1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo án sử 9 cả năm chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng 2015

142 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Về kiến thức: - Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vếtthương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vậtchất, kĩ thuật c

Trang 1

nnnnnPhần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Chương I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ HAI Tuần 1/Tiết 1 Ngày soạn: 26/8/2015

Ngày dạy : 28,29/8/2015

BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945

ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

1 Về kiến thức:

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vếtthương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vậtchất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm1945: giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độdân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giànhnhững thành tựu to lớn

2 Về tư tưởng:

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu Ở các nước này đã có nhữngthay đổi căn bản và sâu sắc Đó là những sự thật lịch sử

- Mặc dù ngày nay tình hình đã có những thay đổi và không trành khỏi có lúc bịgián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liênbang Nga, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, cũng như với các nướcĐông Âu vần được duy trì và gần đây đã có những bước phát triển mới Cần trântrọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết hữunghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích và đánh giá, nhận định các sự kiện, các vấn

đề lịch sử

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu

- Một số tranh ảnh tiêu biểu về những thành tựu của Liên Xô, các nướcĐông Âu trong giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 70

III Tiến trình thực hiện bài học: (Tiết 1)

1 Ổn định tổ chức:

2 Giới thiệu: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hại nặng nề, để

khắc phục LX tiến hành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh tiếptục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH -> BH

3 Các hoạt động dạy và học:

Trang 2

H: Trình bày những tổn thất của Liên Xô

trong chiến tranh thế giới thứ hai ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

Cho HS liên hệ kiến thức lớp 8 để so sánh

tổn thất của Liên Xô với các nước Đồng

minh khác để thấy sự thiệt hại của Liên Xô

Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu

hỏi “Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn

gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã

diễn ra và đạt được kết quả như thế nào ?”

HS làm việc GV quan sát và hướng dẫn

Cho HS trình bày, nhận xét, bổ xung GV

tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác

kiến thức

H : Việc chế tạo thành công bom nguyên tử

có ý nghĩa ntn ?

GV giảng để có được thành tựu trên là nhờ

sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã

hội Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường, chịu

đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình

của nhân dân Liên Xô…

Hoạt động 2:

Cho HS đọc mục 2 phần I SGK

GV giới thiệu khái niệm “xây dựng cơ cở

vật chất – kĩ thuật của CNXH”: đó là nền

sản xuất hiện đại cơ khí với công nghiệp

hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học-kĩ

thuật tiên tiến…

GV giới thiệu về âm mưu của các thế lực

thù địch và các kế hoạch dài hạn của Liên

H: Nêu phương hướng chính của các kế

hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật

chất – kĩ thuật của CNXH ?

HS trả lời, bổ xung GV giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức: - Liên Xô tiếp tục thực

hiện các kế hoạch dài hạn với phương

20

- Tình hình : đất nước bị tàn phá nặng

nề : hơn 27 triệu người chết, 1 710thành phố, 70 000 làng mạc bị pháhuỷ

- Nhân dân LX thực hiện và hoàn thành

kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 –1950) trước thời hạn

- Kết quả:

+ Công nghiệp: tăng 73%, hơn 6000nhà máy được khôi phục và xây dựng + Nông nghiệp: một số ngành pháttriển vượt mức trước chiến tranh

+ KH – KT : chế tạo thành công bomnguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyềncủa Mĩ

2 Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX).

Trang 3

hướng chính là : ưu tiên phát triển công

nghiệp nặng, thâm canh trong nông nghiệp,

đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng

cường sức mạnh quốc phòng

Tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu:

“Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô

trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm

1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ

XX ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức cơ bản

Cho HS quan sát hình 1 SGK

H : Việc Liên Xô là nước đầu tiên phóng

thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ cho

chúng ta biết điều gì ?

H: Kể một số chuyến bay của các nhà du

hành vũ trụ Liên Xô trong những năm 60

H : Tại sao nói Liên Xô là chỗ dựa vững

chắc của PTCM và hòa bình thế giới ?

GV liên hệ đến việc Liên Xô ủng hộ phong

trào cách mạng của Việt Nam để giáo dục

cho HS lòng biết ơn, tinh thần tương trợ,

giúp đỡ bạn bè…và sơ kết bài học

- Thành tựu:

+ Về kinh tế : sản xuất công nghiệpbình quân hằng năm tăng 9,6%, làcường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thếgiới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sảnlượng công nghiệp toàn thế giới

+ Về KH – KT : là nước mở đầu kỉnguyên chinh phục vũ trụ của conngười

- 1957 : phóng thành công vệtinh nhân tạo

- 1961 : đưa con người bayvòng quanh Trái Đất

+ Về đối ngoại, thực hiện chính sáchđối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộphong trào cách mạng thế giới

4 Củng cố:(4 / ) Cho HS nêu công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và

tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH ở Liên

Xô từ 1945 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Gọi HS làm bài tập 1, 2, 3 trong sách bài tập

5 Dặn dò:(1 / ) Học bài, chuẩn bị trước phần II, III bài 1.

Trang 4

Tuần 2/Tiết 2 Ngày soạn: 2/9/2015

Ngày dạy : 4,5/9/2015

BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945

ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX (tiếp theo)

I Mục tiêu: ( Xem tiết 1 )

II Thiết bị dạy học: ( Xem tiết 1 )

III Tiến trình thực hiện bài học: (Tiết 2)

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ 5’:

- Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ

1950 -> những năm 70 của thế kỉ XX ?

+ Về kinh tế : sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốccông nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệptoàn thế giới

+ Về KH – KT : là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người

- 1957 : phóng thành công vệ tinh nhân tạo

- 1961 : đưa con người bay vòng quanh Trái Đất

- Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của PTCM và hòa bình thế giới ?

-> Vì LX là một cường quốc về kinh tế và quân sự nhưng luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

3 Bài mới :

3.1 Giới thiệu: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh

nào? Đạt được những thành tựu ntn trong công cuộc xây dựng CNXH ? Hệthống XHCN trên thế giới được hình thành ntn ? -> Tìm hiểu tiếp theo bài 1

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Cho HS đọc mục 1 phần II SGK

H: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra

đời trong hoàn cảnh nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

bổ xung và chuẩn xác kiến thức

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ “Đó là các …

và Liên Xô” Quan sát H2 sgk

H: Xác định trên bản đồ thời gian thành lập

và vị trí một số nước dân chủ nhân dân ở

Cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “Để

hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân

25’

20 /

II Đông Âu.

1 Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

- Hoàn cảnh: Nhân dân các nước Đông

Âu phối hợp Hồng quân Liên Xô nổidậy giành chính quyền và thành lập cácnước dân chủ nhân dân : Ba Lan(7/1944), Rumani (8/1944), Hungari(4/1945), Tiệp Khắc (5/1945), Nam Tư(11/1945) Anbani (12/1945), CHDCĐức (10/1949)

- Từ năm 1945 đến 1949, các nướcĐông Âu đã hoàn thành thắng lợinhững nhiệm vụ của cách mạng dânchủ nhân dân:

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân

Trang 5

dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những

nhiệm vụ gì ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức

Hoạt động 2:

Gv hướng dẫn hs đọc thêm

GV giới thiệu về điều kiện của các nước

Đông Âu khi bước vào xây dựng CNXH

H: Nêu những nhiệm vụ chính của các nước

Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ

H: Nêu những thành tựu mà các nước Đông

Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

+ Anbani đã điện khí hoá cả nước

+ Bungari, sản xuất công nghiệp năm 1975

tăng 55 lần so với năm 1939

+ Tiệp Khắc là nước công nghiệp phát triển,

chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế

giới…

GV giới thiệu qua về thành tựu của Cộng

hoà dân chủ Đức theo SGK

thành trên cơ sở nào ?

HS trả lời, bổ xung GV cho HS đọc đoạn

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ

và cải thiện đời sống của nhân dân

⇒ Lịch sử các nước Đông Âu đã sangtrang mới

2 Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm

70 của thế kỉ XX).

