1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nấm gây bệnh cho cây trồng

10 610 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 494,29 KB

Nội dung

I. Đặt vấn đề: Trong các loại cây trồng nông nghiệp có tới 90% các loại cây lương thực, thực phẩm nhân giống bằng hạt và chính việc giao trồng bằng hạt này đã khiến chúng đều chịu ảnh hưởng của các bệnh lây truyền qua hạt giống. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu giống lúa Quốc tế (IRRI) có 43 loài nấm đã được xác định truyền qua hạt giống lúa. Bệnh tiêm lửa (Bipolaris Oryzae) đã gây ra nạn đói ở Bengal (Ấn Độ) làm gần 2 triệu người chết vào năm 1942 và bệnh này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho việc sản xuất giống lúa ở Brazil vào năm 1988-1989. Nấm gây bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau như thối mạ, đốm lá, thối mầm, thối rễ, biến màu hạt,… Đặc biệt những lô hạt giống bị nhiễm nặng tỷ lệ truyền bệnh cho cây mạ có thể lên tới 60%. Ở Việt Nam kết quả điều tra từ năm 1995 đến nay cho thấy tất cả các nấm gây bệnh và hầu hết các bệnh gây hại đến năng suất chất lượng lúa trên đồng ruộng đều là các bệnh có khả năng tồn tại và truyền trên hạt giống. Nấm Aspergilus niger và A.flavus gây hại phổ biến trên giống lúa ngô, đậu, đỗ, lạc,… Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Muốn có cây trồng khoẻ thì chắc chắn phải có hạt giống tốt và khoẻ mạnh. Gieo trồng hạt giống khoẻ, có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để có một vụ mùa thu hoạch cao (có thể tăng năng suất từ 5-20 %) và góp phần gia tăng chất lượng nông sản hàng hóa. Vì khâu để giống và chọn giống phải có chất lượng tốt thì cây trồng sau này sẽ được khoẻ mạnh, chịu đựng được và vượt qua được điều kiện bất lợi của môi trường. Để chọn được hạt giống khỏe cần cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. - Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phải có sức sống mạnh. - Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm. Trên các hạt giống thường có tồn tại một số bào tử của nấm bệnh đã gây hại từ vụ trước. Sau khi gieo hạt bào tử nấm bám trên hạt giống sẽ tiếp tục nẩy mầm và lây lan gây hại cho cây trồng ở các vụ tiếp theo.Điển hình: -Trên hạt lúa bị bệnh thường có sự hiện diện của các loài dịch hại như : Nấm, vi khuẩn, virus và côn trùng. Trong đó, nấm và vi khuẩn là 2 tác nhân quan trọng nhất. Những bệnh được truyền qua hạt giống như bệnh lem lép hạt, bệnh lúa von, bệnh nám bẹ, thối bẹ, bệnh cháy lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá … Trong đó, bệnh lem lép hạt là một trong những bệnh quan trọng, xuất phát từ khâu hạt giống, hiện nay bệnh gây thất thu qua việc làm giảm sản lượng lúa từ 15-20% và phẩm chất hạt giống lúa, giảm sức nảy mầm 15-60%. -Trên Ngô: -Trên Đậu tương: -Trên lac: Việc phát hiện không thể kiểm tra bằng mắt thường mà phải ngâm ủ cho hạt giống nảy mầm khi đó bảo tử nấm nảy mầm mới phát hiện được.Vì vậy chúng em tiến hành ngâm ủ một số hạt giống lúa, ngô, lạc, đậu tương bằng phương pháp giấy cuộn để xác định thành phần vi khuẩn ký sinh trên hạt giống và phương pháp cấy hạt lên môi trường thạch agar, trên giấy ẩm để theo dõi nấm phát triển. Từ đó tìm ra tên nấm bệnh và biện pháp xử lý thích hợp. Phần II: Phương pháp Có 3 phương pháp đặt hạt chính đó là : phương pháp đặt hạt trên giấy thấm, phương pháp đặt hạt trên agar và phương pháp trên giấy 1. Phương pháp đặt hạt trên giấy thấm: hạt lạc, ngô, lúa, đậu tương - Ngô đặt 3 đĩa : đặt 1 hạt ở trung tâm và 9 hạt ở xung quanh - Lạc đặt 3 đĩa: đặt 1 hạt ở trung tâm và 9 hạt ở ngoài xung quanh - Đậu tương đặt 2 đĩa: 1 hạt đặt ở trung tâm và 9 hạt ở ngoài xung quanh - Lúa đặt 2 đĩa: mỗi đĩa 25 hạt, 1 hạt ở trung tâm, 9 hạt ở vòng giữa và 15 hạt ở vòng ngoài cùng. 2. Phương pháp đặt hạt trên agar: hạt lạc, ngô, lúa, đậu tương - Ngô đặt 3 đĩa : đặt 1 hạt ở trung tâm và 9 hạt ở xung quanh - Lạc đặt 3 đĩa: đặt 1 hạt ở trung tâm và 9 hạt