0
Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Kiểm toán (AASC)

Một phần của tài liệu LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.DOC (Trang 71 -94 )

tuân theo quy trình chung gồm 3 bước:

- Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm tất cả các công việc nhằm tạo ra được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.

- Thực hiện kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể.

- Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập BCKT và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập BCKT. Quy trình này được cụ thể hoá theo những đặc thù nhất định của công ty theo sơ đồ 2.4.

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Đây là bước cần thiết nhằm tạo mọi tiền đề về cơ sở pháp lý cho công tác kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được cam kết với khách hàng quy trình thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và kế toán Việt Nam.

Sơ đồ 2.4 - Tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính

Thư chào hàng

Phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này có nhu cầu kiểm toán.

Đối với khách hàng lần đầu, một cuộc khảo sát là cần thiết nhằm thu thập những thông tin giúp cho KTV tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng trên cơ sở đó xác định được giá phí kiểm toán và kế hoạch kiểm toán. Kết quả của cuộc khảo sát với các khách hàng tiềm năng là một thư chào hàng. Các hợp đồng với các khách hàng này mang tính cạnh tranh nên ngoài các thông tin của một thư chào hàng thông thường, nội dung Thư chào hàng còn chứa đựng những thông tin giới thiệu về Công ty: các khách hàng cùng lĩnh vực Công ty đã kiểm toán, danh sách và trình độ đội ngũ KTV…

Đối với các khách hàng thường xuyên, Công ty kiểm toán phải quyết định xem liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Sau đó, theo kế hoạch kiểm toán hàng năm từ Ban giám đốc, các phòng tổ chức chuẩn bị cho các cuộc

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài

kiểm toán năm hiện hành sau khi thực hiện một số công việc cần thiết để kiểm tra những thay đổi từ phía khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán năm nay. Mặc dù là khách hàng thường xuyên, việc gửi thư chào hàng tới khách hàng là cần thiết trong mọi trường hợp nhằm đạt được một sự nhất trí chung giữa Công ty và khách hàng về kế hoạch kiểm toán sơ bộ mà Công ty đã lập. Tuy nhiên, thư chào hàng chỉ cần bao gồm các nội dung:

- Mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán (dịch vụ Công ty sẽ cung cấp);

- Giá phí cuộc kiểm toán, thời gian kiểm toán (ngày bắt đầu và ngày kết thúc);

- Phương pháp kiểm toán.  Hợp đồng kiểm toán

Sau khi khách hàng chấp nhận mời Công ty làm đơn vị kiểm toán, hợp đồng kiểm toán sẽ được hai bên ký kết. Phụ lục của hợp đồng sẽ bao hàm kế hoạch tổng thể và chi tiết phí kiểm toán.

Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lý thoả thuận nội dung, yêu cầu, các điều kiện thực thi.

Thu thập thông tin cơ sở

Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán.

Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được về các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin

này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm:

- Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty;

- Các BCTC, BCKT, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước;

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; - Hợp đồng và cam kết quan trọng.

Khái quát chung về công ty X là một ví dụ về khách hàng thường

xuyên của AASC

Công ty X là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh P, được thành lập theo Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 15/10/1991 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh P.

Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 1020 ngày 15/10/1991 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15/05/2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh P cấp.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty X là:

- Hàng nông sản:

+ Chế biến các loại trái cây như nhãn, chôm chôm, thanh long,

xoài, dứa, chuối ....

+ Chuyên gia công, lau bóng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

+ Kinh doanh hàng nông sản: phân bón, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Hàng may mặc: Chuyên may áo sơ mi nam nữ - Hàng thủy hải sản: Chế biến Nghêu sơ chế

- Kinh doanh nhiên liệu: than, chất đốt, gas, xăng dầu…

Vốn điều lệ của Công ty là 8.000.211.525 VND, với 100% vốn nhà nước.

Tổng số lao động: 200 người.

Đặc điểm hệ thống kế toán:

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.

- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký - chứng từ.

- Đồng tiền hạch toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND)

- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng và từng kho.

- Phương pháp hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

- Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác.

(Phụ lục 1: BCTC của công ty X trước khi được kiểm toán)

Khái quát chung về Công ty Y là một ví dụ về khác hàng năm đầu

tiên của AASC.

Công ty Y là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh Q, được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-UB ngày 25/02/1995 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Q.

Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 3250 ngày 15/03/1995 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/05/2002, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Q cấp.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Y là :

- Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản (đông lạnh, khô, ướp đá, đóng hộp), bột cá.

- Sản xuất và cung ứng nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản.

- Sản xuất và cung ứng bao bì phục vụ công tác bảo quản trong khai thác và chế biến thủy sản.

- Nhập khẩu và cung ứng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các loại máy móc, vật tư phụ tùng, phương tiện vận chuyển, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ nghề cá.

- Nuôi trồng thủy sản các loại (Tôm sú, cá Tra, Basa, Rô Phi,...).

Vốn điều lệ: 31.756.000.000 VND, với 100% vốn Nhà nước.

Thị trường: hàng hóa của Công ty đã xuất khẩu đến 15 nước và vùng lãnh thổ khu vực Ðông Nam Á, Ðông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nga

Tổng số lao động: 3000 người.

Đặc điểm hệ thống kế toán:

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.

- Đồng tiền hạch toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng và từng kho.

- Phương pháp hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

- Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác.