- Thành tựu: Đến đầu những năm 70 thế

kỉ XX, các nước Đông Âu đều trở thànhnước công – nông nghiệp phát triển, bộmặt kinh tế – xã hội thay đổi căn bản vàsâu sắc

III Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Cơ sở : đều có Đảng cộng sản và côngnhân lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác –Lênin làm nền tảng, cùng có mục tiêuxây dựng CNXH, cần có sự hợp tác,giúp đỡ…

- Về kinh tế, ngày 8-1-1949, Hội đồngtương trợ kinh tế (SEV) ra đời

- Về chính trị và quân sự: tháng

Trang 6

5-bổ xung GV tổng hợp, chuẩn xác kiến thức.

GV giới thiệu thêm về sự phát triển thành

viên của SEV qua các năm

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ: “Trong thời

gian …20 tỉ rúp”

H: Nêu vai trò, mục đích của SEV, Vacxava

HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức

GV tổng kết bài học

1955, Hiệp ước Vác xa va thành lập

4 Củng cố 4’: Cho HS nêu sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân, thành

tựu trong công cuộc xây dựng XHCN ở Đông Âu và sự hìnhthành hệ thống XHCN

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò 1’: Học bài, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập Chuẩn bị trước bài 2

Tuần 3/Tiết 3 Ngày soạn: 9/9/2015 Ngày dạy : 11,12/9/2015

BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70

ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

1 Về kiến thức:

- Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên

Xô và các nước Đông Âu

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ về Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn này

III Tiến trình thực hiện bài học:

2 KTBC:(4 / )

- Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu ntn ? Ý nghĩa ?

-> Nhân dân các nước Đông Âu phối hợp Hồng quân Liên Xô nổi dậy giành chínhquyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân : Ba Lan (7/1944), Rumani (8/1944),Hungari (4/1945), Tiệp Khắc (5/1945), Nam Tư (11/1945) Anbani (12/1945), CHDCĐức (10/1949)

-> Hình thành hệ thống các nước XHCN trên thế giới

3 Bài mới :

Trang 7

3.1 Giới thiệu:(1 / ) GV sử dụng lời tựa đầu bài.

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Cho HS đọc phần I SGK.Thảo luận nhóm :

H : Tình hình Liên Xô giữa những năm 70

đến 1985 có điểm gì nổi cộm ?

Hs trình bày – nhận xét

Gv kết luận

H : Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra

ntn ? Hãy cho biết mục đích và nội dung

của công cuộc cải tổ ?

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức cơ bản

- Nội dung:

+ Về chính trị: thiết lập chế độ tổng thống,

đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản

+ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị

trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa

H : Kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô

như thế nào ?

Cho HS quan sát hình 3 và 4 SGK

Yêu cầu HS xác định các nước thuộc SNG

H : Nhận xét tình hình Liên Xô từ giữa

những năm 70 đến đầu những năm 90 của

thế kỉ XX ?

Hs trình bày, gv chuẩn xác chuyển ý

Hoạt động 2:

Cho HS đọc phần II SGK

H : Tình hình các nước Đông Âu cuối

những năm 70 đầu những năm 80 ?

Hs trình bày – gv chuẩn xác

H: Quá trình sụp đổ của chế độ XHCN ở

các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức:

- Cuối năm 1988, khủng hoảng kinh tế,

chính trị lên tới đỉnh cao khởi đầu từ Ba Lan

sau đó lan nhanh sang các nước khác

- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các thế lực

chống chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi ở hầu

hết các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản thất

bại, không còn nắm chính quyền

+ Sản xuất công, nông nghiệp trì trệ,đời sống nhân dân khó khăn

+ Chính trị, xã hội mất ổn định…

- Công cuộc cải tổ của Goóc ba chốp(3/1985) : nhằm sửa chữa những thiếusót, sai lầm trước đây và đưa đất nước

⇒ 25/12/1991 Chế độ XHCN ở Liênbang Xô viết sụp đổ sau 74 năm tồn tại

II Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.

- Từ cuối những năm 70, các nước ĐÂlâm vào khủng hoảng mọi mặt

- Hệ quả:

+ Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo+ Các thế lực chống phá chủ nghĩa xãhội lên nắm chính quyền, tuyên bố từ

bỏ CNXH, thành lập các nước cộnghòa

Trang 8

Cho HS đọc đoạn in nhỏ: “Chính quyền

mới… nước cộng hoà”

H : Sự sụp đổ CNXH ở các nước Đông Âu,

Liên Xô đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

ntn ?

GV giới thiệu qua về chính sách của các

chính quyền mới ở Đông Âu và sự tan rã

của Hội đồng tương trợ kinh tế, Hiệp ước

Vác xa va

Thảo luận nhóm : Nguyên nhân sụp đổ

XHCN ở các nước Đông Âu, Liên Xô ?

H : Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có

phải là sự thất bại của lí tưởng XHCN hay

không ? Vì sao ?

Hs trao đổi – trình bày

Gv bổ xung, liên hệ : CNXH sụp đổ là sự

sụp đổ của mô hình không phù hợp Tuy

CNXH sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu nhưng

vẫn còn các nước kiên định lý tưởng của

CNXH tiêu biểu Việt Nam

GV tổng kết bài học

⇒ Cùng với sự sụp đổ của CNXH ởLiên Xô đã kết thúc sự tồn tại của hệthống XHCN thế giới Là tổn thất nặng

nề của phong trào cách mạng, lựclượng tiến bộ và các dân tộc yêu hoàbình, tiến bộ xã hội trên thế giới…

4 Củng cố: Cho HS nêu quá trình khủng hoảng và tan rã của chủ nghĩa

xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài

Đọc và soạn bài 3

Chương II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Tuần 4/Tiết 4 Ngày soạn: 6/9/2014

Ngày dạy : 8,12/9/2014

BÀI 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN

TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

1 Về kiến thức:

- Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thốngthuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh: những diễn biến chủ yếu, nhữngthắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở những nướcnày

2 Về tư tưởng:

- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á, Phi, MĩLa-tinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc

Trang 9

- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc Á, Phi, Mĩ La-tinh, tinh thầntương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủnghĩa đế quốc – thực dân.

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng lợi tolớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong nửa sau thế kỉ XXnhư một đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích

sự kiện; rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thếgiới

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ thế giới

- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ :

- Hãy nêu mục đích, kết quả công cuộc cải tổ ở Liên Xô?

- Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và cácnước Đông Âu ?

3 Bài mới :

3.1 Giới thiệu:(1 / ) GV sử dụng lời tựa đầu bài

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu:

“Trình bày quá trình phát triển của phong

trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ

thống thuộc địa trong giai đoạn từ 1945 đến

những năm 60 thế kỉ XX ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức

Cho HS xác định trên bản đồ thế giới vị trí

các nước giành được độc lập đã nêu trong

+ Việt Nam ngày 02-09-1945

+ Lào ngày 12-10-1945

- Phong trào lan nhanh sang các nướcNam Á và Bắc Phi, nhiều nước nổi dậygiành độc lập như: Ấn Độ (1946 –1950), Ai Cập (1952), Angiêri (1954 –1062)… Năm 1960, 17 nước ở châuPhi tuyên bố độc lập

- Ở Mĩ La-tinh: Cu ba ngày 1-1-1959

⇒ Tới giữa 1960 thế kỉ XX, hệ thốngthuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thựcdân cơ bản bị sụp đổ

II Giai đoạn từ giữa những năm 60

Trang 10

Cho HS đọc phần II SGK.

H: Phong trào đấu tranh trong giai đoạn này

diễn ra như thế nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

GV cho HS xác định vị trí của Ghi-nê

Bít-xao, Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la trên bản

đồ

Hoạt động 3:

Cho HS đọc phần III SGK

H: Phong trào đấu tranh trong giai đoạn này

diễn ra như thế nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ

bản

H : “ Apacthai” có nghĩa là gì?

-> Sự tách biệt dân tộc, là 1 chính sách phân

biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của

người da trắng ở châu phi

Cho HS xác định 3 nước Dim-ba-bu-ê,

Na-mi-bi-a và Cộng hoà Nam Phi GV xác định

lại và tổng kết bài học

H : Sau khi giành được độc lập nhiệm vụ

mới của nhân dân các nước Á , Phi, Mỹ la

tinh là gì?

