1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin

25 907 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 554,5 KB

Nội dung

Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam.. Với phương pháp hoạt động nhóm trong học tập

Trang 1

W B Yeats đã từng nói:

“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”

(Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire )

“Thắp sáng niềm tin” ở đây là gì? Có nghĩa là Nhà giáo không chỉ chú ý

đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy "cách" học,

"cách" nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực , hướng tớiphát triển kỹ năng, năng lực trong hoạt động học tập Một trong những hình thứcdạy học tích cực góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đó là hìnhthức hoạt động nhóm (HĐN)

Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được

sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, J.A.Comenxki - Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người

Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: “học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình” S.V.Xandecson, C.Turney,

Lewin K là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo

Trang 2

nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cáchcủa người học.

Ở Việt Nam, hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáodục ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả đào tạo Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiềulĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK), đổi mới thiết

bị dạy học, đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm trađánh giá … Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụthuộc rất nhiều vào người giáo viên Vì vậy, sau khi chương trình SGK mới đãbiên soạn xong thì việc đổi mới phương pháp dạy và học lại trở thành vấn đề rấtquan trọng và cấp bách Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng

ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạođược lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bốicảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức

Hoạt động nhóm chính là quá trình tương tác, hợp tác giữa người học(HS) trong nhóm dưới sự điều khiển của người dạy (GV) và tác động của môitrường nhằm hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các nhiệm vụ nhận thức

Tổ chức HĐN là quá trình giáo viên thiết kế, điều hành các mối quan hệtương tác giữa học sinh với nhau nhằm giúp họ đạt được mục tiêu giáo dục đềra

Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ởnhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyếtđịnh Sở dĩ như thế vì cho dù người giáo viên có chuẩn bị nội dung phong phú

và chu đáo đến đâu đi nữa mà sử dụng không đúng phương pháp chắc chắn sẽlàm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả đạt được

sẽ không được như ý muốn Với phương pháp hoạt động nhóm trong học tập

học sinh sẽ khắc phục được lối học thụ động “Đọc - Chép”, mà thay vào đó là

“Hướng tới phát triển năng lực học sinh” để khuyến khích học sinh tham gia

một cách chủ động và tích cực trong việc học của mình thông qua việc cho học

sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên

1.2 Lý do chủ quan

Áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chúng ta đã, đang gặt háiđược những kết quả khả quan, không dừng ở đó mỗi người giáo viên vẫn khôngngừng suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn, lớpmình dạy, làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn học,

Trang 3

phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện thao tác tư duy cơ bản, đồng thời tạo chocác em nếp sống, thói quen thể hiện trong suy nghĩ, giao tiếp ứng xử, hình thức

tổ chức lớp học nào sẽ giải quyết những vấn đề trên …?

Với bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tin họcTHPT, ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực tôi tiếp thu được từ cácbuổi tập huấn, tham dự các tiết dạy Giáo viên giỏi cấp trường, các tiết thao giảng

và bản thân trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồngnghiệp tôi nhận thấy thông qua hoạt động làm việc theo nhóm giáo viên có thểkhơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tựbộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩmh kiến thức mới thông qua cáchlàm việc chung nhóm và làm sao để tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinhđộng, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp

Đối với môn Tin học nói riêng, là môn học mới được đưa vào trongchương trình học chính khóa, nội dung kiến thức có nhiều bài khó và trừu tượng,nhưng làm sao để tăng tính chủ động tích cực của học sinh, khiến học sinh cảmthấy hứng thú với từng bài học là một điều khó Để góp phần giải quyết những

vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về đề tài “ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh lớp 12 trong học tập Tin học tại trường THPT Nguyễn Duy Thì bằng phương pháp hoạt động nhóm” để đồng nghiệp

cùng tham khảo

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích chính của đề tài là phát huy tính tích cực, chủ động trong họctập của học sinh với bộ môn Tin học của học sinh khối 12 trường THPT NguyễnDuy Thì năm học 2014- 2015

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động nhóm, các phương pháp, yêu cầukhi dạy và học theo hình thức hoạt động nhóm

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì trong

hai năm học là năm 2012- 2013 và năm học 2014- 2015

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy và học bộ môn tin học khối 12 ở trường

THPT Nguyễn Duy Thì theo hình thức hoạt động nhóm

Trang 4

5 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa, đối tượnghọc sinh và việc thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay của trường THPT NguyễnDuy Thì ở bộ môn Tin học

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp- khái quát.

- Nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu rút ra từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và

các bạn đồng nghiệp qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng

7 Cấu trúc của SKKN

Phần I Đặt vấn đề

- Lý do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đặc điểm, vai trò, mô hình của hình thức dạy học theo nhóm

- Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

- Thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Các biện pháp cụ thể

- Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy và kết quả đạt được

Phần III Kết luận và kiến nghị

- Kết luận chung

- Bài học kinh nghiệm rút ra

- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

- Khả năng áp dụng vào thực tiễn

- Khuyến nghị

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lí luận:

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khoá VII( 1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoáVIII( 12 - 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể chếhoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14( 4-

1999) Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện

kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong số các phương pháp dạy học tích cực đang sử dụng, phương phápdạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiệnnay tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biệnpháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh

Trong cuốn "Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học", PGS.TS

Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp nhưmột hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó họcsinh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, trao đổi những ý tưởng, nguồnkiến thức, hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng,

kĩ xảo Ngoài ra có các tác giả như Trần Duy Hưng, Nguyễn Triệu Sơn, NguyễnThị Như Mai cũng đề xuất tổ chức hoạt động nhóm theo quan điểm hướng vàongười học

Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu

và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thầnhợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viêntrong nhóm Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiêncứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề đượcgiải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là củagiáo viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗithành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn Do đó, việc học tập sẽ manglại kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cáchthụ động

Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thóiquen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn…ít nhiều sẽ bị loại trừ

Trang 6

Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cánhân có dịp được bộc lộ.

Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiêndiễn ra Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệtđối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học

sinh còn lại Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu

bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn

Để HS hoạt động nhóm tốt hơn, yêu cầu mỗi em cần phải tự độc lập suynghĩ trước, sau đó mới đem ý kiến của mình ra bàn bạc với các thành viên kháctrong nhóm, tránh được tình trạng những học sinh nhút nhát sẽ ngồi im, chỉ lắngnghe ý kiến của các bạn trong nhóm Có thể mô tả chu trình hoạt động của mộtnhóm HS như sau:

Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huytính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sựphối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp nănglực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh

2 Đặc điểm, vai trò, mô hình của hình thức dạy và học theo nhóm

2.1 Đặc điểm dạy học theo nhóm:

- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hìnhgiờ học truyền thống

Thảo luận trong nhóm

Thảo luận trong nhóm

Làm việc độc lập

2

Trang 7

- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý - nhận thứccủa học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giảiquyết.

- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợptác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm

- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụhọc tập được đặt ra cho mỗi nhóm

- Trong các giờ học tổ chức theo nhóm giáo viên phải là người tổ chức,hướng dẫn hoạt động cho học sinh chứ không phải làm thay, không ápđặt Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên trong các giờ học này là phảicăn cứ vào nhiệm vụ của giờ học mà thiết kế các nhiệm vụ học tập cụ thể

và các hoạt động để học sinh giải quyết trong mỗi nhóm, đồng thời thiết

kế các yêu cầu cụ thể cho mỗi nhóm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm đểkiểm tra lại mức độ hiểu, kỹ năng thực hành, hành vi thái độ cần hìnhthành ở học sinh

Có thể hiểu tổ chức giờ học theo nhóm là một kiểu tổ chức giờ học trênlớp Tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn giờ học, nếu thoả mãn một

số điều kiện, có thể tổ chức học sinh thành các nhóm, tiến hành các hình thứchọc tập khác nhau để giải quyết bài tập của nhóm mình, qua đó đạt mục tiêu giờhọc

2.2 Vai trò của hình thức dạy học theo nhóm

Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tậptheo nhóm bao giờ cũng sôi nổi Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phươngpháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ Các học sinh nhút nhát, thường là ít phátbiểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài Hơn thếnữa, hầu hết các các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và họcsinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầukhông khí rất thoải mái Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác tronglớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn Thông qua trao đổitrong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp

đỡ nhau trong học tập Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh thầntập thể, vì lợi ích của nhóm

Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thểhuy động được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất

Trang 8

có ý nghĩa đối với việc tăng tính tích cực và tính năng động của người học Dạyhọc theo nhóm còn rất thuận lợi cho tổ chức trong các trường hợp thiếu đồ dùngdạy học.

Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụthể Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em họchỏi Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó.Phương pháp học theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang chongười học Khi làm việc trong nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quảcủa từng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực củachính mình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành vềmặt nhân cách xã hội

Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạtđộng nhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần

Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi đểlàm quen với nhau Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiệndiện yếu tố cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh

Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đãphát huy được tính tích cực, tự giác của người học Phương pháp này đã tạođược một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huycũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm

2.3 Mô hình của hình thức hoạt động nhóm:

Ở đây tôi xin đưa ra một số mô hình của hình thức hoạt động nhóm màtrong khi tiến hành dạy theo hình thức này chúng ta hay gặp phải

Mô hình Phát biểu lần lượt:

- Ưu điểm:

+ Mọi thành viên đều có cơ hội phát biểu

+ Mọi người dễ hiểu biết về nhau hơn

- Nhược điểm:

+ Không khí tranh luận bị hạn chế

+ Tạo tâm lý ít thoải mái với một số người

- Ứng dụng: Áp dụng khi không khí thảo luận quá

Trang 9

trầm cần phải lấy ý kiến riêng của từng thành viên

trong nhóm

 Mô hình Hi p ý tay đôi: ệp ý tay đôi:

- Ưu điểm:

