1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự đóng góp của phật giáo đối với công bằng xã hội

17 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

Sự đóng góp của phật giáo đối với công bằng xã hội

Trang 1

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Bài thi giữa học kỳ 5 năm thứ 3 MÔN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ XH PHẬT GIÁO

Sinh viên Nguyễn Quý Hoàng

Mã số sinh viên DTTX 1087

GV hướng dẫn SC TS TN Hằng Liên

TN Hương Nhũ

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

2011

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Dàn bài

Chương 1 Dẫn nhập

1 Ý nghĩa & lý do chọn đề tài

2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu

3 Tư liệu nghiên cứu

Chương 2 Công bằng XH

1 Khái niệm công bằng và bình đẳng theo quan điểm xã hội

2 Tính tương đối của công bằng XH

3 Quan điểm của đạo Phật đối với bình đẳng và công bằng XH

Chương 3 Sự đóng góp của PG đối với công bằng XH

1 Tinh thần nhập thế của đạo Phật

2 Vai trò đạo đức PG đối với quan hệ XH

3 Chủ trương bình đẳng không phân biệt giai cấp

4 Đánh giá đúng mức về công lao đóng góp của cá nhân

5 Chủ trương chánh nghiệp

6 Bố thí- một quan điểm độc đáo của Phật giáo trong việc thực hiện công bằng và bình đẳng XH

Chương 4 Nhận xét & Đánh giá và Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 4

Chương 1 Dẫn nhập

1 Ý nghĩa và lý do chọn đề tài

Từ khi có mặt trên thế giới này, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là những ước vọng chính đáng của con người Và mọi cuộc cách mạng xã hội suy cho cùng cũng nhằm mục đích đòi quyền tự do, dân chủ và công bằng xã hội Những ý niệm này đã được nhiều hệ tư tưởng đề cập, nhưng Phật giáo sẽ có những nhìn nhận hoặc đóng góp riêng biệt về các yếu tố đó

Mục tiêu của đạo Phật là kiến tạo cho đời sống nhân sinh những giá trị mang chất liệu của hạnh phúc, yêu thương, bình an và lợi lạc, có thể nói rằng Phật giáo là một tôn giáo nhập thế, đạo Phật không hề có thái độ thờ ơ trước những vấn đề của xã hội

mà tham gia xây dựng và chuyển hóa xã hội rất tích cực Đề tài sự đóng góp của Ngũ giới Phật giáo đối với công bằng xã hội được chọn nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn

đề này

2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận ngắn nên người viết chỉ sử dụng phương pháp chính là phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên một số tài liệu gốc và thứ cấp, và

sẽ không đi quá sâu vào từng đề mục, việc phân tích kĩ hơn sẽ được nghiên cứu trong các bài luận văn mang tính chuyên sâu

3 Tư liệu nghiên cứu

Tài liệu gốc được sử dụng là kinh tạng Pali ( kinh Trường bộ, kinh Trung bộ, Tăng chi bộ kinh) và các kinh A Hàm Trong một số bài kinh này, đức Phật đã nhắc nhiều đến vấn đề bình đẳng và xã hội, giữ gìn ngũ giới, ngài đã nói nhiều về vấn đề đạo đức cá nhân, đạo đức của các nhà lãnh đạo, vua chúa và nó được xem như tiền đề để con người ý thức được vấn đề công bằng, và có được một xã hội tốt đẹp mà trên cơ

sở đó, lý công bằng được sinh sôi nẩy nở

Tuy nhiên khái niệm công bằng được gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, nên cũng có nhiều bài viết của các học giả liên quan đến vấn đề này,

và có nhiều quan điểm khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nó được coi như

là những tài liệu thứ cấp mà người viết dùng để tham khảo

Chương II Công bằng và bình đẳng xã hội

1 Công bằng và bình đẳng theo quan điểm XH

a Công bằng

Trang 5

Có nhiều lý thuyết khác nhau về công bằng xã hội, một cách đơn giản có thể hiểu công bằng dưới góc độ kinh tế, cụ thể hơn là phân phối sản phẩm làm ra dưới hình thức vật chất hay giá trị là ai có công nhiều thì được thụ hưởng nhiều, ai có công ít thì thụ hưởng ít