->Củng cố nền độc lập dân tộc xây dựng

phát triển đất nước, nhằm thoát khỏi tình

trạng nghèo nàn lạc hậu Hiện nay đã có 1

số nước vươn lên thoát nghèo

+ Mô-dăm-bích (6-1975)+Ăng-gô-la (11-1975)

III Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan

cường, đến năm 1980 chính quyền củangười da đen được thành lập ở Rô-đê-di-a (Dim-ba-bu-ê), năm 1990 ở TâyNam Phi (Na-mi-bi-a)

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủngtộc ở Cộng hoà Nam Phi bị xoá bỏ

⇒ Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc – thực dân đã bị sụp đổ hoàn toàn

4 Củng cố: Cho HS nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải

phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một sốnước Á, Phi, Mĩ La tinh

5 Dặn dò Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Chuẩn bị trước bài 4

Tuần 5/Tiết 5 Ngày soạn: 13/9/2014

Ngày dạy : 15,19,20/9/2014

Trang 11

BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

1 Về kiến thức:

- Nắm được một cách khái quát tình hình các nước châu Á sau chiến tranh thếgiới thứ hai

- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

- Các giai đoạn phát triển của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ sau 1949đến nay

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ thế giới và Trung Quốc

III Tiến trình thực hiện bài học:

Thảo luận cặp nhóm: Nêu những nét nổi bật

của châu Á từ sau năm 1945 ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV hướng

dẫn, gợi ý những câu hỏi :

H : Phong trào đấu tranh giành ĐLDT của

các nước Châu Á sau CTTG 2 diễn ra ntn ?

- Các nước ra sức phát triển kinh tế, đạtnhiều thành tựu quan trọng : TQ, HànQuốc, Singapo, Ấn Độ

II Trung Quốc.

1 Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Trang 12

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức: Hoàn

cảnh: sau khi phát xít Nhật thất bại, từ 1946

– 1949 ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến

giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản

Trung Quốc với sự thắng lợi của Đảng

Cộng sản

Cho HS quan sát hình 5 SGK Nêu một số

nét chính về cuộc đời hoạt động của Mao

Trạch Đông

Cho HS quan sát hình 6 SGK Xác định vị

trí TQ trên lược đồ

H: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra

đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ?

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác kiến

H : TQ đề ra đường lối cải cách mở cửa từ

khi nào ? Nội dung đường lối đó là gì ?

Hs dựa sgk trả lời

GV giới thiệu về công cuộc cải cách – mở

cửa của Trung Quốc

H: Nêu những thành tựu của công cuộc cải

cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978

đến nay ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, bổ xung

và chuẩn xác kiến thức cơ bản

Cho HS quan sát hình 7, 8 SGK

H : Nhận xét về những thành tựu của TQ

trong công cuộc cải cách mở cửa ?

Hs trình bày, nhận xét, bổ xung

GV giới thiệu thêm một số thành tựu của

Trung Quốc hiện nay: công nghiệp phát

triển, khoa học – kĩ thuật có nhiều bước tiến

mới trong nghiên cứu vũ trụ, hạt nhân

GV liên hệ: Trung Quốc là nước đầu tư lớn

nhất vào Việt Nam (2004)

2 Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959).

- Thành tựu: tốc độ tăng trưởng caonhất thế giới, GDP tăng trung bìnhhàng năm 9,6%, đứng thứ 7 thế giới,tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15lần, đời sống nhân dân được nâng cao

- Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốcthu được nhiều kết quả, góp phần củng

cố địa vị đất nước trên trường quốc tế

Trang 13

Gv sơ kết bài học.

4 Củng cố: 3’ - Nêu tóm tắt các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc từ 1945

-> nay

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài Soạn bài 5

Tuần 6/Tiết 6 Ngày soạn: 20/09/2014

Ngày dạy : 22,26/09/2014

BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I Mục tiêu:

1 Về kiến thức:

- Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Sự ra đời của tổ chức ASEAN, vai trò của nó với sự phát triển của các nướctrong khu vực Đông Nam Á

2 Về tư tưởng:

- Tự hào về những thành tựu đã đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nướcĐông Nam Á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết hữu nghị và hợp tácphát triển giữa các dân tộc trong khu vực

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ thế giới, châu Á và Đông Nam Á

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ thế giới và Đông Nam Á

- Tranh ảnh về các nước Đông Nam Á

III Tiến trình thực hiện bài học:

- Nét nổi bật của Châu Á từ sau 1945 đến nay ?

- Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ

1978 -> nay

3 Bài mới :

3 1 Giới thiệu: GV sử dụng lời tựa đầu bài.

3 2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: 15 / I Tình hình Đông Nam Á trước và

Trang 14

Treo lược đồ Đông Nam Á

GV giới thiệu qua về diện tích, dân số và

các nước Đông Nam Á theo SGK

Cho HS quan sát hình 9 or lược đồ trên

bảng và xác định vị trí các nước Đông Nam

Á

Cho HS đọc phần I SGK

H: Cho biết tình hình Đông Nam Á trước và

sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

Hs chỉ trên lược đồ các nước đã giành được

độc lập

Gv liên hệ với Việt Nam

H: Từ giữa những năm 50 thế kỉ XX, các

nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá như

thế nào trong đường lối đối ngoại ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ

bản

+ Thái Lan và Philíppin tham gia vào khối

quân sự xâm lược SEATO do Mĩ, Anh,

Pháp thành lập

+ Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào và

Campuchia

+ Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính

sách hoà bình không tham gia vào các khối

quân sự xâm lược của đế quốc

H: Nêu mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của

ASEAN ? Những điều đó được thể hiện

trong những văn kiện nào ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp và chuẩn

xác kiến thức cơ bản

GV giới thiệu tiếp về quá trình phát triển

của ASEAN và tình hình của 3 nước Đông

Dương theo SGk và tổng hợp kiến thức cơ

- Đến giữa những năm 50 của thế kỉ

XX, các nước Đông Nam Á lần lượtgiành được độc lập dân tộc

- Từ những năm 50 thế kỉ XX, tìnhhình Đông Nam Á căng thẳng và có sựphân hoá trong đường lối đối ngoại

II Sự ra đời của tổ chức ASEAN.

- Hoàn cảnh: đứng trước yêu cầu pháttriển kinh tế – xã hội, các nước cần hợptác, liên minh để phát triển và hạn chếảnh hưởng của cường quốc bênngoài…

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nướcĐông Nam Á (ASEAN) được thành lậptại Băng Cốc

- Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hóathông qua những nỗ lực hợp tác chunggiữa các nước thành viên, duy trì hoàbình và ổn định khu vực

Trang 15

ASEAN kí Hiệp ước Bali, quan hệ ASEAN

và 3 nước Đông Dương được cải thiện Cuối

những năm 70 thế kỉ XX, quan hệ này trở

nên căng thẳng, đối đầu nhau Trong thời

gian này nền kinh tế nhiều nước ASEAN

phát triển cao : Xingapo, Thái Lan,

Malaixia )

Hoạt động 3:

Cho HS đọc phần III SGK

GV tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu:

“Trình bày quá trình mở rộng thành viên

của tổ chức ASEAN ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức

Cho HS quan sát hình 10, 11 SGK

GV giới thiệu thêm về việc kết nạp Đông

Ti-mo vào năm 2004

H: Tình hình và xu thế hoạt động của

ASEAN trong giai đoạn mới ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp và chuẩn

xác kiến thức cơ bản

GV giới thiệu về AFTA, ARF

H: Đánh giá ý nghĩa sự ra đời tổ chức

ASEAN ?

Hs trình bày – gv kết luận, liên hệ đến tình

hình Việt Nam, sự đóng góp của Việt Nam

vào sự phát triển chung của khu vực Đông

Nam Á và tổng kết bài học

10 / III Từ “ASEAN 6” phát triển thành

“ASEAN 10”.