+ Hoàn thiện suy nghĩ cá nhân trước khi

phát biểu

+ Tạo không khí thoải mái hơn trong nhóm

- Nhược điểm: Một số người không có cơ hội

phát biểu, hoặc có cơ hội nhưng ngại phát

biểu, đùn đẩy cho người thảo luận cùng

- Ứng dụng: Có thể áp dụng cho nhóm 2 thành

viên hoặc nhóm nhiều thành viên Trong

trường hợp nhóm nhiều thành viên thì từng đôi

một thảo luận rồi đưa ra bàn bạc trước nhóm

 Mô hình Hoàn thi n t ng b c: ệp ý tay đôi: ừng bước: ước:

Ưu điểm: - Hoàn thiện từng bước suy nghĩ cá nhân Kết hợp được 2 phươngpháp trên, tạo ra không khí thảo luận dễ chịu

Nhược điểm:

- Nhiều người có thể không có cơ hội phát biểu trước cả nhóm

- Mất nhiều thời gian

Ứng dụng: Nên dùng trong trường hợp cần hoàn thiện một kết luận/quan điểmchung của nhóm

Cá nhân chuẩn bị  hiệp ý tay đôi  Hai cặp rà soát  Cả nhóm hoàn

thiện

Trang 10

 Mô hình chia s gi a các nhóm: ẻ giữa các nhóm: ữa các nhóm:

Ưu điểm: Giúp chia sẽ thông tin giữa các nhóm, cá nhân có thêm cơ hội biếtnhiều người, được phát biểu nhiều hơn

Ứng dụng: Nên dùng khi cần chia sẻ, trao đổi kết quả thảo luận giữa các nhóm

để đưa ra nội dung chính của phần/ bài

3 Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

Quy trình dạy học theo nhóm có thể đúc rút thành 4 bước như sau:

Bước 1: Chia nhóm

Bước 2: Giao nhiệm vụ

Bước 3: Hướng dẫn- Thảo luận nhóm/ các nhóm.

Bước 4: Báo cáo, tổng kết vấn đề

Có thể mô hình hóa hoạt động của GV và HS trong 4 bước khi tiến hànhhoạt động dạy – học theo phương pháp phân nhóm như sau:

- Tiếp thu, phát hiện vấn đề

- Tham gia vào các nhóm, tổ chứcnhóm

- Thu thập thông tin, tái hiện trithức chuẩn bị làm việc trongnhóm

A

B CD

C

C CC

A

A AA

D

D DD

B

B BB

Trang 11

Bước 2

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng

nhóm, tổ chức nhóm

- Khích lệ HS làm việc, khuyến

khích sự tham gia của mỗi cá

nhân HS vào các hoạt động học

Bước 3

- Quan sát, tổ chức, hướng dẫn

thảo luận trong nhóm

- Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi

thảo luận bế tắc hoặc đi chệch

hướng

- Khích lệ HS làm việc, khuyến

khích HS tham gia thảo luận

nhóm

- Tổ chức trao đổi thảo luận giữa

các nhóm khi thấy cần thiết

- Tìm tòi, suy nghĩ, tìm cách giảiquyết vấn đề được giao bằng cáchsuy nghĩ độc lập rồi thảo luậnnhóm

- Chú ý, tiếp thu những ý kiếnhướng dẫn của giáo viên

- Tích cực tự tìm hiểu, cũng nhưtham gia và hoạt động nhóm

- Thảo luận giữa các nhóm

Bước 4

- Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết

quả

- Tổ chức thảo luận toàn lớp

- Ghi lại những điểm nhất trí và

chưa nhất trí, những khía cạnh

mà các nhóm bỏ qua

- Đưa ra những nhận xét đánh giá

về kết quả của từng nhóm, từ đó

đưa ra các kết luận khoa học

- Đại diện các nhóm trình bày,bảo vệ sản phẩm của mình trướclớp

- Bảo vệ ý kiến của nhóm mìnhtrước những ý kiến của các nhómkhác Khai thác bổ sung ý kiếncủa các nhóm khác, điều chỉnhsản phẩm của nhóm mình

- HS ghi chép theo nội dung khoahọc và giáo viên đã chỉnh sửa

Trang 12

có phương pháp giảng dạy phù hợp Đại đa số các em học sinh ý thức tự chưacao, nên hiệu quả môn học còn thấp Không những thế, các em đều thích thamgia vào các hoạt động tập thể hơn là hoạt động tự học, vì thế học theo kiểu

Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lênbảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) hướng dẫn học sinh cách thựchiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chínhthức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếuhay thiết bị khác…

5.1 Cách chia nhóm:

Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia

nhóm sau đây( tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học).

Cách 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận:

Với cách này giáo viên có thể chia theo chỗ ngồi 2 đến 3 bàn quay lạithành một nhóm nhỏ ( khoảng 4- 6 học sinh) để thảo luận về một khía cạnh xoayquanh một vấn đề nào đó Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thànhviên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe ( giáo viên yêu cầu các nhóm

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w