Trong các nước đang hoặc kém phát triển thì nội dung quan trọng nhất là công bằng

về kinh tế, có quan điểm đưa ra 5 tiêu chuẩn của công bằng:

a Công bằng về cơ hội (được hiểu là sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các

cơ hội)

b Được hưởng như nhau cho những đóng góp bằng nhau

c Công bằng về độ thỏa dụng

d Các quyền bình đẳng

e Xác định ưu tiên đối với việc cải thiện điều kiện ít thuận lợi nhất

b Bình đẳng

“Bắt nguồn từ thuật ngữ gốc Pháp là “Egalitaire”, (Egal có nghĩa là ngang bằng hoặc bằng nhau) “Egalitarianism” là chủ nghĩa bình đẳng đã trở thành nghĩa “học thuyết bình đẳng giữa loài người” và nội dung chủ yếu liên hệ đến xã hội” 1

Sự thực thì hai khái niệm công bằng xã hội và bình đẳng xã hội tuy gần nhau nhưng dẫu sao, chúng vẫn là hai khái niệm khác nhau Khi nói tới bình đẳng xã hội, người

ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hóa Còn khi nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về mọi phương diện, tức là ta đã nói tới một sự bình đẳng

xã hội hoàn toàn Trong khi đó, công bằng xã hội cũng là một dạng (và chỉ là một dạng mà thôi) của bình đẳng xã hội, nhưng đó là sự bình đẳng, tức là sự ngang bằng nhau, giữa người với người không phải về mọi phương diện, cũng không phải về một phương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hoàn toàn xác định: phương diện quan hệ giữa công hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiên ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau “Khái niệm "công bằng xã hội" với nội hàm kinh tế như vậy có khuynh hướng coi công bằng tương đương (đồng nghĩa) với sự bình đẳng “cào bằng ". 2

Như vậy, muốn có công bằng thì trước hết phải có sự bình đẳng trong xã hội, hai khái niệm này đôi lúc giống nhau và khó có thể phân biệt được, như trong lĩnh vực chính trị, người ta không sử dụng từ công bằng pháp lí hay chính trị mà thay vào đó

là từ bình đẳng, như vậy dưới khía cạnh pháp lí thì công bằng cũng là bình đẳng

1 Giáo sư tiến sĩ L P N Perer Quan niệm Đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng Thích nữ Hằng Liên dịch

2 GS TS Lê Hữu Tầng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

Pháp vương Asoka đã xiển dương trong chỉ dụ bằng đá thứ tư là “ khát vọng lớn nhất của con người là phải có quyền bình đẳng tuyệt đối cho mọi người theo qui định pháp lý và sự thưởng phạt” 3 có nghĩa là một cá nhân bất luận địa vị xã hội, đảng phái hay giới tính khi vi phạm luật pháp thì đều bị trừng trị như nhau tùy theo loại hình và mức độ theo quy định của luật pháp

Tuy bình đẳng và công bằng có một quan hệ mật thiết nhưng không phải bất cứ hệ tư tưởng nào cũng công nhận sự bình đẳng để dẫn đến lẽ công bằng giữa người và người

+ Khổng Nho xây dựng hệ tư tưởng của mình trên mối quan hệ bất bình đẳng trong

xã hội và Hán Nho lại càng xác định quan điểm đó Thuyết Tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ) của Đổng Trọng Thư chỉ xác định mối quan hệ một chiều, đòi hỏi trách nhiệm tuyệt đối của kẻ dưới đối với người trên và uy quyền tuyệt đối của người trên đối với kẻ dưới (mặc dù kẻ dưới là ông lão, bà lão, người trên là đứa trẻ) v.v…

+ Ngoài ra, còn nhiều hệ tư tưởng triết học và tôn giáo khác, trong số này có Bà La Môn giáo (Brahmanism) không công nhận sự bình đẳng giữa người và người

2 Tính tương đối của công bằng xã hội

Trong xã hội, số người có tài năng và cơ hội thì luôn là thiểu số Chính vì có ưu thế, tài năng, cơ hội nên họ nhận được nhiều quyền lợi của xã hội và giàu lên nhanh chóng cách biệt rất nhiều với những người thuộc tầng lớp nghèo khổ phía dưới

Làm giàu chính đáng là một trong những quyền cơ bản của con người nhưng nếu tài sản chỉ tập trung vào thiểu số con người trong xã hội thì sẽ thấy nảy sinh nhiều vấn

đề liên quan đến sự phân chia của xã hội

Không ai thích sự bất công, bất bình đẳng của xã hội nhưng sẽ thật là sai lầm nếu muốn tạo ra một xã hội bình quân, ai cũng giống nhau, cùng sở hữu một số tài sản như nhau dù tài năng, sự cống hiến khác nhau Và công bằng không có nghĩa là chia đều tài sản cho mọi người không căn cứ vào kết quả đóng góp