- Năm 1984, Bru-nây trở thành thànhviên thứ 6 của ASEAN

- Tháng 7-1995 Việt Nam trở thànhthành viên thứ 7

- Tháng 9-1997, Lào, Mianma gia nhậpASEAN

- Tháng 4-1999, Campu chia được kếtnạp vào tổ chức này

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt độngsang hợp tác kinh tế, xây dựng khu vựchoà bình, ổn định phát triển phồn vinh

4 Củng cố: Cho HS nêu nội dung của bài

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

Yêu cầu Hs xác định trên lược đồ vị trí các nước Đông Nam

Á :

- Nước nào giành được độc lập dân tộc đầu tiên sau CTTG 2

- Nước nào là thành viên khối SEATO

- Nước nào thi hành chính sách hoà bình trung lập

- Những nước đầu tiên sáng lập ra ASEAN

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Về nhà vẽ lược đồ H9 vào vở bài tập

Chuẩn bị trước bài 6

Tuần 7/Tiết 7 Ngày soạn: 27/10/2014

Trang 16

Ngày dạy : 29/9;1&4/10/2014

BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ thế giới, châu Phi

- Khai thác tài liệu, tranh ảnh để hiểu biết thêm về châu Phi

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ thế giới và châu Phi

- Mục tiêu: phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tácchung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực (3đ)

- Sự phát triển từ Asean 6 -> Asean 10 : (3đ)

- Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN

- Tháng 7-1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7

- Tháng 9-1997, Lào, Mianma gia nhập ASEAN

- Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng khuvực hoà bình, ổn định phát triển phồn vinh

3 Bài mới :

3 1 Giới thiệu: GV sử dụng lời tựa đầu bài.

3 2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

GV giới thiệu châu Phi trên bản đồ

Cho HS đọc SGK phần I

18 / I Tình hình chung.

Trang 17

H: Nêu những nét chính cuộc đấu tranh của

nhân dân châu Phi ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

Cho HS xác định vị trí một số nước tiêu

biểu trên lược đồ

H: Sau khi giành độc lập chủ quyền, các

nước châu Phi đã tiến hành xây dựng đất

nước như thế nào ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp theo SGK

và chuẩn xác

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trang 26 SGK

để minh hoạ cho sự đói nghèo, lạc hậu ở

châu Phi

H: Hiện nay, các nước châu Phi đang gặp

những khó khăn gì trong công cuộc phát

triển kinh tế, xã hội đất nước ?

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác và nêu

sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và sự cố

gắng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội

của các nước châu Phi hiện nay

GV giới thiệu vị trí, diện tích, dân số của

Cộng hoà Nam Phi trên bản đồ và vài nét về

lịch sử của Nam Phi

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trang 28 SGK

GV cung cấp tư liệu chế độ phân biệt chủng

tộc Apacthai và giáo dục cho HS tinh thần

chống phân biệt chủng tộc

H : Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ

phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi ?

Cuộc đấu tranh đã đạt được thắng lợi nào có

Gv giới thiệu vài nét về Nen xơn Man đê la

H : Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương

- Từ cuối những năm 80 thế kỉ XX tìnhhình châu Phi ngày càng khó khăn vàkhông ổn định: xung đột nội chiến, đóinghèo, nợ nần, bệnh dịch… hoànhhành

-> Tổ chức thống nhất châu Phi -> Liên

minh Châu Phi (AU) được thành lập

II Cộng hoà Nam Phi.

- Năm 1961, Cộng hoà Nam Phi tuyên

bố độc lập

- Chính quyền thực dân da trắng thihành chính sách phân biệt chủng tộc(A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối vớingười da đen và da màu

- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộcPhi” (ANC) do Nen-xơn Man-đê-lađứng đầu, người da đen đã bền bỉ đấutranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệtchủng tộc

- Năm 1993 chế độ A-pác-thai bị xoábỏ

- Tháng 5-1994, Nen-xơn Man-đê-latrở thành tổng thống người da đen đầutiên của Nam Phi

⇒ Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá

bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại Nam Phitiến hành công cuộc xây dựng và pháttriển kinh tế, xã hội

Trang 18

GV tổng kết bài học.

4 Củng cố: Cho HS nêu tình hình chung của các nước châu Phi và cuộc

đấu tranh của nhân dân CH Nam Phi chống chế độ phân biệtchủng tộc

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Chuẩn bị trước bài 7

Tuần 8/Tiết 8 Ngày soạn: 4/10/2014 Ngày dạy : 6,8,11/10/2014

BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

- Thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba và những thành tựu

mà nhân dân Cu Ba đã đạt được về kinh tế, văn hoá, giáo dục Từ đó thêm yêumến và quý trọng nhân dân Cu Ba

- Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữanhân dân 2 nước Việt Nam và Cu Ba

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ thế giới, Mĩ La-tinh

II Thiết bị dạy học:

– Tình hình các nước Châu Phi sau CTTG II ?

- Em biết gì về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác thai ? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi đã diễn ra ntn ?

3 Bài mới :

3 1 Giới thiệu:(1 / ) GV sử dụng lời tựa đầu bài

3 2 Các hoạt động dạy và học:

Trang 19

Hoạt động 1:

Hs quan sát h14 cho biết Mĩ La tinh bao

gồm khu vực nào ? Tại sao có tên gọi như

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác kiến

thức, giải thích thuật ngữ “sân sau”

H: Trình bày những nét chính của cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ

La-tinh ?

HS trình bày, nhận xét, bổ xung GV tổng

hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến

thức

H: Nêu công cuộc xây dựng và phát triển

đất nước của các nước Mĩ La-tinh ?

HS trả lời, bổ xung GV giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ của phần I

trang 31 SGK GV giới thiệu qua về tình

H: Trình bày phong trào đấu tranh giành

chính quyền của nhân dân Cu Ba dưới sự

chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô ?

HS trình bày, nhận xét, bổ xung GV tổng

hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến

thức cơ bản

H: Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài

Môn-ca-đa đã mở ra một giai đoạn mới trong

phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

bổ xung và chuẩn xác kiến thức: “ Tuy thất

bại, nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu

tranh vũ trang trên toàn đảo với thế hệ chiến

sĩ cách mạng mới đầy nhiệt tình và kiên

La Sau CTTG II, phong trào đấu tranhbùng nổ mạnh mẽ -> lục địa bùng cháynhư ở CuBa, Bôlivia, Vênêxuêla,Côlômbia, Nicaragoa…đã lật đổ chínhquyền độc tài phản động và thiết lậpcác chính phủ dân tộc dân chủ, tiếnhành các cải cách tiến bộ

- Các nước Mĩ La-tinh tiến hành xâydựng và phát triển đất nước đã thuđược nhiều thành tựu Tuy nhiên đếnđầu những năm 90 thế kỉ XX, nhiềunước Mĩ La-tinh gặp khó khăn về kinh

tế, chính trị

II Cu Ba – hòn đảo anh hùng.

a Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tàiquân sự của nhân dân Cu Ba

- Tháng 3-1952, Ba-ti-xta thiết lập chế

độ độc tài quân sự ở Cu Ba

- Ngày 26-7-1953, tấn công pháo đàiMôn-ca-đa do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnhđạo

- Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài xta bị lật đổ, cuộc cách mạng nhân dân

Ba-ti-ở Cu Ba giành được thắng lợi

Trang 20

Hs quan sát H15 : gv giới thiệu vài nét về

Phi đen Caxtoro

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong phần II

trang 31 SGK

H: Ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Cuba ?

Hs suy nghĩ trả lời

H: Sau khi cách mạng thắng lợi chính phủ

Cuba đã làm gì để thiết lập chế độ mới ?

H: Nhân dân Cu Ba đã đạt được những

thành tựu gì trong công cuộc xây dựng và

phát triển kinh tế, xã hội ?

HS trả lời GV giảng theo SGK và chuẩn

xác kiến thức cơ bản

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trang 32 SGK

H: Qua cuộc đấu tranh kiên cường, bất

khuất cùng những thành tựu to lớn mà nhân

dân Cu Ba đạt được chúng ta có suy nghĩ

như thế nào ?

H: Hãy trình bày hiểu biết của em về mối

quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ

Phi-đen Ca-xtơ-rô, nhân dân Cu Ba với Đảng,

Chính phủ và nhân dân ta ?