(Phụ lục 2: BCTC của công ty Y trước khi được kiểm toán)

Công ty Y là khách hàng năm đầu tiên của AASC nên việc ký hợp đồng vào năm 2007 dẫn đến việc KTV và công ty kiểm toán không thực hiện được việc kiểm kê tiền và tài sản của đơn vị vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán làm phạm vi kiểm toán bị giới hạn. Vì vây, trong kết luận kiểm toán, KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoài trừ về việc bị giới hạn phạm vị kiểm toán này.

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

- Đánh giá tính trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán. Ở đây, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC.

Dựa trên ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC (do Công ty quy định), KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng

khoản mục trên BCTC. Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.

- Đánh giá rủi ro

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.

(Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức độ trọng yếu của công ty X) (Phụ lục 4: Bảng đánh giá mức độ trọng yếu của công ty Y)

Công tác chuẩn bị các điều kiện trí tuệ và vật chất sau đó được triển khai. Công tác chuẩn bị được tiến hành khá chặt chẽ và chi tiết đặc biệt đối với những khách hàng có cơ cấu tổ chức mạng lưới và phức tạp. Khi đó, thời gian và đội ngũ KTV phân bổ cho mỗi đối tượng kiểm toán phải được lên kế hoạch một cách chi tiết. Kết hợp với chương trình kiểm toán chuẩn, chương trình kiểm toán cho từng khách hàng được bổ sung nhằm xác định quy mô và phương pháp kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Trên cơ sở kế hoạch chi tiết được duyệt, từng KTV được phân công tham gia cuộc kiểm toán tìm hiểu và xác định trọng tâm công việc cần tập trung dựa trên khung chương trình kiểm toán của Công ty để hoàn thành tốt kế hoạch. KTV cần phải linh hoạt trong việc xác định các phương pháp kiểm toán vì với quỹ thời gian có hạn không thể áp dụng quá nhiều phương pháp.

2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được thiết kế, các KTV kết hợp các phương pháp và các thủ tục kiểm toán để thu thập và đánh giá các số liệu tài chính.

Trong quá trình tiến hành kiểm tra, KTV thu thập các bằng chứng có sức thuyết phục để làm cơ sở tin cậy cho những nhận xét đánh giá của mình đối với từng bộ phận của BCTC được kiểm toán. Khi cần thiết KTV có thể sử dụng các tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán, trong trường hợp này KTV phải tự khẳng định được kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm toán KTV có thể thu thập thêm bằng chứng từ bên thứ ba cung cấp, cùng với những xác nhận, giải trình của nhà quản lý. Đặc biệt nếu giải trình của nhà quản lý khác so với bằng chứng kiểm toán thì phải điều tra cụ thể, nếu cần xác minh lại các bản giải trình khác của nhà quản lý…

Trong quá trình kiểm tra, thu thập các bằng chứng kiểm toán và nhất là khi kết thúc việc kiểm tra các nghiệp vụ tài chính kế toán, KTV tiến hành việc phân tích đánh giá các thông tin tài chính đã thu nhận được, bao gồm việc so sánh thông tin tài chính với:

- Thông tin có thể so sánh được với kỳ trước;

- Những kết quả có thể biết trước, chẳng hạn như ngân sách và các dự toán;

- Thông tin trong các ngành tương tự, các doanh nghiệp có quy mô tương đương trong cùng một ngành, một địa phương;

- Những chế độ thể lệ kế toán, những chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, những văn bản pháp luật hiện hành.

Việc phân tích đánh giá một cách khoa học, toàn diện và tỉ mỉ sẽ giúp cho KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách đầy đủ, khách quan và giúp cho việc lập BCKT được xác đáng.

Mỗi cuộc kiểm toán được quản lý bởi một trưởng đoàn kiểm toán. Nếu là khách hàng có các đơn vị thành viên thì mỗi đơn vị thành viên được một trưởng nhóm kiểm toán quản lý. Mỗi KTV sẽ thực hiện một hay một số phần

hành và lập báo cáo tổng hợp phần hành báo cáo cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sau khi soát xét báo cáo tổng hợp các phần hành sẽ tổng hợp thành “Biên bản kiểm toán” cho đơn vị thành viên của khách hàng và báo cáo lên trưởng đoàn kiểm toán. Toàn bộ giấy tờ làm việc và các biên bản kiểm toán của các KTV được một KTV tổng hợp và đưa ra ý kiến kiểm toán. KTV này được phân công từ trước và chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán.

2.2.3. Kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV đưa ra một sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán đó là BCKT thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá của KTV về các BCTC được kiểm toán.

Theo kế hoạch kiểm toán, Ban giám đốc sẽ chỉ định một KTV phụ trách cuộc kiểm toán và người đưa ra ý kiến kiểm toán. Trước khi ký BCKT, đoàn kiểm toán phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của khách hàng, thu thập thư giải trình của khách hàng và thương thuyết với khách hàng về báo cáo dự định sẽ phát hành nhằm đạt được một sự nhất trí chung về nội dung của BCKT. Sau khi ký và phát hành BCKT, đoàn kiểm toán sẽ thực hiện một số công việc nhằm theo dõi khách hàng thực hiện các kiến nghị kiểm toán và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán.

Sau khi lập và ký BCKT, KTV sẽ phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán của từng khách hàng.

Mỗi khách hàng cần được lập 2 bộ hồ sơ, một bộ gửi cho khách hàng,

Một phần của tài liệu LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.DOC (Trang 71 -94 )

×