Hơn nữa, cần thấy rằng, công bằng xã hội không phải là một khái niệm bất di bất dịch Nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Tách khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì cái công bằng ấy có thể sẽ là không hợp lý

Chẳng hạn, nếu trước đây, Việt Nam coi phân phối theo lao động là tiêu chí duy nhất của sự công bằng (nhưng trên thực tế, trong thời kỳ trước đổi mới, lại thực hiện phân phối bình quân) thì ngày nay, trong quá trình đổi mới, với việc chuyển sang phát

3 Giáo sư tiến sĩ L P N Perer Quan niệm Đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng Thích nữ Hằng Liên dịch

Trang 7

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong khi vẫn coi việc thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế chủ yếu, đồng thời thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội

Vậy, việc phân phối tài sản cũng tùy vào điều kiện kinh tế trong những giai đoạn lịch

sử cụ thể nhất định, do vậy nó mang tính tương đối

Trong kinh tế học, người ta phân biệt hai khái niệm khác nhau về công bằng xã hội,

đó là:

- Công bằng xã hội theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau đối với những người

có đóng góp như nhau

- Công bằng xã hội theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện sống khác nhau

Nếu nội hàm của khái niệm công bằng xã hội theo chiều ngang ở đây là rõ thì nội hàm của khái niệm công bằng xã hội theo chiều dọc lại không được rõ như vậy, vì đối xử khác nhau với những người có các điều kiện sống khác nhau thì mức khác nhau như thế nào sẽ được coi là công bằng? Thêm nữa, cùng một cách giải quyết cụ thể trong một trường hợp cụ thể nếu xét theo chiều ngang là công bằng, nhưng xét theo chiều dọc lại là không công bằng, và ngược lại Nhận định lại cho thấy rõ tính tương đối của vấn đề công bằng xã hội

3 Quan điểm của đạo Phật đối với bình đẳng và công bằng

Phật giáo xuất phát từ sự bình đẳng để xây dựng lẽ công bằng và khác với nhiều tư tưởng tôn giáo và triết học, Phật giáo xây dựng hệ thống giáo lý của mình trên cái nền bình đẳng giữa người và người và giữa người với Phật, ai cũng có Phật tính và ai cũng có thể thành Phật, như vậy, trong tăng đoàn của đức Phật, đều tồn tại 2 yếu tố:

- Bình đẳng & Công bằng về mặt vật chất

+ Mọi người không phân biệt giai cấp đều được gia nhập tăng đoàn

+ Lẽ công bằng của Phật giáo là từng cá nhân làm đến đâu, trách nhiệm đến đâu thì hưởng đến đó, sau đấy mới là việc phân phối lại thành quả của mình theo tinh thần tùy hỷ công đức, tăng đoàn thuở ban đầu được tổ chức theo lý tưởng công bằng xã hội với phép Lục hòa (trong đó có lợi hòa đồng quân)

+ Được theo đuổi và học pháp môn tu giải thoát như nhau

- Bình đẳng & Công bằng về mặt tâm thức

+ Bình đẳng trước nghiệp lực dựa trên hành động do ý tạo tác, điều này mang đậm tính công bằng

Trang 8

+ Bình đẳng trước quả vị giải thoát

Ngoài ra, trong hệ thống đạo đức Phật giáo, lẽ công bằng và bình đẳng bao giờ cũng

có quan hệ hai chiều sòng phẳng giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội, thậm chí một người cũng phải chịu sự chi phối sòng phẳng của luật Nhân quả

- Dân chủ như là cơ sở để thực thi bình đẳng theo quan điểm Phật giáo

Đức Phật đã thực hiện tinh thần dân chủ trong tăng đoàn của mình Nó được thể hiện qua các vấn đề hội họp, bố tát hay tự tứ, trong đó mỗi thành viên đều có quyền có ý kiến và quyết định về các vấn đề được nêu Khi có một vấn đề phát sinh, nó được đưa

ra để thảo luận trong một phương cách tương tự như trong hệ thống quốc hội ngày nay

“Tiến trình tự quản trị nầy có lẽ sẽ làm nhiều người ngạc nhiên vì nó đã được áp dụng

trong các cộng đồng tăng sĩ Phật Giáo tại Ấn Độ trong 2.500 năm trước đây, và phương cách điều hành có rất nhiều điểm tương đồng với các thủ tục thảo luận trong quốc hội” 4