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác và giáo

dục cho HS tinh thần đoàn kết, hữu nghị

giữa 2 nước Việt Nam và Cu Ba

b Công cuộc xây dựng đất nước:

- Thực hiện nhiều cải cách dân chủ triệtđể

- 4/1961, tuyên bố xây dựng CNXH đạtnhiều thành tựu mặc dù gặp nhiều khókhăn do chính sách cấm vận của Mĩ

4 Củng cố: (4/) Cho HS nêu những nét nổi bật của tình hình các nước Mĩ

La-tinh từ sau năm 1945 và cuộc đấu tranh của nhân dân Cu

Ba chống chế độ độc tài và đế quốc Mĩ

5 Dặn dò: (1/) Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Ôn tập từ bài 1  bài 7 : tiết 9 kiểm tra 1 tiết

Tuần 9/Tiết 9 Ngày soạn: 11/10/2014 Ngày dạy : 13,15,18/10/2014

KIỂM TRA 45 PHÚT

A Phần chung:

I Mục tiêu kiểm tra:

- Kiểm tra kiến thức cơ bản trong chương I và chương II phần lịch sử thế giớihiện đại : Liên Xô và Đông Âu sau CTTG II ; Các nước Á , Phi , Mĩ La tinh

từ 1945 đến nay

- Rèn kỹ năng phân tích nhận định so sánh liên hệ hiểu đúng bản chất củaCNXH

- Có ý thức nghiêm túc trong ôn, kiểm tra

II Nội dung kiểm tra : Chương I, chương II

Trang 21

III Hình thức kiểm tra : tự luận

IV Ma trận của đề kiểm tra:

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp Cấp độcaoLiên Xô và

Đông Âu sau

CTTG II

Những thànhtựu chủ yếucủa Liên Xô

từ 1945 – đầunhững năm 70

Những thànhtựu đó có ýnghĩa gì đốivới Liên Xô

Số câu

Số điểm

Số câu 1/2

Số điểm 125%

Số câu 1

Số điểm 440%

Vận dụnghiểu biết, suynghĩ về chế

độ phân biệtchủng tộcApacthai

Số câu 1/2

Số điểm 233,3%

Số câu 2

Số điểm 660%

B Đề kiểm tra: Tự luận

Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX ? Nhữngthành tựu đó có ý nghĩa gì đối với Liên Xô ? 4 đ

Câu 2: Trình bày ý nghĩa sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa 2 đ

Câu 3: Em biết gì về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác thai ? Trình bày cuộcđấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi ? 4 đ

C Đáp án và biểu điểm :

Câu 1 : Thành tựu chủ yếu : 1950 – 1970:

- Kinh tế : trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, chiếm

khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (1 đ)

Trang 22

- KH-KT : khoa học vũ trụ đạt nhiều thành tựu : phóng thành công vệ tinh nhân tạovào vũ trụ (1957) (0,5 đ) ; năm 1961phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ

Ga ga rin bay vòng quanh Trái Đất (0,5 đ)

- Đối ngoại: tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới (1 đ)

- Ý nghĩa :

+ Nâng cao vị thế của LX trên trường quốc tế (0,5đ)

+ Trở thành chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và CMTG (0,5 đ)

- A pác thai có nghĩa là “sự tách biệt chủng tộc” Đây là một chính sách của người

da trắng ( số ít ) cầm quyền ở Nam Phi, đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủngtộc, đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, buộc họ phải sốngtrong những khu riêng biệt, cách li hoàn toàn với người da trắng.( 2 đ)

- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của cộng hòa Nam Phi: (2 đ)+ Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “ Đại hội dân tộc Phi”, đứng đầu là chủ tịch Nen xơnMandela , được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế …( 0,5 đ)

+ Người da đen đã bền bỉ đấu tranh chống chế độ A pác thai , phát triển thành một caotrào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị mang tính quần chúng ( 0,5 đ)

Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Tuần 10/Tiết 10 Ngày soạn: 22/10/2014 Ngày dạy : 24,25/10/2014

- Nhận thức rõ thực chất các chính sách đối nội, đối ngoại của các nhà cầm quyền

Mĩ Quan hệ ngoại giao giữa ta và Mĩ ngày càng phát triển trên nhiều mặt: mộtmặt ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mặt khác kiên quyết phản đối mọimưu đồ bá chủ của Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác

Trang 23

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ nước Mĩ

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức và KTBC: nhận xét chung bài kiểm tra 1 tiết

2 Giới thiệu: GV sử dụng lời tựa đầu bài.

3 Các hoạt động dạy và học:

H: Nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến

tranh thế giới thứ hai ?

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

- Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật

cao

- Thu được lợi nhuận lớn từ CTTG II

- Thừa hưởng và áp dụng có hiệu quả những

thành tựu của cuộc CM KHKT hiện đại

- Trình độ tập trung tư bản cao

- Sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có

hiệu quả

H: Từ những năm 70 của TK XX, tình hình

kinh tế Mĩ có gì đáng chú ý ?

Hs dựa sgk trình bày

GV giới thiệu về sự suy giảm địa vị kinh tế

của Mĩ trong những thập niên tiếp theo và

lấy dẫn chứng

H: Những nguyên nhân nào làm cho địa vị

kinh tế của Mĩ bị suy giảm ?

HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức và

hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu 4 nguyên

nhân chính làm cho kinh tế Mĩ bị suy giảm

+ Chiếm ¾ lượng vàng và là chủ nợduy nhất trên thế giới

+ Quân sự: có lực lượng mạnh nhất thếgiới tư bản và độc quyền vũ khí nguyêntử

- Từ những năm 70 Tk XX -> nay,kinh tế Mĩ suy giảm, nguyên nhân( sgk)

II Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.

Trang 24

H: Tại sao Mĩ là nước mở đầu cuộc cách

mạng KHKT lần 2 ?

-> là nước có nền kinh tế phát triển, có điều

kiện đầu tư vốn vào KHKT, có chính sách

thu hút các nhà khoa học , không bị chiến

tranh tàn phá, có diều kiện hoà bình

Cho HS quan sát hình 16 SGK

H:Nêu những thành tựu chủ yếu về khoa

học – kĩ thuật của Mĩ ?

Cho HS trình bày, nhận xét, bổ xung GV

tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác

kiến thức cơ bản (hướng dẫn Hs tìm hiểu kĩ

hơn ở bài 12)

Gv cho hs liên hệ thực tế

H : Tác dụng của những thành tựu KHKT

đối với nước Mĩ ?

⇒ Nhờ những thành tựu trên mà nền kinh tế

Mĩ không ngừng tăng trưởng và đời sống

vật chất, tinh thần người dân cũng có nhiều

trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau

chiến tranh thế giới thứ hai ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

GV giới thiệu về thực chất của các đảng

cầm quyền ở Mĩ và tổng hợp kiến thức

H: Thái độ của nhân dân Mĩ đối với chính

sách đối nội của chính phủ ntn ?

GV giới thiệu qua về các phong trào đấu

tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ

H: Mục tiêu của chiến lược toàn câu ?

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã

vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh

nhất về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và quân

12 /

- Là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoahọc – kĩ thuật lần thứ hai từ giữa nhữngnăm 40 thế kỉ XX

- Là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật

và công nghệ, thu được nhiều thành tựu

+ Xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do

Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế

Trang 25

sự trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

- Giới cầm quyền Mĩ một đường lối nhất

quán: một chính sách đối nội phản động,

đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các

tầng lớp nhân dân và một chính sách đối

ngoại bành trướng, làm bá chủ thống trị

toàn thế giới Tuy nhiên, trong hơn nửa thế

kỉ qua, Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng

nề

GV giảng về những thất bại trong chính

sách đối ngoại của Mĩ , liên hệ quan hệ Mĩ

với Việt Nam và tổng kết bài học

4 Củng cố: Cho HS nêu tình hình kinh tế nước Mĩ, sự phát triển về

KH-KT và chính sách đối nội, ngoại của Mĩ

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

2 Về tư tưởng:

- Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản;trong đó, ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật…của người Nhật làmột trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định nhất

- Từ năm 1993 đến nay, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá…giữa nước ta

và Nhật Bản ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm “Hợptác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích so sánh và liên hệ thực tế

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ Nhật Bản và tranh ảnh về Nhật Bản Bảng phụ

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày tình hình kinh tế Mĩ sau CTTG II ? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau CTTG II ?

->- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 50% toàn thế giới

Trang 26

+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bảncộng lại.

+ Chiếm ¾ lượng vàng và là chủ nợ duy nhất trên thế giới

+ Quân sự: có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khínguyên tử

-> Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao

- Thu được lợi nhuận lớn từ CTTG II

- Thừa hưởng và áp dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc CM hiệnđại

- Trình độ tập trung tư bản cao

- Sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có hiệu quả

- Nên chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ sau CTTG II ?->+ Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thống trị tg

+ Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ + Lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược…

+ Xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế

3 Bài mới :

3.1 Giới thiệu: GV sử dụng lời tựa đầu bài.

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn

xác kiến thức

Gv treo bảng phụ : nội dung cải cách :

+ Năm 1946, ban hành Hiến pháp có nhiều

nội dung tiến bộ

+ Cải cách ruộng đất (1946 – 1949)

+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị

tội phạm chiến tranh

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể

các công ti độc quyền lớn

+ Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ

quan nhà nước

8 / I Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.

*Tình hình :

- Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề,khó khăn bao trùm : thất nghiệp, thiếulương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêudùng, lạm phát …

*Thực hiện các cải cách dân chủ :( sgk )

*Ý nghĩa :

- Làm biến đổi sâu sắc chế độ chính trị– xã hội của NB

Trang 27

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ…

Hoạt động 2:

Cho HS đọc phần II SGK

H: Cho biết những thành tựu đạt được của

Nhật Bản công cuộc khôi phục và phát triển

kinh tế sau chiến tranh ? Nêu dẫn chứng ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức (+ Năm

1968 tổng sản phẩm quốc dân đạt 183 tỉ

USD, đứng thứ 2 sau Mĩ

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 23796

USD, đứng thứ 2 sau Thụy Sĩ (1990)

+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình

quân hàng năm đạt trên 13,5%

+ Nông nghiệp cung cấp hơn 80% nhu cầu

trong nước, nghề đánh cá phát triển.)

Cho HS quan sát các hình 18, 19, 20 SGK :

Nhận xét về sự phát triển khoa học – công

nghệ của Nhật Bản

Liên hệ thực tế 1 số thành tựu khác

H: Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn

đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

H: Sang thập kỉ 90 thế kỉ XX, nền kinh tế

Nhật Bản như thế nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp

và chuẩn xác kiến thức

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ của phần II

trang 39 SGK để thấy dẫn chứng về sự suy

thoái của nền kinh tế Nhật Bản Nền kinh tế

NB đòi hỏi phải có những cải cách theo

hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học

– công nghệ

Hoạt động 3:

Cho HS đọc phần III SGK

H: Trình bày những nét nổi bật trong chính

sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm

⇒ Từ những năm 70 thế kỉ XX, NhậtBản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh

tế – tài chính của thế giới

- Nguyên nhân sự phát triển : (SGK)

III Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.

Trang 28

xác kiến thức.

- Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX, Nhật Bản

nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc chính

trị

*Liên hệ mối quan hệ giữa Nhật và VN :

trên cơ sở “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy”,

4 Củng cố: Cho HS nêu nội dung bài học

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Đọc và soạn bài tiếp theo bài 10

Tuần 12/Tiết 12 Ngày soạn: 05/11/2014 Ngày dạy : 7,8/11/ 2014

BÀI 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU

- Nhận thức được mối quan hệ giữa nước ta với Liên minh châu Âu dần được thiếtlập từ sau năm 1975 và ngày càng phát triển Sự kiện mở đầu là năm 1990 haibên thiết lập quan hệ ngoại giao và tiếp đến năm 1995 hai bên đã kí kết Hiệp địnhkhung, mở ra những triển vọng hợp tác phát triển to lớn

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và tổng hợp

- Biết sử dụng bản đồ để quan sát và xác định phạm vi lãnh thổ của Liên minhchâu Âu

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ các nước châu Âu Bảng phụ

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ :

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX ?

Trang 29

- Sau CTTG II -> nay chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự thay đổi ntn ?

3 Bài mới :

3.1 Giới thiệu: Gv sử dụng lời tựa đầu bài

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Gv treo lược đồ Châu Âu : Tây Âu là khu

vực nào ở Châu Âu ?

Gv phân biệt Tây Âu và Đông Âu

Cho HS đọc toàn bộ phần I SGK Chú ý

đoạn in nhỏ trang 40

H : Tác động của chiến tranh thế giới thứ 2

đối với các nước Tây Âu ntn ?

H : Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu

đã làm gì ?

H : Các em nhận xét quan hệ giữa Tây Âu

và Mĩ ra sao ?

Cho HS trình bày, nhận xét, bổ xung GV

tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác

kiến thức cơ bản

Thảo luận cặp nhóm : Các nước Tây Âu đã

thi hành những chính sách đối nội và đối

H: Sự liên kết khu vực ở Tây Âu nói riêng

và châu Âu nói chung sau chiến tranh thế

giới thứ hai đã diễn ra như thế nào ?

HS trả lời, bổ xung GV giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức về sự liên kết khu vực

và Đông Âu, chạy đua vũ trang…

- Nước Đức : bị phân chia thành Cộnghoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liênbang Đức

-> Ngày 3-10-1990, nước Đức thốngnhất -> có tiềm lực kinh tế, quân sự lớnmạnh nhất Tây Âu

II Sự liên kết khu vực.

a Quá trình liên kết : ( SGK )

+ Tháng 4-1951 “Cộng đồng than,thép châu Âu” ra đời

+ Tháng 3-1957, “Cộng đồng nănglượng nguyên tử châu Âu” ->25/3/1957 “Cộng đồng kinh tế châu

Trang 30

kinh tế châu Âu (EEC).

H : Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm

nêu qua quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam

và EU trong thời gian qua

H : Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng

liên kết với nhau ?

Hs dựa sgk trả lời Gv ghi và treo bảng phụ

chuẩn xác

GV tổng kết bài học

Âu” ( EEC) + Tháng 7-1967, Cộng đồng châu Âu(EC)

+ Tháng 12-1991, các nước EC họpHội nghị cấp cao Ma – a – xto – rích( HL ) : Đổi tên thành Liên minh châu

Âu (EU) :_ Xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệchâu Âu

_ Xây dựng một liên minh chính trị ->một nhà nước chung châu Âu

_ Năm 2004, EU có 25 thành viên ->trở thành một trong 3 trung tâm kinh tếlớn thế giới

b Nguyên nhân liên kết :

- Các nước Tây Âu có chung nền vănminh, kinh tế không cách biệt nhaulắm, có quan hệ mật thiết

- Yêu cầu hợp tác phát triển mở rộngthị trường

- Từ 1950, kinh tế TÂ phát triển nhanhchóng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vàoMĩ

- Liên kết để cạnh tranh với các nướcngoài khu vực

4 Củng cố: Cho HS nêu tình hình Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ

hai và sự liên kết khu vực của châu Âu

Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ?

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Chuẩn bị trước bài 11

Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Tuần 13/Tiết 13 Ngày soạn: 12/11/2014

Ngày dạy : 14,15/11/ 2014 BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I Mục tiêu:

1 Về kiến thức:

- Sự hình thành “trật tự thế giới hai cực” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những

hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc, tình trạng “chiến tranhlạnh” đối đầu giữa hai phe

Trang 31

- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.

2 Về tư tưởng:

- Thấy được một cách khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX vớinhững diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu: hoà bình thếgiới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển

3 Về kĩ năng:

- Giúp HS có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phươngpháp tư duy khái quát và phân tích

II Thiết bị dạy học:

- Tư liệu, tranh ảnh liên quan

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ

- Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết ? Nêu quá trình liên kếtdiễn ra ntn ?

3 Bài mới

3.1 Giới thiệu: Gv sử dụng lời tựa đầu bài giới thiệu vào bài mới.

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Cho HS đọc phần I trong SGK

H : Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị Ianta ?