ở ngoài xung quanh - Đậu tương đặt 2 đĩa: 1 hạt đặt ở trung tâm và 9 hạt ở ngoài xung quanh - Lúa đặt 2 đĩa: mỗi đĩa 25 hạt, 1 hạt ở trung tâm, 9 hạt ở vòng giữa và 15 hạt ở vòng ngoài cùng. 3. Phương pháp trên giấy: đặt 2 lần - Cắt giấy thấm có kích thước 30x40 cm. sau đó để vào khay, phun ẩm giấy đặt 5 hàng hạt mỗi hàng 10 hạt. Sau đó phủ 1 lớp giấy thâms lên trên hạt phun nước ẩm giấy cuốn lại cho vào túi bóng. Tiếp tục làm như vậy lần nữa, xong buộc túi vào ghi tên nhóm lên túi. Phần III: Kết quả 1. Phương pháp giấy thấm a. Trên hạt lạc - Ở đĩa 1: + Có 2 hạt có lớp nấm đen phủ trên hạt là hạt số 1,6 + Có 3 hạt có lớp nấm màu vàng 3, 5, 9 + Riêng có hạt số 7 có cả lớp nấm màu đen và màu vàng - Ở đĩa 2: + Có 7 hạt có lớp nấm đen phủ trên hạt + Có 2 hạt có lớp nấm vàng trên hạt 1, 3 + Có 1 hạt có cả lớp nấm đen và lớp nấm vàng là hạt số 4. - Ở đĩa 3: + Có 3 hạt có lớp nấm vàng trên hạt + Hạt số 1 hạt có lớp nấm màu đen trên hạt +Có hạt số 2 có lớp nấm đen và nấm xám trên hạt Kết luận: Trên phương pháp giấy thấm ở hạt lạc chủ yếu có 2 loại nấm: đó là nấm Aspergillus niger : bào tử nấm có hình cầu và bào tử có màu đen và nấm Aspergillus flarns link: bào tử nấm có hình cầu và màu vàng. b. Trên hạt ngô - Ở đĩa 1: + Có 3 hạt có lớp nấm màu xanh trên hạt là hạt số 3,8,10. + Có 6 hạt có lớp nấm màu đen trên hạt + Riêng hạt số 1 có cả lớp nấm đen và lớp nấm xanh trên hạt. - Ở đĩa 2: + Có 5 hạt có lớp nấm xanh trên hạt + Có 3 hạt có lớp nấm đen trên hạt + Có 2 hạt có cả lớp nấm đen và nấm vàng trên hạt đó là hạt 3 và hạt 8 - Ở đĩa 3: + Có 3 hạt có lớp nấm xanh trên hạt là hạt số: 1, 3,4 + Có 5 hạt có lớp nấm màu đen trên hạt + 2 hạt số 8,10 có cả lớp nấm màu xanh và màu đen Kết luận: Ở phương pháp giấy thấm trên hạt lạc có 3 loại nấm chủ yếu đó là nấm Penicillium spp (lớp nấm màu xanh trên hạt): bào tử nấm hình cầu và có màu vàng. Nấm Aspergillus niger : bào tử nấm có hình cầu và bào tử có màu đen và nấm Aspergillus flarns link: bào tử nấm có hình cầu và màu vàng. c. Trên hạt đậu tương: không thấy có hạt nảy mầm - Ở đĩa 1: + Hạt số 1, 2, 10 có lớp nấm màu đen và màu vàng + Hạt số 3,6,7,8,9 có lớp nấm màu đen trên hạt + Các hạt còn lại có lớp nấm màu vàng trên hạt - Ở đĩa 2: + Hạt 3, 5,6 có lớp nấm màu đen và lớp nấm màu vàng trên hạt + 7 hạt còn lại có lớp nấm đen trên hạt Kết luận: ở phương pháp giấy thấm trên đậu tương có 2 loại nấm chủ yếu đó là nấm Aspergillus niger : bào tử nấm có hình cầu và bào tử có màu đen và nấm Aspergillus flarns link: bào tử nấm có hình cầu và màu vàng. d. Trên hạt lúa - Ở đĩa 1: + Ở hạt 13, 14 ta thấy xuất hiện lớp nấm màu đen trên hạt + Hạt số10, 18 có lớp nấm màu vàng trên hạt + Riêng ở hạt số 5 có cả lớp nấm màu vàng và màu đen trên hạt - Ở đĩa 2: + Hạt số 13, 12 ,20 có lớp nấm màu đen trên hạt + Hạt số 3, 14, 17, 23 có lớp nấm màu vàng trên hạt + Hạt số 9, 25 có cả lớp nấm màu vàng và màu đen trên hạt Kết luận: Ở trên hạt lúa cũng có 2 loại nấm hại trên hạt giống là nấm Aspergillus flarns link: bào tử nấm có hình cầu và màu vàng và nấm Aspergillus niger : bào tử nấm có hình cầu và bào tử có màu đen 2. Phương pháp đặt trên giấy (kiểm tra tỷ lệ nảy mầm) - Đặt 100 hạt kiểm tra tỷ lệ nảy mầm thấy có 62 hạt không nảy mầm. - Tỷ lệ hạt chết = 62% . bị nhiễm nặng tỷ lệ truyền bệnh cho cây mạ có thể lên tới 60%. Ở Việt Nam kết quả điều tra từ năm 1995 đến nay cho thấy tất cả các nấm gây bệnh và hầu hết các bệnh gây hại đến năng suất chất. Trong đó, nấm và vi khuẩn là 2 tác nhân quan trọng nhất. Những bệnh được truyền qua hạt giống như bệnh lem lép hạt, bệnh lúa von, bệnh nám bẹ, thối bẹ, bệnh cháy lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá. bào tử nấm bám trên hạt giống sẽ tiếp tục nẩy mầm và lây lan gây hại cho cây trồng ở các vụ tiếp theo.Điển hình: -Trên hạt lúa bị bệnh thường có sự hiện diện của các loài dịch hại như : Nấm,

Ngày đăng: 02/09/2015, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w