Và như vậy Phật giáo cho rằng dân chủ là tiền đề để thực thi công bằng và bình đẳng trong xã hội

Chương 3 Sự đóng góp của Phật giáo đối với công bằng XH

1 Tinh thần nhập thế của đạo Phật

Phát huy lời Phật dạy “Vì lợi ích cho quần sanh, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên

và loài người” nên quan điểm của đạo Phật là nhập thế và không hề có thái độ thờ ơ trước những vấn đề của xã hội, tu sĩ Phật giáo và Phật tử đều hăng hái tham gia xây dựng và chuyển hóa xã hội một cách tích cực, trên cả hai mặt đóng góp lý thuyết, quan điểm và thực hành, đây có thể xem như tiền đề của việc đóng góp của Phật giáo với các mặt sinh hoạt của đời sống xã hội trong đó có vấn đề công bằng

Quán triệt tư tưởng nhân văn, và tinh thần nhập thế của Đức Phật, Phật giáo Việt Nam trong tiến trình phát triển không tách rời mà luôn đồng hành cùng với dân tộc

Ở Việt Nam, có vị vua xuất gia (Trần Nhân Tông), có vị vua xuất thân từ nhà chùa (Lý Công Uẩn), có những vị thiền sư ra cứu đời giúp nước như Vạn Hạnh, Khuông Việt, Pháp Thuận v.v

Và ngày nay, cũng theo tinh thần nhập thế đó, có rất nhiều vị xuất gia tu hành nhưng vẫn tham gia vào công tác xã hội bằng những việc làm thiết thực và cụ thể như tham gia các công tác từ thiện, cứu trợ nạn nhân, đồng bào bị thiên tai lũ lụt……góp phần

4 Thích nữ Hương Nhũ- giáo trình Triết học Chính trị Xã hôi Phật giáo

Trang 9

mang lại đời sống an bình cho con người, cũng như qua đó xiển dương giáo pháp của Như Lai, đưa giáo lý đạo Phật thâm nhập vào đời sống của cá nhân và xã hội nhằm

hướng mọi người đến một đời sống đức hạnh “ Thế giới giác ngộ cũng như hành

động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác Điều này giải thích cho ta tại sao Khuông Việt đã ung dung tích cực tham gia vào việc nước, việc dân và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ độc lập của tổ quốc, để lại một tấm gương sáng ngời cho nhiều thế hệ

về sau noi theo” 5

2 Vai trò đạo đức Phật Gíao đối với quan hệ XH

Muốn có xã hội chủ nghĩa thì phải có con người xã hội chủ nghĩa, tương tự muốn có một xã hội công bằng thì cần phải có những con người có đạo đức và ý thức về công bằng

Xã hội là tổng hòa những mối tương quan giữa những con người với nhau, giữa tầng lớp lãnh đạo và nhân dân, nếu các mối quan hệ này được duy trì bằng những hành vi đạo đức thì việc thực thi công bằng xã hội cũng chẳng có gì là khó khăn

a Hoàn thiện đạo đức cá nhân bằng việc thực hành ngũ giới

Mọi người phải nỗ lực thực hiện đạo đức cá nhân, hoàn thiện nhân cách và làm tròn bổn phận của mình Đây được xem như điều kiện tiên quyết mà nó sẽ đóng 1 vai trò nền tảng đối với sự đóng góp của Phật giáo cho công bằng xã hội

Đối với quan hệ giữa người với người, đức Phật dạy: “Cha mẹ đối với con cái cần thực hiện 5 điều (ngũ giới) Con cái đối với cha mẹ cũng thực hiện 5 điều Chồng đối với vợ thực hiện 5 điều và vợ cũng phải thực hiện 5 điều Thầy đối với trò thực hiện

5 điều Ngược lại, học trò đối với thầy cũng như thế Bạn bè đối xử với nhau cũng thực hiện 5 điều Người lãnh đạo thực hiện 5 điều Người giúp việc, tôi tớ, nhân viên cũng phải thực hiện 5 điều để đáp lại Tu sĩ thực hiện 5 điều đối với tín đồ và ngược lại tín đồ cũng phải thực hiện 5 điều đáp lại.” (Trường Bộ 16, Trung Bộ 135, M 31)

Lẽ công bằng của Phật giáo được đặt nền tảng trên trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong quan hệ ứng xử với người khác, với xã hội Tư tưởng này nằm trong kinh "Thi ca la việt” (S - Sìgalavada sutra), "Thập Vương pháp" (P - Dasa

Rãjadhamana) Mà trong quan hệ ứng xử với tha nhân, đạo Phật đề nghị con người giữ gìn ngũ giới

- Không sát sanh

- Không trộm cắp hay nói rõ hơn là không lấy của không cho

- Không tà dâm

5 Lê văn siêu, Văn Học Sử Việt Nam, NXB Văn Hóa

Trang 10

- Không vọng ngữ

- Không uống rượu và các chất gây nghiện

Cũng từ bình đẳng rộng lớn, nên ngay trong tư tưởng “không sát sinh” của Phật giáo còn mang một ý nghĩa nữa Phật giáo cho rằng, không được đày đọa sát hại người ta, nhất là những người vô tội về cả mặt tinh thần lẫn tình cảm Như vậy, rõ ràng một điều rằng, thực ra thì con người sống là cái đáng quý, nhưng cái quý hơn là quyền được sống Nếu con người mất quyền sống thì sống cũng như chết Từ đó, những tư tưởng, hành vi như trù dập, áp bức người khác cũng phạm vào giới sát của Phật giáo

Không sát sanh trong ngũ giới, không chỉ bao bàm ý nghĩa không giết người mà còn phải biết yêu quý động vật, yêu thương tất cả mọi người, phản đối tinh thần phân chia và bức hại chủng tộc giữa các dân tộc với nhau, vi phạm lý bình đẳng

Không trộm cắp không chỉ có ý nghĩa không trộm cắp đồ vật của người khác mà còn phải không nên dùng những thủ đoạn xảo trá, dối gạt người để lấy dùng tài sản vật dụng của người khác vi phạm lý công bằng Ai cũng thích bảo vệ tài sản của cải, vật chất của mình thì vì lẽ gì mình lại đi cưỡng đoạt, chiếm lấy của người

Không tà dâm cũng có nghĩa là ngăn chăn sự tham lam trong lĩnh vực tình cảm, tôn trọng đời sống một vợ một chồng, không dòm ngó bạn tình của người khác

Không vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, là không dùng lời nói xảo trá để gạt và dụ dỗ người khác đem lại lợi lộc cho bản thân mình, đó là bất công đối với người khác

Không dùng beer rượu và các chất gây nghiện nhằm giữ gìn đầu óc tỉnh táo, đầu óc tỉnh táo thì sẽ không làm bậy, gây tổn hại đến người khác vi phạm lí công bằng và bình đẳng

b Tầng lớp lãnh đạo cũng cần phải giữ giới

Đối với tầng lớp lãnh đạo, đức Phật cũng nêu lên 10 điều để giữ gìn một quốc gia vững mạnh:

1 Thanh liêm và khoan dung

2 Khéo nghe lời can gián của bầy tôi

3 Hay thi ân cho dân chúng cùng vui

4 Việc thu thuế phải y theo pháp định

5 Việc phòng the phải chỉnh túc

6 Không để rượu làm rối loạn tinh thần

7 Siêng năng, không cười đùa cợt nhã, phải giữ gìn uy nghiêm

8 Phải xét xử theo luật pháp, không thiên vị quanh co

9 Phải hòa hợp với quần thần không cạnh tranh với họ

Ngày đăng: 01/09/2015, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TT Chơn Quang – Sự đóng góp của PG về công bằng XH (http://www.thuvienhoasen.org/) Link
2. Thích Tâm Đức- Quan điểm PG về kinh tế và công bằng XH (http://www.thuvienhoasen.org/) Link
6. GS TS Lê Hữu Tầng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (http://blog.yume.vn/xem-blog/cong-bang-xa-hoi-o-viet-nam) Link
12. Chùa Viên Giác Thái độ của Phật giáo với việc phân biệt đẳng cấp xã hội http://www.chuaviengiac.vn/triet-hoc-phat-giao Link
3. Đại đức Sugata Priya, PG đóng góp về công bằng XH và dân chủ 4. Lê Cung, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, NXB Tp.HCM, 1995 Khác
5. Giáo sư tiến sĩ L. P. N. Perer, TN Hằng Liên dịch- Quan điểm của đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng Khác
7. Tiến sỹ Jinabbodhi Bhikkhu, Thích Minh Lý dịch, Quan điểm của Phật giáo về công bằng xã hội Khác
8. Hòa thượng Thích Thiện Nhân, Sự đóng góp của PG về công bằng XH 9. Thích Minh Châu dịch Trường bộ kinh Khác
11.Lê Văn Siêu- Văn học sử Việt Nam- NXB Văn hóa 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w