Hs quan sát H22, Gv giới thiệu về H22

H: Hội nghị Ianta đã có những quyết định

nào và hệ quả của các quyết định đó ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

( + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và

kiểm soát vùng Đông nước Đức, đông châu

Âu Mĩ và Anh kiểm soát Tây nước Đức,

Tây Âu

+ Ở châu Á: duy trì nguyên trạng Mông Cổ,

trả lại đảo Xakhalin cho Liên Xô, trao trả

cho Trung Quốc những vùng đất bị Nhật

chiếm đóng, thành lập Chính phủ liên hiệp

dân tộc

+ Công nhận độc lập của Triều Tiên, nhưng

tạm thời quân đội của Mĩ và Liên Xô chia

nhau kiểm soát, đóng quân ở Bắc và Nam vĩ

tuyến 38

+Các vùng còn lại ở châu Á vẫn thuộc phạm

vi ảnh hưởng của phương Tây.)

- Nội dung : thông qua các quyết địnhquan trọng về việc phân chia khu vựcảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ

- Hệ quả : hình thành trật tự haicực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầumỗi cực

II Sự thành lập Liên Hợp Quốc.

- Hội nghị Ianta quyết định thành lậpLiên hợp quốc

Trang 32

nào ?

H: Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp

quốc ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

bổ xung và chuẩn xác kiến thức

H: Trong thời gian qua, Liên hợp quốc có

vai trò như thế nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV chuẩn xác

kiến thức và hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu

trong SGK

GV giới thiệu về Việt Nam gia nhập Liên

hợp quốc

H: Nêu lên những việc làm của Liên hợp

quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ?

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác kiến

Nhóm t4 : Hậu quả của “ chiến tranh lạnh”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức cơ bản cho HS

Hoạt động 4:

GV giới thiệu về sự kiện chấm dứt “chiến

tranh lạnh” theo SGK và tổng hợp kiến thức

cho HS

Cho HS đọc phần IV SGK

H: Cho biết các xu hướng của thế giới sau

khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

⇒ Tuy nhiên xu thế chung ngày nay là hoà

9 /

10 /

- Nhiệm vụ: duy trì hoà bình và an ninhthế giới, phát triển quan hệ hữu nghịgiữa các dân tộc, thực hiện sự hợp tácquốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội vànhân đạo

- Vai trò : (SGK)

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ20- 9-1977

III “Chiến tranh lạnh”.

- Sau CTTG II, Liên Xô và Mĩ đối đầunhau gay gắt -> “chiến tranh lạnh”

- K/n “Chiến tranh lạnh” ( sgk )

- Biểu hiện :+ chạy đua vũ trang,+ thành lập các căn cứ quân sự, khốiquân sự

+ tiến hành chiến tranh đàn áp phongtrào giải phóng dân tộc trên thế giới

+ Hàng triệu người nghèo đói, bệnhdịch, thiên tai…

IV Thế giới sau “chiến tranh lạnh”.

+ Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịutrong quan hệ quốc tế

+ Hai là, xác lập Trật tự thế giới mới

đa cực, nhiều trung tâm

+ Ba là, các nước ra sức điều chỉnh

Trang 33

bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Đây là thời cơ, thách thức của các dân tộc

khi bước vào thế kỉ XXI Việt Nam cũng

trong tình hình đó

H : Trước xu thế phát triển của thế giới,

theo em nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân

XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những

vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến

=> xu thế chung ngày nay là hoà bình

ổn định và hợp tác phát triển kinh tế

4 Củng cố: Cho biết nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc ?

“ Chiến tranh lạnh” là gì ? Hậu quả của nó ?Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau “ chiến tranhlạnh”

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài.

Đọc bài 12, trả lời các câu hỏi sgk

Chương V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945

2 Về tư tưởng:

- Nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triểnkhông có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòihỏi cao của chính con người qua các thế hệ

- Nhận thức : cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngàynay, hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhânlực có chất lượng thiết thực đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và liên hệ, so sánh

II Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh về các thành tựu khoa học – kĩ thuật như công cụ sản xuất mới, nguồnnăng lượng mới, vật liệu mới và du hành vũ trụ

Trang 34

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ

- Nêu sự hình thành “ Trật tự thế giới 2 cực Ianta” ?

- Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay ?+ Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế

+ Hai là, xác lập Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm

+ Ba là, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làtrọng điểm

+ Bốn là, từ đầu những năm 90 thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ranhững vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến

=> xu thế chung ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế

3 Bài mới

3.1 Giới thiệu: Gv sử dụng lời tựa đầu bài giới thiệu vào bài mới.

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Cho HS đọc toàn bộ phần I trong SGK

H : Nguồn gốc của cuộc CM KH – KT lần 2

?

Hs trả lời Gv hướng dẫn : do nhu cầu của

cuộc sống, của sản xuất …

Chia nhóm thảo luận : “Trình bày những

thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học

– kĩ thuật từ năm 1945 đến nay ?”

Nhóm t1 : Lĩnh vực khoa học cơ bản, năng

lượng mới

Nhóm t2 : công cụ sản xuất mới, vật liệu

mới

Nhóm t3 : cách mạng xanh, giao thông vận

tải, thông tin liên lạc

Nhóm t4 : khoa học vũ trụ

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức

Cho HS quan sát các hình 24, 25, 26 trong

SGK Đọc các đoạn in nghiêng sgk Liên hệ

nhiều thành tựu khác ngoài sgk

H : Qua những thành tựu KHKT trên, em có

nhận xét gì về trí tuệ của con người ?

H : Xác định nhiệm vụ chủ yếu của mình

và sản xuất phục vụ cho cuộc sống

2 Công cụ sản xuất mới : máy tínhđiện tử, máy tự động và hệ thống máy

6 Giao thông vận tải và thông tin liênlạc

7 Chinh phục vũ trụ : phóng thànhcông vệ tinh nhân tạo, đưa con ngườivào vũ trụ, ……

II Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

Trang 35

H: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý

nghĩa như thế nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

H: Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu

cực của CM KHKT ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

GV cho HS lấy một số ví dụ về tác động

tiêu cực đối với đời sống con người ngay ở

địa phương và hướng giải quyết như thế

nào GD ý thức bảo vệ môi trường, phòng

2.Tác động :

* Tích cực : sản xuất, năng suất laođộng, mức sống và chất lượng cuộcsống của con người nâng cao Đưa tớinhững thay đổi lớn về cơ cấu dân cưlao động…

* Tiêu cực:

- Chế tạo ra vũ khí và các phương tiệnquân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sựsống

- Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễmphóng xạ nguyên tử…

- Tai nạn lao động và tai nạn giaothông

- Dịch bệnh mới và những đe doạ vềđạo đức xã hội, an ninh đối với conngười…

4 Củng cố: Cho HS nêu những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của

cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay

Nêu những tác động tiêu cực của cách mạng KH – KT đến đờisống con người

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài

5 Dặn dò: Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài

Chuẩn bị bài tổng kết : bài 13, ôn tập các bài từ bài 1 - 12

Tuần 15/Tiết 15 Ngày soạn: 26/11/2014

Ngày dạy : 28,29/11/2014 BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

I Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

Trang 36

thành 2 phe XHCN và TBCN là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị thế giới vàquan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX.

- Thấy được những xu thế phát triển hiện nay của thế giới, khi loài người bước vàothế kỉ XXI

2 Về tư tưởng:

- Nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt với những diễn biến phức tạp giữa các lựclượng XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ và CN đế quốc cùng các thế lực phảnđộng khác

- Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới, ngày càng có quan hệ mật thiết vớikhu vực và thế giới

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy, phân tích và tổng hợp để thấy rõ:

+ Mối liên hệ giữa các chương, các bài

+ Bước đầu tập dượt phân tích các sự kiện theo quá trình lịch sử: bối cảnh xuấthiện, diễn biến, những kết quả và nguyên nhân của chúng

II Thiết bị dạy học:

- Máy chiếu

III Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: gv lồng ghép nội dung kiểm tra dưới đây trong bài học.

- Nêu những thành tựu chủ yếu của CM KHKT từ 1945 đến nay

- Ý nghĩa, tác động của CM KHKT ?

2 Giới thiệu: Gv tóm tắt các bài các vấn đề đã học dẫn dắt vào bài mới.

3 Các hoạt động dạy và học:

Chia hs làm 5 nhóm, tương ứng với 5 mục

sgk HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “Nêu

những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới

từ sau năm 1945 đến nay ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo

SGK và chuẩn xác kiến thức cơ bản Kết

hợp 1 số câu hỏi, bài tập:

H : Làm rõ quá trình phát triển, khủng

hoảng, sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông

Âu ?

Hs xem lại bài 1,2

H : Nguyên nhân khiến chế độ XHCN tan rã

ở Liên Xô và Đông Âu ?

25 / I Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.

1- Sự hình thành hệ thống XHCN trênthế giới và là lực lượng hùng mạnh, cóảnh hưởng to lớn đến tiến trình pháttriển của thế giới

2- Phong trào đấu tranh giải phóng dân

Trang 37

Hs xem lại các bài 3,4,5,6,7

H : Sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản, Tây

Đức ?

H : Sự thành lập Liên minh Châu Âu?

Hs xem lại các bài 8,9,10

H: Quan hệ quốc tế từ 1945 -> nay có

những đặc điểm gì nổi bật ?

H : Hậu quả của chiến tranh lạnh ?

H : Việc kết thúc “ Chiến tranh lạnh” đem

lại kết quả gì cho thế giới ?

H : Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch

sử của CM KHKT ? Tác động ?

Gv chiếu 1 số thành tựu tiêu biểu của cuộc

CMKHKT Liên hệ ý thức, trách nhiệm của

bản thân

Hs xem lại các bài 11,12

*Rút ra đặc điểm bao trùm cả giai đoạn lịch

GV giảng về năm 1991 – sự tan rã của trật

tự 2 cực và sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô

và Đông Âu có thể coi là mốc đánh dấu sự

phân kì của giai đoạn lịch sử từ 1945 đến

H: Cho biết xu thế phát triển của thế giới

sau năm 1991 đến nay ?

HS trả lời, bổ xung GV giảng theo SGK và

chuẩn xác kiến thức cơ bản

H : Tại sao nói “ Hòa bình ổn định hợp tác

phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức ?

Hs thảo luận – trình bày Gv chuẩn xác

H: Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta hiện

nay là gì ?

15 /

tộc ở Á , Phi , Mĩ La Tinh giành nhữngthắng lợi to lớn : làm sụp đổ hệ thốngthuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc-> hơn 100 quốc gia độc lập ra đời

3- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tếcủa các nước TBCN trên thế giới như:

Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu …và xu hướngliên kết khu vực (EU)…

4- Quan hệ quốc tế từ 1945 -> nay :

- Sự xác lập trật tự thế giới 2 cực doLiên Xô và Mĩ đứng đầu sau CTTG II

- Tình hình thế giới căng thẳng – thời

II Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

- Hình thành trật tự thế giới đa cực, vớinhiều trung tâm

- Xu thế hoà hoãn, thoả hiệp giữa cácnước lớn

- Các nước điều chỉnh chiến lược pháttriển, lấy kinh tế làm trọng điểm

- Hòa bình nhiều khu vực bị đe dọa bởixung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố…

⇒ Xu hướng chung là hoà bình, ổn

Trang 38

GV liên hệ đến Việt Nam về đường lối đổi

mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá…và

tổng kết bài học

định và hợp tác phát triển

4 Củng cố 4’: Cho HS nêu những những nội dung chính của lịch sử thế giới

từ sau năm 1945 đến nay và các xu thế phát triển của thế giớingày nay

Chuẩn bị trước bài 14

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930

Tuần 16/Tiết 16 Ngày soạn: 03/12/2014

2 Về tư tưởng:

- Giáo dục lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệtcủa thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao độngdưới chế độ thực dân phong kiến

3 Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

II Thiết bị dạy học:

- Bản đồ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

- Tranh ảnh, tài liệu về chính sách cai trị của thực dân Pháp và cuộc sống củanhân dân lao động Việt Nam trong thời kì 1919 – 1930

III Tiến trình thực hiện bài học:

Trang 39

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ 4’

H: Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ?

- Hình thành trật tự thế giới đa cực, với nhiều trung tâm

- Xu thế hoà hoãn, thoả hiệp giữa các nước lớn

- Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm

- Hòa bình nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo,khủng bố…

⇒ Xu hướng chung là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển

3 Bài mới

3.1 Giới thiệu 1’: Gv giới thiệu qua nội dung chương I _LSVN.

3.2 Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Cho HS đọc phần I và quan sát hình 27

SGK

H: Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai

thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau

chiến tranh thế giới thứ nhất ?

HS trả lời, bổ xung GV tổng hợp, giảng

theo SGK và chuẩn xác kiến thức

Tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu:

“Dựa vào hình 27 SGK, trình bày nội dung

chương trình khai thác thuộc địa ở Việt

Nam của thực dân Pháp tập trung vào những

nguồn lợi nào ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn

xác kiến thức cơ bản

Cho HS xác định trên hình 27 và bản đồ

những nơi tập trung khai mỏ, cơ sở công

nghiệp và xuất khẩu

H : Chính sách khai thác thuộc địa của thực

dân Pháp so với trước kia có gì khác biệt ?

( so với trước : tăng cường đầu tư vốn, kĩ

thuật vào mở rộng sx để kiếm lời với quy

mô rộng lớn, tốc độ nhanh gấp nhiều lần,…

tuy nhiên bản chất chính sách khai thác

không thay đổi : hạn chế công nghiệp phát

triển, tăng cường bóc lột, vơ vét của nhân

dân bằng thuế nặng, làm cho nền kinh tế

VN què quặt, lạc hậu, lệ thuộc, phục vụ cho

- Thương nghiệp: đánh thuế nặng vàohàng hoá các nước nhập vào Việt Nam

- Giao thông vận tải: được đầu tư đểphát triển thêm Đường sắt ĐôngDương được nối liền nhiều đoạn

- Tài chính: ngân hàng Đông Dươngnắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ởĐông Dương

Trang 40

Hoạt động 2:

Cho HS đọc phần II SGK

H: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực

dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ

đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung GV tổng hợp,

giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức

H: Mục đích của các thủ đoạn trên là gì ?

⇒ Mục đích là phục vụ cho công cuộc khai

Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung:

“Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân

hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra

như thế nào ? Thái độ cách mạng của các

giai cấp ra sao ?”

HS thảo luận GV quan sát và hướng dẫn

Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét,

bổ xung GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo

H: Nhận xét về bức tranh phân hoá xã hội

nước ta lúc bấy giờ ?

HS trả lời, bổ xung GV chuẩn xác và tổng

- Về văn hoá, giáo dục: thi hành chínhsách văn hoá nô dịch, khuyến khích cáchoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xãhội, hạn chế mở trường học

III Xã hội Việt Nam phân hoá.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: câu kếtchặt chẽ làm tay sai cho Pháp -> bóclột, đàn áp nhân dân Một bộ phận nhỏ

có tinh thần yêu nước

- Giai cấp tư sản : phân hoá thành 2 bộphận:

+ Tư sản mại bản : làm tay sai choPháp

+ Tư sản dân tộc : có tinh thần dân tộcdân chủ, chống đế quốc, phong kiếnnhưng không kiên định và dễ thoả hiệp

- Tiểu tư sản : gồm dân nghèo thànhthị, HS, SV…-> có tinh thần hăng háicách mạng và là một lực lượng củacách mạng

- Giai cấp nông dân : chiếm trên 90%dân số, bị thực dân, phong kiến bóc lộtnặng nề, bị bần cùng hoá… là lựclượng hăng hái và đông đảo nhất củacách mạng

- Giai cấp công nhân: phát triển nhanh

về cả số lượng và chất lượng, bị ápbức, bóc lột, có quan hệ gắn bó vớinông dân và có truyền thống yêu nước-> là lực lượng tiên phong và lãnh đạocách mạng

4 Củng cố 4’: Cho HS nêu nội dung bài học

- Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của

thực dân Pháp ? Tác động ?

Ngày đăng: 03/09/2015, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w