thực hiện
Thực hiện các bước sau
1. Xem xét các biện pháp của Ban giám đốc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã áp dụng nhằm bảo đảm rằng tất cả các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC đều được xác định.
2. Xem xét các biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp Bán giám đốc, các biên bản kiểm tra, tranh tra, biên bản họp hội đồng quản trị của thời kỳ sau ngày lập BCĐKT kể cả những vấn đề đã được thảo luận tại các cuộc họp đó mà chưa ghi trong các biên bản.
3. Xem xét các BCTC gần nhất của đơn vị cũng như các văn bản khác, nếu cần, như báo cáo về ngân sách và các báo cáo quản lý khác.
4. Phỏng vấn với các luật sư của đơn vị về các vụ khiếu nại, tranh chấp (nếu có)
5. Phỏng vấn Ban giám đốc đơn vị xem có bất kỳ sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC nào đã phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng đến BCTC như:
- Hiện trạng của các khoản mục đã được hạch toán trên cơ sở số liệu tạm tính, sơ bộ hay số chưa xác định; - Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới ký; - Bán hay dự kiến bán tài sản;
- Cổ phiếu hoặc trái phiếu mới ban hành; thoả thuận sáp nhập hay thanh lý đã ký hay dự kiến;
- Các tài sản bị trưng dụng hay bị phá huỷ như thiên tai, hoả hoạn, tịch thu;
- Những rủi ro hay các sự kiện có thể xảy ra;
- Những điều chỉnh kế toán bất thường đã ghi hay dự kiến;
- Có những sự kiện nào đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra có thể đảo ngược lại tính hợp lý của các chính sách kế toán đã được sử dụng trong các BCTC. Chẳng hạn trường hợp những sự kiện gây ảnh hưởng đến giả thuyết về tính liên tục của hoạt động kinh doanh;
- ……
6. Trên cơ sở các thủ tục kiểm toán đã thực hiện (từ Bước 1 - Bước 5) rút ra các sự kiện cần phải trình bày hay phải điều chỉnh trên BCTC.
7. Đối chiếu các sự kiện tại Bước 6 với BCTC của Công ty để đảm bảo các sự kiện được nêu tại Bước 6 đã được thực hiện. Với các sự kiện chưa được thực hiện (điều chỉnh hoặc trình bày trên BCTC) phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.