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành... lập Ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn và ngoài tập đoàn Ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh Ngân hàng đơn nhất được hiểu là một ngân hàng không có chi nhánh, tức là các dịch vụ ngân hàng chỉ do một hội sở ngân hàng cung cấp Ngân hàng có chi nhánh thường là ngân hàngvốn tương đối lớn, cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua nhiều đơn vị ngân hàng. .. CHUNG 14 Ngân hàng đa năng: là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các Ngân hàng thương mại Ngân hàng đa năng thường là Ngân hàng lớn (hoặc sở hữu công ty) Tính đa dạng sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập và hạn chế rủi ro 4.2.2 Hoạt động bán buôn và Ngân hàng bán lẻ Hoạt động Ngân hàng bán buôn: cung cấp các dịch vụ cho các Ngân hàng, ... cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác 3 Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại 3.1 Khái niệm và vai trò của vốn trong kinh doanh Ngân hàng 3.1.1 Khái niệm về vốn Vốn của Ngân hàng Thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng Thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Vốn. .. thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn Vì vậy loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của Ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của Ngân hàng nói chung và với vốn khả dungj của ngân hàng nói riêng Với tiềm năng vốn lớn, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín, vừa nâng cao uy tín trên thương trường Vốn. .. doanh, tạo thêm vốn cho Ngân hàng, đồng thời tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thương trường SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 27 3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động 3.2.1 Sự gia tăng và tính ổn định của vốn huy động • Khối lượng và cơ cấu hiện tại: Không thể nói đến hiệu quả huy động vốn cao nếu việc huy động vốn không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kế hoạch khối lượng vốn phải đạt... không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “ khủng SVTH:PHẠM ĐÌNH CHUNG 34 hoảng ngân hàng và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối vớí ngân hàng đó CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – CHI NHÁNH LÁNG HẠ I Khái quát tình hình KT-XH Tp.Hà Nội và giới thiệu khái quát về Eximbank – Láng Hạ 1 Khái quát tình hình KT-XH của TP Hà Nội năm 2007... nguồn vốn huy động tại môt tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định 3.3.3 Dư nợ / Tổng nguồn vốn DƯ NỢ •DN/TNV = –————————— × 100% TỔNG NGUỒN VỐN Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả Ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng. .. đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại 4.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn 4.1 Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng : Khi quyết định cung cấp một khoản vay, các ngân hàng bắt buộc phải có sự thẩm định, thông qua đó, có thể đánh giá được tính hợp lý hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất... Nếu Ngân hàng có huy động được một khối lượng vốn lớn nhưng không ổn định thì thường xuyên có khả năng một dòng tiền lớn bị rút ra Ngân hàng luôn phải đối đầu với vấn đề thanh toán thì lượng vốn lớn cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ là không cao, ngược lại nếu nguồn vốn huy động ổn định Ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần số vốn đó và hoạt động kinh doanh có thu nhập cao

Ngày đăng: 16/04/2013, 18:55

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 2..

Cơ cấu nguồn vốn Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.Tình hình huy động vốn. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 3..

Tình hình huy động vốn Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 4..

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 5..

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 6. Dư nợ theo thành phần kinh tế. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 6..

Dư nợ theo thành phần kinh tế Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng7. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 7..

Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 8. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu VIệt Nam

Bảng 8..

Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan